Bước tới nội dung

Thảo luận Wikipedia:Tên người dùng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 7 tháng trước bởi 42.114.34.78 trong đề tài Không có tiêu đề

Tên dài

[sửa mã nguồn]

Xin hỏi tên người dùng dài bao nhiêu thì gọi là quá dài nhỉ? Tmct 22:31, ngày 26 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Theo tôi dưới 10 từ, tên dài hơn là không nghiêm túc. Tôi nghĩ nên lập thêm qui định này vào các qui tắt lập Wikipedia:tên người dùng, thực hiện từ lúc qui định mới này được bổ sung. Thaisk 22:49, ngày 26 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời
10 ký tự thì quá ngắn. Thí dụ có thành viên đặt tên là Nguyễn Đoàn Minh Phương thì số ký tự sẽ là 23. Tên gọi này không thể coi là không nghiêm túc. Theo tôi, nếu có hạn chế thì số ký tự phải ở mức khoảng 30-35 ký tự. Vương Ngân Hà 12:48, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tên viết bằng kí tự không phải là kí tự Latinh

[sửa mã nguồn]

Qui định: Chữ cái Latin (trong đó có tiếng Việt) nên được sử dụng trên Wikipedia tiếng Việt, và nên tránh các chữ các kí tự không phải Latin vì hầu hết người dùng không đọc được chúng, và chúng có thể hiển thị không chính xác trên máy tính của họ (ở dạng dấu hỏi ["??? ??"], ô vuông ["□□□ □□"] hoặc tệ hơn là mojibake ["Ã!%ôs*"]). Nếu tên bạn thường được viết với bảng chữ cái ngoài Latin, hãy cân nhắc việc phiên tự để tránh nhầm lẫn, và cũng cho phép người khác gõ tên bạn vào ô tìm kiếm hoặc thanh URL. Tuy nhiên, bạn có thể dùng các bảng chữ cái khác trong chữ kí của mình. không nói lên việc cấm dùng kí tự không phải là kí tự Latinh.

@ – 171.226.100.99 (thảo luận) 19:26, ngày 7 tháng 9 năm 2023 (UTC)Trả lời

Tôi đề nghị nghĩ nên viết lại như sau:

Tên người dùng phải viết bằng kí tự Latinh, vì các kí tự không phải Latin hầu hết người dùng không đọc được, và chúng có thể hiển thị không chính xác trên máy tính của họ (ở dạng dấu hỏi ["??? ??"], ô vuông ["□□□ □□"] hoặc tệ hơn là mojibake ["Ã!%ôs*"]).

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 12:28, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Điều này theo tôi không hợp lý, mọi ngôn ngữ và mọi dạng chữ viết phải được tôn trọng ngang nhau, miễn là tên thành viên không phạm các quy định về Wikipedia:Tên người dùng. Vương Ngân Hà 12:44, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi định viết thế, vì tiểu mục này nằm trong mục các kiểu tên không hợp lệ. Nếu chỉ là lời khuyên, ta nên đặt ra chỗ khác. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 16:31, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Theo tôi thì chúng ta không nên giới hạn gì về tên người dùng.--silvi 16:38, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Một lần nữa khơi lại vấn đề này. Tôi đề nghị dời phần này ra phần "Lời khuyên" thì tốt hơn là nằm trong phần "Không thích hợp" vì các lý do sau:
  • Tên mọi ngôn ngữ và chữ viết phải được tôn trọng ngang nhau (như Vương Ngân Hà nói ở trên)
  • Nó hạn chế sự sáng tạo về mặt biểu diễn tên của các thành viên
  • Cái này là yếu tố mới, vì Wikipedia đã cho phép một người đăng ký tên thành viên 1 lần ở mọi phiên bản ngôn ngữ, nên hiện nay tên thành viên không viết bằng ký tự Latin nhiều vô kể.
  • Nếu về yếu tố khó đọc, khó tìm kiếm, thì đó là cái thiệt của người chọn tên. Vì vậy nên để nó vào lời khuyên.
Tân (thảo luận) 03:37, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời
Các bạn nghĩ thế nào về trường hợp có những nicks tiếng Hoa, Hàn, Nhật, Nga và các ngôn ngữ không dùng chữ cái Latin? Một mặt, khó cấm hoàn toàn vì Wikipedia bây giờ cũng đã "toàn cầu hóa" chứ không độc lập với nhau như xưa. Một mặt, những nicks này gây khó khăn hơn nhiều cho việc truy cứu, tìm kiếm, và nếu không biết ngôn ngữ của họ thì rất khó biết nick họ là nick gì, có ý nghĩa gì. TBD (thảo luận) 05:15, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời
Đồng ý với ý kiến anh Tân, nếu khó, đọc, khó tìm kiếm thì chúng ta có thể lập thể loại Tên thành viên không phải là chữ Latin (tất nhiên là những thành viên có đóng góp, chứ những thành viên tạo tài khoản cho có hay tài khoản tạo tự động từ wiki khác thì không cần liệt kê vào - không biết phần mềm có phân loại ABC hết các tên không phải Latin được không nhỉ), còn vấn đề chúng ta không biết tên của họ đang nói cái gì cũng không khó lắm, có thể dùng Google Dịch để tra ra-- tl(+) 02:05, ngày 8 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời
Thiệt là rảnh rỗi và nhiêu khê, meta không cấm mắc chi mình cấm? Những cái gì không phục vụ cho lợi ích đích thực của wikipedia tôi thiết nghĩ không nên đem ra bàn.AlleinStein (thảo luận) 04:41, ngày 29 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mâu thuẫn?

[sửa mã nguồn]

Wikipedia:Tên người dùng#Chọn một tên người dùng viết: "Tên người dùng tốt nhất là tên thật của bạn [...]". Ngược lại, tại Wikipedia:Hướng dẫn dành cho biên tập viên nhỏ tuổi#Sự an toàn và bảo mật của bạn lại viết: "Hãy cẩn thận với những gì bạn viết ra. [...] đừng lấy tên thật làm tên người dùng của bạn". Rốt cuộc là nên hay không nên dùng tên thật làm tên người dùng? --jan Win (thảo luận) 07:37, ngày 22 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

@Huỳnh Nhân-thập: Tên người dùng là tên thật là dành cho người lớn, còn nếu thành viên đó là trẻ em (dưới 16 hay 18 tuổi gì đó) thì không nên dùng tên thật. --Newton Einstein Hawking 08:47, ngày 22 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Không có tiêu đề

[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ là các nhà khoa học miêu tả cây Chấp (miền bắc VN) với cây Chúc hay Chanh số 8 (An Giang, Thái Lan) là 1 cây là không đúng. Cây Chấp miền bắc quả không xù xì như quả Chúc (chanh số 8), và lá Chấp cũng khác xa lá Chúc, cuống lá không phình to hẳn lên như Chúc! Về phân bố thì Chúc là cây đặc hữu ở An Giang, trong khi Chấp mọc tự nhiên ở nhiều nơi trên miền bắc. Đề nghị các nhà thực vật học và thầy thuốc kiểm tra lại kẻo nhầm lẫn. — thảo luận quên ký tên này là của 42.114.34.78 (thảo luận) 13:51, ngày 19 tháng 5 năm 2024‎ (UTC)Trả lời