Bước tới nội dung

Hạ Trưng Thư

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Trần Chinh Thư)
Trần Trưng Thư
陳徵舒
Vua chư hầu Trung Quốc
Vua nước Trần
Trị vì599 TCN
Tiền nhiệmTrần Linh công
Kế nhiệmTrần Thành công
Thông tin chung
Mất599 TCN
Trung Quốc
Chính quyềnnước Trần
Thân phụHạ Ngự Thúc
Thân mẫuHạ Cơ

Trần Trưng Thư (chữ Hán: 陳徵舒; trị vì: 599 TCN[1][2]), tên thật là Quy Trưng Thư (媯徵舒) hay Hạ Trưng Thư (夏徵舒), là vị vua thứ 20 của nước Trầnchư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Giết Linh công

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạ Chinh (Trưng) Thư[3] là con của Hạ Ngự Thúc – một quý tộc nước Trần (lấy Hạ làm họ theo ấp phong) và là chắt của Trần Tuyên công.

Cha Trưng Thư là Hạ Ngự Thúc qua đời, mẹ là Hạ Cơ tư tình với nhiều đàn ông cùng lúc: Trần Linh công, các đại phu Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ.

Năm 599 TCN, Trần Linh công cùng Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ cùng đến nhà Hạ Cơ. Ba người nói chuyện đùa cợt, nói động tới Hạ Trưng Thư. Hạ Trưng Thư căm tức định bụng giết Trần Linh công. Ông thủ sẵn cung tên, nấp trong chuồng ngựa chờ Trần Linh công đi ra thì bắn. Trần Linh công trúng tên chết. Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ sợ hãi bỏ chạy sang nước Sở[4]. Con Linh công là thế tử Quy Ngọ bỏ chạy sang nước Tấn.

Hạ Trưng Thư lên ngôi vua nước Trần.

Bị giết

[sửa | sửa mã nguồn]

Nghe tin Hạ Trưng Thư giết Trần Linh công, Sở Trang vương bèn mang quân sang đánh. Quân Sở đông và mạnh, nhanh chóng đánh bại và bắt được Trưng Thư. Ông bị vua Sở mang tới Lật Môn xé xác. Hạ Trưng Thư chỉ làm vua được vài tháng.

Sở Trang vương định lập nước Trần thành một huyện của nước Sở, nhưng sau đó nghe Thân Thúc Thời can ngăn nên thôi, đón thế tử Ngọ nước Trần về lập lên ngôi, tức là Trần Thành công.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sử ký Tư Mã Thiên, các thiên:
    • Trần Kỷ thế gia
    • Sở thế gia
  • Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới
  • Khổng Tử (2002), Xuân Thu tam truyện, tập 3, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sử ký, Trần Kỷ thế gia
  2. ^ Phương Thi Danh, sách đã dẫn, tr 25
  3. ^ Chữ 徵 có phiên âm là Trưng. Tuy nhiên, chữ 徵 ngày nay được giản thể thành chữ 征 có hai phiên âm Trưng và Chinh.
  4. ^ Xuân Thu tam truyện, tập 3, tr 184