Bước tới nội dung

Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Mekong Bluesman trong đề tài Thảo luận

Lưu trữ 1

Thảo luận

[sửa mã nguồn]

Đề xuất trọn gói (phiên bản 14:35, 6 tháng 9 2006 (UTC)) cho các cuộc bỏ phiếu biểu quyết trên Wikipedia gồm những điểm dưới đây:

  1. Phiếu trắng được coi là phiếu không hợp lệ trong các cuộc biểu quyết.
  2. Quyền bỏ phiếu cho mọi cuộc biểu quyết là 1) thành viên đăng ký trước thời điểm bắt đầu biểu quyết 1 tuần, 2) có ít nhất 100 sửa đổi
  3. Quy định về phong sysop giữ nguyên hiện trạng ngoại trừ tách phần biểu quyết bãi miễn sang 1 quy định độc lập tại Wikipedia:Người quản lý/Điều lệ bãi miễn
  4. Quy định bãi miễn gồm 1) nêu lý do rõ ràng, 2) thời gian = 1 tháng, 3) phiếu tối thiểu = 15, 4) phiếu bãi miễn >= 2/3.
  5. Những bài bị xoá hoặc đề nghị xoá trên Wikipedia được cần chia vào 4 nhóm sau:1)chủ đề xứng đáng là bài bách khoa, nhưng nội dung xứng đáng xóa ngay, nội dung cũ hiện ra trên hộp tóm lược lý do xóa đủ cho thấy đáng xóa, 2) treo bảng chất lượng kém, nội dung còn cần cho cộng đồng và người viết bài nêu ý kiến về việc xóa 3) Nội dung và chủ đề không có tính chất bách khoa, 4) Chủ thể bài viết không tương xứng với các bán quy định (chỉ để tham khảo) của Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào
    1. Nhóm 1,3: người quản lý có thể xoá mà không cần biểu quyết
    2. Nhóm 2,4: Tiến hành biểu quyết tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài và theo chung 1 thể thức như sau: 1) thời gian = 2 tuần, 2) phiếu tối thiểu = 5, 3) nếu số phiếu xoá > 1/2 => xoá, giữ trong trường hợp còn lại. Bài viết đã biểu quyết giữ sẽ không bao giờ phải biểu quyết xoá lần 2.
  6. Quy định phục hồi bài phụ thuộc vào nhóm nguyên nhân xoá bài phía trên (xét nhóm theo trình tự ưu tiên)
    1. Nhóm 3: Không được phục hồi
    2. Nhóm 4: Tiến hành biểu quyết theo thể thức 1) thời điểm = 1 tháng sau khi xoá, 2) cá nhân đề xuất phục hồi phải viết phiên bản nháp bài viết tại trang thảo luận người dùng của mình để chứng minh có những đặc điểm/tính chất mới / thuyết phục để tiến hành biểu quyết phục hồi, 3) thời gian = 2 tuần, 4) phiếu tối thiểu = 5, 5) nếu số phiếu phục hồi > 1/2 => phục hồi bài viết bằng phiên bản nháp, không phục hồi trong trường hợp còn lại.
    3. Nhóm 1,2: Được viết mới ngay lập tức.
  7. Tất cả các biểu quyết khác 1) sau khi thảo luận 2 tuần, 2) thời gian = 2 tuần, 3) phiếu tối thiểu = 5, 4) nếu số phiếu đề xuất sửa đổi > 1/2 => sửa, nếu không => giữ hiện trạng như trước khi biểu quyết.
  8. Những điều luật trái với bộ luật này trước kia sẽ phải sửa lại.
Xin mọi người thảo luận và sau đó tiến hành biểu quyết thông qua đề xuất này. Vietbio 14:35, 6 tháng 9 2006 (UTC)

