Bước tới nội dung

Thanh Kim Huệ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ Nhân dân
Thanh Kim Huệ
Biệt danhBúp bê sàn gỗ
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Bùi Thị Huệ
Ngày sinh
(1954-11-14)14 tháng 11, 1954
Nơi sinh
Sài Gòn, Quốc gia Việt Nam
Mất
Ngày mất
23 tháng 12, 2021(2021-12-23) (67 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyên nhân
Ung thư
An nghỉNghĩa trang hoa viên Bình Dương
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên sân khấu
Gia đình
Chồng
Nguyễn Thanh Điền (cưới 1975)
Lĩnh vựcCải lương
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (1997)
Nghệ sĩ Nhân dân (2023)
Sự nghiệp âm nhạc
Dòng nhạcVọng cổ
Hợp tác với
Ca khúcĐừng cắt sợi chỉ hồng
Rước tình về với quê hương
Cô gái tưới đậu
Chợ Mới
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động1963 – 2021
Thành viên của
  • Dạ Minh Châu
  • Thiên Hương
  • Hoa Phượng
  • Kim Chung
  • Sài Gòn 1, 2, 3
Vai diễnLan trong Lan và Điệp
Tác phẩmKhúc ly hương
Tiếng hát rừng hoang

Thanh Kim Huệ (14 tháng 11 năm 195423 tháng 12 năm 2021) là nữ nghệ sĩ cải lương Việt Nam. Bà được đánh giá là một trong những cô đào nổi tiếng sáng giá bậc nhất trên sân khấu cải lương phía Nam từ trước năm 1975.[1]

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà đã bắt đầu sự nghiệp từ năm 8 tuổi với sự dìu dắt của nghệ sĩ Hoàng Siêu. Sự nghiệp diễn xuất của bà tiếp tục với đoàn hát Hoa Phượng của Bầu Trung. Trong một lần đi lưu diễn, đoàn gặp tai nạn lật ghe ở gần bến phà Vàm Cống, bà được một kép trẻ là Thanh Điền cứu sống, khi đó bà chỉ là một cô đào mới 14 tuổi. Hai người nhờ đó mà phát sinh tình cảm.

Sau khi đoàn Hoa Phượng tan rã, bà cùng nghệ sĩ Thanh Điền gia nhập đoàn Kim Chung, một đại bang lớn có đến 7 đoàn hát. Tại đây bà gặp gỡ và có dịp được đứng chung sân khấu với hai nữ nghệ sĩ lớn mà bà luôn xem là thần tượng đó là Lệ ThủyMỹ Châu (2 cô đào nổi tiếng bậc nhất thời đó), đây cũng chính là bước ngoặt trong sự nghiệp của bà.

Sự nghiệp của bà đạt đến đỉnh cao phải kể đến là vào những năm thập niên 70. Sau khi được Dĩa Hát Việt Nam mời bà ký độc quyền năm 1972, với 3 bài tân cổ đầu tiên Biển tình, Yêu lầm, Nhớ người yêu cùng với nghệ sĩ Minh Vương, gây ấn tượng mạnh trong lòng công chúng, mở đầu cho hàng loạt những bài tân cổ giao duyên được bà thu âm làm giới mộ điệu say đắm đến tận bây giờ.

Năm 1973, Thanh Kim Huệ lần đầu tiên kết hợp với Thanh Tuấn trong dĩa nhựa với kịch bản cải lương nổi tiếng Đường gươm Nguyên Bá, như một hiện tượng thời đó liên danh "Thanh Kim Huệ - Thanh Tuấn" được khán giả nhiệt liệt đón nhận và nhanh chóng trở thành cặp đào kép sáng giá ăn ý trên sân khấu lẫn thị trường băng đĩa.

Năm 1974, đĩa hát cải lương Chuyện tình Lan và Điệp được soạn giả Loan Thảo làm đạo diễn do Chí Tâm và Thanh Kim Huệ thủ vai đào kép chánh được tung ra thị trường và được xem là bản thu âm chuẩn mực nhất của tác phẩm.

Cuối năm 1974, gia đình Thanh Điền lập gánh hát Xuân Liên Hoa, Thanh Kim Huệ về đoàn làm đào chánh, tại đoàn bà còn phát triển thêm khả năng viết tuồng. Cứ đi coi phim Hong Kong nào thấy hay bà lại về phóng tác với khá nhiều kịch bản cải lương như Quỷ kiến sầu, Yêu và ghen, Hoa học trò,...

