Trấn trạch
Trấn trạch là từ Hán Việt (giản thể: 镇宅; phồn thể: 鎮宅; bính âm: Zhèn zhái) có nghĩa đen là canh giữ nhà cửa. Đây là một hành động mê tín trong thời xưa. Người ta nói rằng việc sử dụng các phép thuật hoặc biểu tượng, đồ tạo tác để xua đuổi tà ma, là cách để đảm bảo cho nhà cửa được bảo hộ,[1][2] giữ ổn định vững vàng, đồng thời giúp những thành viên sống trong căn nhà đó được mạnh khỏe, an lành, gặp thuận lợi trong công việc, học tập và đời sống hàng ngày.
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Trong thời kỳ phong kiến trở về trước, do bản thân con người hạn chế về mặt nhận thức khoa học nên cho rằng nguyên nhân của họa phúc là do con người làm trái những điều kiêng kỵ hoặc xúc phạm tới thần linh. Cách giải trừ vận đến chính là dựa vào các thế lực thần bí để giải trừ tai ách, chuyển nguy thành an. Vì thế, đó là phép trấn trạch trở thành một bộ phận quan trọng trong tập tục sinh hoạt của nhân dân, dần dần hình thành những phương pháp mang tính phép thuật trong phong thủy, đó là phép trấn trạch. Mọi người thường dựa vào những linh vật trấn trạch và các vị thần hộ mệnh trong tôn giáo để thực hiện nguyện vọng xua đuổi ma quỷ, cầu bình an cho gia đình.
Quan niệm về thần giữ nhà
[sửa | sửa mã nguồn]Trong thời kỳ xa xưa, khi mà nền khoa học chưa phát triển, con người cho rằng nhà ở luôn được các vị thần linh che chở bao bọc, và vạn vật trên trần gian cũng đều có thần linh cai quản. Khi gia trạch hoặc gia đạo không yên, ngoài việc sử dụng linh vật để trấn trạch, mọi người còn thỉnh cầu các vị thần hộ mệnh trong tưởng tượng bảo vệ cho nhà ở để thực hiện nguyện vọng trừ tà và đón cát.
Nhà là nơi diễn ra tất cả mọi hoạt động sinh hoạt của mọi người, trong cuộc sống thì gia đình cũng cần tới sự che chở của các vị thần linh. Họ luôn hiển linh để bảo vệ các vị trí trong gia đình như: bếp (Táo quân), nhà vệ sinh, giếng nước (Tỉnh thần), giường ngủ (Thần giường ông, Thần giường bà),...
Thần góc nhà và Thần tường
[sửa | sửa mã nguồn]Bốn góc của nhà ở có bốn vị thần cai quản, vị thần góc Đông bắc là thần Tham Lang, họ Kỳ, tên Cập Trập. Vị thần góc Đông nam là thần Mục Không, họ Tỉnh, tên Bách Cư. VỊ thần góc Tây nam là thần Xá Độc, họ Lưu, tên Đại Khẩu. Vị thần góc Tây bắc là thần Tích Quỷ, họ Lang, tên Phi Long. Bốn bức tường nhà cũng có bốn vị thần cai quản, vị thần cai quản mặt tường phía Nam họ Đồng, tên Kiên Kiên. Vị thần cai quản mặt tường phía Tây họ Hiếu, tên Đại Lực Nhi Phu. Vị thần cai quản mặt tường phía Bắc họ Hoàng, tên Bất Ngôn Ngữ. Khi muốn tiến hành trấn trạch, cần viết họ tên những vị thần này lên tấm gỗ đào, tâu bày lên, bản vị sẽ đại cát.
Gia thần
[sửa | sửa mã nguồn]Môn thần (thần canh của) là vị thần trông giữ nhà cửa trong Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian, vị thần này có chức năng trừ tà đuổi quỷ, canh giữ nhà cửa, mang lại cuộc sống bình yên, giúp cho công việc thuận lợi, mang lại sự cát và tường cho gia chủ,… Đó là một trong những vị thần được mọi người yêu thích nhất.
Môn thần được phân thành bốn loại, đó là Môn thần đuổi quỷ, Môn thần ban phúc, Môn thần đạo quan và Môn thần võ tướng. Môn thần xuất hiện sớm nhất là “Đào nhân” được chạm khắc bằng gỗ đào. Nghe nói từ thời viễn cổ, họ là hai vị thần được Hoàng Đế phái tới để cai quản bầy quỷ hoành hành trên trần gian. Đời nhà Đường (Trung Quốc) xuất hiện Chung Quỳ, ông ta không những xua đuổi bầy quỷ, mà còn ăn thịt cả chúng, vì vậy mọi người thương nhờ Chung Quỳ để trừ tà đuổi quỷ.
Thần giường
[sửa | sửa mã nguồn]Gồm có thần giường ông, thần giường bà. Cúng lễ thần giường vào đêm cuối giao thừa có thể mang lại cho mọi người giấc ngủ an lành trong suốt năm mới.
Táo thần còn gọi là Táo vương, Táo quân, Táo ông, Táo bà… đó là vị thần cai quản việc ăn uống trong truyền thuyết, sau đời Tấn được coi là vị thần chuyên giám sát điều thiện ác trên trần gian. Ngay từ thời cổ đại, người Trung Quốc đã bắt đầu thờ cúng Táo quân, sở dĩ Táo quân được mọi người kính trọng, ngoài nguyên do là vị thần cai quản việc ăn uống và ban cho mọi người cuộc sống đủ đầy, còn là vì vị thần này có trách nhiệm giám sát điều thiện ác trên trần gian.
Xí thần
[sửa | sửa mã nguồn]Là vị thần cai quản nhà vệ sinh, trong dân gian gọi là Tử Cố. Tùy theo từng thời kỳ, từng khu vực mà tên gọi và cách thức thờ cúng vị thần này cũng khác nhau, nhưng nhìn chung khả năng ban phúc của Xí thần đều tương tự nhau.
Tỉnh thần
[sửa | sửa mã nguồn]Là vị thần cai quản giếng nước. Cứ vào ngày 30 tết, mọi người lại múc nước dự trữ phục vụ sinh hoạt trong ba ngày tết. Hoạt động này cũng được gọi là “cúng Tỉnh thần”, nghĩa là Tỉnh thần đã phải vất vả cả năm để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, cho nên trong mấy ngày Tết mọi người nên để Tỉnh thần nghỉ ngơi dưỡng sức để mang đến cho người dân những nguồn nước tươi mát và trong lành hơn.
Vật dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Các vật dụng sử dụng trong trấn trạch gồm trấn trạch phù (tiếng Trung: 镇宅符/ Zhèn zhái fú), trấn trạch tiền (tiếng Trung: 镇宅钱/ Zhèn zhái qián) hoặc các vật phẩm phong thủy là những linh vật trấn trạch: tỳ hưu, con nghê, sư tử, hổ, chuông gió, gậy như ý, hồ lô, cầu thủy tinh, rồng, rùa đầu rồng, gương bát quái, chó.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “镇宅的解释”. 汉语词典. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2019.
- ^ “镇宅 镇宅的意思 镇宅是什么意思 镇宅什么意思 镇宅的近义词 镇宅的反义词 镇宅的拼音 镇宅的解释 镇宅的同义词”. 汉语词典. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2019.