Thanh Nưa
Thanh Nưa
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Thanh Nưa | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Tây Bắc Bộ | |
Tỉnh | Điện Biên | |
Huyện | Điện Biên | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 21°27′13″B 102°57′13″Đ / 21,45361°B 102,95361°Đ | ||
| ||
Diện tích | 26,35 km²[1] | |
Dân số (2022) | ||
Tổng cộng | 4.492 người[1] | |
Mật độ | 170 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 03322[2] | |
Thanh Nưa là một xã thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Thanh Nưa nằm ở phía bắc huyện Điện Biên, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp thành phố Điện Biên Phủ
- Phía tây giáp Lào
- Phía nam giáp xã Thanh Luông và thành phố Điện Biên Phủ
- Phía bắc giáp xã Hua Thanh.
Xã Thanh Nưa có diện tích 26,35 km², dân số năm 2022 là 4.492 người,[1] mật độ dân số đạt 170 người/km².
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Thanh Nưa được chia thành 13 bản: Hua Ná, Mển, Pom Khoang, Nà Lốm, Co Ké (Giảng), Độc Lập, Hạ, On, Phiêng Ban, Tông Khao, Co Pao, Hồng Lạnh, Thanh Bình – Co Rốm.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 26 tháng 9 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2003/NĐ-CP[3] về việc điều chỉnh 251 ha diện tích tự nhiên và 2.627 nhân khẩu của xã Thanh Nưa về thành phố Điện Biên Phủ để thành lập phường Thanh Trường.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Thanh Nưa thuộc huyện Điện Biên còn lại 10.099 ha diện tích tự nhiên và 5.301 nhân khẩu.
Ngày 25 tháng 8 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP[4] về việc thành lập xã Hua Thanh trên cơ sở điều chỉnh 7.217,93 ha diện tích tự nhiên và 3.358 nhân khẩu của xã Thanh Nưa.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Thanh Nưa còn lại 2.802,1 ha diện tích tự nhiên, 3.368 người và 17 bản: Hua Ná, Mển 1, Mển 2, Pom Khoang, Nà Lốm I, Nà Lốm II, Co Ké (Giảng), Quyết Thắng, Độc Lập, Hạ, On, Phiêng Ban, Tông Khao, Co Pao, Hồng Lạnh, Thanh Bình, Co Rốm.[5][6]
Ngày 10 tháng 7 năm 2019, HĐND tỉnh Điện Biên ban hành Nghị quyết số 116/NQ-HĐND[7] về việc:
- Thành lập Bản Mển trên cơ sở Bản Mển 1 và Bản Mển 2.
- Sáp nhập bản Quyết Thắng vào thôn Độc Lập.
- Thành lập Bản Nà Lốm trên cơ sở bản Nà Lốm 1 và bản Nà Lốm 2.
- Thành lập thôn Thanh Bình – Co Rốm trên cơ sở thôn Thanh Bình và thôn Co Rốm.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Cục Thống kê tỉnh Điện Biên (2023). Niên giám Thống kê tỉnh Điện Biên năm 2022. Cục Thống kê tỉnh Điện Biên. tr. 32. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2023.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Nghị định số 110/2003/NĐ-CP ngày 26/9/2003 của Chính phủ về việc thành lập thành phố Điện Biên Phủ, điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng và thành lập các phường thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu”. Thư viện Pháp luật. 26 tháng 9 năm 2003.
- ^ “Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 25/8/2012 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh Điện Biên”. Thư viện Pháp luật. 25 tháng 8 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
- ^ HĐND tỉnh Điện Biên (16 tháng 11 năm 2011). “Nghị quyết số 16/2011/NQ-HĐND ngày 16/11/2011 của HĐND tỉnh Điện Biên về việc điều chỉnh địa giới hành chính chia tách các xã: Thanh Nưa, Sam Mứn, Núa Ngam, Mường Nhà, Mường Lói huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”. Công báo tỉnh Điện Biên.
- ^ “Giới thiệu khái quát về xã Thanh Nưa”. Trang thông tin điện tử xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. 12 tháng 10 năm 2021.
- ^ “Nghị quyết số 116/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của HĐND tỉnh Điện Biên về việc sáp nhập, đổi tên các thôn, bản, đội, tổ dân phố thuộc 02 huyện Điện Biên và Điện Biên Đông”. Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân nhân tỉnh Điện Biên. 10 tháng 7 năm 2019.