Năm 1975, nghệ sĩ Thanh Kim Huệ chính thức nên duyên vợ chồng cùng nghệ sĩ Thanh Điền, khi đó bà mới 20 tuổi. Đến nay, ông bà đã có hai người con, con trai là Nguyễn Đăng Quang (1977) và con gái Nguyễn Đức Hồng Loan (1986) (cô đã qua đời do mắc bệnh hiểm nghèo).

Sau năm 1975, bà cùng Thanh Điền gia nhập đoàn hát Sài Gòn 1. Năm 1982 cũng được xem như cột mốc đáng nhớ cho cả Thanh Kim Huệ lẫn Thanh Điền với sự thành công rực rỡ của vở cải lương hài Ngao Sò Ốc Hến tạo tiếng vang lớn đến tận bây giờ, đây vẫn là một huyền thoại trong lịch sử sân khấu Việt Nam.

Các nam, nữ nghệ sĩ mà bà từng diễn chung trong sự nghiệp là: Thanh Điền, Minh Cảnh, Minh Vương, Thanh Tuấn, Chí Tâm, Trọng Hữu, Thanh Sang, Minh Phụng, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Phượng Liên,...

Bà là một tấm gương lao động hăng say trong nghệ thuật, tính đến nay Thanh Kim Huệ đã có rất nhiều năm đứng trên sân khấu và luôn chung thủy với nghệ thuật cải lương, bà luôn tìm ra cái mới, phá cách trong giọng hát, một giọng ca đặc biệt không lẫn vào ai, cách luyến láy của bà từ lâu đã trở thành huyền thoại và tạo ra một trường phái Thanh Kim Huệ riêng biệt.

Bà qua đời vào chiều ngày 23 tháng 12 năm 2021 tại nhà riêng do bệnh ung thư, huởng thọ 67 tuổi.[2][3][4]

Ngày 22 tháng 6 năm 2023, bà được truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân theo Quyết định số 725/QĐ-CTN của Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.[5]

Chương trình truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngày tôi 20 (2021)
  • Vui sống mỗi ngày (2021)
  • Dấu ấn huyền thoại (2021)
  • Giải mã tri kỷ (2021)
  • Tâm đầu ý hợp (2020)
  • Vang bóng một thời (2020)
  • Mảnh ghép hoàn hảo (2020)
  • Ký ức vui vẻ (2019)
  • Gìn vàng giữ ngọc (2019)
  • Sau ánh hào quang (2018)
  • Ơn giời cậu đây rồi! (2018)
  • Ca sĩ bí ẩn (2017)
  • Giải mã kỳ tài (2017)
  • Hát câu chuyện tình (2017)
  • Hội ngộ danh hài (2017)
  • Sao nối ngôi (2017)
  • Giọng ca vàng qua các thế hệ (2014)
  • Nghệ sĩ và tri âm (2010)
  • Sân khấu và cuộc đời

Các vai diễn nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]

