Bước tới nội dung

Trần Văn Thảo (boxing)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trần Văn Thảo
Ảnh võ sĩ Quyền Anh chuyên nghiệp Trần Văn Thảo và đai vô địch WBC châu Á.
Thông tin cá nhân
Biệt danhThe Trigger
Hạng cânHạng nhẹ
Chiều cao1,68 m (5 ft 6 in)
Quốc tịchViệt Nam Việt Nam
Sinh23 tháng 4, 1992 (32 tuổi)
Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Tư thếTốc độ
Sự nghiệp Quyền Anh
Tổng số trận17
Thắng16
Thắng KO10
Thua1
Thành tích huy chương
Giải vô địch Boxing Việt Nam
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2009 – 2016 52 kg
Đấu trường thép 2016
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Vô địch 52 kg
WBC châu Á
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Đai Interim 2017 Super Flyweight

Trần Văn Thảo (sinh ngày 23 tháng 04 năm 1992), biệt danh The Trigger hay The Trigger Thao Tran[1][Ghi chú 1] là một võ sĩ chuyên nghiệp người Việt. Lĩnh vực của anh là bộ môn BoxingQuyền Anh chuyên nghiệp. Anh hiện đang tham gia thi đấu các giải boxing châu Á gồm giải Hội đồng Quyền Anh Thế giới – WBC châu Á, Hiệp hội Quyền Anh Thế giới – WBA châu Á và Tổ chức Quyền Anh Thế giới – WBO châu Á.[2]

Trần Văn Thảo là võ sĩ Quyền Anh chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam, và cũng là vận động viên Việt Nam đầu tiên có đai vô địch WBC châu Á hạng Super flyweight.[Ghi chú 2][3]

Xuất thân và đời sống cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Văn Thảo sinh ra và lớn lên ở quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Anh sinh ra trong một gia đình bình thường, bố là Trần Giàu, mẹ là Võ Nhung, là con thứ hai trong nhà ba anh em.[4] Anh sống, học tập và làm việc đều ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trần Văn Thảo bắt đầu tập luyện Quyền Anh từ năm 2008, từ học tập, rèn luyện kỹ năng bộ môn cho đến tham gia các giải đấu.

Ngày 13 tháng 11 năm 2018, Trần Văn Thảo thành lập Công ty TNHH Trigger Boxing do anh làm người đại diện theo pháp luật. Đến này 19 tháng 11, anh mở Phòng tập Trigger Boxing ở Trung tâm Văn hóa thể dục thể thao quận Tân Phú, tập trung huấn luyện thể dục thể thao và võ sĩ Quyền Anh.[5] Ngày 15 tháng 02 năm 2020, Trần Văn Thảo kết hôn cùng Phạm Thị Kim Phụng, hai người lập gia đình cùng sống ở Thành phố Hồ Chí Minh. Vợ anh, Phạm Thị Kim Phụng sinh ra ở Vũng Tàu, gia đình định cư ở Fort Lauderdale, Florida, Hoa Kỳ. Hai người quen nhau từ thời anh còn tập luyện ở Trung tâm thể dục thể thao Quốc gia, Đà Nẵng, kết hôn sau tám năm yêu xa.[6]

Sự nghiệp Boxing

[sửa | sửa mã nguồn]

Phong cách Boxing

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Văn Thảo kể lại rằng, từ nhỏ anh đã thích tham gia các hoạt động võ thuật, thậm chí là ẩu đả, đánh lộn.[7] Vào năm 2008, anh được anh trai cho theo tập Boxing, từ đó anh yêu thích và gắn bó với bộ môn này. Ban đầu chỉ với ý định luyện tập sức khỏe nhưng khi tiếp xúc với môn võ, anh nhanh chóng tìm thấy niềm đam mê mãnh liệt của mình.[8]

Với chiều cao 168 cm, thân thể thon và gầy ở hạng bantamweight, Trần Văn Thảo theo đuổi và áp dụng kỹ thuật, chiến thuật Boxing linh hoạt, tốc độ cao. Điểm nhấn là thể lực bền bỉ cũng như những đòn đánh sức mạnh nhất định. Lối đánh của anh có nét tương đồng và mang phong cách đặc trưng của tay đấm huyền thoại Floyd Mayweather.[4] Trần Văn Thảo cùng tập luyện với đội võ sĩ Boxing The Trigger Team, mang tên anh. Các thành viên trong đội cùng theo đuổi Quyền Anh chuyên nghiệp. Các võ sĩ từng có thời gian cạo sạch tóc đầu, tập luyện. Anh tâm sự rằng nhờ đó mà đã tập trung cao độ vào việc luyện tập Boxing.[9]

