Trường Trung học phổ thông Phạm Hồng Thái
Trường Trung học phổ thông Phạm Hồng Thái | |
---|---|
Địa chỉ | |
Số 1, đường Nguyễn Văn Ngọc, Quận Ba Đình , , | |
Thông tin | |
Tên khác | Trường Trung học Trung Hoa |
Loại | Trung học phổ thông công lập |
Thành lập | 1976 |
Hiệu trưởng | Nguyễn Hồng Sơn |
Giáo viên | 86 (niên khóa 2024 - 2025)[1] |
Số học sinh | 2001 (niên khóa 2022 - 2023) |
Số phòng học | 23 |
Số cơ sở | 1 |
Khuôn viên | 1 ha |
Website | Trang chủ chính thức |
Tổ chức và quản lý | |
Phó hiệu trưởng |
|
Trường Trung học phổ thông Phạm Hồng Thái là một trường phổ thông công lập của thành phố Hà Nội. Trường tọa lạc tại phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội thành lập năm 1976.[2]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trường THPT Phạm Hồng Thái có tiền thân là trường Trung học Trung Hoa đặt tại số 67 phố Phó Đức Chính, Hà Nội. Năm 1976, theo quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, trường THPT Phạm Hồng Thái (Ba Đình, Hà Nội) được thành lập. Năm 1992, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đầu tư cơ sở vật chất và chuyển trường về cơ sở mới ở số 1 phố Nguyễn Văn Ngọc, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội.[2]
Cơ sở vật chất
[sửa | sửa mã nguồn]Khuôn viên trường có diện tích 1 ha.[3] Trường chia thành hai khu gồm khu giảng dạy và khu giáo dục thể chất. Khu giảng dạy gồm các lớp học, hệ thống các phòng chức năng, và tòa nhà làm việc của cán bộ giáo viên. Khu giáo dục thể chất bao gồm nhà giáo dục thể chất, sân bóng rổ và sân bóng đá.[4]
Đào tạo
[sửa | sửa mã nguồn]Trường chia học sinh theo 5 ban: Ban A (Toán, Lý, Hóa), Ban A1 (Toán, Lý, Anh), Ban B (Toán, Hóa, Sinh), Ban C (Văn, Sử, Địa), Ban D (Toán, Văn, Anh).
Thành tích
[sửa | sửa mã nguồn]Trường THPT Phạm Hồng Thái được công nhận trường chuẩn Quốc gia vào năm 2009.
Tranh cãi
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 2017, bà Phạm Thị T. A, một giáo viên công tác tại trường, đã gửi đơn thư tố cáo ông Nguyễn Thế Hưng, khi đó là hiệu trưởng nhà trường. Đơn thư cáo buộc nhà trường về một số sai phạm, trong đó có không thực hiện đầy đủ chính sách đối với giáo viên, chỉ đạo tổ chức dạy thêm và học thêm trái quy định, ông Hưng vẫn hưởng chế độ phụ cấp đứng lớp từ 2011 đến 2014 dù không trực tiếp giảng dạy, quản lý cơ sở vật chất không đúng quy định, cùng một số nội dung khác.[5][6] Các lãnh đạo nhà trường đã phủ nhận mọi cáo buộc được đưa ra.[5] Văn bản trả lời đơn thư tố cáo cũng gây tranh cãi khi bị nghi ngờ đã qua chỉnh sửa.[7]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Trường THPT Phạm Hồng Thái | Bình chọn Trường học Hạnh phúc”. Trẻ em Việt Nam. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2025.
- ^ a b “Trường THPT Phạm Hồng Thái”. THPT Phạm Hồng Thái. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2025.
- ^ “Quyết định về việc công khai thông tin cơ sở vật chất, công khai thông tin về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của trường THPT Phạm Hồng Thái”. THPT Phạm Hồng Thái. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2025.
- ^ “Đánh giá Trường THPT Phạm Hồng Thái có tốt không?”. Clevai. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2025.
- ^ a b “Chuyện buồn ở Phạm Hồng Thái, ngôi trường có bề dày truyền thống ở Thủ đô”. Giáo dục Việt Nam. 25 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2025.
- ^ “Nhịp cầu bạn đọc số 18: Giáo viên tố cáo dấu hiệu tiêu cực tại trường THPT Phạm Hồng Thái!”. Dân Trí. 20 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2025.
- ^ “"Lùm xùm" tại Trường THPT Phạm Hồng Thái: Nhiều "khuất tất" trong văn bản trả lời đơn tố cáo?”. Thương hiệu và Công luận. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2025.