Thể khoang
Các chú thích trong bài hoặc đoạn này phải hoàn chỉnh hơn để có thể được kiểm chứng. |
Thể khoang | |
---|---|
Chi tiết | |
Định danh | |
Tiếng Hy Lạp | koilōma |
Thuật ngữ giải phẫu |
Thể khoang hay khoang cơ thể (tiếng Anh: coelom, số nhiều coeloms hay coelomata), là một khoang chứa đầy dịch lỏng hình thành từ trong trung phôi bì. Thể khoang hình thành trong các sinh vật ba lá phôi và chỉ tồn tại trong các sinh vật dạng này, nhưng đã tiêu giảm trong một số loài. Sự tiêu giảm thể khoang này có liên quan tới việc làm giảm kích thức của cơ thể sinh vật. Thể khoang có chức năng hấp thu và làm giảm các chấn động có hại cho cơ thể, giống như một bộ xương thủy tinh. Nó cũng giúp các nội quan hình thành và phát triển một cách độc lập với body wall. Điều này có thể thấy trong bộ máy tiêu hóa của giun đất và các sinh vật khác trong ngành giun đốt, trong đó màng treo ruột xuất phát từ thể khoang nằm trong trung phôi bì. Đối với các động vật có vú, thể khoang hình thành nên các màng bụng, màng phổi và màng tim. Trong quá khứ, những nhà động vật học phân loại động vật dựa trên các đặc tính liên quan tới thể khoang. Họ tin rằng, sự hiện diện hay không, cũng như quá trình hình thành thể khoang là một yếu tố cực kì quan trọng trong việc tìm hiểu về mối quan hệ tiến hóa giữa các ngành động vật. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các đặc tính nêu trên không thật sự quan trọng như mọi người từng nghĩ.[cần dẫn nguồn] Thật vậy, thể khoang có thể đã từng xuất hiện trong các động vật miệng nguyên sinh lẫn các động vật miệng thứ sinh.[1]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Xiao, S.; Laflamme, M. (2008), “On the eve of animal radiation:
phylogeny, ecology and evolution of
the Ediacara biota”, Trends in Ecology & Evolution, doi:10.1016/j.tree.2008.07.015 line feed character trong
|title=
tại ký tự số 32 (trợ giúp)
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Phần này cần được mở rộng. Bạn có thể giúp bằng cách mở rộng nội dung của nó. |