Thục Gia Hoàng quý phi
Thục Gia Hoàng quý phi 淑嘉皇贵妃 | |||||
---|---|---|---|---|---|
Càn Long Đế Hoàng quý phi | |||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | 14 tháng 9, 1713 | ||||
Mất | 17 tháng 12, 1755 | (42 tuổi)||||
An táng | 2 tháng 11 năm 1757 Địa cung của Dụ lăng | ||||
Phu quân | Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế | ||||
Hậu duệ |
| ||||
| |||||
Tước hiệu | [Cách cách; 格格] [Quý nhân; 貴人] [Gia tần; 嘉嫔] [Gia phi; 嘉妃] [Gia Quý phi; 嘉貴妃] [Hoàng quý phi; 皇貴妃] (truy phong) | ||||
Thân phụ | Kim Tam Bảo |
Thục Gia Hoàng quý phi (chữ Hán: 淑嘉皇貴妃, 14 tháng 9 năm 1713 - 17 tháng 12 năm 1755), Kim Giai thị (金佳氏), Chính Hoàng kỳ Bao y, là một phi tần người gốc Triều Tiên của Thanh Cao Tông Càn Long Đế.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Thục Gia Hoàng quý phi Kim Giai thị, nguyên là Kim thị, sinh vào ngày 25 tháng 7 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 52, xuất thân Chính Hoàng kỳ Bao y, là hậu duệ một gia tộc người Triều Tiên, nguyên gốc hiện ở Nghĩa Châu.
Sau sự kiện Đinh Mão chi dịch (丁卯戰爭) xảy ra năm 1617, tổ tiên bà đến cậy nhờ Hậu Kim, sinh sống ở vùng Đông Bắc, do vậy về căn bản Kim thị là một Mãn Châu nữ tử gần như thuần chủng. Nhà Thanh thiết lập Cao Ly Tá lĩnh (高丽佐领), là xếp dòng dõi của bà vào hệ này, cũng xem là trở thành chân chính Mãn Châu sĩ phu. Căn cứ 《Mãn Châu Bát Kỳ thị tộc thông phổ - 满洲八旗氏族通谱》 ghi lại, Cao Ly Tá lĩnh, là Tá lĩnh độc nhất ở Nội vụ Phủ, đều lệ thuộc Chính Hoàng kỳ Bao y đệ Tứ Tham lĩnh (正黄旗包衣第四参领), sở hữu 43 dòng họ khác nhau, trong đó Kim thị và Hàn thị là 2 họ hiển hách nhất. Hai gia tộc đều lấy quân công lập nghiệp, cũng hoạch phong thế chức[1], do vậy Mãn Châu quý tộc đối với họ rất ưu ái cùng coi trọng, trở thành sĩ tộc có ảnh hưởng trong xã hội[2].
Theo 《Bát Kỳ thông chí》 cuốn 4, Kỳ phân chí ghi lại: năm đầu Thiên Thông (1627), tằng tổ phụ của Thục Gia Hoàng quý phi Tam Đạt Lễ (三达礼), khi đó tùy trưởng huynh Tân Đạt Lễ (辛达礼) quy phụ Hậu Kim, lấy làm quan phiên dịch. Đương Hoàng Thái Cực quy mô dụng binh Triều Tiên bán đảo, do vậy cho quy phục Chính Hoàng kỳ Bao y, nhậm Cao Ly Tá lĩnh, Tân Đạt Lễ nhậm Cao Ly đệ Nhị Tá lĩnh, kiêm Nội vụ Phủ Tam kỳ Hỏa doanh Tổng quản sự. Tổ phụ Thượng Minh (尚明) không rõ sự tích. Cha của Kim thị là Thượng Tứ Viện Khanh Kim Tam Bảo (金三寶), từng là Tuần thị Trường lô diêm chính (巡视长芦盐政), sau thăng Võ Bị viện Khanh, kiêm nhậm Công trung Tá lĩnh (公中佐领), nhậm Đệ Tam Tá lĩnh kiêm Đệ Tứ Tá lĩnh. Anh trai trưởng Kim Đỉnh (金鼎) từng nhậm Lam Linh Thị vệ (蓝翎侍卫), thứ huynh Kim Huy (金辉) từng nhậm Mãn Tả Thị lang của bộ Binh, anh út là tương lai Lễ bộ Thượng thư Kim Giản[3].
