Tiếng Ấn-Âu nguyên thủy
Bạn có thể mở rộng bài này bằng cách dịch bài viết tương ứng từ Tiếng Nga. (tháng 1/2024) Nhấn [hiện] để xem các hướng dẫn dịch thuật.
|
Tiền ngữ Ấn-Âu | |
---|---|
PIE | |
Phục nguyên của | Ngữ hệ Ấn-Âu |
Khu vực | Thảo nguyên Pontus–Caspia (Quê nhà tiền ngữ Ấn-Âu) |
Thời kỳ | k. 4500 – k. 2500 TCN |
Phục nguyên cấp thấp hơn |
Tiếng Ấn-Âu nguyên thủy hay tiền ngữ Ấn-Âu (thuật ngữ tiếng Anh: Proto-Indo-European; viết tắt: PIE) là một ngôn ngữ phục nguyên, được coi như tiền thân của mọi ngôn ngữ Ấn-Âu, ngữ hệ có số người nói đông nhất thế giới.
Nhiều công sức đã được đổ vào việc phục dựng PIE hơn bất kỳ ngôn ngữ nguyên thủy nào khác, và ngày nay, đây là ngôn ngữ nguyên thủy được hiểu sâu và kỹ hơn cả. Đại đa số nghiên cứu ngôn ngữ trong thế kỷ XIV đều dồn vào việc tái dựng PIE và những ngôn ngữ nguyên thủy con của nó (như ngôn ngữ German nguyên thủy), và nhờ đó những kỹ năng trong phương pháp so sánh ngôn ngữ hình thành và củng cố.
Ước tính PIE từng là ngôn ngữ nói đơn nhất trong khoảng thời gian 4.500-2.500 TCN[1] vào thời đại đồ đá mới, dù ước tính biến thiên đến cả ngàn năm. Theo giả thuyết Kurgan, nơi bắt nguồn của người Ấn-Âu nguyên thủy là thảo nguyên Pontus–Caspi miền Đông Âu. Sự phục dựng PIE cũng cho là ta biết nhiều điều về văn hóa và tôn giáo của họ.[2]
Do những nhóm người Ấn-Âu nguyên thủy dần tách biệt nhau do di trú, các phương ngữ của PIE dần trải qua những sự thay đổi ngữ âm và âm vị, cùng sự biến đổi về hình thái rồi trở thành những ngôn ngữ riêng biệt. Từ đó, những ngôn ngữ cổ này lại cũng phân tách để tạo ra các ngôn ngữ Ấn-Âu hiện nay. Những ngôn ngữ hậu duệ có số người đông nhất của PIE là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng Hindustan (Hindi và Urdu), tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Bengal, tiếng Nga, tiếng Punjab, tiếng Đức, tiếng Ba Tư, tiếng Pháp, tiếng Ý và tiếng Marathi.
PIE có một hệ thống hậu tố biến tố đa dạng cũng như ablaut (biến đổi nguyên âm, ví dụ, như trong sing, sang, sung tiếng Anh). Danh và đại từ PIE có thể biến cách đa dạng, và sự chia động từ cũng khá phức tạp.
Như mọi ngôn ngữ nguyên thủy được phục dựng khác, từ vựng của PIE được đánh dấu bằng dấu sao (*), như *wódr̥ 'nước', *ḱwṓ 'chó', hay *tréyes '(số) ba'.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ POWELL, ERIC A. “Telling Tales in Proto-Indo-European - Archaeology Magazine”. www.archaeology.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2017.
- ^ Fortson, Benjamin W. (2004). Indo-European language and culture: an introduction. Malden, MA: Blackwell. tr. 16. ISBN 1405103159. OCLC 54529041.
Tài liệu
[sửa | sửa mã nguồn]- Mallory, JP; Adams, DQ (2006), The Oxford Introduction to Proto-Indo-European and the Proto-Indo-European World, Oxford: Oxford University Press, ISBN 9780199296682
- Meier-Brügger, Michael (2003), Indo-European Linguistics, New York: de Gruyter, ISBN 3-11-017433-2
- Szemerényi, Oswald (1996), Introduction to Indo-European Linguistics, Oxford
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Tra Appendix:List of Proto-Indo-European roots trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary |
- At the University of Texas Linguistic Research Center: List of online books Lưu trữ 2017-07-28 tại Wayback Machine, Indo-European Lexicon
- Proto-Indo-European Lexicon at the University of Helsinki, Department of Modern Languages, Department of World Cultures, Indo-European Studies
- Indo-European Grammar, Syntax & Etymology Dictionary
- Academia Prisca Lưu trữ 2017-10-11 tại Wayback Machine: 'Promoting North-West Indo-European as a modern language since 2005, with continuous reference to the parent Late Proto-Indo-European language'.