Thanh Dậu
Thanh Dậu | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Trần Thị Thanh Dậu |
Ngày sinh | 1944 (80–81 tuổi) |
Nơi sinh | Hà Nội, Liên bang Đông Dương |
Giới tính | nữ |
Quốc tịch | ![]() |
Nghề nghiệp |
|
Gia đình | |
Cha mẹ | |
Anh chị em | Thanh Vy, Thanh Vân, Trần Hồng, Văn Hai, Văn Môn |
Chồng | Mạnh Dung (cưới 1967) |
Lĩnh vực | Sân khấu; Điện ảnh |
Danh hiệu | Nghệ sĩ Ưu tú (1997) |
Sự nghiệp sân khấu | |
Vai trò | Diễn viên |
Năm hoạt động | 1957 – nay |
Trường phái | Cải lương |
Website | |
Thanh Dậu trên IMDb | |
Thanh Dậu có tên đầy đủ là Trần Thị Thanh Dậu (sinh năm 1944) là nữ diễn viên cải lương Việt Nam.[1][2]
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Thanh Dậu sinh năm 1944 trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, cha là nghệ sĩ đàn tranh Ba Vân, mẹ là nữ diễn viên hài Vân Quí cùng ở đoàn Kim Chung. Thanh Dậu là chị cả, trong 6 chị em bà thì có 5 người theo nghệ thuật, trong đó người em gái là Nghệ sĩ nhân dân cải lương Thanh Vy.[3]
Năm 1957, Thanh Dậu được tuyển vào lớp diễn viên sân khấu của Sở Văn hóa Hà Nội, mở tại 72 phố Hàng Bạc. Cùng lớp với bà còn có nghệ sĩ Mạnh Dung, chồng của bà sau này.[3][4] Bà từng giành một đoạt Huy chương Vàng trong hội thi tài năng sân khấu toàn quốc với vai diễn Phi Nhạn trong vở “Một dòng”[3]
Năm 1980, Mạnh Dung vào nam công tác còn bà Thanh Dậu ở lại Hà Nội, lúc này bà là trưởng đoàn cải lương, đến năm 1983, bà đưa con vào nam đoàn tụ gia đình.[5] Thanh Dậu làm giảng viên lớp hóa trang của Trường Sân khấu và Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh từ năm 1984.[6][7]
Thanh Dậu được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1997.[2]
Đời tư
[sửa | sửa mã nguồn]Gia đình Thanh Dậu muốn bà lấy con nhà nòi cải lương và định gả bà cho con trai của một nghệ sĩ trong đoàn Kim Chung.[5]
Sau khi tốt nghiệp, bà và nghệ sĩ Mạnh Dung cùng làm việc tại đoàn Kim Chung, tình cảm của họ bị gia đình Thanh Dậu phản đối. Năm 1967, ông bà làm đám cưới và có con đầu lòng vào năm 1970.[5] Năm 1973, ông bà cùng đi chiến trường thì bà đã có thai được 2 tháng, vì tình thế chiến tranh quá ác liệt nên nên phải bỏ cái thai. Sau này, bà lại có thai một lần nữa thì lại bị sảy trong thời gian đi diễn.[4] Vài năm tiếp theo, bà phát hiện bị u xơ tử cung, hai vợ chồng quyết không sinh thêm con nữa.[5]
Vai diễn
[sửa | sửa mã nguồn]Điện ảnh / Video
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Tựa đề | Vai diễn | Đạo diễn | Chú thích |
---|---|---|---|---|
2014 | The long drum | Chi | Eve Symington | Phim ngắn |
2025 | Nhà Gia Tiên | Huỳnh Lập |
Phim truyền hình
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Tựa đề | Vai diễn | Đạo diễn | Chú thích |
---|---|---|---|---|
2009 | Gió nghịch mùa | Đặng Lưu Việt Bảo | ||
2010 | Cá rô, em yêu anh | Bà Vân | Nguyễn Phương Điền |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “TRẦN THỊ DẬU (THANH DẬU)”. HỘI ĐIỆN ẢNH TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2025.
- ^ a b “Quyết định số 1157KT/CTN ngày 03/02/1997 của Chủ tịch nước về việc phong tặng Danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (đợt IV)”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2025.
- ^ a b c Đoan Hồ. “NSƯT Mạnh Dung: Ông già Nam bộ … người Bắc”. Báo Dân Sinh. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2023.
- ^ a b Thành Long (23 tháng 1 năm 2020). “NSƯT Mạnh Dung kể chuyện vợ bị khối u ác tính, 2 lần mất con”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2023.
- ^ a b c d Tam Kỳ (21 tháng 7 năm 2022). “Nghệ sĩ Mạnh Dung: 60 năm yêu vợ như ngày đầu”. VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2023.
- ^ Đoan Hồ. “NSƯT Mạnh Dung: Ông già Nam bộ … người Bắc”. Báo Dân Sinh. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2023.
- ^ thanhnien.vn (26 tháng 1 năm 2021). “Lâm Vỹ Dạ bật khóc khi gặp lại cô giáo sau 12 năm”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2025.