Boxing nghiệp dư

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian ban đầu tập luyện từ Thành phố Hồ Chí Minh cho đến đội tuyển quốc gia, Trần Văn Thảo nhiều năm tham gia các giải đấu Boxing nghiệp dư. Anh đã vô địch Boxing nghiệp dư toàn quốc từ năm 2009, khi mới 17 tuổi,[8] sau đó vô địch tổng cổng tám lần.[1]

Năm 2016, Trần Văn Thảo giành chức vô địch giải Võ cổ truyền, Boxing các Vận động viên xuất sắc toàn quốc – Tranh đai vô địch Let’s Viet – Number 1, giải Đấu trường thép và giải vô địch Boxing toàn quốc.[10]

Boxing chuyên nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với Quyền Anh Việt Nam, trong thời gian dài đều là lĩnh vực nghiệp dư, không có võ sĩ chuyên nghiệp. Năm 2015, Trần Văn Thảo tham gia tập luyện ở câu lạc bộ Saigon Sport Club (SSC), một trong những trung tâm võ thuật chuyên nghiệp lớn nhất Việt Nam.[11] Anh bắt đầu theo đuổi lĩnh vực chuyên nghiệp và trở thành võ sĩ Quyền Anh chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam.[12]

2015 và 2016

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 03 tháng 10 năm 2015, Trần Văn Thảo tham gia Giải Quyền Anh chuyên nghiệp Việt – Hàn, trong khuôn khổ Quyền Anh chuyên nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, ra mắt đấu với võ sĩ Yo Han Bea, người Hàn, anh đã chiến thắng PTS[Ghi chú 3] sau sáu hiệp.[13] Ngày 12 tháng 12 năm 2015, anh đấu trận với Wulan Tuolehazi, đây là một võ sĩ người Trung Quốc bậc hai sao,[Ghi chú 4] tại Hotel Shilla Casino, đảo Jeju, Hàn Quốc. Anh đã tiếp tục giành chiến thắng PTS sau sáu hiệp.[14]

Ngày 12 tháng 12 năm 2016, Trần Văn Thảo sang Trung tâm Boxing Makati Cinema Square ở thành phố Makati, Philippines tham gia sự kiện Clash of Boxers 2 của Ferlenski Boxing Promotion trận đấu với Lory R. Abelada, người Philippines. Anh đã giành chiến thắng hạ đo ván TKO[Ghi chú 5] ngay trong hiệp một.[15]

Ngày 25 tháng 01 năm 2017, anh đấu trận với Sakchai Rachjinda, người Thái Lan tại Phitsanulok Provincial Ground, Phitsanulok. Anh đã hạ đo ván KO[Ghi chú 6] đối thủ trong hiệp một.[16] Ngày 15 tháng 08 năm 2017, anh đấu trận với Dechsak Kiatpompetch, người Thái Lan ở Ram 100 Thai Boxing Stadium, Ram kamhaeng, Băng Cốc. Anh đã hạ đo ván KO đối thủ trong hiệp ba.[17] Ngày 25 tháng 09 năm 2017, anh đấu trận với Anucha Noithong, tiếp tục một võ sĩ người Thái Lan ở Ram 100 Thai Boxing Stadium, Ram kamhaeng, Băng Cốc. Anh đã hạ đo ván KO đối thủ trong hiệp ba. Đây là một trận trong loạt kiểm tra: Fly Contest, tám hiệp.[18] Ngày 23 tháng 11 năm 2017, Trần Văn Thảo tới Suamlum Night Bazaar, Ratchadaphisek, Băng Cốc để tham gia trận chiến trọng đại, tranh interim World Boxing Council Asian Boxing Council Super Fly Title - đai vô địch tạm thời WBC châu Á hạng Super Flyweight. Anh tham trận cùng đối thủ là George Lumoly, người Indonesia, đã giành chiến thắng đo ván KO ngay trong hiệp một, giành được đai vô địch WBC châu Á. Đây là lần đầu tiên một vận động viên Việt Nam giành được đai vô địch Quyền Anh chuyên nghiệp quốc tế.[19]

Ngày 26 tháng 01 năm 2018, anh đấu trận với Richard Rosales người Philippines tại Sân vận động quốc tế Rangsit, Rangsit. Anh đã chiến thắng đồng thuận thuận UD[Ghi chú 7] sau tám hiệp.[20] Ngày 11 tháng 04 năm 2018, anh thi đấu với Detnarong Omkrathok, người Thái Lan tại Sân vận động Ram 100 Thai Boxing, Ram kamhaeng, Băng Cốc. Anh đã chiến thắng RTD[21] sau hiệp bốn.[22] Ngày 27 tháng 04 năm 2018, anh thi đấu với Artid Bamrungauea, người Thái Lan tại Sân vận động quốc tế Rangsit, Rangsit. Anh giành chiến thắng TKO sau hiệp bốn.[23] Ngày 29 tháng 06 năm 2018, anh tham trận với Wichet Sengprakhon, người Thái Lan tại công viên Ayutthaya, Ayutthaya. Anh chiến thắng KO sau hiệp bốn.[24] Sau trận này, anh gặp một chấn thương ở chân và phải chữa trị hồi phục thời gian dài hơn một năm mới có thể quay trở lại sự nghiệp.[25]

