Bước tới nội dung

Tiếng Kinh tại Trung Quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tiếng Việt tại Trung Quốc)
Tiếng Việt ở Trung Quốc
Tiếng Kinh Trung Quốc
㗂京
Tiếng Kinh
Sử dụng tại Trung Quốc
Dân tộcNgười Kinh (Trung Quốc)
Phân loạiHệ Nam Á
Hệ chữ viếtChữ HánChữ Nôm (chủ yếu)
Chữ Latinh/Chữ Quốc ngữ (bổ trợ âm)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1vi
ISO 639-2vie
ISO 639-3vie
IETFvi-CN

Tiếng Việt ở Trung Quốc hay Tiếng Kinh Trung Quốc (giản thể: 中国京语; phồn thể: 中國京語; Hán-Việt: Trung Quốc Kinh ngữ; bính âm: Zhōngguó Jīngyǔ) là phương ngữ tiếng Việt sử dụng bởi người Kinh ở Trung Quốc, chủ yếu sống tại Quảng Tây (đặc biệt là tại Đông Hưng, Phòng Thành Cảng - nơi có người Kinh Tam Đảo). Vì người Kinh Trung Quốc chịu ảnh hưởng ít nhiều từ văn hóa Trung Hoa cận đại, vì vậy phương ngữ này có rất nhiều từ vựng tiếng Việt cổ, và một chút từ mượn đó tiếng Trángcác phương ngữ tiếng Trung chẳng hạn như tiếng Quảng Đông hay tiếng Hoa Phổ Thông.

Về cơ bản, người Kinh ở Trung Quốc vẫn có thể nói chuyện và thông hiểu với người ViệtViệt Nam. Với chữ viết, vì không chịu ảnh hưởng bởi chính sách xóa bỏ chữ Hán và thay bằng chữ Quốc ngữ của chính quyền thuộc địa thực dân Pháp trong giai đoạn Pháp thuộc, họ vẫn sử dụng chữ Hán, đồng thời lưu truyền và dạy chữ Nôm của người Việt.[1] Những thế hệ mới đã làm quen với ký tự Latinh thì có tổ chức dạy và học chữ Quốc ngữ để hiểu cách phiên âm bằng chữ Latinh đồng thời có thể giao lưu qua văn viết với người Việt tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới.[2]

Ngoài ra, vì người Kinh ở bao gồm cả Hồng Kông, Đài Loan và các vùng khác của Trung Quốc, hầu hết là những người nhập cư cận với hiện đại, do vậy họ hầu hết nói được tiếng Việt.

Phương ngữ Vạn Vĩ của tiếng Kinh Trung Quốc có tổng cộng 29 phụ âm. Những phụ âm chỉ xuất hiện trong các từ mượn tiếng Quảng Đông có màu đỏ:[3]

Môi Răng Lợi Ngạc cứng Ngạc mềm Thanh hầu
Mũi Thường m n ɲ ŋ
Môi hóa ŋʷ
Tắc/
Tắc-xát
Không bật hơi p t ts k ʔ
Bật hơi tsʰ
Môi hóa
kʰʷ
ʔʷ
Thanh hầu hóa ˀb ˀd
Xát Vô thanh f s ɬ h
Hữu thanh v ɣ
Môi hóa ɣʷ
Tiếp cận l j
R-tính r
  • Âm /tsʰ/ thường hay đọc là /s/.
  • Âm /kʰ//h/ kèm với âm /kʰʷ//hʷ/ có xu hướng nhầm lẫn lẫn nhau.
  • Âm /ʔʷ/ chỉ xuất hiện trong từ /ʔʷaːn¹ ja¹/ (“oan gia, kẻ thù”).[4]
  • Âm /ts/ tương đương với âm /c/ hoặc /tɕ/ trong tiếng Việt.
  • Âm /r/ trong phương ngữ Vạn Vĩ và Vu Đầu được hợp nhất vào /j/ trong phương ngữ Sơn Tâm.
  • "tr" đọc như "/t/", có một phần từ vựng đọc như là "/j/"
  • "s" đọc như /tʰ/
  • "d", "gi" và "r" đọc như "/j/"
  • "nh" có một phần đọc như là "/j/"
  • Phụ âm môi hóa chỉ duy trì ở đặt sau phụ âm vòm mềm và phụ âm thanh hầu.

Nguyên âm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng cộng 104 nguyên âm.

