Thiều Quy Linh
Giao diện
Thiều Quy Linh | |
---|---|
Lại bộ hữu thị lang | |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1479 |
Nơi sinh | Thanh Hóa, Việt Nam |
Mất | 1527 (47–48 tuổi) |
Giới tính | Nam |
Học vấn | Hoàng giáp |
Chức quan | Lại bộ hữu thị lang |
Quốc gia | Đại Việt |
Thời kỳ | Lê sơ, Mạc |
Thiều Quy Linh (1479 – 1527)[1] là một Lại bộ hữu thị lang thời Lê sơ,[1][2] đỗ tiến sĩ (hoàng giáp)[3][4] năm 1505.[5][a]
Thân thế
[sửa | sửa mã nguồn]Thiều Quy Linh, sinh năm 1479,[1] là người Doãn Xá, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa).[2][5]
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Ông đậu hoàng giáp[3][6] khoa Ất Sửu năm Đoan Khánh (1505)[1][4][a] vào năm 26 tuổi. Ông làm đến chức thị lang bộ Lại. Khi đi sứ Minh về thì nhà Mạc giành ngôi nhà Lê sơ.[2][5] Do Mạc Đăng Dung lên ngôi, ông chửi mắng Đăng Dung và về cầu Lung Nhĩ tự vẫn.[5][7]
Nhận định
[sửa | sửa mã nguồn]Phan Huy Chú có viết một mục về ông trong Lịch triều hiến chương loại chí phần "Nhân vật chí", ở quyển "Bề tôi tiết nghĩa".[5]
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d Nguyễn Khắc Thuần 2007, tr. 418
- ^ a b c d Trần Tuấn Khải 1960, tr. 103
- ^ a b Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (Việt Nam) 2003, tr. 396
- ^ a b Hoàng Xuân Hãn 2003
- ^ a b c d e Phan Huy Chú 2014, tr. 414
- ^ Viện khoa học xã hội Việt Nam 2011, tr. 138.
- ^ Viện Sử học (Việt Nam) 2004, tr. 4.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Hoàng Xuân Hãn (2003), Lý Thường Kiệt, lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
- Nguyễn Khắc Thuần (2007), Tiến trình văn hóa Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ XIX, Nhà xuất bản Giáo dục
- Trần Tuấn Khải (1960), Đại-nam nhất-thống-chí, tỉnh Thanh-hóa, tập 1-2, Nha Văn-hóa, Bộ Quốc-gia Giáo-dục
- Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (Việt Nam) (2003), Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh: Lý Thường Kiệt (lịch sử - ngoại giao và tông giáo triều Lý); La Sơn phu tử; Lịch Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
- Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng (biên tập), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2
- Viện khoa học xã hội Việt Nam (2011), Nhà nước phong kiến Việt Nam với việc sử dụng các đại khoa học vị tiến sĩ, (1075-1919), Nhà xuất bản Khoa học xã hội
- Viện Sử học (Việt Nam) (2004), Nghiên cứu lịch sử, số 338-343, Viện Sử học