2019 và 2020

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 03 tháng 11 năm 2019, anh tham trận với Ponciano Remandiman, đối thủ bậc hai sao từ Philippines. Đây là trận đấu tổ chức ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Anh đã chiến thắng UD sau sáu hiệp.[26]

Ngày 21 tháng 12 năm 2019, Trần Văn Thảo đối đầu với một võ sĩ nổi tiếng, là Billy Dib, người Australia, cấp ba sao tại Entertainment Centre, Hurstville, Australia. Đây là một trận 10 hiệp Super Feather Contest, và cũng là trận thua đầu tiên của anh trong sự nghiệp, thua UD sau 10 hiệp đấu.[27] Ngày 29 tháng 02 năm 2020, anh đấu trận với Aries Buenavidez, võ sĩ người Philippines, tại Felix Hotel Casino, Bavet, Campuchia. Anh đã thắng trận UD sau sáu hiệp.[28]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1 Vô địch Quyền Anh nghiệp dư toàn quốc năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, hạng 52 kg.
  • 1 Vô địch Đấu trường thép 2016.
  • Đai vô địch WBC châu Á Quyền Anh chuyên nghiệp – interim World Boxing Council Asian Boxing Council Super Fly Title, hạng 52 kg.
  • Giải thưởng võ sĩ Quyền Anh danh dự châu Á của năm 2017 – Asian Boxer of Year.[29]

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]
Thống kê Quyền Anh chuyên nghiệp
13 trận thắng, 1 trận thua, 0 trận hòa
Ngày Kết quả Đối thủ Sự kiện Địa điểm Kết quả Hiệp Thời gian
29/02/2020 Thắng Philippines Aries Buenavidez Bantam Contest, 6 Rounds Bavet, Campuchia UD 6 3:00
21/12/2019 Thua Úc Billy Dib Super Feather Contest, 10 Rounds Hurstville, Úc UD 10 3:00
03/11/2019 Thắng Philippines Ponciano Remandiman Bantam Contest, 6 Rounds Thành phố Hồ Chí Minh UD 6 3:00
29/06/2018 Thắng Thái Lan Wichet Sengprakhon Bantam Contest, 8 Rounds Băng Cốc, Thái Lan KO 4 3:00
27/04/2018 Thắng Thái Lan Artid Bamrungauea Bantam Contest, 8 Rounds Rangsit, Thái Lan TKO 4 3:00
11/04/2018 Thắng Thái Lan Detnarong Omkrathok Bantam Contest, 8 Rounds Băng Cốc, Thái Lan RTD 4 3:00
26/01/2018 Thắng Philippines Richard Rosales Super Fly Contest, 8 Rounds Rangsit, Thái Lan UD (Unanimous Decision) 8 3:00
23/11/2017 Thắng Indonesia George Lumoly Interim WBC Fly Title Băng Cốc, Thái Lan KO 1 13s
25/09/2017 Thắng Thái Lan Anucha Noithong Fly Contest, 8 Rounds Băng Cốc, Thái Lan KO 3 3:00
15/08/2017 Thắng Thái Lan Dechsak Kiatpompetch Super Fly Contest, 8 Rounds Băng Cốc, Thái Lan KO 3 3:00
25/01/2017 Thắng Thái Lan Sakchai Rachjinda Super Fly Contest, 8 Rounds Phitsanulok, Thái Lan KO 1 1:19
12/12/2016 Thắng Philippines Ruben Abelada Super Fly Contest, 4 Rounds Manila, Philippines TKO 1 3:00
12/12/2015 Thắng Trung Quốc Wulan Tuolehazi Super Bantam Contest, 6 Rounds Jeju, Hàn Quốc PTS 6 3:00
03/10/2015 Thắng Hàn Quốc Yo Han Bae Viet nam – S. Korea League Thành phố Hồ Chí Minh PTS 6 3:00
Chú thích:       Thắng       Thua       Hòa/không kết quả       Ghi chú

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ The Trigger: biệt danh này của Trần Văn Thảo mang nghĩa Cò súng.
  2. ^ Hạng Super flyweight: hạng cân nhẹ của boxing chuyên nghiệp, 51 – 52 kg, còn có tên gọi khác là junior bantamweight hay light bantamweight.
  3. ^ Won PTS: chiến thắng hình thức points (pts) decision với duy nhất một trọng tài quyết định, trong các trận ít hơn 12 hiệp Boxing.
  4. ^ Xếp hạng bậc sao trong quyền anh chuyên nghiệp thế giới. Chia ra từ một sao cho đến năm sao.
  5. ^ TKO: technical knock – out, hạ đo ván đối thủ dựa trên yêu cầu của bác sĩ, trọng tài bởi tổn thương trực tiếp và nguy hiểm.
  6. ^ KO: knock – out, hạ đo ván trực tiếp đối thủ, thắng trận ngay lập tức khi khiến đối thủ không thể thi đấu.
  7. ^ UD: Unanimous Decision, quyết định đồng nhất của toàn bộ ban giám sát về kết quả thắng – thua trận đấu.

