Bước tới nội dung

Thơ Đường

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thi pháp thơ Đường)

Thơ Đường hay Đường thi (chữ Hán: 唐詩) là toàn bộ thơ ca đời Đường được các nhà thơ người Trung Quốc sáng tác trong khoảng từ thế kỉ 7 - 10 (618 - 907). Các sáng tác của hàng nghìn nhà thơ đời Đường được bảo tồn trong cuốn Toàn Đường thi gồm 48.900 bài. Đời Thanh chọn 300 bài do Hành Đường thoái sĩTrần Uyển Tuấn bổ chú thành Đường thi tam bách thủ được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc, Việt Nam...

Các giai đoạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Thơ Đường có thể chia ra làm 4 giai đoạn: Sơ Đường (618 - 713), Thịnh Đường (714 - 766), Trung Đường (766 - 835), Vãn Đường (835 - 907).

Thời Sơ Đường, các nhà thơ mệnh danh là "Tứ kiệt" gồm Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân, Lạc Tân VươngVương Bột đã đổi được phần nào phong khí uỷ mị của thơ các triều đại trước. Tới Trần Tử Ngang thì có phong trào đổi mới thi ca theo tinh thần phong nhã của "Kinh thi" và "phong cốt Hán Nguỵ", chủ trương làm thơ phải có "ký thác", nghĩa là nói lên tâm tình của mình, ghi lại cảm xúc thật sự của mình trước hiện thực đời sống, bỏ hẳn thơ sắc tình đời Lục triều, và thơ ca công tụng đức, thơ ứng chế của một số nhà thơ đầu đời Đường như Thẩm Thuyên Kỳ, Tống Chi Vấn. Các nhà thơ sau Trần Tử Ngang làm thơ "ký thác" đều theo 2 khuynh hướng chính là trữ tình, lãng mạn, hoặc hiện thực xã hội. Ba đại biểu lớn là Lý Bạch, Đỗ PhủBạch Cư Dị.

Màu sắc phong cách của các nhà thơ đời Đường rất khác nhau, tuỳ người sáng tác theo đạo Nho, đạo Phật hoặc theo Lão Trang.

Thơ Đường có loại thơ như sau: "biên tái" (Cao Thích, Sầm Than sáng tác), thơ "điền viên" (Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên sáng tác), thơ "tân nhạc phủ" (Bạch Cư Dị, Nguyên Chẩn sáng tác), thơ "chính nhạc phủ" đời Vãn Đường (sáng tác Bì Nhật Hưu, Đỗ Tuấn Hạc) và theo khuynh hướng hiện thực (Đỗ PhủBạch Cư Dị sáng tác).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]