Bước tới nội dung

Trào lưu nhà thu nhỏ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một ngôi nhà nhỏ bằng gỗ trong làng sinh thái
Một kiểu nhà quy mô nhỏ

Trào lưu nhà thu nhỏ (Tiny-house movement[1]) là một phong trào kiến trúc và xã hội ủng hộ việc thu nhỏ không gian sống, đơn giản hóa và về cơ bản là "lối sống tối giản"[2]. Theo Bộ luật Dân cư Quốc tế 2018, Phụ lục Q: Ngôi nhà tí hon, ngôi nhà bé tí là "đơn vị ở có diện tích sàn tối đa là 37 mét vuông (400 sq ft), không bao gồm gác xép."[3]. Thuật ngữ "ngôi nhà bé tí" hay nhà quy mô nhỏ (Tiny-house) đôi khi được sử dụng thay thế cho "ngôi nhà siêu nhỏ" (Micro-house)[1]. Đây là một khái niệm được phát triển từ nước Mỹ với triết lý đủ-là-đủ và tập trung vào những gì cần thiết và quan trọng.

Thế kỷ 21 chứng kiến những khái niệm như AirBnB (tiếng Anh: AirBed and Breakfast, dịch là phòng nghỉbữa sáng), Co-Living (mô hình sống chung), nhà thông minh, nhà quy mô nhỏ dần trở nên phổ biến với cả thế hệ già và trẻ cũng như truyền cảm hứng cho các phong trào về kiến trúc, xây dựng trên toàn cầu. Mặc dù căn nhà ở nhỏ chủ yếu thể hiện sự trở lại với cuộc sống đơn giản hơn, nhưng phong trào này cũng được coi là một giải pháp thân thiện với môi trường tiềm năng cho ngành công nghiệp nhà ở hiện tại, cũng như một lựa chọn chuyển tiếp khả thi cho những cá nhân đang thiếu nơi ở[2]. Một số tiểu bang ở Hoa Kỳ coi bất kỳ ngôi nhà nào có diện tích dưới 1.000 bộ vuông là ngôi nhà bé tí (hoặc siêu nhỏ) để mở rộng các dịch vụ cho nhiều người đam mê háo hức trải nghiệm.

Sự khác biệt này rất quan trọng vì nhiều người muốn xây cất những ngôi nhà nhỏ trên những lô đất trống, tuy nhiên nếu một ngôi nhà nhỏ thiếu bất kỳ tiện nghi cần thiết nào cần thiết cho một đơn vị ở thì đó là một cấu trúc phụ và phải được đặt trên cùng một lô với chính. Có nhiều lý do để sống trong một ngôi nhà nhỏ. Nhiều người bước vào lối sống này suy nghĩ lại về giá trị của họ với cuộc sống và quyết định nỗ lực nhiều hơn để củng cố cộng đồng, bảo vệ môi trường, dành thời gian cho gia đình hoặc tiết kiệm tiền[4]. Phong trào nhanh chóng trở nên phổ biến ở nhiều nơi khác nhau trên toàn thế giới. Phong trào này thúc đẩy việc tạo ra một trải nghiệm và một hoàn cảnh sống lành mạnh, thân thiện với môi trường và phù hợp với tính cách người dùng.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Jenkins, Hannah (18 tháng 11 năm 2020). “8 of the world's most stunning micro-houses”. CNN Style. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ a b Ford, Jasmine, and Lilia Gomz-Lanier. Family and Consumer Sciences Research Journal, 2017, Are Tiny Homes Here to Stay? A Review of Literature on the Tiny House Movement.
  3. ^ "2018 International Residential Code: Appendix Q Tiny Houses." ICC Digital Codes, International Code Council, 2020, codes.iccsafe.org/content/IRC2018/appendix-q-tiny-houses.
  4. ^ Compare: Kilman, Charlie (17 tháng 1 năm 2016). “Small House, Big Impact: The Effect of Tiny Houses on Community and Environment” (PDF). Undergraduate Journal of Humanistic Studies (Carleton College). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2018. By placing greater emphasis on quality living, personalization, an environmental ethic, and community values, the tiny house subverts the consumer-based mindset. Culturally, what the tiny house does is simple: it creates an opportunity outside the norms of society where people can understand that the value of the environment and human interaction is much greater than the value of material goods.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sarah Susanka, Kira Obolensky, The Not So Big House: A Blueprint for the Way We Really Live, Taunton (1998), ISBN 1-60085-047-2
  • Lloyd Kahn and Bob Easton, Shelter, Shelter Publications (1973), ISBN 978-0394709918
  • Ryan Mitchell, Tiny House Living: Ideas For Building and Living Well In Less than 400 Square Feet, Betterway (2014), ISBN 978-1440333163
  • Andrew Heben, Tent City Urbanism, The Village Collaborative (2014), ISBN 978-0692248058
  • Vail, K. (2016). "Saving the American Dream: The Legalization of the Tiny House Movement". University of Louisville Law Review, 54(2), 357–379.
  • Ford, J., & Gomez-Lanier, L. (2017). "Are Tiny Homes Here to Stay? A Review of Literature on the Tiny House Movement". Family And Consumer Sciences Research Journal, 45(4), 394–405. doi:10.1111/fcsr.12205.
  • Furst, A. (2017). Finding Space: Understanding How Planning Responds to Tiny Houses for Homeless Populations. Master's thesis. McGill University School of Urban Planning.
  • Turner, C. (2017). "It Takes a Village: Designating 'Tiny House' Villages as Transitional Housing Campgrounds". University of Michigan Journal of Law Reform, 50(4), 931–954.