Nguồn trực tuyến

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Tiểu sử Trần Văn Thảo”. Trigger Boxing. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  2. ^ Hoàng Lê (ngày 4 tháng 11 năm 2019). “Võ sĩ Trần Văn Thảo chưa hài lòng với chiến thắng tại WBO”. Báo Thanh niên. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  3. ^ Đức Đồng (ngày 24 tháng 11 năm 2017). “Trần Văn Thảo: 'Suýt bật khóc sau khi giành đai WBC' – VnExpress Thể thao”. VnExpress – Tin nhanh Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  4. ^ a b Xuân Bình (ngày 27 tháng 11 năm 2017). “Trần Văn Thảo – từ những cơn mê sảng đến đai WBC châu Á”. VNexpress. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  5. ^ “Giới thiệu Trigger Boxing”. Trigger Boxing. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  6. ^ Quang Liêm (ngày 22 tháng 2 năm 2020). “Nhà vô địch Quyền Anh châu Á Trần Văn Thảo bị hạ bởi cô gái Vũng Tàu”. EMagazine – Người lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  7. ^ “Võ sĩ Trần Văn Thảo: Từ những cơn mê sảng đến đai WBC châu Á”. Báo Tiền phong. ngày 27 tháng 11 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  8. ^ a b “Trần Văn Thảo – Võ sĩ Boxing Việt Nam đầu tiên tranh đai WBC châu Á”. Thương hiệu vàng. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  9. ^ N.Đ (ngày 3 tháng 5 năm 2020). “Trần Văn Thảo kể chuyện "truyền thống" cạo đầu của The Trigger Team”. Web thể thao. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  10. ^ Minh Khuê, Tuệ Anh (ngày 4 tháng 3 năm 2020). “Chàng võ sĩ làm rạng danh Boxing Việt Nam trên sàn đấu chuyên nghiệp”. Báo pháp luật. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  11. ^ “Review chi tiết về Saigon Sports Club”. GYMborg. ngày 6 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  12. ^ A.T (ngày 25 tháng 2 năm 2019). "Bể kèo" tranh đai thế giới, võ sĩ Việt Nam đối đầu võ sĩ Trung Quốc”. Báo Lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  13. ^ “Trần Văn Thảo mở đầu cho chuỗi chiến thắng giải Quyền Anh Việt – Hàn”. Võ thuật. ngày 7 tháng 10 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  14. ^ “Van Thao Tran v Wulan Tuolehazi”. Boxrec. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  15. ^ “Trần Văn Thảo knockout đối thủ Philippines ngay trong hiệp 1”. Web thể thao. ngày 12 tháng 12 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  16. ^ “Van Thao Tran v Sakchai Rachjinda”. Boxrec. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  17. ^ “Van Thao Tran v Dechsak Kiatpompetch”. Boxrec. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  18. ^ “Van Thao Tran v Anucha Noithong”. Boxrec. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  19. ^ Trọng Đạt (ngày 24 tháng 11 năm 2017). “Trần Văn Thảo và cú knock-out lịch sử”. Báo Tiền phong. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  20. ^ “Van Thao Tran v Richard Rosales”. Boxrec. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  21. ^ RTD: chiến thắng Corner retirement, giữa các hiệp, đối thủ chấn nhận thua cuộc vì chấn thương hoặc bị xửa thua cuộc vì vi phạm.
  22. ^ “Van Thao Tran v Detnarong Omkrathok”. Boxrec. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  23. ^ “Van Thao Tran v Artid Bamrungauea”. Boxrec. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  24. ^ “Van Thao Tran v Wichet Sengprakhon”. Boxrec. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  25. ^ Thành Dương (ngày 18 tháng 5 năm 2019). “Dính chấn thương bất ngờ, Trần Văn Thảo phải bỏ cuộc chơi”. Web thể thao. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  26. ^ “Van Thao Tran v Ponciano Remandiman”. Boxrec. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  27. ^ “Billy Dib v Van Thao Tran”. Boxrec. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  28. ^ “Van Thao Tran v Aries Buenavidez”. Boxrec. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2020.
  29. ^ “Thảo recognised as Asian Boxer of Year”. Vietnamnet. ngày 27 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]