Do là Bao y thuộc Nội vụ phủ, Kim thị sẽ thông qua Nội vụ phủ tuyển tú nhập cung làm cung nữ, và thông qua đó có lẽ Kim thị đã hầu hạ Hoàng tứ tử Hoằng Lịch, nhận danh phận làm Cách cách, nhưng không rõ thời gian chính xác mà bà bắt đầu theo hầu ông. Khoảng năm Ung Chính thứ 5 (1727), tài liệu ghi nhận trong viện của Hoàng tứ tử Hoằng Lịch đã có tám đến chín vị Cách cách, Kim thị có khả năng là một trong số đó.
Đại Thanh tần phi
[sửa | sửa mã nguồn]Từ vị Quý nhân
[sửa | sửa mã nguồn]Năm Ung Chính thứ 13 (1735), ngày 3 tháng 9 (âm lịch), Bảo Thân vương Hoằng Lịch đăng cơ, sử gọi [Càn Long Đế] . Cùng ngày, tôn Hi quý phi Nữu Hỗ Lộc thị làm Hoàng thái hậu, lập Đích Phúc tấn Phú Sát thị làm Hoàng hậu.
Sang ngày 24 tháng 9 (âm lịch) cùng năm, chỉ dụ tấn các phi tần khác từ Tiềm để, trong đó Trắc phúc tấn Cao thị làm Quý phi, Trắc phúc tấn Na Lạp thị làm Phi, Cách cách Tô thị cùng Cách cách Hoàng thị đều làm Tần, còn Cách cách Kim thị được chỉ định làm Quý nhân. Dưới Kim thị, Cách cách Hải thị cùng Cách cách Trần thị đều thụ phong Thường tại.[4]. Vị trí của Kim thị vào lúc này không tính là quá cao trong hậu cung của Càn Long Đế khi ấy.
Năm Càn Long thứ 2 (1737), tháng 11, Càn Long Đế quyết định gia ân hậu cung, trừ Quý phi Cao thị, Nhàn phi Na Lạp và Quý nhân Hải thị thì tất cả các Hậu phi khác đều thăng một cấp, trong đó Kim Quý nhân thành Tần. Khi định huy hiệu, Nội vụ phủ soạn ra 4 huy hiệu lần lượt là 「Lệnh; 令」; 「Uyển; 婉」; 「Gia; 嘉」và 「Túy; 粹」, sau cùng định chọn Gia tần (嘉嫔). Theo Hồng xưng thông dụng của Nội vụ phủ, chữ "Gia" có Mãn văn là 「Gitulkhan」, có nghĩa là "đáng khen". Ngày 4 tháng 12 (âm lịch) cùng năm đó, lấy Lễ bộ Thượng thư Nhậm Lan Chi (任兰枝) làm Chính sứ, Nội Các Học sĩ Ngô Gia Kỳ (吴家骐) làm Phó sứ, tiến hành lễ sách phong[5].
