Thiệu Quang
Thiệu Quang
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Thiệu Quang | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Bắc Trung Bộ | |
Tỉnh | Thanh Hóa | |
Huyện | Thiệu Hóa | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 19°55′24″B 105°45′37″Đ / 19,9234°B 105,7603°Đ | ||
| ||
Diện tích | 6,85 km²[1] | |
Dân số (2022) | ||
Tổng cộng | 6.109 người[1] | |
Mật độ | 891 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 15811[2] | |
Website | thieuquang | |
Thiệu Quang là một xã thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Thiệu Quang nằm ở phía đông bắc huyện Thiệu Hóa, thuộc hữu ngạn sông Mã, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Hoằng Hóa
- Phía tây giáp xã Thiệu Hợp và xã Thiệu Giang
- Phía nam giáp xã Thiệu Thịnh
- Phía bắc giáp huyện Yên Định.
Xã Thiệu Quang có diện tích 6,85 km², dân số năm 2022 là 6.109 người,[1] mật độ dân số đạt 891 người/km².
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Thiệu Quang được chia thành 6 thôn: Châu Trướng, Nhân Cao 1, Nhân Cao 2, Trí Cường 1, Trí Cường 2, Trí Cường 3.[3]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Vùng đất thuộc xã Thiệu Quang ngày nay, vào đầu thế kỉ 19 là các thôn thuộc tổng Hải Quật, huyện Yên Định và tổng Phùng Cầu, huyện Thụy Nguyên, phủ Thiên[4]: Châu Trướng (tên nôm là làng Nồi hoặc Chiềng Nồi, đầu thế kỉ 19 thuộc xã Ngọc Trướng, tổng Hải Quật), Chí Cường (tên nôm là làng Tử, đầu thế kỉ 19 là Lỗ Tự thuộc tổng Phùng Cầu, sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đổi thành Tự Cường rồi Chí Cường), Nhân Cao (tên nôm là làng Ngói, trước đây là Như Lăng), Làng Mới (còn gọi là Cồn Cát, thành lập sau 1945).
Đến trước Cách mạng tháng Tám (1945), các thôn xã nói trên thuộc huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Hóa.
Cuối năm 1945, huyện Thụy Nguyên đổi thành huyện Thiệu Hóa.
Sau năm 1945, các thôn làng nêu trên thuộc xã Quảng Thịnh, huyện Thiệu Hóa. Năm 1953, xã Quảng Thịnh chia thành các xã Thiệu Quang, Thiệu Thịnh và một phần xã Thiệu Hợp.[5]
Năm 1977, xã Thiệu Quang cùng với các xã phía bắc sông Chu của huyện Thiệu Hóa sáp nhập với huyện Yên Định thành huyện Thiệu Yên.[6]
Năm 1996, xã Thiệu Quang thuộc huyện Thiệu Hóa mới tái lập.[7]
Xã hội
[sửa | sửa mã nguồn]Giáo dục: Xã Thiệu Quang là nơi có trường THPT Nguyễn Quán Nho.
Văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]- Đền thờ và mộ tướng Trần Lựu trong khởi nghĩa Lam Sơn.[4]
- Cây đa Phù Nghĩa, dấu tích của nghĩa quân Lam Sơn.[4]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c “Bản tin nội bộ tháng 8 năm 2023”. Cổng thông tin điện tử huyện Thiệu Hóa. tháng 8 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2023.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ UBND tỉnh Thanh Hóa (8 tháng 4 năm 2020). “Quyết định số 1238/QĐ-UBND năm 2020 về phân loại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2022.
- ^ a b c Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá (2000). Tên làng xã Thanh Hóa, tập I. Nhà xuất bản Thanh Hóa. tr. 149.
- ^ Phạm Tấn (chủ biên) (2010). Địa chí huyện Thiệu Hóa. Hà Nội: Khoa học xã hội. tr. 124-125.
- ^ Quyết định số 177-CP ngày 05 tháng 7 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa.
- ^ Nghị định số 72-CP ngày 18 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Quan Hoá, Như Xuân, Đông Sơn, Thiệu Yên thuộc tỉnh Thanh Hóa.