Phiếu tối thiểu

[sửa mã nguồn]
Số phiếu tối thiểu (hay tổng số phiếu bầu) = 5 có ít quá không ? Trong khi số thành viên thường trực cũng đã lên trên 20. Đề nghị đổi số này. (15.235.153.101 14:40, 6 tháng 9 2006 (UTC))
Anh có thể đề xuất 1 con số không? Vietbio 14:50, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Trong bài TTT đã có ít nhất 15 phiếu nên có lẽ số tối ưu nên chọn: để cho 1 cuộc bỏ phiếu hợp lệ cần 7 phiếu (số lẽ để chỉ có thể failed hay passed trránh trường hop equal)
Thường trong bài có nhiều tranh cãi thì cũng thu hút nhiều người tham gia bỏ phiếu. Những bài có sự đồng thuận cao thì sau 2 tuần mà có được 7 phiếu cũng không nhiều (xem Wikipedia:Biểu quyết xóa bài). Số 5 lấy từ thỏa thuận do Phan Ba điều hành và đã qua trải nghiệm "chiến trường" cho thấy không có gì "hỏng". "Tránh sửa những gì không hỏng"; tuy nhiên nếu có thêm các ý kiến khác đòi sửa thì có thể thống nhất số mới. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 16:29, 6 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi biết là 5 phiếu tối thiểu trong số khoảng 20 thành viên đóng góp thường trực là hơi ít. Nhưng chúng ta phải "thực tế" và giữ trong đầu là các người đóng góp tại đây là vì thích và vì thiện nguyện. Con số 5 phiếu tối thiểu, tôi nghĩ, là phản ảnh khá đúng cho cộng đồng của chúng ta. Khi số thành viên đóng góp thường trực tăng lên cao hơn một cách rõ thì chúng ta sẽ tăng con số tối thiểu đó. Mekong Bluesman 02:10, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Trong Wikipedia:Biểu quyết xóa bài, do Phan Ba viết rằng, số phiếu tối thiểu cần đạt được là 5, nên khi đã đủ số phiếu và việc giữ hay xóa đã được xác định nên nhiều người không muốn tham gia thêm vì trang đó đã khá dài rồi. Nhiều đề mục đề nghị xóa, tôi vẫn xem và theo dõi, nhưng không bỏ phiếu là do biết phiếu của mình bỏ thêm vào cũng không thay đổi được "tình thế", chứ không phải là do đề mục này tôi không quan tâm, tôi nghĩ có nhiều người cũng nghĩ như vậy. Nếu Phan ba viết tối thiểu là 3, thì tôi nghĩ chắc cũng sẽ có khoảng 3 người bỏ phiếu. Casablanca1911 02:20, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi có thắc mắc là trong khi Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào vẫn còn đang bị bàn cãi và có nhiều người chưa thống nhất, muốn thay đổi thì việc đưa điều này vào mục 5 đây làm tôi thấy khó có thể biểu quyết. Các bán quy định tại Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào chưa được thống nhất cho nên nội dung tại mục 5 có thể chưa rõ ràng. Tôi nghĩ là trước hết hoàn thiện xong Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào đã, hoặc là buổi biểu quyết này, bỏ phần liên quan đến Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào ra, xét sau. Và ở mục 5, phần 1,2, như thế nào là "bài chất lượng kém" cũng nên được thảo luận và viết rõ hơn cho khái niệm này thì người bỏ phiếu mới biết rõ được, đỡ thắc mắc sau này. Casablanca1911 15:24, 6 tháng 9 2006 (UTC)

Bộ luật này là cách giải quyết tốt những gì Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào đang mâu thuẫn với các quy định khác. Bạn vẫn có cơ hội hoàn thiện các gợi ý tiêu chí ở bán quy định Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào sau khi bộ luật này được thông qua, và đảm bảo không ghi những gì trái với bộ luật này vào trong đó là được. Bộ luật này đã quy định rõ vai trò của bán quy định Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào và điều này là điều mong đợi. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:43, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Bộ luật này là khung sườn; còn chi tiết của các bán quy định sẽ hoàn thiện sau. Mời bạn cứ tự nhiên viết ra các bán quy định về chất lượng kém. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:48, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Trần Thế Trung viết "...cách giải quyết tốt những gì Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào đang mâu thuẫn với các quy định khác". Tôi không thấy các mâu thuẫn đó (đọc thảo luận của tôi tại phần thảo luận của bài này). Trần Thế Trung có thể giải thích rõ cho tôi vì sao Trần Thế Trung nhận thấy có mâu thuẫn không? Mekong Bluesman 02:10, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Xem Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết, phần đề nghị của Tmct. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 06:56, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Bộ luật này có một số khái niệm chưa được làm rõ và đang có "tranh chấp" trong nội dung các khái niệm đó, do vậy, để đơn giản hóa, tôi đề nghị phân loại biểu quyết chỉ gồm 3 dạng sau:

