Bước tới nội dung

Thor amboinensis

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thor amboinensis
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Phân ngành (subphylum)Crustacea
Lớp (class)Malacostraca
Bộ (ordo)Decapoda
Họ (familia)Hippolytidae
Chi (genus)Thor
Loài (species)T. amboinensis
Danh pháp hai phần
Thor amboinensis
(de Man, 1888)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Hippolyte amboinensis de Man, 1888
  • Thor discosomatis Kemp, 1916

Thor amboinensis là một loài tôm thuộc chi Thor trong họ Hippolytidae. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1888.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh trong danh pháp được đặt theo tên gọi của đảo Ambon (thuộc quần đảo Maluku, Indonesia), nơi mà loài này được phát hiện (–ensis: hậu tố biểu thị nơi chốn).

Phạm vi phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

T. amboinensis được tìm thấy ở các vùng biển nhiệt đớicận nhiệt đới của Ấn Độ Dương, Thái Bình DươngĐại Tây Dương. Loài này sống ở độ sâu đến ít nhất là 60 m.[1]

T. amboinensis là một loài tôm nhỏ và có thể phát triển đến chiều dài khoảng 13 mm. Mắt ngắn, không bị che khuất bởi mai của chúng. có màu nâu với các đốm màu trắng được viền màu xanh lam. Phần bụng và đuôi thường cong ngược lên về phía đầu của chúng.[2]

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

T. amboinensis hình thành mối quan hệ cộng sinh với nhiều loài hải quỳsan hô của họ Fungiidae, điển hình là loài Heliofungia actiniformis.[3] Một số loài hải quỳ cộng sinh được biết đến của T. amboinensisAntheopsis papillosa (= Heteractis malu),[4] Stichodactyla gigantea,[5] Stichodactyla haddoni,[6] Stichodactyla helianthus,[7] L. danae (= Lebrunia neglecta) và Bartholomea annulata,[8] cũng như Cryptodendrum adhaesivum.

T. amboinensis cái mang trứng đã được thụ tinh dưới bụng cho đến khi chúng nở. Trước khi trải qua quá trình biến thái, tôm ấu trùng bị thu hút bởi các tín hiệu hóa học mà hải quỳ truyền đi trong nước và bởi tín hiệu thị giác từ bản thân khiến chúng đến định cư tại loài hải quỳ đó. Trong các thí nghiệm, T. amboinensis tỏ ra thích những loài hải quỳ mà tôm bố mẹ của chúng đã được thu thập.[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ M. L. D. Palomares và D. Pauly (chủ biên). Thông tin Thor amboinensis trên SeaLifeBase. Phiên bản tháng 8 năm 2021.
  2. ^ Genna Ruzanski; James B. Wood (biên tập). “Squat Shrimp (Thor amboinensis)”. The Cephalopod Page. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2021.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  3. ^ Bos, Arthur R.; Hoeksema, Bert W. (2015). “Cryptobenthic fishes and co-inhabiting shrimps associated with the mushroom coral Heliofungia actiniformis (Fungiidae) in the Davao Gulf, Philippines” (PDF). Environmental Biology of Fishes. 98 (6): 1479–1489. doi:10.1007/s10641-014-0374-0. ISSN 1573-5133.
  4. ^ Sarver, Dale (1979). “Larval Culture of the Shrimp Thor amboinensis (De Man, 1888) with Reference to Its Symbiosis with the Anemone Antheopsis papillosa (Kwietniewski, 1898)”. Crustaceana. 5: 176–178. ISSN 0167-6563.
  5. ^ Hayes, Floyd E.; Painter, Brandon J. (2016). “Ectosymbionts of the Sea Anemone Stichodactyla gigantea at Kosrae, Micronesia” (PDF). Animal Systematics, Evolution and Diversity. 32 (2): 112–117. doi:10.5635/ASED.2016.32.2.112. ISSN 2234-6953.
  6. ^ Khan, Ritindra N.; Becker, Justine H.A.; Crowther, Andrea L.; Lawn, Ian D. (2004). “Spatial distribution of symbiotic shrimps (Periclimenes holthuisi, P. brevicarpalis, Thor amboinensis) on the sea anemone Stichodactyla haddoni (PDF). Journal of the Marine Biological Association of the UK. 84 (1): 201–203. doi:10.1017/S0025315404009063h. ISSN 0025-3154.
  7. ^ Colombara, Alexandra M; Quinn, David; Chadwick, Nanette E (2017). “Habitat segregation and population structure of Caribbean sea anemones and associated crustaceans on coral reefs at Akumal Bay, Mexico” (PDF). Bulletin of Marine Science. 93 (4): 1025–1047. doi:10.5343/bms.2017.1020. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ William Herrnkind, Gregg Stanton & Edwin Conklin (1976). “Initial characterization of the commensal complex associated with the anemone, Lebrunia danae, at Grand Bahama”. Bulletin of Marine Science. 26 (1): 65–71.
  9. ^ Guo, Chau-Chih; Hwang, Jiang-Shiou; Fautin, Daphne Gail (1996). “Host selection by shrimps symbiotic with sea anemones: A field survey and experimental laboratory analysis”. Journal of Experimental Marine Biology and Ecology. 202 (2): 165–176. doi:10.1016/0022-0981(96)00020-2. ISSN 0022-0981.