Bước tới nội dung

Trạm điều hành xe buýt Sài Gòn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Trạm xe buýt Bến Thành)
Trạm trung chuyển xe buýt Bến Thành
Trạm trung chuyển xe buýt
Một chiếc xe buýt đang ra vào trạm trung chuyển.
Địa chỉĐường Hàm Nghi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tọa độ10°46′16″B 106°42′01″Đ / 10,771022269957°B 106,70017859724°Đ / 10.771022269956983; 106.70017859723824
Chủ sở hữuTrung tâm vận tải hành khách công cộng Thành phố Hồ Chí Minh (Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh)
Tuyến33 tuyến xe buýt
Lịch sử
Đã mở1956
Đã đóngĐang hoạt động

Trạm trung chuyển xe buýt Bến Thành (hay Trạm trung chuyển xe buýt Hàm Nghi) là trạm trung chuyển hành khách công cộng lớn nhất, quan trọng nhất trong mạng lưới xe buýt tại Thành phố Hồ Chí Minh với 33 tuyến xe buýt đang tham gia lưu thông qua trạm, chiếm 23% hệ thống xe buýt toàn thành phố. Trạm được xây dựng bắt đầu từ năm 1956 thuộc quản lý của Bộ Công chánh và Giao thông. Sau khi đất nước thống nhất, trạm tiếp tục được sử dụng như nơi để trung chuyển xe buýt và được gọi là Trạm điều hành xe buýt Sài Gòn từ năm 1977. Đến năm 2010, trạm được mở rộng tạm thời và di dời để thi công ga Bến Thànhtuyến số 1 của đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2017, trạm được di dời về đầu đường Hàm Nghi cho đến hiện tại.

Hiện nay, trạm trung chuyển cùng Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, chợ Bến Thành, Công trường Quách Thị Trang (công viên 23 tháng 9) tạo thành một vòng cung có tâm là tượng đài Trần Nguyên Hãn.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Cho đến trước ngày 1 tháng 10 năm 2013, trạm giữ tên gọi chính thức là Trạm Điều hành xe buýt Sài Gòn. Khi đầu bến của các tuyến được dời về bãi đậu xe buýt ở khu B Công viên 23 tháng 9, bộ phận trung tâm điều hành xe buýt cũng dời về đó. Vì thế, bãi xe Công viên 23 tháng 9 trở thành Trạm Điều hành xe buýt Sài Gòn mới, hay Ga hành khách xe buýt Sài Gòn. Mặc dù vậy, theo thói quen nhiều cơ quan báo chí vẫn sử dụng tên gọi 'Trạm điều hành Sài Gòn' khi đề cập đến trạm cũ.

Trạm đôi lúc được gọi tắt thành Trạm Bến Thành theo tên Chợ Bến Thành ở đối diện trạm.[1] Sau khi được dời sang địa điểm mới, trạm cũng hay được gọi là Trạm Hàm Nghi hoặc Trạm trung chuyển Hàm Nghi, theo tên con đường đặt trạm.[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Trạm điều hành xe buýt Sài Gòn trước khi bị phá dỡ.

Trước năm 1975, Trạm điều hành xe buýt Sài Gòn do Công quản Xe buýt Đô Thành trực thuộc Bộ Công chánh và Giao thông Việt Nam Cộng hòa quản lý[3] và là trạm chính của hệ thống xe buýt trong địa phận Sài Gòn và tỉnh Gia Định. Trạm được xây dựng vào năm 1956 vào lúc mạng lưới xe buýt Sài Gòn được thành lập.[4] Sau khi đất nước thống nhất, năm 1977, trạm chính thức đặt tên trạm điều hành xe buýt Sài Gòn.[5] Từ đó, trạm trung chuyển xe buýt ở khu vực Bến Thành được nằm tại lề đường Lê Lai và đường Phạm Ngũ Lão. Sau đó năm 2008 được mở rộng thêm một bãi đậu xe nhỏ sau khi lấy một phần diện tích của công viên 23 tháng 9. Đến năm 2010, khu đất xung quanh đường Nguyễn Trãi – Lê Lai – Phạm Ngũ Lão và một đoạn đường mới mở khác để làm Trạm điều hành xe buýt Sài Gòn. Theo quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố, Trạm này được xây dựng chỉ để phục vụ trong 2–3 năm.[6] Việc di dời này được cho là nhằm để khởi công xây dựng tuyến số 1 của đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực vòng xoay Quách Thị Trang. Trạm trung chuyển xe buýt Bến Thành cũ cũng bị dỡ bỏ.[7]