Cả 3 loại biểu quyết trên đều có quy định về thành viên tham gia bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu, số phiếu tối thiểu...đều như nhau; chỉ khác nhau về phần kết quả cuối cùng của bỏ phiếu nên theo tỷ lệ 1/2 hay 2/3 trở lên.

@Đề nghị và giải thích riêng cho phần Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào: tôi nghĩ con số 2/3 số phiếu trở lên sẽ là một ngoại lệ để giữ bài, cũng chưa hợp lý lắm. Nó chỉ hợp lý khi mọi bài thỏa mãn tính ngoại lệ đều được giữ. Nhưng tình trạng như hiện nay là: những người khi mới bắt đầu đóng góp viết bài, không thể biết được 1 đề mục tương tự cũng không phù hợp tiêu chuẩn lại đang được tồn tại ở Wiki sau một cuộc biểu quyết. Tôi nghĩ là, biểu quyết để đưa ra một tiêu chuẩn, xong rồi lại biểu quyết như hiện nay để chọn ngoại lệ cho tiêu chuẩn đó, về sau lại có một cuộc biểu quyết cho chính cái bài khác cũng có ngoại lệ đó...thì hơi vòng vo và mất công. Nên tôi đề nghị, bỏ mục 4 trong Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào và khi ai đó gặp một đề mục không đủ tiêu chuẩn hiện hành, muốn giữ lại, thì đi thẳng vào "Biểu quyết sửa quy định hiện hành" luôn (để có thể giảm tiêu chuẩn đầu vào) và cũng để đỡ phải tranh luận dài dòng, quay sang chỉ trích điều luật hiện hành là sai, là không phù hợp...và sau khi quy định được chấp nhận sửa đổi thì "ngoại lệ" không chỉ dành cho 1 bài ở Wiki nữa. Casablanca1911 02:01, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Điều này làm tôi gợi ý thống nhất tỷ lệ 1/2 trong biểu quyết phục hồi bài; như mọi biểu quyết khác vì nó xảy ra 1 tháng sau. Tôi cũng chuyển mục sửa chi tiết bài thành tất cả các biểu quyết khác để bao trùm hết trường hợp còn lại.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 06:56, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Ở mục 5, nhóm 2 và 4 có tính chất không giống nhau (nhóm 2 thì không phải là quy định, còn nhóm 4 thì là bán quy định (?) mà đến lúc biểu quyết lại quy định giống hệt nhau về các điểm 1,2,3. Như vậy, tôi thấy là không hợp lý. Như vậy, một là thay đổi các điểm này, hoặc hai là Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào sẽ không là quy định hay bán quy định nữa, chỉ để tham khảo. Khi đó nhóm 2 và 4 sẽ tương đương. Casablanca1911 07:27, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Đã sửa Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào = Bán quy định = chỉ là để tham khảo.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:32, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Số chữ tối thiểu

[sửa mã nguồn]

Thêm nữa VietBio thử kiểm nghiệm xem trong 10000 bài hiện có của Wiki, bài hợp lệ có nội dung về 1 chủ đề mà ngắn nhất là bao nhiêu chữ. Và yêu cầu bài bất hợp lệ là bài chỉ có chừng 2/3 số chữ của bài ngắn nhất hiện có này là vưà. (tôi dếm 20 chữ không đủ để có 1 hàng trên máy 16 in' khổ chữ 10 point nên thấy quy định này quá "yếu") (15.235.153.101 16:29, 6 tháng 9 2006 (UTC))