/aː/ /aːi/ /aːu/ /aːm/ /aːn/ /aːŋ/ /aːp/ /aːt/ /aːk/
/a/ /ai/ /au/ /am/ /an/ /aŋ/ /ap/ /at/ /ak/
/ɛ/ /ɛu/ /ɛm/ /ɛn/ /ɛŋ/ /ɛp/ /ɛt/ /ɛk/
/e/ /eu/ /em/ /en/ /eŋ/ /ep/ /et/ /ek/
/iə/ /iəu/ /iəm/ /iən/ /iəŋ/ /iəp/ /iət/ /iək/
/i/ /iu/ /im/ /in/ /ip/ /it/
/ɔ/ /ɔi/ /ɔm/ /ɔn/ /ɔŋ/ /ɔp/ /ɔt/ /ɔk/
/ɔ:ŋ/ /ɔ:k/
/o/ /oi/ /om/ /on/ /oŋ/ /op/ /ot/ /ok/
/uə/ /uəi/ /uəm/ /uən/ /uəŋ/ /uət/ /uək/
/u/ /ui/ /um/ /un/ /uŋ/ /up/ /ut/ /uk/
/ɯə/ /ɯəi/ /ɯəm/ /ɯən/ /ɯəŋ/ /ɯəp/ /ɯət/ /ɯək/
/ɯ/ /ɯŋ/ /ɯk/
/əː/ /əːi/ /əːm/ /əːn/ /əːp/ /əːt/
/ə/ /əi/ /əu/ /əm/ /ən/ /əp/ /ət/
/ŋ̍/
  • Vần /əɯ/ chỉ xuất hiện ở thán từ /həɯ5/.
  • Vần /ɔ:ŋ/, /ɔ:k/, /ŋ/ chỉ xuất hiện ở từ mượn tiếng Quảng Đông.
  • Vần /ɔŋ/, /ɔk/ phát âm tương tự với /auŋ//auk/.
  • Vần /oŋ/, /ok/ phát âm tương tự với /əuŋ//əuk/.
  • Vần "anh" và "ach" đọc là "/a:n/" và "/a:t/".
  • Vần "inh" và vần "ich" đọc là /in//it/.
  • Vần ươu (/ɯəu/) và vần ưu (/ɯu/) hợp nhất vào vần /iəu/ và vần /iu/.
  • Khi các âm tiết kết thúc với phụ âm cuối -/p/; -/t/; -/k/ trùng nhau, các phụ âm cuối của âm tiết đầu tiên sẽ chuyển thành các phụ âm cuối -/m/; -/n/; -/ŋ/, không thay đổi ở âm tiết thứ hai

Thanh điệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Kinh tại Trung Quốc có 8 thanh điệu, trong đó có 5 thanh thường và 3 thanh kết thúc bằng âm tắc:[4]

Ký hiệu Biến thể thanh điệu Ví dụ
Thư thanh 1 ˧ (33) /suən¹/ (“xuân”)
2 ˨ (22)
˨˩ (21) [a]
/kiu²/ (“cừu”)
3 [b] ˨˩˦ (214)
˧˩˦ (314) [a]
/ˀbai³/ (“bảy”)
5 ˦˥ (45) /tsuːi⁵/ (“chuối”)
6 ˩ (11)
˨˩˧ (213) [a]
/ˀdəu⁶/ (“đậu”)
Nhập thanh 7 ˦˥ (45) /kʰʷaːk⁷/ (“khoác”)
7' [c] ˧ (33) /pɔːk⁷' hɔːk⁷'/ (“súng Mauser”)
8 ˨ (22)
˨˩ (21) [a]
/tʰit⁸/ (“thịt”)
  1. ^ a b c d Phương ngữ Vạn Vĩ và Vu Đầu
  2. ^ Thanh 4 được hợp nhất vào thanh 3 do hai thanh điệu 陽上 và 陰上 trong tiếng Hán trung cổ được gộp chung thành một thanh trong tiếng Kinh
  3. ^ Chỉ sử dụng trong các từ mượn tiếng Quảng Đông

Từ vựng

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiếng Trung tiêu chuẩn Tiếng Kinh Trung Quốc Tiếng Việt tiêu chuẩn
绵羊 min dê cừu
野芭蕉 chuối rừng chuối dại
花生 đậu bao đậu lạc

[5][6]

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 何思源 (2016). 中国京族喃字汉字对照手册 [Sổ tay đối chiếu chữ Hán-Nôm của dân tộc Kinh ở Trung Quốc]. 民族出版社. ISBN 978-7-1051-4624-6.
  • 康忠德 (2019). 广西东兴京语参考语法 [Ngữ pháp tham khảo tiếng Kinh tại Đông Hưng, Quảng Tây]. Bắc Kinh: 中国社会科学出版社. ISBN 978-7-5203-5107-2.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Người Kinh là dân tộc thiểu số giàu nhất ở Trung Quốc”. vov.vn. 17 tháng 9 năm 2013.
  2. ^ “Ngôi làng đặc biệt của những người Việt ở Quảng Tây (Trung Quốc)”. vtv.vn. 17 tháng 9 năm 2018.
  3. ^ 韦树关; 颜海云; 陈增瑜 (2014). 中国京语词典 [Từ điển tiếng Kinh Trung Quốc]. Bắc Kinh/Tây An: 世界图书出版公司. ISBN 978-7-5100-5206-4.
  4. ^ a b 欧阳觉亚 (Âu Dương Giác Á); 程方 (Trình Phương); 喻翠容 (Du Thúy Dung) (1984). 京语简志 [Mô tả tiếng Kinh]. 民族出版社.
  5. ^ 韦, 树关 (tháng 2 năm 2006). “中国京语的变异”. 广西民族大学学报(哲学社会科学版). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2008.
  6. ^ 王, 绍辉. “略论广西京族语与汉语及越南语的交流现状”. 东南亚纵横: 64–68. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2008.[liên kết hỏng]