Năm Càn Long thứ 4 (1739), ngày 14 tháng 1 (tức ngày 21 tháng 2 dương lịch), giờ Mão, hạ sinh Hoàng tứ tử Vĩnh Thành, là vị hoàng tử đầu tiên của Càn Long Đế sau khi đăng cơ. Năm thứ 6 (1741), ngày 13 tháng 2, chỉ dụ tấn Gia tần lên làm Phi, cùng lúc đó Quý nhân Hải thị, Quý nhân Bách thị cùng Quý nhân Diệp Hách Lặc thị đều lên Tần. Năm thứ 6 (1741), ngày 13 tháng 2, chỉ dụ tấn Gia tần lên làm Phi[6]. Cùng năm tháng 11, lấy Lễ bộ Thượng thư Tam Thái (三泰) làm Chính sứ, Lễ bộ Thị lang Mãn Sắc (满色) làm Phó sứ, hành sắc phong lễ[7]. Năm Càn Long thứ 11 (1746), ngày 15 tháng 10, giờ Ngọ, bà sinh hạ Hoàng bát tử Vĩnh Tuyền.
Thụ tấn Quý phi
[sửa | sửa mã nguồn]Năm Càn Long thứ 13 (1748), Càn Long Đế đại phong nhiều phi tần trong hậu cung, dụ tấn Gia phi Kim thị thành Quý phi[8].
Năm Càn Long thứ 14 (1749), ngày 8 tháng 4 (âm lịch), lấy Đại học sĩ Sử Di Trực (史贻直) làm Chính sứ, Lễ bộ Thượng thư Vương An Quốc (王安国) làm Phó sứ, hành sắc phong Quý phi đại lễ[9].
Do có tiền lệ của Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao thị được sách phong cùng ngày với Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, quan viên bộ Lễ xin Càn Long Đế án theo mà cho Gia Quý phi nhận triều bái của Công chúa, Thân vương Phúc tấn cùng Cáo mệnh phu nhân trong đại lễ. Tuy nhiên, Càn Long Đế khước từ, ông lấy lý do nếu Công chúa, Thân vương Phúc tấn cùng Cáo mệnh phu nhân vào triều bái Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự Na Lạp thị, mà Gia Quý phi cũng nhận lễ thì sẽ không thể phân biệt chính thứ, bên cạnh đó Thuần Quý phi Tô thị khi sách phong Quý phi lúc trước cũng chưa từng được nhận qua triều bái như vậy. Có hai lý do này, nên Càn Long Đế đã quy định vào Hội điển từ đó rằng[10]:
- [乾隆十四年四月初六日,上谕:礼部所进册封皇贵妃摄六宫事及晋封贵妃仪注内称,公主、王妃、命妇俱诣皇贵妃、贵妃宫行礼等语。从前皇考时册封敦肃皇贵妃为贵妃,公主、王妃、命妇等俱曾行礼。乾隆二年册封慧贤皇贵妃为贵妃,亦照例行礼。至乾隆十年今皇贵妃及纯贵妃晋封贵妃时,则未经行礼。朕意初封即系贵妃者,公主、王妃、命妇自应加敬行礼。若由妃晋封者,仪节较当略减,此一定之差等。且今皇贵妃及嘉贵妃同日受封,而公主、王妃、命妇行礼略无分别,于礼制亦未允协。嘉贵妃前著照纯贵妃之例,不必行礼。将此载入会典。]
- Năm Càn Long thứ 14, ngày 6 tháng 4. Thượng dụ: Lễ bộ tiến lời rằng, sách phong Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự và tấn phong Quý phi, nghi chú nội xưng, thỉnh cho các Công chúa, Vương phi, Mệnh phụ đều đến trước Hoàng quý phi và Quý phi hành lễ. Từ trước, Hoàng khảo khi sách phong Đôn Túc Hoàng quý phi làm Quý phi; thì các Công chúa, Vương phi cùng Mệnh phụ đều từng hành lễ. Càn Long năm thứ 2, sách phong Tuệ Hiền Hoàng quý phi làm Quý phi, cũng theo thường lệ hành lễ. Đến Càn Long năm thứ 10, Hoàng quý phi cùng Thuần Quý phi đồng thời tấn phong Quý phi, nhưng cũng chưa từng được hành lễ qua. Trẫm muốn rằng, người được sơ phong Quý phi, thì Công chúa, Vương phi cùng Mệnh phụ nên ứng thêm cung kính mà hành lễ. Nếu từ Phi tấn phong lên, nghi tiết dĩ nhiên nên có lược giảm, nhất định phải kém hơn một bậc. Đến nay, Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự và Gia Quý phi thụ phong cùng ngày, mà Công chúa, Vương phi cùng Mệnh phụ hành lễ không phân biệt thì lễ chế cũng không duẫn hiệp. Gia Quý phi nên chiếu theo lệ của Thuần Quý phi năm ấy, (các Công chúa, Vương phi cùng Mệnh phụ) đều không cần hành lễ. Đem việc này ghi vào Hội điển.
