Bước tới nội dung

Tiếng Albania

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tiếng An-ba-ni)
Tiếng Albania
shqip
gjuha shqipe
Phát âm[ʃc͡çip]
Sử dụng tạiAlbania, Hy Lạp, Kosovo, Ý, Montenegro, Bắc Macedonia, Serbia
Tổng số người nói5,37 triệu ở Balkan (2011)
Dân tộcNgười Albania
Phân loạiẤn-Âu
  • Tiếng Albania
Ngôn ngữ tiền thân
Albania nguyên thủy
  • Tiếng Albania
Phương ngữ
Istria
Hệ chữ viếtLatinh (biến thể tiếng Albania)
Hệ chữ nổi Albania
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Albania
 Kosovo
 Montenegro[a]
 Bắc Macedonia[a][1]
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại
Quy định bởiBan Khoa học Xã hội và Albania học của Viện hàn lâm Khoa học Albania
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1sq
alb (B)
sqi (T)
ISO 639-3tùy trường hợp:
aae – Arbëresh
aat – Arvanitika
aln – Gheg
als – Tosk
Glottologalba1267[2]
Linguasphere55-AAA-aaa to 55-AAA-ahe (25 varieties)
Phân bố của phương ngữ tiếng Albania.
(Vùng tô màu không nhất thiết là nơi tiếng Albania là ngôn ngữ số đông.)
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Albania (shqip [ʃc͡çip] hay gjuha shqipe [ɟ͡ʝuha ˈʃc͡çipɛ]) là một Ấn-Âu, là ngôn ngữ của người Albania miền Balkan và của kiều dân Albaniachâu Mỹ, (những nơi khác ở) châu Âuchâu Đại Dương.[3] Đây là ngôn ngữ của chừng 7,5 triệu người,[4] nằm trong một nhánh riêng trong hệ Ấn-Âu, không có quan hệ gần gũi với ngôn ngữ nào.[5]

Được ghi chép lại lần đầu vào thế kỷ XV, tiếng Albania là nhánh ngôn ngữ Ấn-Âu cuối cùng xuất hiện trên tư liệu viết. Đây là một lý do mà nguồn gốc chính xác của nó từ lâu đã là vấn đề tranh luận trong giới ngôn ngữ họcsử học.[5] Tiếng Albania được cho hậu duệ của một ngôn ngữ Cổ Balkan thời xa xưa. Vì lý do địa lý-lịch sử hơn là ngôn ngữ, có nhiều sử gia và nhà ngôn ngữ học cho rằng tiếng Albania có lẽ bắt nguồn từ một phương ngữ Illyria miền nam[6] từng nói ở khu vực cùng tên vào thời Cổ đại Hy-La. Giả thuyết khác lại cho rằng tiếng Albania là "con cháu" của tiếng Thracia hay tiếng Dacia (những ngôn ngữ cổ khác nói xa hơn về phía đông so với tiếng Albania).[5][7] Hiện ta vẫn chưa có đủ hiểu biết để khẳng định hay bác bỏ các giả thuyết trên.[8]

Phân bố địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Các phương ngữ ở Albania

Tiếng Albania là ngôn ngữ của hơn 7 triệu người, sống chủ yếu ở Albania, Kosovo, Hy Lạp, Ý, Bắc MacedoniaMontenegro. Tuy nhiên, do số kiều dân Albania lớn, tiếng Albania có mặt ở khá nhiều quốc gia.

Tiếng Albania là ngôn ngữ chính thức của AlbaniaKosovo, ngôn ngữ đồng chính thức ở Bắc Macedonia. Nó là ngôn ngữ thiểu số được công nhận ở Croatia, Ý, Montenegro, RomâniaSerbia. Ở Hy Lạp, cộng đồng người Albania tập trung ở ThesprotiaPreveza cũng như vài ngôi làng tại IoanninaFlorina.[9] Ngoài ra, nó cũng là ngôn ngữ của 450.000 người nhập cư gốc Albania (di cư đến gần đây hơn) ở Hy Lạp.