Đến đầu tháng 8 năm 2016, Trạm điều hành xe buýt Sài Gòn chính thức bị dỡ bỏ và được di dời về phía đường Hàm Nghi nằm ở quận 1. Thành phố Hồ Chí Minh cũng tuyên bố sẽ sắp xếp lại 31 tuyến xe buýt đi từ trung tâm ra hướng các quận, huyện khác của Thành phố.[5] Tổng cộng đã có khoảng 36 chuyến xe buýt phải thay đổi một số lộ trình do việc di dời. Các tuyến xe buýt cũ được di dời sang điểm mới vẫn được khẳng định sẽ hoạt động tại Trạm trung chuyển phía đường Hàm Nghi.[4] Đến ngày 28 tháng 12 năm 2017, sau hai tháng thi công, Trung tâm vận tải hành khách công cộng Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Sở Giao thông Vận tải Thành phố chính thức đưa vào phục vụ Trạm trung chuyển xe buýt trên đường Hàm Nghi. Tổng chi phí xây dựng trạm mới vào khoảng 8,5 tỷ đồng với diện tích 5.600 m2, dài 200 m và rộng 28 m. Trạm mới được thiết kế với 4 dãy nhà chờ dài 48 m và 8 dãy dài 6 m được chia thành 2 khu đón và trả khách.[8] Để dành phần đường cho xe buýt, các phương tiện giao thông cũng bị cấm vào phần đường chính của Hàm Nghi từ đoạn Phó Đức Chính đến đoạn giao với đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Các phương tiện lưu thông qua đoạn này chỉ được di chuyển làn hỗn hợp nằm hai bên.[9] Sau khi hoạt động lại ở trạm mới, tổng cộng có 33 tuyến lưu thông qua trạm, chiếm 23% hệ thống xe buýt toàn Thành phố.[10] Trạm không chỉ được ghi nhận kết nối các tuyến xe buýt trong Thành phố mà còn kết nối với ga Bến Thành trong hệ thống đường sắt đô thị khi chỉ mất khoảng 2 phút đi bộ.[10][11]

Vào cuối năm 2023, để diễn tập phòng chống cháy xảy ra tại ga Bến Thành, các tuyến xe buýt đã phải tạm dừng và thay đổi lộ trình một vài khoảng thời gian nhất định.[12]

Kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi xây dựng mới, trạm trung chuyển xe buýt có tổng diện tích 5.600 m2, dài 200 m và rộng 28 m với 4 dãy nhà chờ dài 48 m và 8 dãy nhà chờ dài 6 m. Các khu vực đón và trả khách được tách ra riêng biệt. Tổng cộng có 12 bảng điện tử nằm ở các nhà chờ nhằm thông báo và cung cấp số tuyến, cũng như thời gian tới của các tuyến xe buýt.[13] Ngoài ra, 4 nhà vệ sinh công cộng tự động cũng được lắp đặt kết hợp sử dụng năng lượng mặt trời.[13] Bên cạnh còn có hệ thống camera giám sát nhằm đảm bảo an ninh cùng bình chữa cháy.[13]

Trên tuyến đường Hàm Nghi đoạn có trạm trung chuyển đã quy hoạch cho các loại ô tô di chuyển ở làn trong cùng. Đối với xe buýt đi đón và trả khách sẽ di chuyển ở hai làn giữa và gần khu vực dải phân cách.[14] Về đêm, trạm trung chuyển đã trở thành địa điểm chụp ảnh của bộ phận giới trẻ.[15][2][16] Nơi đây, cũng được một số bộ phận giới trẻ xem là nét đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh.[2]

Tuyến xe buýt

[sửa | sửa mã nguồn]

Các điểm đón khách

[sửa | sửa mã nguồn]
Sơ đồ các điểm đón tuyến xe buýt.
Sơ đồ các điểm đón tuyến xe buýt.

Trạm điều hành Sài Gòn hiện sở hữu 6 trạm chờ hành khách, được thiết kế dạng platform có thể được đánh dấu từ A đến F. Mỗi trạm chờ có chiều dài đủ để đón một lượng lớn xe buýt vào đón trả khách cùng lúc. Mỗi trạm này được đánh số như một trạm xe buýt riêng biệt.

Trạm chờ Mã trạm Số lượng điểm chờ
Bến Thành A  Q1TC1A  4
Bến Thành B  Q1TC1B  2
Bến Thành C  Q1TC1C  2
Bến Thành D  Q1TC1D  2
Bến Thành E  Q1TC1E  2
Bến Thành F  Q1TC1F  4

Các tuyến xe buýt

[sửa | sửa mã nguồn]

