Trần Việt (phi công)
Trần Việt | |
---|---|
Sinh | 1946 Nhơn Phúc, An Nhơn, Bình Định |
Quốc tịch | Việt Nam |
Thuộc | Quân đội nhân dân Việt Nam |
Năm tại ngũ | 1965–2007 |
Cấp bậc | Thiếu tướng |
Đơn vị | Quân chủng Phòng không – Không quân |
Tham chiến | Kháng chiến chống Mỹ |
Trần Việt (sinh năm 1946) là một phi công Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân, hàm Thiếu tướng, danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trần Việt sinh ngày 29 tháng 4 năm 1946 ở xã xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.[1] Trong thời kỳ chống Pháp, cha ông thoát ly gia đình để hoạt động bí mật.[2] Năm 1955, khi mới 9 tuổi, từ cảng Quy Nhơn, ông được mẹ mình tiễn lên tàu tập kết ra Bắc mà không có bất kỳ người thân nào đi cùng. Năm 1965, ông tốt nghiệp trung học phổ thông ở Trường Phổ thông cấp 3 (này là trường Việt Đức).[2]
Sau khi tốt nghiệp, ông đăng ký thi tuyển phi công và bất ngờ trúng tuyển.[2] Từ năm 1965 đến 1968, ông được cử sang Liên Xô đào tạo lái máy bay MiG-21. Tháng 4 năm 1968, ông tốt nghiệp và được biên chế vào Đại đội 3, Trung đoàn 921 (Đoàn Sao Đỏ), hàm Binh nhì.[3] Từ năm 1968 đến 1972, ông đã xuất kích 52 trận, góp công cùng đồng đội đánh chặn nhiều máy bay Mỹ.[1]
Từ năm 1977, ông lần lượt làm Trung đoàn phó, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 921 (Sư đoàn 371), Sư đoàn phó, Tham mưu trưởng, Sư đoàn trưởng Sư đoàn không quân 371. Năm 1998, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu phó Quân chủng Không quân. Năm 1999, Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân sáp nhập làm Quân chủng Phòng không – Không quân, ông tiếp tục làm Tham mưu phó.
Ngày 22 tháng 9 năm 2005, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông được giữ chức vụ Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân.[4][5] Ngày 14 tháng 12 năm 2006, ông nhận quyết định nghỉ hưu và chính thức về hưu ngày 1 tháng 3 năm 2007.[6][7]
Chiến tích
[sửa | sửa mã nguồn]Trong đời binh nghiệp, Thiếu tướng Trần Việt đã bắn hạ 3 máy bay Mỹ (phía Mỹ xác nhận 2 trường hợp):
- Ngày 8 tháng 7 năm 1972, biên đội bay gồm ông và Đặng Ngọc Ngự cất cánh từ sân bay Vĩnh Phú (Kim Anh, Vĩnh Phú) ra Thanh Sơn (Vĩnh Phú). Ông bắn hạ một máy bay F-4 nhưng Đại đội trưởng Đặng Ngọc Ngự hy sinh.[2]
- Ngày 30 tháng 9 năm 1972, ông cất cánh cùng phi công Danh và bắn hạ một chiếc F-4. Chiếc này được tuyên bố là máy bay Mỹ thứ 300 bị Không quân Việt Nam bắn hạ.[1]
- Ngày 27 tháng 12 năm 1972, ông đơn độc cất cánh ở sân bay Miếu Môn (Hà Tây) dưới sự dẫn đường của Lê Thành Chơn và Lê Kiếu, bắn hạ một chiếc F-4 do Thiếu tá Carl H. Jeffoat và Trung úy Jack R. Trimble điều khiển.[8][9][10]
Đời tư
[sửa | sửa mã nguồn]Cha của tướng Trần Việt là người Huế nhưng hoạt động ở Bình Định. Năm 1955, ông cũng tập kết ra Bắc, nhưng lo sợ kẻ địch trả thù nên ông nhờ một cơ sở bí mật sắp xếp cho con trai đi một chuyến tàu khác. Trong thời gian chiến tranh, hai cha con cũng rất ít gặp nhau, một phần vì người cha công tác ở Hà Tĩnh.[11]
Vợ của Thiếu tướng là bà Nguyễn Việt Nga, cựu sinh viên Đại học Dược. Năm 1972, bà Nga tốt nghiệp và được bố trí công tác tại Thái Nguyên nên hai người định ngày cưới vào ngày Noel năm đó (24 tháng 12).[12] Song, thời điểm đó trùng với thời gian diễn ra trận Điện Biên Phủ trên không, các phi công trong đó có ông Việt luôn trong tình trạng trực chiến. Do không có lời báo trước, bà Nga và bố chồng (xin phép nghỉ để tham dự đám cưới của con trai) đã bất chấp bom đạn mà đi tìm người.[11] Đám cưới cuối cùng được tổ chức vào ngày 6 tháng 1 năm 1973.
