Bước tới nội dung

Tiếng Hmu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Hmu
Miêu Kiềm Đông
Miêu Đen, hveb Hmub
Phát âm[m̥ʰū]
Sử dụng tạiTrung Quốc
Khu vựcQuý Châu
Tổng số người nói2,1 triệu
Dân tộcChủ yếu Miêu, một số người Dao
Phân loạiH'Mông-Miền
Dạng chuẩn
Miêu chuẩn
Hệ chữ viếtLatin
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3tùy trường hợp:
hea – Bắc
hmq – Đông
hms – Nam
neo – Ná-Meo
Glottologeast2369[1]

Tiếng Hmu (hveb Hmub), còn được gọi là Miêu Kiềm Đông (黔东 Miêu Đông Quý Châu), Miêu Trung, H'Mông Đông, hoặc (hơi mơ hồ) Miêu Đen, là một cụm phương ngữ trong ngữ tộc H'môngTrung Quốc và Đông Bắc Việt Nam. Phương ngữ đã được nghiên cứu kỹ nhất là ở làng Dưỡng Hao (养蒿), huyện Đài Giang, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.

Khách Nỗ 咯努, một phương ngữ Hmu, có 11.450 người nói (tính đến năm 2000), cư trú ở phía nam thành phố Khải Lý, Quý Châu [2]. Người Khách Nỗ khác biệt về mặt dân tộc với người Hmu khác.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Các từ đồng nghĩa bao gồm m̥ʰu33Khải Lý, mo33 ở huyện Cẩm Bình, mu13 ở huyện Thiên Trụ, m̥ə33 ở huyện Hoàng Bình, qa33 nəu13 ở một số khu vực của Kiềm Đông Nam (theo Miêu Ngữ Giản Chí 苗语简志 1985), và ta11 mu11 tại huyện tự trị dân tộc Miêu Dung Thủy, Quảng Tây [3].

Tại Việt Nam tiếng Na-Miểu được nói bởi người H'Mông ở xã Cao Minh huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn có thể liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ này [4].

Phụ âm Hmu Bắc
Đôi Môi Chân răng Chân răng
vòm hóa
Ngạc mềm Lưỡi gà Thanh hầu
Mũi hữu thanh m /m/ n /n/ ni /nʲ/ ng /ŋ/
bật hơi hm /m̥ʰ/ hn /n̥ʰ/ hni /n̥ʲʰ/
Tắc tenuis b /p/ d /t/ di /tʲ/ g /k/ gh /q/ (/ʔ/)
bật hơi p /pʰ/ t /tʰ/ ti /tʲʰ/ k /kʰ/ kh /qʰ/
Tắc xát tenuis z /ts/ j /tɕ/
bật hơi c /tsʰ/ q /tɕʰ/
Xát
giữa lưỡi
hữu thanh w /v/ r /z/ y /ʑ/ v /ɣ/
tenuis f /f/ s /s/ x /ɕ/ h /h/
bật hơi hf /fʰ/ hs /sʰ/ hx /ɕʰ/ hv /xʰ/
Xát
cạnh lưỡi
tenuis dl /ɬ/ dli /ɬʲ/
bật hơi hl /ɬʰ/ hli /ɬʲʰ/
Tiếp cận cạnh lưỡi l /l/ li /lʲ/

Không có sự phân biệt giữa âm [ʔ] với phụ âm đầu vắng mặt (nghĩa là, nếu chúng ta chấp nhận /ʔ/ là âm vị phụ âm thì có từ nào bắt đầu bằng nguyên âm trong tiếng H'mu). Âm [ʔ] chỉ gặp trong từ mang thanh 1, 3, 5, 7.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “East Hmongic”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Qanu Peoples[liên kết hỏng]. Truy cập 1/04/2019.
  3. ^ Guangxi Minority Languages Orthography Committee. 2008. Vocabularies of Guangxi ethnic languages [广西民族语言方音词汇]. Beijing: Nationalities Publishing House [民族出版社].
  4. ^ Nguyễn Văn Thắng (2007). Ambiguity of Identity: The Mieu in North Vietnam. Chiang Mai: Silkworm Books.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]