Tiếng Pict
Tiếng Pict | |
---|---|
Khu vực | Scotland, phía bắc đường Forth-Clyde |
Mất hết người bản ngữ vào | khoảng năm 1100 CN |
Phân loại | Ấn-Âu?
|
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | xpi |
Glottolog | pict1238 [1] |
Tiếng Pict là một ngôn ngữ tuyệt chủng từng được nói bởi người Pict, một dân tộc sống ở miền đông và bắc Scotland từ cuối thời đồ sắt tới sơ kỳ Trung Cổ. Không có bất kỳ dấu tích trực tiếp nào tồn tại, trừ một số rất ít những địa danh và tên riêng tìm thấy trên các kiến trúc trong khu vực từng nằm trong Vương quốc người Pict. Tuy vậy, những gì đã biết chỉ ra rằng ngôn ngữ này có liên quan đến tiếng Britton chung mà từng được nói tại nơi ngày nay là nam Scotland, Anh và Wales. Một số ít người lại cho rằng tiếng Pict là một ngôn ngữ phi Ấn-Âu.
Tiếng Pict bị thay thế bởi tiếng Gael vào những thế kỷ sau đó. Thời vua Caustantín mac Áeda (900–943) trị vì, người ngoại quốc bắt đầu gọi vương quốc là Alba thay vì Vương quốc người Pict. Tuy tiếng Pict chẳng biến mất ngay lập tức, quá trình Gael hóa rõ ràng đã diễn ra ở thời Caustantín và trước đó nữa. Ở thời điểm nào đó, khoảng thế kỷ thứ 11, tất cả dân cư Alba đã trở thành người Scot được Gael hóa hoàn toàn, và dân tộc Pict bị lãng quên.[2]
Phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]Sự tồn tại của tiếng Pict vào thời sơ kỳ Trung Cổ được khẳng định rõ ràng trong Historia ecclesiastica gentis Anglorum của Bêđa, người xem tiếng Pict là một ngôn ngữ khác biệt với của người Briton, người Ireland, và người Anh.[3] Bêđa ghi rằng Côlumba, một người Gael, đã dùng một thông dịch viên trong cuộc truyền giáo cho người Pict. Một số giả thuyết được đưa ra về bản chất của tiếng Pict:
- Tiếng Pict là một ngôn ngữ Celt hải đảo gần gũi với tiếng Britton chung (ngôn ngữ tiền thân của tiếng Wales, tiếng Cornwall, tiếng Cumbria, và tiếng Breton). Giả thuyết này thường được chấp nhận.[4]
- Tiếng Pict là một ngôn ngữ Celt hải đảo thuộc nhóm Goldel (cùng nhóm với tiếng Ireland, tiếng Gael Scotland và tiếng Man). Giả thuyết này từng được hưởng ứng vào thế kỷ 19, nhưng nay bị bác bỏ.[4]
- Tiếng Pict là một ngôn ngữ German gần với tiếng Anh cổ. Giả thuyết này cũng bị bác bỏ.[4]
- Tiếng Pict là một ngôn ngữ phi Ấn-Âu. Giả thuyết này được hưởng ứng vào nửa đầu thế kỷ 20, nhưng nay bị nghi ngờ.[4]
Đa số học giả đồng ý rằng tiếng Pict là một ngôn ngữ Britton, một số khác cho rằng nó chỉ liên quan đến tiếng Britton chung.[4] Tiếng Pict đã phải chịu sự lấn át của tiếng Ireland cổ nói tại Dál Riata từ thế kỷ thứ 5.[4]
Tiếng Pict có lẽ đã ảnh hưởng lên sự phát triển của tiếng Gael Scotland hiện đại. Điều này rõ ràng nhất ở từ mượn, nhưng quan trọng hơn là sự ảnh hưởng lên cú pháp tiếng Gael Scotland, thứ mang ít nhiều ảnh hưởng của các ngôn ngữ Britton.[5]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Pictish”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Broun, "Dunkeld", Broun, "National Identity", Forsyth, "Scotland to 1100", pp. 28–32, Woolf, "Constantine II"; cf. Bannerman, "Scottish Takeover", passim, representing the "traditional" view.
- ^ Bede HE I.1; references to Pictish also at several other points in that text.
- ^ a b c d e f Forsyth 2006, tr. 1447; Forsyth 1997; Fraser 2009, tr. 52–53; Woolf 2007, tr. 322–340
- ^ Forsyth 2006, tr. 1447; Woolf 2007, tr. 322–340
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Armit, Ian (1990), Beyond the Brochs: Changing Perspectives on the Atlantic Scottish Iron Age, Edinburgh: Edinburgh University Press
- Bede, Ecclesiastical History of England Book 1, Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2009, truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2012
- Chalmers, George (1807). Caledonia: or a historical and topographical account of North Britain, from the most ancient to the present times with a dictionary of places chorographical and philological. 1 . Paisley: Alex. Gardner.
