Bước tới nội dung

Thứ ba học trò

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thứ ba học trò
Áp phích phim Thứ ba học trò với tên cũ Nhất quỷ nhì ma
Tên khácNhất quỷ nhì ma
Thể loạiPhim tuổi teen
Dựa trênTruyện ngắn Nhất quỷ nhì ma của Diệu Như Trang
Kịch bảnDiệu Như Trang[1]
Đạo diễnĐặng Lưu Việt Bảo
Diễn viênĐan Trường
Đông Nhi
Angela Phương Trinh
Nhạc dạoNhất quỷ, nhì ma
Ngôn ngữTiếng Việt
Số tập33
Trình chiếu
Kênh trình chiếuHTV9
Quốc gia chiếu đầu tiên Việt Nam
Phát sóng13 tháng 11 năm 2009 (2009-11-13)

Thứ ba học trò (tên cũ: Nhất quỷ nhì ma) là một bộ phim truyền hình Việt Nam về tuổi học sinh do Nghệ sĩ ưu tú Đặng Lưu Việt Bảo đạo diễn,[2] dựa trên tập truyện ngắn Nhất quỷ nhì ma của Diệu Như Trang.[3] Bộ phim gồm 33 tập, bắt đầu được phát sóng trên kênh HTV9 vào lúc 22h30 từ ngày 13 tháng 11 năm 2009.[4][5]

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ ba học trò do hãng phim VietCast và Công ty TVplus hợp tác sản xuất theo đơn đặt hàng của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.[6] Ban đầu, đoàn làm phim định lấy tên phim là "Nhất quỷ nhì ma" giống với nguyên tác truyện ngắn của tác giả Diệu Như Trang. Tuy nhiên, một số người cho rằng, vì "ma" và "quỷ" trong tên phim bị cho là có yếu tố không phù hợp, nên bộ phim đã phải đổi tên thành vế thứ ba trong câu thành ngữ "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò".[7][8]

Bộ phim không chỉ là vai chính truyền hình đầu tiên của ca sĩ nổi tiếng Đan Trường[9] mà còn có sự tham gia của nhiều tên tuổi được yêu thích tại thời điểm bấy giờ như Đông Nhi, Angela Phương Trinh, Baggio, Bạch Công Khanh.[10] Thứ ba học trò đã nhận được sự chú ý nhất định từ khi chưa đóng máy.[11] Đến ngày 13 tháng 11 năm 2009, bộ phim chính thức được phát sóng trên kênh HTV9 vào lúc 22h30 thứ 5, 6, 7 và chủ nhật hằng tuần.[12] Trong giai đoạn Tết Nguyên Đán, để đáp ứng nhu cầu của khán giả, HTV đã cho tạm ngưng phát sóng một số bộ phim trên HTV3 và thay vào khung giờ đó là Thứ ba học trò.[13] Cũng trong năm 2010, bộ phim tiếp tục được phát lại trên kênh HTV7 trong khung giờ từ 9h30 đến 11h.[14]

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim xoay quanh câu chuyện của lớp 12A1 và thầy giáo Nghiêm Tuấn. Lớp 12A1 vốn là một lớp nổi tiếng quậy phá và bất trị, thường xuyên bày trò chọc phá thầy cô, khiến giáo viên phải bỏ dạy giữa chừng, được mệnh danh là "40 tên cướp". Tuy nhiên, mọi việc bắt đầu thay đổi khi thầy Nghiêm Tuấn nhận chủ nhiệm lớp. Là một thầy giáo hiền lành, thầy Nghiêm Tuấn trở thành "nạn nhân" mới của những trò quậy phá của học sinh 12A1. Nhiều sự việc xảy ra liên quan đến những vấn đề trong học đường đã làm thay đổi dần mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh lớp 12A1. Với nhiều nỗ lực và tấm lòng chân thành, thầy Nghiêm Tuấn dần cảm hóa được các học sinh tinh quái nghịch ngợm của mình.

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ ba học trò khai thác những khía cạnh học đường xung quanh mối quan hệ giữa các học sinh, giữa giáo viên và học sinh.[15] Xuyên suốt bộ phim là những trò nghịch phá của lứa tuổi học trò cũng như những câu chuyện đời sống xung quanh mỗi cá nhân học sinh. Bộ phim đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của giới trẻ.[16] Bộ phim nhấn mạnh vào chủ đề tâm lý học sinh hiện đại, đồng thời tạo một hình ảnh giáo viên tốt đẹp và chuẩn mực.[17] Việc xoay quanh tuổi học sinh hồn nhiên và kèm theo những bài học giáo dục nhẹ nhàng đã giúp bộ phim nhận được đánh giá cao của khán giả xem truyền hình.[18] Thứ ba học trò không chỉ gây sốt ở thời điểm phát sóng mà còn trở thành một trong những bộ phim được yêu thích nhất về lứa tuổi học sinh cho đến nay.[19][20]

Diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn viên chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn viên phụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng và đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Lễ trao giải Hạng mục Đối tượng Kết quả Nguồn
2010 HTV Awards Nữ diễn viên phụ được yêu thích nhất Nguyệt Ánh Đoạt giải [32][33]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ HM (31 tháng 3 năm 2009). “Tuyển diễn viên cho bộ phim Nhất quỷ nhì ma”. Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Thành Trung (1 tháng 9 năm 2009). “Sôi động phim teen mùa tựu trường”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Minh Trang (5 tháng 12 năm 2010). “Diệu Như Trang: 'gia tài' tuổi 23”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ Nguyễn Trực (14 tháng 11 năm 2009). “Phim truyền hình mới: Thứ ba học trò”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ Hương Nhu (18 tháng 11 năm 2009). “Những gam màu sáng của phim truyền hình 2009”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ Mi Ty (9 tháng 11 năm 2009). “Đóng máy phim …Thứ ba học trò!”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ Hà Tùng Long (16 tháng 10 năm 2009). “Phim 'Nhất quỷ nhì ma' bị yêu cầu đổi tên”. ZingNews. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ Anh Thu (11 tháng 11 năm 2009). “Thanh Thảo và Đan Trường công khai hôn nhau”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ Thành Trung (1 tháng 11 năm 2009). “Đan Trường đã hoàn thành phim Nhất quỷ nhì ma”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ “Dàn hot teen phim 'Thứ ba học trò' ngày ấy - bây giờ”. Báo điện tử Tiền Phong. 1 tháng 9 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ “Phim ảnh Việt Nam sắp thành... show ca nhạc!”. VietnamPlus. 7 tháng 11 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ K.A (6 tháng 11 năm 2009). “Sắp chiếu "Thứ ba học trò". Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  13. ^ H.Nhu (1 tháng 2 năm 2010). “Nhiều phim tạm ngừng phát sóng trên HTV”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  14. ^ “Lịch truyền hình ngày 28-6-2010”. Người Lao Động. 27 tháng 6 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  15. ^ a b Kim Anh (11 tháng 8 năm 2009). "Nhất quỷ nhì ma"- Phim về tình thầy trò”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  16. ^ Kim Anh (16 tháng 12 năm 2009). “Đạo diễn Đặng Lưu Việt Bảo thích làm phim học trò”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  17. ^ H.P. (15 tháng 11 năm 2009). "Thứ ba học trò" lên sóng HTV”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  18. ^ Xuân Viên (26 tháng 11 năm 2009). “Phim về tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng”. Báo Cần Thơ. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  19. ^ Bảo Trân (3 tháng 7 năm 2018). “Cười ngất với những trò nhất quỷ nhì ma trong phim 'Thứ ba học trò'. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  20. ^ Hoàng Khôi (5 tháng 9 năm 2015). “Những phim Việt hay nhất về học trò”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  21. ^ Nhật Ân (23 tháng 9 năm 2018). “Đan Trường diễn nhạt trong phim kinh dị 'Cha ma'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  22. ^ M.T (20 tháng 11 năm 2017). "Điểm danh" những thầy giáo điển trai nhất màn ảnh Việt nhân ngày 20.11”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  23. ^ Loan Trần (11 tháng 11 năm 2019). “Đan Trường gửi lời chúc muộn đến Đông Nhi, tiết lộ bất ngờ về Ông Cao Thắng”. Báo điện tử Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  24. ^ Mi Ty (14 tháng 11 năm 2009). “Baggio đang "hot" trên màn ảnh”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  25. ^ Đ.H (21 tháng 8 năm 2019). “Bạch Công Khanh hóa thân xuất thần thành cậu ấm thiểu năng trong 'Đánh cắp giấc mơ'. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  26. ^ G.Trúc (24 tháng 2 năm 2017). “Bạch Công Khanh: Quyết không để vuột cơ hội lần hai” (PDF). VTV Truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam. 347 (1): 36. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289.
  27. ^ Thoại Hằng (13 tháng 9 năm 2019). “Phương Hằng: Tôi đang ở giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời”. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  28. ^ Đông Du (1 tháng 11 năm 2020). “Vì sao Angela Phương Trinh và các sao nhí từng ví là "thần đồng" lại ở ẩn?”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  29. ^ Khánh Thảo (14 tháng 12 năm 2009). “Diễn viên teen chiến lĩnh màn ảnh”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2021. Truy cập 16 tháng 8 năm 2021.
  30. ^ Minh Trung (23 tháng 11 năm 2009). “Nguyệt Ánh xiêu lòng trước Đan Trường”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  31. ^ Ngọc Đinh (26 tháng 8 năm 2009). “Thanh Thảo đang yêu?”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  32. ^ Hoàng Anh (12 tháng 8 năm 2021). “Nguyệt Ánh lột xác với vai diễn mưu mô, thủ đoạn”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  33. ^ Gia Tiến (6 tháng 4 năm 2010). “Giải thưởng HTV lần 4-2010: Mỹ Tâm lần thứ ba đoạt giải”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.