Các bài tân cổ & vọng cổ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chợ Mới (Tác giả: Trọng Nguyễn)
  • Tặng đời chiếc nón bài thơ (Sáng tác: Trần Phán)
  • Rước tình về với quê hương (Tân nhạc: Hoàng Thi Thơ; cổ nhạc: Loan Thảo)
  • Tiếng chày trên sóc Bombo (Nhạc: Xuân Hồng; lời vọng cổ: Viễn Châu)
  • Ngày hạnh phúc (Tân nhạc: Lam Phương; cổ nhạc: Loan Thảo)
  • Em thương người nghệ sĩ
  • Áo đẹp nàng dâu
  • Se chỉ luồng kim
  • Phận nghèo
  • Đêm tâm sự
  • Nếu em là giai nhân
  • Tương tư nàng ca sĩ
  • Mắt xanh con gái
  • Những ngày xưa thân ái
  • Hoa tím bằng lăng
  • Cô gái tưới đậu
  • Đêm bơ vơ
  • Lẻ bóng
  • Thành phố buồn
  • Thuyền hoa
  • Đừng cắt sợi chỉ hồng
  • Rẽ mạ đầu mùa
  • Tình sầu viễn khách
  • Lý cây đa
  • Một góc quê em
  • Mười thương
  • Hai chiều ly biệt
  • Căn nhà hòa bình
  • Chuyện mùa dâu chín
  • Bao nhiêu ngấn lệ
  • Pháo hồng tiễn bước em đi
  • Qua bến đò xưa
  • Tôi vẫn nhớ
  • Người mẹ đào hầm
  • Ngồi tựa song đào
  • Rạng đông trên quê hương Việt Nam
  • Lời tạ từ cuối cùng
  • Tấm ảnh ngày xưa
  • Tạ từ trong đêm
  • Bông súng trắng
  • Khói trắng
  • Dòng kinh năm cũ
  • Cung đàn mới
  • Tiếng chân em bước qua cầu
  • Số phận một loài hoa
  • Tôi yêu bài vọng cổ
  • Xin đừng làm mẹ khóc
  • Mùa thu gọi tên em
  • Minh Hải tươi sắc nắng
  • Bến Tre thơm ngất hương tình
  • Lan và Điệp
  • Kiều Nguyệt Nga
  • Thương về miền Trung
  • Nụ tầm xuân
  • Trường cũ tình xưa
  • Mưa nửa đêm
  • Mùa sầu riêng
  • Mùa xuân hạnh ngộ
  • Gặp nhau
  • Tấm ảnh ngày xưa
  • Nếu em là giai nhân
  • Khúc hát ân tình
  • Tiếng sông Cửu Long
  • Mai chị về
  • Con gái của mẹ
  • Sao không thấy anh về
  • Em bé quê
  • Tâm sự của em
  • Hỏi anh hỏi em
  • Thân phận
  • Biển tình
  • Câu chuyện đầu năm
  • Khi không
  • Ngày trở về
  • Thuyền không bến đỗ
  • Tình hậu phương
  • Yêu lầm
  • Tiếng xưa
  • Buồn trong kỷ niệm
  • Tôi yêu
  • Về quê ngoại
  • Cây sáo trúc
  • Xin gọi nhau là cố nhân
  • Trăng về thôn dã
  • Tiếng sáo người yêu
  • Đò tình lỡ chuyến
  • Năm nay em mấy tuổi
  • Thà như giọt mưa
  • Tiếng tàu đêm
  • Chuyện tình nàng trinh nữ tên Thi
  • Tìm mẹ nơi đâu
  • Dấu chân kỷ niệm
  • Mùa xuân ngủ trong đêm
  • Duyên kiếp
  • Kiếp nào có yêu nhau
  • Qua bến đò xưa
  • Hoa vẫn nở trên đường quê hương
  • Nhi nữ ngộ anh hùng
  • Mùa xuân của mẹ
  • Kể chuyện trong đêm
  • Cô Thắm tuyệt vời
  • Trên đường quê
  • Nhớ người yêu
  • Đám cưới trên đường quê (Nhạc: Hoàng Thi Thơ; lời vọng cổ: Yên Lang)
  • Cánh thiệp đầu xuân (Tân nhạc: Lê Dinh, Minh Kỳ; cổ nhạc: Hoàng Song Việt)
  • Dệt chặng đường xuân (Lời thơ: Lê Chí; lời vọng cổ: Ánh Đông)
  • Xe chỉ luồn kim (Soạn giả: Loan Thảo)

Soạn giả cải lương

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tuồng cải lương do bà soạn:

  • Bến tương tư
  • Hoa học trò
  • Khúc ly hương
  • Quỷ kiến sầu
  • Nắng đẹp muôn màu
  • Nội ơi đừng ly dị
  • Tiếng hát rừng hoang
  • Yêu và ghen

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Ngọn lửa tình yêu vẫn cháy suốt 45 năm hôn nhân của NSƯT Thanh Kim Huệ”. Chuyên trang Phụ nữ & Pháp luật của Tạp chí Đời sống & Pháp luật. ngày 31 tháng 12 năm 2020.[liên kết hỏng]
  2. ^ Hoàng Dung (23 tháng 12 năm 2021). “Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời”. VnExpress. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Thạch Anh - Phùng Hạo (23 tháng 12 năm 2021). “Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ Trọng Thịnh (23 tháng 12 năm 2021). “NSƯT Thanh Kim Huệ qua đời”. Tiền phong. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  5. ^ Nguyễn Tấn Vinh - BTĐKT (27 tháng 10 năm 2023). “Quyết định của Chủ tịch nước về việc phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú". Sở Nội vụ tỉnh Bình Đình. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2023.