Bước tới nội dung

Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ

Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tiếng Thổ Nhĩ Kì)
Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
Türkçe
Phát âm[ˈt̪yɾkˌtʃe]
Sử dụng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Síp, Bulgaria, Hy Lạp[1], Macedonia, Kosovo, România, Síp, Azerbaijan[2] và các cộng đồng nhập cư ở
 Đức, Pháp, Hà Lan, Áo, Uzbekistan[cần dẫn nguồn], Anh, Hoa Kỳ, Bỉ, Thụy Sĩ, Ý, Kosovo,[3][4] và các quốc gia khác có kiều dân Thổ Nhĩ Kỳ
Khu vựcAnatolia, Kypros, Balkan, Kavkaz[cần dẫn nguồn], Trung Âu, Tây Âu
Tổng số người nói80 triệu[5][6]
Dân tộcNgười Thổ Nhĩ Kỳ
Hạng23 (tiếng mẹ đẻ)
Phân loạiTurk
Ngôn ngữ tiền thân
Phương ngữ
Hệ chữ viếtHệ chữ Latinh (biến thể tiếng Thổ Nhĩ Kỳ)
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Thổ Nhĩ Kỳ
 Bắc Síp[7]
 Síp[8]
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại
Quy định bởiHiệp hội ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1tr
ISO 639-2tur
ISO 639-3tur

Các quốc gia với số lượng người nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ đáng kể
(Click on image for the legend)

Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (Türkçe, IPA [ˈt̪yɾktʃe]), cũng được gọi là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Istanbul,[15] là một ngôn ngữ được 65-73 triệu người nói trên khắp thế giới, khiến nó là ngôn ngữ được nói phổ biến nhất trong ngữ hệ Turk. Những người nói tiếng này phần lớn sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, với một số lượng nhỏ hơn ở Síp, Bulgaria, Hy Lạp và những nơi khác ở Đông Âu. Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng được nhiều người nhập cư đến Tây Âu, đặc biệt là ở Đức, sử dụng.

Ngôn ngữ này bắt nguồn từ vùng Trung Á với các ghi chép đầu tiên có niên đại gần 1200 năm trước. Về phía tây, ảnh hưởng của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman - tiền thân trực tiếp của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay - đã lan đi khi Đế quốc Ottoman mở rộng. Năm 1928, một trong các cải cách của Atatürk những năm đầu của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ là chữ Ottoman đã được thay bằng bảng chữ cái Latinh. Đồng thời Hiệp hội ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi xướng cải cách ngôn ngữ này bằng cách giảm bớt các từ vay mượn từ tiếng Ba Tưtiếng Ả Rập, thay vào đó là các từ gốc Thổ Nhĩ Kỳ và các biến thể bản địa của ngôn ngữ này.

Đặc điểm của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là sự hài hòa nguyên âm và tính chắp dính. Cấu trúc cơ bản là theo dạng "Chủ-Tân-Động" (Subject-Object-Verb). Nhiều dạng đại từ ngôi thứ hai số nhiều có thể được sử dụng cho các cá nhân như một dấu hiệu của sự tôn trọng. Danh từ trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ không phân theo lớp hay giống.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Văn bia khắc tiếng Turk cổ bằng chữ Turk cổ (chừng thế kỷ VIII). Kyzyl, Nga

Chừng 40% số người nói ngôn ngữ Turk nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.[16] Những điểm đặc trưng của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, như hòa âm nguyên âm, tính chắp dính và thiếu vắng giống ngữ pháp, cũng là điểm chung của toàn hệ. Ngữ hệ Turk bao gồm chừng 30 ngôn ngữ còn tồn tại, phân bố ở Đông Âu, Tây ÁXibia.

Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của nhóm ngôn ngữ Oghuz, một phân nhánh của ngữ hệ Turk. Người nói các ngôn ngữ Oghuz (gồm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, Turkmen, Qashqai, và Gagauz) có thể hiểu lẫn nhau trong rất nhiều trường hợp.[17]

Âm vị học

[sửa | sửa mã nguồn]
Âm vị phụ âm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn
Môi Răng Chân răng Sau
chân răng
Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
Mũi m n
Tắc p b t d (c) (ɟ) k ɡ
Tắc xát t͡ʃ d͡ʒ
Xát f v s z ʃ ʒ h
Tiếp cận (ɫ) l j
Vỗ ɾ

Các âm [c], [ɟ], và [l] là dạng phân bố bổ sung của [k], [ɡ], và [ɫ]; cụm trước xuất hiện cạnh nguyên âm trước còn cụm sau xuất hiện cạnh nguyên âm sau. Tuy vậy, sự phân bổ của những âm vị này khó đoán biết trong từ mượn và danh từ riêng.

