Thanh long
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz) | |||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Năng lượng | 50 kcal (210 kJ) | ||||||||||||||||||||||
9-14 g | |||||||||||||||||||||||
Chất xơ | 0,3-0,9 g | ||||||||||||||||||||||
0,1-0,6 g | |||||||||||||||||||||||
0,15-0,5 g | |||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||
Thành phần khác | Lượng | ||||||||||||||||||||||
Nước | 80 | ||||||||||||||||||||||
Các giá trị nêu trên có thể thay đổi theo giống và điều kiện trồng trọt. | |||||||||||||||||||||||
† Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[1] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[2] |
Thanh long là trái cây của một vài loài được trồng chủ yếu để lấy quả, thuộc họ Xương rồng, bộ Cẩm chướng. Thanh long là loài thực vật bản địa tại México, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, loài cây này cũng được trồng ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia (đặc biệt là ở miền tây đảo Java); miền nam Trung Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác.
Loài
[sửa | sửa mã nguồn]Quả của thanh long hiện có ba loại, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá.[cần dẫn nguồn] Chúng có tên gọi khoa học như sau:
- Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus, ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ.
- Hylocereus costaricensis (đồng nghĩa: Hylocereus polyrhizus) thuộc chi Hylocereus, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ.
- Hylocereus megalanthus, trước đây được coi là thuộc chi Selenicereus, ruột trắng với vỏ vàng.
- Hylocereus undatus costaricensis thuộc chi Hylocereus, ruột tím hồng với vỏ hồng hay đỏ.
Thông tin dinh dưỡng
[sửa | sửa mã nguồn]Thành phần axit béo của hai giống thanh long:[3]
Hylocereus costaricensis (thanh long ruột đỏ) |
Hylocereus undatus (thanh long ruột trắng, vỏ đỏ) | |
---|---|---|
Axit myristic | 0,2% | 0,3% |
Axit palmitic | 17,9% | 17,1% |
Axit stearic | 5,49% | 4,37% |
Axit palmitoleic | 0,91% | 0,61% |
Axit oleic | 21,6% | 23,8% |
Cis-Axit vaccenic | 3,14% | 2,81% |
Axit linoleic | 49,6% | 50,1% |
Axit linolenic | 1,2% | 0,98% |
Trồng tại Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Loại ruột trắng vỏ hồng hay đỏ được trồng rộng rãi ở các tỉnh như Bình Thuận, Long An, Tiền Giang v.v. Loại ruột đỏ vỏ đỏ được nghiên cứu và lai tạo bởi Viện Cây Ăn Quả Miền Nam SOFRI (ấp Đông, xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) hiện nay đã được trồng rộng rãi và phổ biến khắp các tỉnh tập trung ở Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, Quảng Ngãi... Bên cạnh đó hiện nay giống thanh long ruột tím hồng cũng được nghiên cứu và lai tạo bởi Viện Cây Ăn Quả Miền Nam cũng đã được đưa vào trồng đại trà.[cần dẫn nguồn]
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Thanh Long ở Ninh Thuận
-
Quả thanh long ở Hà Nội (được cắt ra làm hai)
-
Hoa thanh long trên cây
-
Thanh long vỏ vàng, ruột trắng
-
Cây thanh long
-
Hạt thanh long (đỏ)
-
Thanh long đỏ cắt đôi
-
Cây thanh long còn nhỏ
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
- ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Ariffin et al. [2008]