Bước tới nội dung

Thợ mỏ đình công tại Marikana

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thợ mỏ đình công tại Marikana
Nhân tố liên quanHiệp hội thợ mỏ quốc gia
Hiệp hội xây dựng và thợ mỏ
Cục cảnh sát Nam Phi
An ninh thợ mỏ
Hệ quả11 tháng 8: 4
13 tháng 8: 9 (cảnh sát: 2, thợ mỏ: 3, khác: 4)[1]
16 tháng 8: 34 thợ mỏ (78 thợ mỏ bị thương)
Marikana ở Nam Phi

Vụ đình công thợ mỏ Marikana là một vụ đình công bất ngờ diễn ra ở Nam Phi ngày 16 tháng 8 năm 2012 tại mỏ bạch kim của hãng Lonmin ở Marikana, cách thành phố Johannesburg khoảng 100 km về phía tây bắc. Cảnh sát Nam Phi bắn chết 34 người và làm bị thương 78 người khác. Cảnh sát đã được điều động tới mỏ để giải tán một cuộc biểu tình của 3.000 thợ mỏ, một số cầm dao và gậy gộc, khi họ tụ tập trên một quả đồi để kêu gọi tăng lương lên mức trên 1.000 USD/tháng so với mức thu thập thời điểm đình công là từ 484-605USD/tháng. Các vụ bạo động vào ngày 16 tháng 8 năm 2012 là vụ sử dụng vũ lực gây chết người nhiều nhất bởi lực lượng an ninh Nam Phi chống lại thường dân kể từ khi kết thúc của thời kỳ phân biệt chủng tộc[2]. Các vụ nổ súng đã được mô tả như là một vụ thảm sát trên các phương tiện truyền thông Nam Phi và đã được so sánh với sự kiện tại Sharpeville năm 1960[3][4]. Trong khi công nhân mỏ tuyên bố rằng họ đã bị cảnh sát tấn công, cảnh sát và các quan chức chính phủ lại cho rằng các vụ nổ súng là một hành động tự vệ chống lại một đám đông hung hăng và vũ trang. Chưa rõ nguyên nhân khiến các cảnh sát nổ súng nhưng các nhân chứng cho biết vụ nổ súng xảy ra sau khi một nhóm người đình công tấn công cảnh sát. Các nhân chứng cho rằng cảnh sát được trang bị súng trường và súng ngắn, đã bắn hàng chục phát đạn. Có 259 người đã bị bắt về các cáo buộc khác nhau. Hiệp hội nghiệp đoàn xây dựng và thợ mỏ Nam Phi đã cáo buộc cảnh sát gây ra một vụ thảm sát.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tau, Poloko (ngày 14 tháng 8 năm 2012). “Cops killed as conflict spirals at Lonmin”. Independent Online. South Africa. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2012.
  2. ^ “South African police open fire as striking miners charge, killing and wounding workers”. The Washington Post. Associated Press. ngày 16 tháng 8 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2012.
  3. ^ Richard Stupart (ngày 16 tháng 8 năm 2012). “The Night Before Lonmin's Explanation”. African Scene. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2012.
  4. ^ Monde Maoto and Natsha Marrian (ngày 17 tháng 8 năm 2012). “BDlive”. BDlive. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2012.