Thanh Điền (xã)
Thanh Điền
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Thanh Điền | ||
Ngã tư Thanh Điền, nơi giao nhau giữa Tỉnh Lộ 786 và Quốc Lộ 22B. | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đông Nam Bộ | |
Tỉnh | Tây Ninh | |
Huyện | Châu Thành | |
Trụ sở UBND | Thanh Phước, Thanh Điền, Châu Thành, Tây Ninh | |
Thành lập | 2004[1] | |
Tổ chức lãnh đạo | ||
Chủ tịch UBND | Nguyễn Quốc Tuấn | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 11°16′6″B 106°4′35″Đ / 11,26833°B 106,07639°Đ | ||
| ||
Diện tích | 24,22 km² | |
Dân số (2019) | ||
Tổng cộng | 19.948 người | |
Mật độ | 824 người/km² | |
Dân tộc | Kinh | |
Thanh Điền là một xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu nâng cao của huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh.
Xã Thanh Điền là xã có mức độ đô thị hóa và mật độ dân cư cao nhất của huyện Châu Thành. Từ Thanh Điền có nghĩa là "ruộng xanh" vì khi xưa khu vực này được canh tác lúa nước, do thổ nhưỡng phù hợp và thời tiết thuận lợi nên ruộng lúa luôn xanh tốt.
Xã đã được tỉnh Tây Ninh quy hoạch để trở thành thị trấn Thanh Điền trong giai đoạn trước năm 2030.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Thanh Điền giáp ranh với TP. Tây Ninh và TX. Hòa Thành. Là 2 đô thị phát triển và năng động nhất của tỉnh Tây Ninh.
- Phía bắc giáp thành phố Tây Ninh và xã Thái Bình
- Phía đông giáp thị xã Hòa Thành và thành phố Tây Ninh.
- Phía nam giáp xã Long Vĩnh
- Phía tây giáp xã An Bình.
Các dự án quy hoạch tại xã Thanh Điền
[sửa | sửa mã nguồn]- Xã được quy hoạch trở thành thị trấn Thanh Điền giai đoạn 2025 - 2030.
- Trường THPT Thanh Điền (dự kiến xây trên đường tỉnh lộ 786, gần ngã tư Vinagio)
- Chợ đầu mối Thanh Điền, khu dân cư Thanh Điền và công viên (dự kiến xây trên phần đất quy hoạch đối diện xí nghiệp Hoàng gia)
- Mở rộng tỉnh lộ 786 - 4 đến 6 làn xe (đoạn ngã 4 quốc tế - ngã 4 Thanh Điền khởi công trước 2030, đoạn ngã 4 thanh điền - TT. Bến Cầu khởi công sau 2030)
- Mở rộng quốc lộ 22B
Kinh tế
[sửa | sửa mã nguồn]Do có vị trí chiến lược, giáp tranh với 2 đô thị lớn nhất của tỉnh Tây Ninh đó là TP. Tây Ninh và TX. Hòa Thành thông qua 2 tuyến đường huyết mạch đó là đường tỉnh lộ ĐT.786 và quốc lộ QL.22B. Điều này đã trở thành động lực lớn giúp cho Thanh Điền có mức độ đô thị hóa nhanh. Kinh tế xã Thanh Điền có sự đa dạng hóa ngành nghề và đang trên đà phát triển tích cực. Với sự quan của chính quyền địa phương và nỗ lực xây dựng nông thôn mới của người dân, xã Thanh Điền hứa hẹn sẽ trở thành một điểm sáng kinh tế trong khu vực.
Hiện nay trên địa bàng xã còn có 2 khu cụm công nghiệp, nổi bật như xí nghiệp VMC Hoàng Gia và xí nghiệp Bando Vinagio. Giúp cung cấp số lượng việc làm lớn cho người dân trong xã.
Xã hiện có một số trung tâm mua sắm, mua bán như chợ Thanh Điền (chợ Trụ Nhọn), 2 cửa hàng bách hóa xanh,thế giới di động, và điện máy xanh. Các điểm mua sắm này góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong xã.
Đoạn đường 786 từ Ngã 4 quốc tế (TP. Tây Ninh) qua ấp Thanh Thuận, và Thanh Phước của xã Thanh Điền được định hướng trở thành con đường dịch vụ của xã, nơi tập trung các tiện ích và các cơ sở kinh doanh của người dân. Hiện nay hai bên đường tỉnh lộ 786 đoạn từ ngã tư Thanh Điền đến Chợ Thanh Trung (ấp Thanh Trung) vẫn còn quỹ đất trống, tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng đô thị, và xây dựng bộ mặt đô thị khang trang cho xã trong thời gian tới.
Hệ thống trạm xạc xe ô tô, và xe máy điện Vinfast đã được lắp đặt tại nhiều vị trí thuận tiện trong xã như trên đường tỉnh lộ 786 và đối diện UBND xã Thanh Điền.
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Thanh Điền chia làm 7 ấp: Thanh Đông, Thanh Hòa, Thanh Hùng, Thanh Phước, Thanh Sơn, Thanh Thuận, Thanh Trung. Trong đó ấp Thanh Phước, Thanh Hùng, và Thanh Thuận là 3 ấp có kinh tế phát triển, có số hộ nghèo thấp, và có mức độ đô thị hóa cao của xã.
Danh sách cơ sở tính ngưỡng, tôn giáo
[sửa | sửa mã nguồn]- Tịnh xá Ngọc An (ấp Thanh Phước)
- Miếu Bà Chúa Xứ (ấp Thanh Phước)
- Miếu Bà Bến Thốt Nốt (ấp Thanh Hòa)
- Thánh thất Thanh Điền (ấp Thanh Hùng)
- Chùa Tứ Phước (ấp Thanh Hùng)
- Đình Thanh Đông (ấp Thanh Trung)
- Cổ miếu Gia Gòn (ấp Thanh Hòa)
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ 21/2004/NĐ-CP