Sau khi nghỉ hưu, ông tham gia nhiều hoạt động, chương trình khác nhau, phần nhiều trong số đó là các buổi trưng bày,[13][14][15] triển lãm,[16] cầu truyền hình,[17] tọa đàm,[18] hội thảo khoa học,[19]... về 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không, cũng như một số hoạt động kết nghĩa của đơn vị.[20][21] Năm 2012, ông đã có cuộc gặp mặt với phi công Trung tá Jack R. Trimble, phi công trên chiếc máy bay bị ông bắn hạ ngày 27 tháng 12 năm 1972. Trimble đã chuyển lời cảm ơn của mẹ ông tới phi công Trần Việt: Tôi chuyển lời cám ơn của mẹ tôi tới ông, bởi, ông tuy bắn rơi máy bay của tôi nhưng không bắn chết tôi.[22] Hai người về sau không còn gặp lại nhưng đây là khởi đầu cho các cuộc gặp gỡ giữa các cựu phi công hai nước, những người từng ở hai đầu chiến tuyến.[23][24]
Vinh danh
[sửa | sửa mã nguồn]- Huân chương Chiến công hạng Nhất (2), Nhì, Ba (2)
- Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Ba
- Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba
- Huy chương Quân kỳ quyết thắng
- 3 Huy hiệu Bác Hồ[2]
Năm 2013, ông được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.[25]
Chiếc máy bay MiG-21 mang số hiệu 5033 do ông từng điều khiển hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Bắc Ninh.[26][27]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Vũ Đình Lục (22 tháng 12 năm 2013). “Không tiếc thân mình lao vào trận đánh”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ a b c d e Hồng Hoa (5 tháng 2 năm 2014). “Người vẽ ba ngôi sao đỏ trên bầu trời Việt Nam”. Báo Tin tức. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ Xuân Phong (26 tháng 12 năm 2013). “Chiến thắng trên bầu trời Việt Nam”. Báo Tin tức. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ Mạnh Quân (22 tháng 9 năm 2005). “Thủ tướng bổ nhiệm nhiều cán bộ cao cấp”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ Trần Vũ (5 tháng 11 năm 2016). “Bài 1: Bộ đội Không quân trưởng thành từ trong chiến đấu”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ Minh Hằng (14 tháng 12 năm 2006). “Quyết định nghỉ hưu theo chế độ và quyết định thôi chỉ huy, quản lý đối với một số cán bộ thuộc Bộ Quốc phòng”. Báo Điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ Thủ tướng Chính phủ (14 tháng 12 năm 2006). “Quyết định số 1633 /QĐ-TTg về việc Thiếu tướng Trần Việt, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng nghỉ hưu”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ Trường Giang; Thanh Tuấn (19 tháng 12 năm 2022). “50 năm cuộc đối đầu trên không: Rồng lửa xuất trận, không quân xuất kích”. Báo Điện tử VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ Mạnh Việt (30 tháng 12 năm 2012). “Phi công Mỹ đi tìm lại người bắn rơi mình”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ Nguyễn Việt Cường (18 tháng 12 năm 2021). “Tưởng Hà Nội như "chốn không người", B-52 Mỹ thua đau vì chủ quan khinh địch”. Báo Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ a b Trần Mạnh (5 tháng 2 năm 2014). “Ba lễ Nô-en trong đời vị tướng anh hùng”. Báo Nông nghiệp Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ Trần Yến (3 tháng 12 năm 2022). “Người bắn hạ 3 máy bay F-4 của Mỹ trên bầu trời Việt Nam”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ Huy Lê (27 tháng 11 năm 2017). “Tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không”. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ Huy Lê (29 tháng 11 năm 2017). “Khai mạc trưng bày "Tìm lại ký ức"”. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ “"Tìm lại ký ức" không thể nào quên”. Báo Dân trí. 1 tháng 12 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ Ngọc Trâm (9 tháng 12 năm 2022). “Trưng bày chuyên đề "Khoảng lặng" của 12 ngày đêm khói lửa”. Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ Như Hoa (16 tháng 12 năm 2012). “Cầu truyền hình kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không: Huyền thoại Việt Nam máu và hoa”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ Phan Lâm; Linh Vũ; Hiền Phương (17 tháng 12 năm 2022). “Âm vang những ký ức oai hùng”. Trang thông tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ Hà Linh (14 tháng 12 năm 2017). “Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam với chiến thắng lịch sử Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”. Báo điện tử Tuổi trẻ Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ L. Sơn (5 tháng 9 năm 2019). “Bài học lịch sử đầu tiên ở ngôi trường mang tên Anh hùng phi công”. Báo Tin tức. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ Ánh Tuyết (17 tháng 12 năm 2016). “Giao ước kết nghĩa giữa Trung đoàn 927 và Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều”. Báo Phòng không-Không quân. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ Lan Anh (25 tháng 12 năm 2017). “Điều ít biết về phi công Nguyễn Đức Soát”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ Nguyễn Trang; Sơn Bách (30 tháng 12 năm 2022). “Từ "không chiến" trở thành bạn bè”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ Yên Bình (12 tháng 1 năm 2021). “Kỳ II: Ba cuộc hội ngộ của các cựu phi công Việt Nam và Mỹ (Tiếp theo và hết)”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ Hồng Pha. “Chủ tịch nước truy tặng, phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân”. Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ An Ngọc (25 tháng 10 năm 2017). “Máy bay MIG 21 trưng bày tại Bảo tàng Bắc Ninh”. Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- ^ Bùi Hiệp; Bá Quỳnh (21 tháng 12 năm 2012). “Những tiêm kích Việt Nam lừng danh bắn hạ không lực Mỹ”. Chuyên trang Infonet. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
- Sinh năm 1946
- Nhân vật còn sống
- Người Thừa Thiên Huế
- Người Bình Định
- Phi công Quân đội nhân dân Việt Nam
- Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam
- Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu
- Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam thụ phong năm 1999
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
- Huân chương Chiến công hạng Nhất
- Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Ba
- Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất
- Huy chương Quân kỳ quyết thắng
- Huy hiệu Bác Hồ