Hướng về chợ Bến Thành

[sửa | sửa mã nguồn]
Danh sách các tuyến xe buýt [a]
Điểm chờ Trạm trước Mã số Tên tuyến Trạm sau Hướng
A1  Q1 077  Trường CĐKT Cao Thắng
không khung
Bến Thành – Cộng Hòa – Bến xe An Sương  Q1 043  Khách sạn New World Lượt về
không khung
không khung
Bến Thành – Chợ Hiệp Thành
 Q1 022  Trường Cao Thắng
không khung
không khung
Bến Thành – Nhà Bè
A2  Q1 077  Trường CĐKT Cao Thắng
không khung
không khung
ĐH Tôn Đức Thắng – Bến Thành – ĐH Văn Lang  Q1 040  Khách sạn New World
không khung
không khung
Bến Thành – Thới An  Q1 043  Khách sạn New World
A3 109 Bến Thành – Sân bay Tân Sơn Nhất
152 Khu dân cư Trung Sơn – Bến Thành – Sân bay Tân Sơn Nhất  Q1 040  Khách sạn New World
A4
không khung
không khung
Bến Thành – Đại học Quốc tế  Q1 043  Khách sạn New World
không khung
không khung
Bến Thành – Bến xe Miền Đông mới
B1  Q1 022  Trường Cao Thắng
không khung
không khung
Bến Thành – Thạnh Lộc
không khung
không khung
Bến Thành – Khu chế xuất Linh Trung – Đại học Quốc gia
không khung
không khung
Bến xe buýt Chợ Lớn – Đại học Giao thông Vận tải
không khung
không khung
Bến Thành – Chợ Long Phước
B2 D4 Vinhomes Grand Park – Bến Thành Lượt đi
không khung
không khung
Bến Thành – Thạnh Lộc Lượt về
 Q1 031  Bến Bạch Đằng
không khung
không khung
Lê Hồng Phong – Đại học Quốc gia
C1  Q1 022  Trường Cao Thắng
không khung
Bến Thành – Bến xe buýt Chợ Lớn  Q1 044  Trường Ernst Thalmann Lượt đi
 Q1 077  Trường CĐKT Cao Thắng
không khung
không khung
Cảng Quận 4 – Bình Quới  Q1 001  Calmette Lượt về
 Q1TC1D  Trạm trung chuyển trên đường Hàm Nghi
không khung
không khung
Bến Thành – Cách mạng tháng 8 – Bến xe An Sương  Q1 040  Khách sạn New World Lượt đi
 Q1 022  Trường Cao Thắng
không khung
không khung
Bến Thành – Nguyễn Văn Linh – Bến xe Miền Tây  Q1 043  Khách sạn New World Lượt về
C2
không khung
không khung
Bến Thành – Bến xe buýt Quận 8
không khung
không khung
Khu dân cư Tân Quy – Bến Thành – Đầm Sen  Q1 040  Khách sạn New World Lượt đi
không khung
Bến Thành – Võ Văn Kiệt – Bến xe Miền Tây  Q1 043  Khách sạn New World Lượt về
không khung
không khung
Bến xe buýt Quận 8 – Bến Thành – Bến xe Miền Đông  Q1 124  Trường Ernst Thalmann
không khung
không khung
Bến Thành – Cần Giờ  Q1 043  Khách sạn New World

