Bước tới nội dung

Thủy Biều

Thủy Biều
Phường
Phường Thủy Biều
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThừa Thiên Huế
Thành phốHuế
Trụ sở UBND23 Ngô Hà
Thành lập2010[1]
Địa lý
Tọa độ: 16°26′37″B 107°32′39″Đ / 16,443492°B 107,544053°Đ / 16.443492; 107.544053
Thủy Biều trên bản đồ Việt Nam
Thủy Biều
Thủy Biều
Vị trí phường Thủy Biều trên bản đồ Việt Nam
Diện tích6,57 km²
Dân số (2010)
Tổng cộng9.929 người
Mật độ1.511 người/km²
Khác
Mã hành chính19807[2]

Thủy Biều là một phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Thủy Biều nằm ở phía tây thành phố Huế, cách trung tâm thành phố 6 km và có vị trí địa lý:

Phường có diện tích 6,57 km², dân số năm 2010 là 9.929 người[1], mật độ dân số đạt 1.511 người/km².

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1945, địa bàn phường Thủy Biều hiện nay tương ứng với hai làng Nguyệt Biều (hình thành vào thế kỷ XVI) và Lương Quán (hình thành vào thế kỷ XVII) thuộc tổng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, hai làng Nguyệt Biều và Lương Quán sáp nhập với nhau thành xã Phong Thủy. Về sau, xã Phong Thủy sáp nhập với xã Thủy Xuân thành xã Phùng Xuân Thủy, tuy nhiên đến năm 1954 lại chia thành hai xã Thủy Biều và Thủy Xuân.[3]

Ngày 11 tháng 3 năm 1977, huyện Hương Thủy sáp nhập với huyện Phú Vang thành huyện Hương Phú[4], xã Thủy Biều thuộc huyện Hương Phú.

Ngày 11 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 64-HĐBT[5]. Theo đó, chuyển xã Thủy Biều về thành phố Huế quản lý.

Ngày 25 tháng 3 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết 14/NQ-CP[1]. Theo đó, thành lập phường Thủy Biều trên cơ sở toàn bộ 657,3 ha diện tích tự nhiên và 9.929 người của xã Thủy Biều.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Thủy Biều được chia thành 7 tổ dân phố: Đông Phước 1, Đông Phước 2, Long Thọ, Lương Quán, Trung Thượng, Trường Đá, Trường Sơn.

Người Huế xưa thường truyền tụng câu ca dao về hai làng cổ Nguyệt Biều và Lương Quán[6]:

Riêng làng Nguyệt Biều xưa còn nổi tiếng với truyền thống hiếu học nên dân gian có câu: “Ruộng Đồng Di, thi Nguyệt Biều”.[7]

Hiện nay cả hai đình làng Nguyệt Biều và Lương Quán đều được bảo tồn một cách nguyên vẹn.

Hiện nay tại phường Thủy Biều còn có một số điểm di tích như Hổ Quyền, Đền Voi Ré, Thành Lồi, Đền Long Thọ Cương (nay không còn), và một hệ thống các nhà Rường cổ mang đậm tính chất của Huế.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Nghị quyết số 14/NQ-CP về việc thành lập các phường: Hương Long, Thủy Xuân, Thủy Biều thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Quá trình hình thành và phát triển phường Thủy Biều”. Trang thông tin điện tử phường Thủy Biều. 23 tháng 3 năm 2012.
  4. ^ “Quyết định 62-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Bình Trị Thiên”.
  5. ^ “Quyết định 64-HĐBT năm 1981 về việc mở rộng thành phố Huế, thị xã Đông Hà và phân vạch lại địa giới các huyện Hương Điền, Triệu Hải thuộc tỉnh Bình Trị Thiên”.
  6. ^ “Khởi đầu với Nguyệt Biều - Lương Quán”. Báo Thừa Thiên Huế điện tử. 13 tháng 1 năm 2019.
  7. ^ "Thi Nguyệt Biều". Báo Thừa Thiên Huế điện tử. 12 tháng 11 năm 2015.