Năm đó, ngày 9 tháng 7, giờ Hợi, hạ sinh Hoàng cửu tử. Năm sau (1749), ngày 27 tháng 4, Hoàng tử hoăng thệ, an táng cùng chỗ với Đoan Tuệ Hoàng thái tử Vĩnh Liễn.
Năm Càn Long thứ 17 (1751), ngày 7 tháng 2, giờ Thân, hạ sinh Hoàng thập nhất tử Vĩnh Tinh. Cùng năm, ngày 25 tháng 7 là sinh nhật của Gia Quý phi, được thưởng 81 kiện vật phẩm theo lệ. Cũng trong năm ấy, ngày 27 tháng 10, kim quan của 3 vị Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu, Tuệ Hiền Hoàng quý phi và Triết Mẫn Hoàng quý phi được đưa đến Dụ lăng, Kế Hoàng hậu Na Lạp thị cùng Gia Quý phi Kim thị, Di tần Bách thị và Dĩnh tần Ba Lâm thị tùy Càn Long Đế tham gia lễ phụng an. Gia Quý phi còn cùng Hoàng hậu bồi giá Càn Long Đế đích thân khảo sát địa cung của Dụ lăng.[cần dẫn nguồn]
Truy phong Hoàng quý phi
[sửa | sửa mã nguồn]Năm Càn Long thứ 20 (1755), khi đứa con trai thứ 4 của bà được 4 tuổi, vào ngày 15 tháng 11 (âm lịch), Gia Quý phi Kim thị lâm trọng bệnh và qua đời, hưởng dương 42 tuổi. Sang ngày hôm sau, tức ngày 16 tháng 11, bà được Càn Long Đế dẫn chỉ dụ của Sùng Khánh Hoàng thái hậu, truy phong thành Hoàng quý phi. Đến ngày 17 tháng 11, chính thức sách truy thụy hiệu là Thục Gia Hoàng quý phi (淑嘉皇貴妃)[11], sang tháng 12 thì khiển quan tế cáo Thái miếu và Phụng Tiên điện[12]. Theo Hồng xưng thông dụng của Nội vụ phủ, "Thục" có âm Mãn là 「Nemgiyen」, có nghĩa là "dịu dàng", "uyển thuận". Kim quan của bà tạm an ở Tĩnh An trang.
Năm Càn Long thứ 22(1755), ngày 2 tháng 11, kim quan của Thục Gia Hoàng quý phi được an táng vào địa cung của Dụ lăng, Thanh Đông lăng. Bà là 1 trong 5 hậu phi được an táng ở Dụ lăng phi viên tẩm cùng Càn Long Đế, bên cạnh Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu, Tuệ Hiền Hoàng quý phi và Triết Mẫn Hoàng quý phi. Thần bài của bà được đặt ở Tây Noãn các trong Long Ân điện (隆恩殿), phía Tây bài vị của Tuệ Hiền Hoàng quý phi (ở giữa Noãn các), và phía Đông, cũng là đối diện chính là bài vị của Triết Mẫn Hoàng quý phi.