Tiếng Albania trở thành ngôn ngữ chính thức của Bắc Macedonia vào năm 2019.[10]

Phương ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Albania gồm hai phương ngữ chính riêng rẽ, Tosk nói ở miền nam, Gheg nói ở miền bắc.[11] Tiếng Albania chuẩn dựa trên phương ngữ Tosk. Sông Shkumbin là đường phân chia xấp xỉ giữa hai phương ngữ.[12]

Gheg được chia ra làm bốn tiểu phương ngữ: Gheg Tây Bắc, Gheg Đông Bắc, Gheg Trung, Gheg Nam. Nó được nói chủ yếu ở bắc Albania, khắp Montenegro, Kosovo và tây bắc Bắc Macedonia. Một tiểu phương ngữ khác biệt là phương ngữ Thượng Reka (tuy vẫn nằm trong Gheg Trung). Ở Croatia, có một phương ngữ kiều dân là phương ngữ Arbanasi.

Tosk tách làm năm tiểu phương ngữ: Tosk Bắc (đông người nói nhất), Labërisht, Çam, Arvanitika, Arbëresh. Tosk được nói ở nam Albania, tây nam Bắc Macedonia, Hy Lạp. Tiếng Albania Cham được nói ở tây bắc Hy Lạp, còn Arvanitika nói ở miền nam Hy Lạp. Arbëresh là ngôn ngữ của người Arbëreshë, hậu duệ của người Albania nhập cư đến Ý vào thế kỷ XV-XVI, hiện diện trong những cộng đồng nhỏ ở SiciliaCalabria.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Language and alphabet Article 13”. Constitution of Montenegro. WIPO. ngày 19 tháng 10 năm 2007. Serbian, Bosnian, Albanian and Croatian shall also be in the official use.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Albanian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Fatjona Mejdini (ngày 3 tháng 5 năm 2013). “Albania Aims to Register its Huge Diaspora”. Balkan Insight. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2017.
  4. ^ Rusakov 2017, tr. 552.
  5. ^ a b c Fortson IV 2011, tr. 446.
  6. ^
    • Ceka 2005, tr. 40–42, 59
    • Thunmann, Johannes E. "Untersuchungen uber die Geschichte der Oslichen Europaischen Volger". Teil, Leipzig, 1774.
    • see Malcolm, Noel. Origins: Serbs, Vlachs, and Albanians. Malcolm is of the opinion that the Albanian language was an Illyrian dialect preserved in Dardania and then it (re-?)conquered the Albanian lowlands
    • Indo-European language and culture: an introduction By Benjamin W. Fortson Edition: 5, illustrated Published by Wiley-Blackwell, 2004 ISBN 1-4051-0316-7, ISBN 978-1-4051-0316-9
    • Stipčević, Alexander. Iliri (2nd edition). Zagreb, 1989 (also published in Italian as "Gli Illiri")
    • NGL Hammond The Relations of Illyrian Albania with the Greeks and the Romans. In Perspectives on Albania, edited by Tom Winnifrith, St. Martin’s Press, New York 1992
    • Encyclopedia of Indo-European culture By J. P. Mallory, Douglas Q. Adams Edition: illustrated Published by Taylor & Francis, 1997 ISBN 1-884964-98-2, ISBN 978-1-884964-98-5
  7. ^ Villar, Francisco (1996). Los indoeuropeos y los orígenes de Europa (bằng tiếng Tây Ban Nha). Madrid: Gredos. tr. 313–314, 316. ISBN 84-249-1787-1.
  8. ^ Mallory & Adams 1997, tr. 9;Fortson 2004
  9. ^ Euromosaic project (2006). “L'arvanite/albanais en Grèce” (bằng tiếng Pháp). Brussels: European Commission. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2016.
  10. ^ “Macedonia's Albanian-Language Bill Becomes Law”. RadioFreeEurope/RadioLiberty. Truy cập 11 tháng 6 năm 2023.
  11. ^ Gjinari, Jorgji. Dialektologjia shqiptare
  12. ^ Concise Encyclopedia of Languages of the World By Keith Brown, Sarah Ogilvie Contributor Keith Brown, Sarah Ogilvie Edition: illustrated Published by Elsevier, 2008 ISBN 0-08-087774-5, ISBN 978-0-08-087774-7