Bước tới nội dung

Tiếng xưa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
"Tiếng xưa"
Ca khúc tiền chiến
Ngôn ngữTiếng Việt
Phát hành1950
Thể loạiNhạc tiền chiến
Soạn nhạcDương Thiệu Tước
Viết lờiDương Thiệu Tước

Tiếng xưa là một ca khúc nhạc tiền chiến của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.[1] Bài hát này đã được một số ca sĩ như Thanh Thúy, Giao Linh,[2]... trình diễn.

Xuất xứ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng xưa được nhạc sĩ Dương Thiệu Tước viết trong hoàn cảnh ông thường hay đi công tác tại Hà NộiHuế để tìm hiểu về âm nhạc cổ truyền.[3] Bài hát được ông viết mang âm hưởng nỗi buồn của một thành quách cũ, có sử dụng nhiều hình ảnh từ bài thơ Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị.[3]

Tiếng xưa là một bài hát ông viết theo điệu dân ca Huế, nhưng được viết theo nhạc kiểu phương Tây.[4] Trích một đoạn trong bài hát:

Hoàng hôn, lá reo bên thềm
Hoàng hôn, tơi bời lá thu
Sương mờ, ngậm ngùi xuân xanh
Bâng khuâng, phím loan vương tình.[5]

Phổ biến

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát hay được ca sĩ Minh Đỗ trình bày trên Đài phát thanh Pháp Á, cùng với bài Kiếp hoaDứt đường tơ của Doãn Cảnh và Văn Thủy.[6] Sau này có một số ca sĩ trình bày như Họa Mi,[7] Thanh Thúy, Hà Thanh,[8] Mai Hương,[9]...trình diễn.

Bài hát được nhà xuất bản Thế Giới xuất bản lần đầu vào năm 1950, sau đó đến nhà xuất bản Tinh Hoa miền Nam của Lê Mộng Bảo xuất bản vào năm 1961, tiếp sau đó là các nhà xuất bản Diên Hồng, Minh Phát, Mỹ Hạnh phát hành bài hát này.[cần dẫn nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nguyễn Thụy Kha (20 tháng 10 năm 2017). “Dương Thiệu Tước mỉm cười trong bóng chiều xưa”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ Bội Kỳ (12 tháng 4 năm 2020). “Giọng ca buồn theo mãi niềm thương nhớ”. Báo Nông nghiệp. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ a b Đông Kha (1 tháng 8 năm 2020). “Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Tiếng Xưa (Dương Thiệu Tước) – "Phai tàn một thời liệt oanh…". Nhạc Xưa Thời Báo. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ Đảng cộng sản Việt Nam. Tỉnh ủy Vĩnh Long. Ban tuyên giáo (2003), tr. 394.
  5. ^ Xuân Hoàng Nguyễn (2004), tr. 147.
  6. ^ Phương Kiệt Đặng (2002), tr. 276.
  7. ^ C. Phan (4 tháng 6 năm 2017). “Ánh Tuyết bật khóc vì nhạc sĩ Dương Thiệu Tước”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2022.
  8. ^ THÁI LỘC (2 tháng 1 năm 2014). “Nữ danh ca Hà Thanh đã ra đi”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2022.
  9. ^ Quỳnh Trang (30 tháng 11 năm 2020). “Vĩnh biệt danh ca Mai Hương, đoá hoa của nền tân nhạc Việt”. PLO.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2022.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]