Nguyên âm

[sửa | sửa mã nguồn]
Nguyên âm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Zimmer & Orgun (1999:155)

Các nguyên âm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, theo thứ tự trong bảng chữ cái, là ⟨a⟩, ⟨e⟩, ⟨ı⟩, ⟨i⟩, ⟨o⟩, ⟨ö⟩, ⟨u⟩, ⟨ü⟩.[18] Nguyên âm được phân biệt dựa trên ba cơ sở: trước hay sau, làm tròn hay không, và độ cao.[19] Tức [±độ lùi], [±độ tròn] và [±độ cao].[20]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The Muslim Minority of Greek Thrace”.
  2. ^ Taylor & Francis Group (2003). Eastern Europe, Russia and Central Asia 2004. Routledge. tr. 114. ISBN 978-1-85743-187-2. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2008.
  3. ^ a b “Kosova: Turkish Becomes Official Language”. ngày 25 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  4. ^ a b “Constitution of the Republic of Kosovo: Chapter 1 Article 5.2” (PDF). Republic of Kosovo. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2014.
  5. ^ “Top 30 Language Spoken in the World by Number of Speakers”.
  6. ^ Second Language Acquisition of Turkish, Ayşe Gürel, Öner Özçelik, Despina Papadopoulou, 2016
  7. ^ “Constitution of Turkish Republic of Northern Cyprus”. www.cypnet.co.uk. ngày 15 tháng 11 năm 1983. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2014.
  8. ^ “Languages of Cyprus”. CIA World Factbook. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2014.
  9. ^ a b “List of declarations made with respect to treaty No. 148”. Council of Europe. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2013.
  10. ^ “Language Rich Europe launch in Greece”. http://languagerichblog.eu. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2014. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  11. ^ “Languages of Iraq”. CIA World Factbook. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2013.
  12. ^ “Article 9 (Official Languages)”. www.servat.unibe.ch. 2007 Interim Constitution. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  13. ^ “Macedonia Overview”. Minorityrights.org. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2014.
  14. ^ “Languages of Republic of Macedonia”. CIA World Factbook. 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2013.
  15. ^ Corpus analysis and variation in... – Yuji Kawaguchi, Makoto Minegishi, Jacques Durand – Google Books. Books.google.com. 2009. ISBN 9789027207685. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2011.
  16. ^ Katzner, Kenneth (tháng 3 năm 2002). Languages of the World, Third Edition. Routledge, an imprint of Taylor & Francis Books Ltd. ISBN 978-0-415-25004-7.
  17. ^ “Language Materials Project: Turkish”. UCLA International Institute, Center for World Languages. tháng 2 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2007.
  18. ^ Nguyên âm ⟨ı⟩ thường được phiên âm là ⟨ɨ⟩ trong văn bản ngôn ngữ học.
  19. ^ Goksel, Asli; Kerslake, Celia (2005). Turkish: A Comprehensive Grammar. Routledge. tr. 24–25. ISBN 0-415-11494-2.
  20. ^ Khalilzadeh, Amir (Winter 2010). “Vowel Harmony in Turkish”. Karadeniz Araştırmaları: Balkan, Kafkas, Doğu Avrupa ve Anadolu İncelemeleri Dergisi. 6(24): 141–150 – qua Central and Eastern European Online Library.

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Printed sources

On-line sources

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Eyüboğlu, İsmet Zeki (1991). Türk Dilinin Etimoloji Sözlüğü (Etymological Dictionary of the Turkish Language) (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Sosyal Yayınları, İstanbul. ISBN 978975-7384-72-4.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  • Özel, Sevgi (1986). Atatürk'ün Türk Dil Kurumu ve Sonrası (Atatürk's Turkish Language Association and its Legacy) (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Haldun Özen and Ali Püsküllüoğlu (eds.). Bilgi Yayınevi, Ankara. OCLC 18836678.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  • Püsküllüoğlu, Ali (2004). Arkadaş Türkçe Sözlük (Arkadaş Turkish Dictionary) (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Arkadaş Yayınevi, Ankara. ISBN 975-509-053-3.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)

Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Thổ Nhĩ Kỳ

Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Bulgaria