Timolol
Dữ liệu lâm sàng | |
---|---|
Tên thương mại | Betimol, tên khác[1] |
AHFS/Drugs.com | Chuyên khảo |
MedlinePlus | a602022 |
Giấy phép | |
Danh mục cho thai kỳ | |
Dược đồ sử dụng | Đường uống, tại chỗ (thuốc nhỏ mắt) |
Nhóm thuốc | Beta blocker |
Mã ATC | |
Tình trạng pháp lý | |
Tình trạng pháp lý |
|
Dữ liệu dược động học | |
Sinh khả dụng | 60% |
Chuyển hóa dược phẩm | Gan (80%) |
Chu kỳ bán rã sinh học | 2.5–5 giờ |
Bài tiết | Thận |
Các định danh | |
Tên IUPAC
| |
Số đăng ký CAS | |
PubChem CID | |
IUPHAR/BPS | |
DrugBank | |
ChemSpider | |
Định danh thành phần duy nhất | |
KEGG | |
ChEBI | |
ChEMBL | |
ECHA InfoCard | 100.043.651 |
Dữ liệu hóa lý | |
Công thức hóa học | C13H24N4O3S |
Khối lượng phân tử | 316.421 g/mol |
Mẫu 3D (Jmol) | |
SMILES
| |
Định danh hóa học quốc tế
| |
(kiểm chứng) |
Timolol là một loại thuốc được sử dụng bằng đường uống hoặc dưới dạng thuốc nhỏ mắt.[2][3] Khi dùng dưới dạng thuốc nhỏ mắt, thuốc sẽ sử dụng để điều trị tăng áp lực bên trong mắt như tăng huyết áp mắt và tăng nhãn áp.[2] Khi dùng dưới dạng uống, thuốc sẽ sử dụng để điều trị bệnh cao huyết áp, đau ngực do lưu lượng máu không đủ đến tim, dùng để phòng ngừa biến chứng thêm sau một cơn đau tim, và để ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.[3]
Tác dụng phụ thường gặp khi dùng dưới dạng thuốc nhỏ mắt là kích thích mắt.[2] Các tác dụng phụ thường gặp nếu dùng qua đường uống bao gồm mệt mỏi, nhịp tim chậm, ngứa và khó thở.[2] Các tác dụng phụ khác bao gồm che giấu các triệu chứng đường huyết thấp ở những người bị tiểu đường.[2] Sử dụng không được khuyến cáo ở những người bị hen suyễn, suy tim không bù hoặc COPD.[2] Mức độ an toàn nếu sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai vẫn là chưa rõ ràng.[4] Timolol là một thuốc chặn beta không đặc hiệu.[2]
Timolol được cấp bằng sáng chế vào năm 1968 và được đưa vào sử dụng y tế vào năm 1978.[5] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[6] Timolol có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[2] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 0,86-2,29 USD / chai 5 ml.[7] Tại Hoa Kỳ, chi phí mỗi tháng là từ 25 đến 50 USD.[8]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Timolol - Drugs.com”. www.drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2016.
- ^ a b c d e f g h “Timolol eent”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ a b “Timolol Maleate”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ “Timolol ophthalmic Use During Pregnancy | Drugs.com”. www.drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2016.
- ^ Fischer, Janos; Ganellin, C. Robin (2006). Analogue-based Drug Discovery (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. tr. 460. ISBN 9783527607495. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2016.
- ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ “Timolol Maleate”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 411. ISBN 9781284057560.