Hướng về Tôn Đức Thắng

[sửa | sửa mã nguồn]
Danh sách các tuyến xe buýt [b]
Điểm chờ Trạm trước Mã số Tên tuyến Trạm sau Hướng
D1  Q1 044  Trường Ernst Thalmann
không khung
không khung
Bến Thành – Đại học Quốc tế  Q1 021  Chợ Cũ Lượt đi
không khung
không khung
Bến Thành – Bến xe Miền Đông mới
109 Bến Thành – Sân bay Tân Sơn Nhất  Q1 078  Đền thờ Ấn Giáo, Pasteur
 Q1 138  Nguyễn Kim 152 Khu dân cư Trung Sơn – Bến Thành – Sân bay Tân Sơn Nhất  Q1 021  Chợ Cũ
D2  Q1 044  Trường Ernst Thalmann
không khung
không khung
Bến Thành – Chợ Hiệp Thành
 Q1 138  Nguyễn Kim
không khung
không khung
ĐH Tôn Đức Thắng – Bến Thành – ĐH Văn Lang
 Q1 044  Trường Ernst Thalmann
không khung
không khung
Bến Thành – Thới An
 Q1 002  Lê Thị Hồng Gấm
không khung
không khung
Cảng Quận 4 – Bình Quới  Q1 106  Khách sạn Golden
 Q1 044  Trường Ernst Thalmann
không khung
không khung
Bến Thành – Cách mạng tháng 8 – Bến xe An Sương  Q1TC1C  Trạm trung chuyển trên đường Hàm Nghi
E1
không khung
không khung
Bến Thành – Thạnh Lộc  Q1 160  Nam Kỳ Khởi Nghĩa
 Q1 138  Nguyễn Kim
không khung
không khung
Bến xe buýt Quận 8 – Bến Thành – Bến xe Miền Đông  Q1 021  Chợ Cũ
không khung
không khung
Lê Hồng Phong – Đại học Quốc gia  Q1 024  Bến Bạch Đằng
E2
không khung
không khung
Bến Thành – Bến xe buýt Chợ Lớn  Q1 160  Nam Kỳ Khởi Nghĩa Lượt về
 Q1 044  Trường Ernst Thalmann
không khung
không khung
Bến Thành – Thạnh Lộc Lượt đi
không khung
không khung
Bến Thành – Cộng Hòa – Bến xe An Sương
không khung
không khung
Bến Thành – Khu chế xuất Linh Trung – Đại học Quốc gia
 Q1 138  Nguyễn Kim
không khung
Bến xe buýt Chợ Lớn – Đại học Giao thông Vận tải  Q1 021  Chợ Cũ
không khung
không khung
Bến Thành – Chợ Long Phước  Q1 160  Nam Kỳ Khởi Nghĩa
F1  Q1 044  Trường Ernst Thalmann D4 Vinhomes Grand Park – Bến Thành  Q1 196  Bảo tàng Mỹ thuật Lượt về
 Q1 138  Nguyễn Kim
không khung
không khung
Bến Thành – Cần Giờ  Q1 021  Chợ Cũ Lượt đi
F2
không khung
không khung
Khu dân cư Tân Quy – Bến Thành – Đầm Sen  Q1 196  Bảo tàng Mỹ thuật Lượt về
F3  Q1 044  Trường Ernst Thalmann
không khung
không khung
Bến Thành – Bến xe buýt Quận 8 Lượt đi
không khung
không khung
Bến Thành – Võ Văn Kiệt – Bến xe Miền Tây
F4
không khung
không khung
Bến Thành – Nhà Bè  Q1 017  Hồ Tùng Mậu Lượt đi
 Q1 138  Nguyễn Kim
không khung
không khung
Bến Thành – Nguyễn Văn Linh – Bến xe Miền Tây  Q1 196  Bảo tàng Mỹ thuật

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thông tin và mã các trạm dừng được sử dụng trên ứng dụng BusMap.
  2. ^ Thông tin và mã các trạm dừng được sử dụng trên ứng dụng BusMap.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Từ 1-10: nhiều tuyến xe buýt không đi qua trạm Bến Thành”. Tuổi Trẻ. 1 tháng 10 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2016.
  2. ^ a b c Nguyễn Điền (25 tháng 6 năm 2022). “Check in... trạm xe buýt”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  3. ^ Hà Mai (26 tháng 10 năm 2019). “Đưa xe buýt về 'thời hoàng kim'. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  4. ^ a b Gia Minh (10 tháng 4 năm 2017). “Bắt đầu dời trạm xe buýt lâu đời nhất Sài Gòn”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  5. ^ a b “Trạm xe buýt Sài Gòn 100 tuổi sắp bị đập bỏ”. Báo Giao thông. 6 tháng 7 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  6. ^ Tùng Nguyên (8 tháng 4 năm 2010). "Xén" công viên 23/9 làm trạm điều hành xe buýt”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ T.M (17 tháng 12 năm 2017). “Đưa vào khai thác trạm trung chuyển xe buýt Bến Thành hiện đại”. Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  8. ^ An Huy (28 tháng 12 năm 2017). “Trạm trung chuyển xe buýt hiện đại nhất TP.HCM chính thức hoạt động”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  9. ^ N.Ẩn (24 tháng 12 năm 2017). “Cấm xe lưu thông làn chính giữa đường Hàm Nghi từ 9h ngày 24-12”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  10. ^ a b Gia Minh (28 tháng 12 năm 2017). "Sang chảnh" trạm điều hành xe buýt Bến Thành”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  11. ^ Tấn Ngà; Thái Hậu (12 tháng 4 năm 2024). “Dự kiến kết nối hệ thống xe buýt với nhà ga Metro số 1”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  12. ^ Châu Tuấn (7 tháng 12 năm 2023). “Diễn tập chữa cháy ga Bến Thành, 27 tuyến xe buýt phải điều chỉnh đường đi”. Trung tâm báo chí Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  13. ^ a b c An Huy (28 tháng 12 năm 2017). “Trạm trung chuyển xe buýt hiện đại nhất TP.HCM chính thức hoạt động”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  14. ^ Lê Anh (5 tháng 4 năm 2017). “Di dời trạm xe buýt Bến Thành để xây metro”. Tạp chí Kinh tế Sài Gòn. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  15. ^ Ngô Tùng (18 tháng 11 năm 2021). “Bạn trẻ 'check-in' khi đêm về ở trạm xe buýt cuốn hút bậc nhất Sài thành”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  16. ^ Thái Nguyên (22 tháng 5 năm 2018). “Địa điểm sống ảo như phim Hàn giữa Sài Gòn”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.