Bước tới nội dung

Thanh Mai (ca sĩ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thanh Mai
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Thị Thanh Mai
Ngày sinh
3 tháng 12, 1955 (68 tuổi)
Nơi sinh
Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa
Quốc tịch Hoa Kỳ
Dân tộcKinh
Nghề nghiệpCa sĩ
Gia đình
Chồng
Yersin (cưới 1975)
Con cái
Fatima
Maryammale
Lĩnh vựcÂm nhạc
Sự nghiệp âm nhạc
Nghệ danhThanh Mai
Năm hoạt động1969 - nay
Dòng nhạcNhạc trẻ
Nhạc vàng
Tình khúc 1954-1975
Nhạc cụGiọng hát
Hợp tác vớiQuốc Dũng
Ca khúcBên nhau ngày vui
Búp bê không tình yêu
Mai

Nguyễn Thị Thanh Mai, nghệ danh Thanh Mai (sinh năm 1955) là một ca sĩ, diễn viên trẻ tuổi trước năm 1975 của Việt Nam. Cô được biết đến với biệt danh Tiếng hát học trò.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh Mai, tên thật Nguyễn Thị Thanh Mai, sinh ngày 12 tháng 3 năm 1955 tại Sài Gòn.

Từ năm 14 tuổi, cô đã bắt đầu đi hát trong ban thiếu nhi của nghệ sĩ Xuân Phát với bài Bức họa đồng quê.[1] Và sau này khi lớn lên, cô bắt đầu đi hát tại các phòng trà Chiều tím, Chi Lăng và nhà hàng Hồng Hoa. Tại nhà hàng Hồng Hoa, cô được nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nhận làm học trò.[2]

Sau một thời gian, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tiếp tục ưu ái cho cô ca sĩ trẻ, muốn kết hợp Thanh Mai với một giọng ca nam đó là nhạc sĩ Quốc Dũng. Khi cả hai cùng thử giọng thành công, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 liền đưa cặp song ca lên trình bày ca khúc Ai đưa em vềTóc mai sợi vắn sợi dài trên Đài truyền hình Sài Gòn, được khán giả khen ngợi.[1]

Cô còn được nhạc sĩ Tùng Giang chỉ dẫn về nhạc trẻ, và được nhạc sĩ Quốc Dũng viết tặng cô một số bài hát, Bên nhau ngày vui, Quê hương và mộng ước, Biển mộng, Cơn gió thoảng, Anh về giữa mùa xuânMai.[1] [2]

Ngoài ca hát, cô còn đóng vai chính trong một số phim như Gác chuông nhà thờ, Bẫy ngầm, Năm vua hề về làng,...[2][3]

Năm 1977, cô sang Pháp định cư theo chồng vì chồng cô có quốc tịch Pháp từ trước.

Tại hải ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi sang Pháp, cô mở quán ăn một thời gian. Đến năm 1983, cô sang California, Hoa Kỳ định cư.[4]

Tại Little Saigon, cô vẫn đi hát cho một số phòng trà, có góp mặt cho Trung tâm Thúy Nga, Trung tâm AsiaTrung tâm Làng Văn một thời gian. Sau đó, cô mở quán ăn Thanh Mai và ít xuất hiện hơn trước, lui về hậu phương để lo cho quán ăn của mình. Thỉnh thoảng, cô có xuất hiện trên các đại nhạc hội và một số talkshow.[2]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Cô kết hôn với một người chồng tên là Yersin vào năm 1975 và có 2 cô con gái tên là Fatima và Maryammale tại thành phố Westminster, California, Hoa Kỳ.

CD ca nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cơn gió thoảng (hát chung với Quốc Dũng)
  • 9 con số 1 linh hồn (hát chung với Quốc Dũng)
  • Tape Cho người tôi yêu (1991)
  • Thanh Mai - Tình ca nhạc trẻ (1995)

Trung tâm Thúy Nga

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bên nhau ngày vui (Quốc Dũng) - Paris By Night 1 (1983)
  • Giòng An Giang (Anh Việt Thu) - Nước non ngàn dặm ra đi (1990)
  • LK Bên nhau ngày vui, Biển mộng, Quê hương và mộng ước (hát cùng Quốc Dũng) - Paris By Night 78 (2006)

Trung tâm Asia

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Trần Chí Phúc (1 tháng 6 năm 2015). “Ca sĩ Thanh Mai- búp bê không tình yêu”. SBTN.tv.
  2. ^ a b c d Đông Kha. “Cuộc đời và sự nghiệp ca sĩ Thanh Mai – Búp bê khả ái của làng nhạc Sài Gòn trước 1975”. nhacxua.vn.
  3. ^ Thanh Tùng - Giao Hưởng. “Điện ảnh Sài Gòn một thuở - Kỳ 7: Đạo diễn đào hoa”. Báo Thanh Niên.
  4. ^ “Ca sĩ Thanh Mai và CD "Cơn gió thoảng". Đài Á Châu Tự Do. 3 tháng 3 năm 2003.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]