Vào đời Gia Khánh, gia tộc của bà được thoát khỏi Bao y thân phận, chân chính trở thành Mãn Châu Chính Hoàng kỳ, nhập Thượng Tam kỳ. Đến năm Gia Khánh thứ 23, Hoàng đế truyền chỉ chính thức sửa tên Kim Thị thành [Kim Giai thị] trong ngọc điệp hoàng gia[13]. Từ đây gia tộc trở nên hưng thịnh, Kim Giản lần lượt nhậm Tương Hoàng kỳ Hán quân Đô thống, rồi Lại bộ Thượng thư. Con là Ôn Bố (缊布), sơ thụ Bái đường a, Lam Linh Thị vệ, Tổng binh trấn Thái Ninh, Nội vụ Phủ đại thần, Võ Anh điện Tổng đài quan, Tương Hồng kỳ Hán quân Phó đô thống, Công bộ Thị lang, Chính Hồng kỳ Mông Cổ Phó đô thống, cuối cùng là Thượng thư bộ Hộ. Cháu Thiện Ninh (善宁), tập nhậm Thế quản Tá lĩnh, còn Kim Huy từng nhậm Tả Thị lang bộ Binh. Gia tộc từ khi liên hôn hoàng thất, dần dần phát đạt.
Hậu duệ
[sửa | sửa mã nguồn]- Hoàng tứ tử Vĩnh Thành [永珹; 14 tháng 1 năm 1739 - 2 tháng 2 năm 1777], được chỉ định làm con thừa tự của Lý Ý Thân vương Dận Đào, con trai thứ 12 của Thanh Thánh Tổ, phong [Lý Quận vương; 履郡王]. Sau khi mất, thụy hiệu Lý Đoan Thân vương (履端亲王).
- Hoàng bát tử Vĩnh Tuyền [永璇; 15 tháng 10 năm 1746 - 7 tháng 8 năm 1832], được đánh giá là một người ham mê tửu sắc, chân lại có tật, vì vậy ông không thích hợp ở ngôi Thái tử theo lời của Càn Long Đế. Mãi đến năm Càn Long thứ 44 (1779), Hoàng tử Vĩnh Tuyền mới được thăng làm [Nghi Quận vương; 儀郡王]. Ông giữ chức này tới năm 1797 thì được Gia Khánh Đế tấn phong thành [Nghi Thân vương; 儀亲王]. Thụy hiệu là Nghi Thận Thân vương (儀慎亲王). Ông là hoàng tử sống thọ nhất (86 tuổi) trong số 17 vị hoàng tử của Càn Long Đế
- Hoàng cửu tử [皇九子; 9 tháng 7 năm 1748 - 27 tháng 4 năm 1749], chết yểu chưa đặt tên, chôn chung chỗ Đoan Tuệ hoàng thái tử Vĩnh Liễn.
- Hoàng thập nhất tử Vĩnh Tinh [永瑆; 7 tháng 2 năm 1751 - 30 tháng 3 năm 1823], giỏi thư pháp, ông được liệt vào một trong Tứ đại thư pháp trứ danh thời bấy giờ, 3 vị còn lại là Bàng Cương (方纲), Lưu Dung (刘墉), Thiết Bảo (铁保). Năm Càn Long thứ 53 (1789), ông được phong [Thành Thân vương; 成亲王]. Sau khi qua đời, thụy hiệu đầy đủ là Thành Triết Thân vương (成哲亲王).
