Bước tới nội dung

Tirana

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tirana
tiếng Albania: Tiranë
—  Thành phố  —
Tượng Skanderbeg ở trung tâm thành phố, Nhà thờ Chính thống giáo, một con phố đi bộ, Trung tâm thương mại Toptani, Mộ Kapllan Pasha, khung cảnh trước cổng vào Viện bảo tàng Quốc gia, Tòa nhà Chính phủ Tirana và Tirana nhìn từ núi Dajt
Hiệu kỳ của Tirana
Hiệu kỳ

Ấn chương
Vị trí của Tirana
Tirana trên bản đồ Thế giới
Tirana
Tirana
Tọa độ: 41°19′44″B 19°49′4″Đ / 41,32889°B 19,81778°Đ / 41.32889; 19.81778
Quốc gia Albania
HạtTirana
Chính quyền
Dân số
 • Tổng cộng811,649[1]
Múi giờUTC+1
Mã điện thoại4
Thành phố kết nghĩaFirenze, Kyiv, Verona, Skopje, Lublin, Kharkiv
WebsiteOfficial Website

Tirana (tiếng Albania: Tiranë; phương ngữ Gheg địa phương: Tirona) là thủ đôthành phố lớn nhất của Albania cũng như trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của đất nước. Nó tọa lạc tại trung tâm miền tây Albania, được vây quanh bởi các ngọn đồi, với núi Dajt ở phía đông và một thung lũng nhỏ phía tây bắc hướng về biển Adriatic phía xa. Thành phố cách Athens 700 kilômét (430 dặm) về phía bắc, cách Skopje 290 km (180 mi) về phía tây, cách Pristina 250 km (160 mi) về phía đông nam và cách Podgorica 160 km (99 mi) về phía nam.

Tirana là một trong những thành phố lớn nhất bán đảo Balkan (xếp thứ 7).[3] Tổng dân số đô thị Tirana khoảng 800.986.[4] Đây cũng là vùng đô thị lớn nhất Albania. Hầu như tất cả các công ty lớn, các nhà máy và cơ quan nghiên cứu khoa học đều đặt trụ sở tại thành phố. Nó nằm trong Tốp 10 thành phố nhiều nắng nhất châu Âu với tổng cộng 2544 giờ nắng.[5]

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
The Artificial Lake and Grand Park as seen from above.

Tirana tọa lạc tại vùng trung tâm Albania, khoảng 32 kilômét (20 mi) vào nội địa. Độ cao trung bình là 110 mét (360 ft) trên mực nước biển và điểm cao nhất đạt 1.828 tại Mali me Gropa. Thành phố được vây quanh bởi các ngọn đồi, với núi Dajt ở phía đông và một thung lũng nhỏ phía tây bắc hướng về biển Adriatic phía xa. Sông Tiranë và suối Lanë chảy qua thành phố. Tirana có bốn hồ nhân tạo.

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo phân loại khí hậu Köppen, Tirana có khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Cfa), nhận được nhiều mưa vào mùa hè hơn khí hậu Địa Trung Hải. Tất cả các tháng mùa hè có lượng mưa trên 40 milimét (1,6 in),[6] mùa hè nóng còn mùa đông mát và ẩm ướt. Một ít tuyết thường rơi mỗi mùa đông nhưng đều nhanh chóng tan chảy.

Dữ liệu khí hậu của Tirana (1961–1990)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 21.2
(70.2)
28.0
(82.4)
30.3
(86.5)
32.6
(90.7)
35.9
(96.6)
39.6
(103.3)
42.2
(108.0)
41.4
(106.5)
39.7
(103.5)
36.1
(97.0)
26.1
(79.0)
22.5
(72.5)
42.2
(108.0)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 11.6
(52.9)
12.9
(55.2)
15.6
(60.1)
19.0
(66.2)
23.8
(74.8)
27.7
(81.9)
30.7
(87.3)
30.7
(87.3)
27.3
(81.1)
21.8
(71.2)
17.1
(62.8)
13.0
(55.4)
21.0
(69.8)
Trung bình ngày °C (°F) 6.7
(44.1)
7.8
(46.0)
10.0
(50.0)
13.4
(56.1)
18.0
(64.4)
21.6
(70.9)
24.0
(75.2)
23.8
(74.8)
20.7
(69.3)
16.0
(60.8)
11.7
(53.1)
8.1
(46.6)
15.2
(59.4)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) 1.8
(35.2)
2.6
(36.7)
4.5
(40.1)
7.9
(46.2)
12.1
(53.8)
15.6
(60.1)
17.2
(63.0)
16.9
(62.4)
14.1
(57.4)
10.1
(50.2)
6.3
(43.3)
3.2
(37.8)
9.4
(48.9)
Thấp kỉ lục °C (°F) −9.9
(14.2)
−9.4
(15.1)
−6.0
(21.2)
−1.0
(30.2)
3.4
(38.1)
6.2
(43.2)
4.2
(39.6)
10.6
(51.1)
5.5
(41.9)
−0.4
(31.3)
−4.3
(24.3)
−6.6
(20.1)
−9.9
(14.2)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 143
(5.6)
132
(5.2)
115
(4.5)
104
(4.1)
103
(4.1)
68
(2.7)
42
(1.7)
46
(1.8)
78
(3.1)
114
(4.5)
172
(6.8)
148
(5.8)
1.266
(49.8)
Số ngày giáng thủy trung bình (≥ 0.1 mm) 13 13 14 13 12 7 5 4 6 9 16 16 128
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 74 73 69 72 68 69 62 64 71 70 76 79 71
Số giờ nắng trung bình tháng 124 125 165 191 263 298 354 327 264 218 127 88 2.544
Nguồn 1: Deutscher Wetterdienst[7][8][note 1]
Nguồn 2: Meteo Climat (ghi nhận cao và thấp)[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2017.
  2. ^ “Erion Veliaj shpall fitoren në Tiranë”. www.evropaelire.org. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2015.
  3. ^ “Population – INSTAT”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2017.
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2017.
  5. ^ https://www.currentresults.com/Weather-Extremes/Europe/sunniest-cities.php
  6. ^ Kottek, Markus; Grieser, Jürgen; Beck, Christoph; Rudolf, Bruno; Rube, Franz (tháng 6 năm 2006). “World Map of the Köppen-Geiger climate classification updated” (PDF). Meteorologische Zeitschrift. 15 (3): 259–263. doi:10.1127/0941-2948/2006/0130. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2011.
  7. ^ “Klimatafel von Tirana (Flugh.) / Albanien” (PDF). Baseline climate means (1961–1990) from stations all over the world (bằng tiếng Đức). Deutscher Wetterdienst. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2016.
  8. ^ “Station 13615 Tirana”. Global station data 1961–1990—Sunshine Duration. Deutscher Wetterdienst. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2016.
  9. ^ “Station Tirana” (bằng tiếng Pháp). Meteo Climat. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2016.
  1. ^ Station ID for Tirana is 13615 Use this station ID to locate the sunshine duration