- Cowan, E.J. (2000), “The invention of Celtic Scotland”, trong Cowan, E.J.; McDonald, R.A. (biên tập), Alba: Celtic Scotland in the Medieval era, East Linton, Scotland: Tuckwell Press Ltd, tr. 1–23
- Ferguson, William (1991), “George Buchanan and the Picts”, Scottish Tradition, XVI, tr. 18–32, truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2012
- Forsyth, K. (1995a), Nicoll, E.H.; Forsyth, K. (biên tập), “Language in Pictland: spoken and written”, A Pictish panorama: the story of the Picts, Brechin, Scotland: Pinkfoot Press, truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2012
- Forsyth, K. (1995b), “The ogham-inscribed spindle-whorl from Buckquoy: evidence for the Irish language in pre-Viking Orkney?” (PDF), Proceedings of the Society of Antiquaries of Scotland, 125: 677–96, truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2012
- Forsyth, K. (1997), Language in Pictland: the case against 'non-Indo-European Pictish (PDF), Utrecht: de Keltische Draak, truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2010
- Forsyth, K. (1998), “Literacy in Pictish”, trong Pryce, H. (biên tập), Literacy in medieval Celtic societies (PDF), Cambridge: Cambridge University Press, truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2012
- Forsyth, K. (2006), Koch, John T. (biên tập), “Pictish Language and Documents”, Celtic culture: A historical encyclopedia, Volume 1, Santa Barbara, California: ABC-CLIO, Inc.
- Fraser, J. (1923), History and etymology: an inaugaral lecture delivered before the University of Oxford on ngày 3 tháng 3 năm 1923, Oxford: Clarendon Press
- Fraser, James E. (2009), “From Caledonia to Pictland: Scotland to 795”, The New Edinburgh History of Scotland, Edinburgh University Press, 1
- Greene, D (1966), “The Making of Insular Celtic”, Proceedings of the Second International Congress of Celtic Studies, Cardiff: University of Wales Press, tr. 123–136
- Hamp, Eric P. (2013), “The Expansion of the Indo-European Languages: An Indo-Europeanist's Evolving View” (PDF), Sino-Platonic Papers, 239: 6–14, truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2014
- Jackson, K. (1955), “The Pictish Language”, trong Wainwright, F.T. (biên tập), The Problem of the Picts, Edinburgh: Nelson, tr. 129–166
- Jackson, Kenneth (1977), “The ogam inscription on the spindle whorl from Buckquoy, Orkney” (PDF), Proceedings of the Society of Antiquaries of Scotland, 108: 221–222, truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2012
- Koch, John T. (1983), “The Loss of Final Syllables and Loss of Declension in Brittonic”, The Bulletin of the Board of Celtic Studies, University of Wales Press., XXX
- Macalister, R.A.S. (1940), “The Inscriptions and Language of the Picts”, trong Ryan, J (biên tập), Essays and Studies Presented to Professor Eoin MacNeill (Feil-Sgribhinn Edin mhic Neill), Dublin, tr. 184–226
- MacBain, Alexander (1892), “Ptolemy's geography of Scotland” (PDF), Transactions of the Gaelic Society of Inverness, 18, tr. 267–288, truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2012
- MacNeill, E. (1939), “The Language of the Picts”, Yorkshire Celtic Studies, 2: 3–45
- Nicolaisen, W.F.H. (2001), Scottish Place-Names, Edinburgh: John Donald
- Okasha, E. (1985), “The Non-Ogam Inscriptions of Pictland”, Cambridge Medieval Celtic Studies, 9: 43–69
- Piggot, S (1955), “The Archaeological Background”, trong Wainwright, F.T. (biên tập), The Problem of the Picts, Edinburgh: Nelson, tr. 54–65
- Pinkerton, John (1789), An enquiry into the history of Scotland: preceding the reign of Malcolm III or the year 1056 including the authentic history of that period , Edinburgh: James Ballantyne and co., truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2010
- Price, G (2000), Languages in Britain and Ireland, Oxford: Blackwell, truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2010
- Rhys, J (1892), “The inscriptions and language of the Northern Picts” (PDF), Proceedings of the Society of Antiquaries of Scotland, 26: 263–351
- Rhys, J (1898), “A revised account of the inscriptions of the Northern Picts” (PDF), Proceedings of the Society of Antiquaries of Scotland, 32: 324–398
- Servius, Servii Grammatici in Vergilii Aeneidos Librum Quartum Commentarius, truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2014
- Sibbald, Robert (1710), The history, ancient and modern, of the Sheriffdoms of Fife and Kinross., truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2012
- Skene, W.F. (1836), The Highlanders of Scotland, their origin, history and antiquities; with a sketch of their manners and customs and an account of the clans into which they were divided and the state of society which existed among them, 1, London: John Murray
- Smyth, Alfred P. (1984), “Warlords and Holy Men”, New History of Scotland, Edinburgh: Edward Arnold (Publishers) Ltd.
- Stokes, W. (1890), “On the Linguistic Value of the Irish Annals”, Transactions of the Philological Society of London, 21: 365–433, truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2010
- Virgil, Aeneid, truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2014
- Watson, W.J. (1926), Celtic Place Names of Scotland, Birlinn (2004 reprint)
- Williams, I. (1961), Y Gododdin, Cardiff: University of Wales Press
- Woolf, Alex (1998), “Pictish matriliny reconsidered”, The Innes Review, 49, tr. 147–167, truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2012
- Woolf, Alex (2007), “From Pictland to Alba 789 - 1070”, The New Edinburgh History of Scotland, Edinburgh University Press, 2
- Zimmer, H. (1898), “Matriarchy among the Picts”, trong Henderson, G. (biên tập), Leabhar nan Gleann, Edinburgh: Norman Macleod, truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2010