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Trong văn hóa đại chúng
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Phim ảnh truyền hình | Diễn viên | Nhân vật |
2005 | 《Thiếu niên Gia Khánh》 | Nhạc Tú Thanh | Gia Quý phi |
2018 | 《Như Ý truyện》 | Tân Chỉ Lôi | Kim Ngọc Nghiên
(金玉妍) |
2018 | 《Diên Hi công lược》 | Phan Thời Thất | Gia tần và Tiểu Gia tần |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ 徐凯:《论金简》,国家清史编纂委员会(有来源链接,见参考文献)
- ^ 满洲八旗中高丽士大夫家族 Lưu trữ 2018-06-12 tại Wayback Machine: 满族是以建州女真为主的一个民族共同体。从清太祖、太宗、世祖、圣祖、世宗,直至高宗,历时二百余年,融合了部分蒙古、汉族和朝鲜等族的民众,使他们成为满洲民族的正式成员。这支人马即是清王朝最终实现统一中原整体战略目标所依赖的中坚力量。乾隆九年(1744年)奉敕修竣的《八旗满洲氏族通谱》(以下简称《通谱》),则是这个民族共同体最后确立的标志。应当说这部《通谱》在满洲民族的认同上具有法典性质。该谱共收录了满洲、蒙古、高丽(即朝鲜)、尼堪(即汉人)共1163姓,其中有为数不少的世家大姓,例如,满洲的瓜尔佳氏、钮祜禄氏、富察氏、舒穆禄氏、完颜氏等,蒙古的博尔济吉特氏等,尼堪的张、李、高、雷氏等,高丽的金、韩、李、朴氏等[1]。《通谱》共附载高丽43姓,其中金、韩氏等功劳尤著,他们"屡奇其功,爱授厥职","秩晋亲臣,职居重任",深得满洲贵族的青睐与器重,成为后金社会中颇具影响的一些高丽士大夫家族。金氏和韩氏等是后金"国初"归附满洲较早的朝鲜大姓。凭借着他们在清初开国创业中立下的赫赫战功,逐渐地成为清代满洲贵族所信赖的"辽左名家"、高丽望族。他们的地位与声望在满洲上层社会颇为显耀。那么,这些高丽士大夫家族是怎样形成的?他们有什么特征?现以满洲八旗中金、韩等高丽大姓为例作些历史考察。
- ^ 徐凯:《满洲八旗中的高丽士大夫家族》,国家清史编纂委员会(有来源链接,见参考文献)
- ^ 《內務府上諭檔》:金姓格格封為貴人,海姓格格、陳姓格格均封為常在。高姓側福晉封為貴妃,納喇姓側福晉封為妃,蘇姓格格、黃姓格格均封為嬪。貴妃娘家是包衣佐領人,出為本旗滿洲人。黃姓嬪娘家是包衣管領下人,出為本旗包衣佐領下人。
- ^ 乾隆帝晋封贵人金氏为嘉嫔册文:命礼部尚书任兰枝为正使。内阁学士吴家骐为副使。持节。册封贵人金氏为嘉嫔。册文曰。朕惟赞宫庭而敷化。淑德丕昭。班位号以分荣。恩光式焕。珩璜克叶。纶綍攸加。尔贵人金氏、早毓名门。夙禀温恭之度。久勤内职。备娴敬慎之仪。兹仰承皇太后慈谕。册封尔为嘉嫔。尔其象服钦承。履谦和而迓福。鸿禧永荷。懋敦顺以凝祥。钦哉。
- ^ 《清实录·乾隆朝实录·卷之一百三十六》乾隆六年。辛酉。二月......○戊申。上诣皇太后宫问安。○谕、钦奉皇太后懿旨。嘉嫔著晋封妃。贵人海氏、贵人柏氏、贵人叶赫勒氏俱著封嫔。钦此。所有应行典礼。交与该部察例具奏。
