Toan mai thang
Toan mai thang | |||||||||||||||
Một chai toan mai thang | |||||||||||||||
Phồn thể | 酸梅湯 | ||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Giản thể | 酸梅汤 | ||||||||||||||
Nghĩa đen | thức uống mơ chua | ||||||||||||||
|
Toan mai thang (chữ Hán giản thể: 酸梅汤)[1] hay thức uống mơ khô chua[2] là một loại thức uống truyền thống[3][4] của Trung Quốc được làm từ ô mai,[5] đường phèn, và các thành phần khác như mộc tê.[4] Do mơ chua được sử dụng trong quá trình sản xuất, toan mai thang hơi mặn ngoài vị ngọt và khá chua.
Toan mai thang được bán trên thị trường Trung Quốc và các khu vực khác trên thế giới với các cộng đồng người Hoa. Nó thường được ướp lạnh sử dụng vào mùa hè, để giải tỏa cái nóng,[6][7] và là một trong những thức uống mùa hè phổ biến nhất ở Trung Quốc.[4][8] Ngoài việc được coi là một thức uống để giải nhiệt, nó cũng được nhiều người tin rằng có lợi đối với sức khỏe, chẳng hạn như cải thiện tiêu hóa và ức chế sự tích tụ acid lactic trong cơ thể.[4]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Toan mai thang đã tồn tại dưới một số hình thức trong hơn 1.000 năm,[4] ít nhất là từ thời nhà Tống (960–1279); cũng có báo cáo về một biến thể được gọi là "bạch toan mai thang" (白酸梅汤) trong thời nhà Nguyên (1271–1368). Công thức được sử dụng ngày nay được cho là đã được phát triển theo yêu cầu của vua Càn Long thời nhà Thanh vào đầu thế kỷ 18, vào thời điểm đó, nó lần đầu tiên được biết đến trong các triều đình, sau đó phổ biến trong dân gian khi một công dân Hà Bắc tạo ra và sản xuất thương hiệu Tín viễn trai (信远斋).[4] Đến những năm 1980, các công ty đã bắt đầu sử dụng các phương pháp và công nghệ để sản xuất hàng loạt toan mai thang.[4]
Thành phần
[sửa | sửa mã nguồn]Toan mai thang thực hiện với cách đầu tiên là ngâm mơ chua trong nước, sau đó thêm sơn tra, rễ cam thảo,[4] và mộc tê đun sôi cùng nhau. Hoa hồng có thể thêm vào.[2][9] Sau khi hỗn hợp được đun sôi, đường phèn thêm vào phần còn lại, tiếp tục đun sôi, sau khi nước nguội, sẽ được làm lạnh.[2]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Garnaut, Anthony (2006). Mandarin: With 3500-word Two-way Dictionary. Lonely Planet. tr. 167. ISBN 9781741042306. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2022.
- ^ a b c Li-chʻên Tun (1936). Annual Customs and Festivals in Peking as Recorded in the Yen-ching Sui-shih-chi by Tun Li-ch'en. trans. Derk Bodde. Oxford: H. Vetch. tr. 58. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Quản lý CS1: khác (liên kết)
- ^ Brown Chiang, Lydia (1995). “Peking Cuisine: The Food of Emperors”. Travel In Taiwan. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ a b c d e f g h Li, Rocky (1 tháng 7 năm 2008). “Suanmeitang, Cool and Refreshing, Like a Summer Breeze”. Beijing This Month. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ “Pick up something Chinese”. China Daily. 4 tháng 6 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ Yue, Diana. “This week: Words about plant symbolism” (PDF). Character Builder. The Standard. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.
- ^ Chung-kuo fu li hui (1979). China Reconstructs. University of Michigan. tr. 48. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2022.
- ^ Rushton, Peter Halliday (1994). The Jin Ping Mei and the Non-linear Dimensions of the Traditional Chinese Novel. Mellen University Press. tr. 345. ISBN 9780773498310. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2022.
...a favorite Chinese hot weather drink, suanmeitang...
- ^ Albert Y. Leung, Steven Foster, Leung (2003). Encyclopedia of Common Natural Ingredients. Wiley-Interscience.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)