- ^ 乾隆帝晋封嘉嫔为嘉妃册文:命协办大学士礼部尚书三泰为正使。礼部侍郎满色、为副使。持节册封嘉嫔为嘉妃。册文曰。朕惟坤元翊治。流淑问于璇闺。巽命重申。沛新恩于金简。徽音克副。显秩攸加。尔嘉嫔金氏。范秉柔嘉。性成谦慎。式仪型于图史。虔奉箴规。协矩度于珩璜。动遵礼法。兹仰承皇太后慈谕。以印封尔为嘉妃。尔其温恭益懋。承象服以凝庥。勤俭弥彰。迓鸿禧而衍庆。钦哉。
- ^ 《清实录·乾隆朝实录·卷之三百三十八》乾隆十四年。己巳。夏四月。戊寅朔......○又谕曰。皇贵妃、嘉贵妃、令妃、舒妃、婉嫔初五日进册宝仪注。内开初六日行谢恩礼......○壬午。上御太和殿宣制......命大学士史贻直为正使、礼部尚书王安国为副使。持节册封嘉妃金氏为贵妃。册文曰。朕惟赞雅化于椒涂。质推柔顺。协令仪于彤管。德重幽闲。爰考彝章。式颁纶綍。尔嘉妃金氏、祇奉女箴。凛遵内则。恪勤有素。膺褕翟之光华。婉顺靡愆。叶珩璜之矩度。兹仰承皇太后慈谕、以册宝封尔为贵妃。尔其常怀敬慎。迓景福于方来。弥事谦冲。荷鸿禧于有永。钦哉。
- ^ 乾隆帝晋封嘉妃为嘉贵妃册文:命大学士史贻直为正使、礼部尚书王安国为副使。持节册封嘉妃金氏为贵妃。册文曰。朕惟赞雅化于椒涂。质推柔顺。协令仪于彤管。德重幽闲。爰考彝章。式颁纶綍。尔嘉妃金氏、祇奉女箴。凛遵内则。恪勤有素。膺褕翟之光华。婉顺靡愆。叶珩璜之矩度。兹仰承皇太后慈谕、以册宝封尔为贵妃。尔其常怀敬慎。迓景福于方来。弥事谦冲。荷鸿禧于有永。钦哉。
- ^ 事见鄂尔泰、张廷玉《国朝宫史》所记载:乾隆十四年四月初六日,上谕:礼部所进册封皇贵妃摄六宫事及晋封贵妃仪注内称,公主、王妃、命妇俱诣皇贵妃、贵妃宫行礼等语。从前皇考时册封敦肃皇贵妃为贵妃,公主、王妃、命妇等俱曾行礼。乾隆二年册封慧贤皇贵妃为贵妃,亦照例行礼。至乾隆十年今皇贵妃及纯贵妃晋封贵妃时,则未经行礼。朕意初封即系贵妃者,公主、王妃、命妇自应加敬行礼。若由妃晋封者,仪节较当略减,此一定之差等。且今皇贵妃及嘉贵妃同日受封,而公主、王妃、命妇行礼略无分别,于礼制亦未允协。嘉贵妃前著照纯贵妃之例,不必行礼。将此载入会典。
- ^ 乾隆二十年十一月 ○嘉贵妃薨。谕曰、钦奉皇太后懿旨。嘉贵妃患病薨逝。著追封皇贵妃。钦此。一切丧仪。该衙门察例敬谨举行。丙戌。册谥嘉贵妃。为淑嘉皇贵妃。
- ^ 皇朝文獻通考 (四庫全書本)/卷103: 乾隆二十年十二月丁巳以冊諡淑嘉皇貴妃遣官祭告太廟後殿奉先殿
- ^ 李桓:《国朝耆献类征》(初编)卷九○《金简传》。在此需说明,朝鲜人李坤在《燕行记事》下中云:"金辉、金简方在侍郎,其叔母曾为皇帝后宫,年前身死,今方移宠辉简辈。"依此线索,查阅《清高宗实录》可知,乾隆三十九年金简任户部汉缺右侍郎,四十二年六月改满缺右侍郎,同年七月金辉署兵都满缺左侍郎。"为皇帝后宫"的叔母"年前身死",当在乾隆四十一年。从"今方移宠辉简辈",其"叔母"当为乾隆帝弘历的妃嫔。翻检《清史稿•后妃传》及《清皇室四谱•二后妃》等文献,在乾隆,乃至雍正、康熙三帝后妃中除了淑嘉皇贵妃外,未见另有金氏女子。"叔母"为后宫一事待考。
- Thanh sử cảo - Hậu phi truyện.
- 满洲八旗中高丽士大夫家族 Lưu trữ 2018-06-12 tại Wayback Machine