Bác có thể đưa ra một con số không? Theo tôi đủ ngắn để hiện ra trên "comment box" lúc xóa (để cho mọi người nhìn thấy rõ đáng xóa, tại trang Thay đổi gần đây) là được. Hộp này dài chừng hơn 100 ký tự.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 16:34, 6 tháng 9 2006 (UTC)
Vấn đề tôi muốn đưa ra là vì trong tương lai gần số bài kém chất lựong sẽ tăng nhanh. thử hỏi tôi chỉ viết 1 câu là đủ dài hơn 20 chữ. Nếu hứng chí 1 tiếng tôi viết được cả chục bài mỗi bài >20 chữ thì anh khó có đủ thì giờ để biểu quyết và làm nản lòng nhiều thành viên đ/v những bài gần như hiển nhiên cần xóa vì phải bỏ phiếu quá nhiều. Do đó, tôi mới đề nghị tăng con số 20 chữ lên 1 số nào đó hợp lý. Dĩ nhiên, bài viết thí dụ 30 chữ mình phải loại bỏ các bài đang chờ được bổ xung (stub và substub) vì các bài như vậy không thể tính vào loại kém chất lượng mà là bài chờ bổ xung. (15.235.153.101 16:50, 6 tháng 9 2006 (UTC))

Tôi nghĩ là chúng ta không nên khóa tay của chúng ta với một con số vì tôi có thể viết n+1 chữ vào một bài để đi vòng qua một quy luật mà các chữ đó hoàn toàn không có liên quan gì đến mục đề của bài đó, nhiều khi không đúng cả chính tả, văn phạm... Cho đến thời điểm này, các sysop đều là những người có một trình độ thông minh tối thiểu để nhận ra bài nào có chất lượng kém và bài nào không có, chưa có ai kêu la. Do đó, tôi nghĩ chúng ta không nên tạo ra thêm nhiều quy luật khi chưa cần thiết. Mekong Bluesman 01:59, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi đồng ý với Mekong và sửa lại đề nghị là nội dung có thể nhận thấy đáng xóa ngay qua ô lý do xóa (hiện trong Thay đổi gần đây).- Trần Thế Trung | (thảo luận) 06:56, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Đồng ý về việc có thể xóa ngay nếu có lý do chính đáng vì người quản lý hoàn toàn hiểu được là nếu xóa tùy tiện, họ sẽ bị phản đối và bỏ phiếu bãi nhiệm. An Apple of Newton thảo luận 13:15, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi nghĩ 1 bài viết tối thiểu cũng phải trên 200 từ, những bài viết dưới 200 từ nên xóa bỏ vì thiếu thông tin tuy nhiên một số bài viết cần có ngoại lệ nếu có liên kết với nhiều bài viết khác--Prof MK 08:38, ngày 23 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Số lần sửa đổi ít nhất

[sửa mã nguồn]

theo ý của Bùi Dương có lẽ 10 lần sửa đổi là quá ít. Nhưng 100 lần thì hơi chủ quan với khả năng. có lẽ người muốn tham gia bỏ phiếu cần có ít nhất khoảng 50 sửa đổi (kể cả sửa nhỏ). (15.235.153.101 17:07, 6 tháng 9 2006 (UTC))

Tôi nghiêng về con số 100 nhưng tôi sẵn sàng nghe các con số reasonable (10-30 không phải là các con số reasonable đối với tôi). Mekong Bluesman 01:52, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi cũng nghiêng về con số này hơn. Vấn đề là cuộc bỏ phiếu của chúng ta kéo dài 2 tuần mới chấm dứt, mà người tham gia bỏ phiếu cần phải có một số đóng góp và quan tâm tới Wiki thực sự trước khi có cuộc bỏ phiếu. Vì ngày cuối cùng trước thời hạn 2 tuần, họ vẫn có quyền bỏ phiếu (khi họ đã đủ tiêu chuẩn) nên thời gian tham gia của họ ít nhất sẽ là 2 tuần. Trong 2 tuần = 14 ngày, con số 100 liệu có nhiều quá không ? 100/14 nghĩa là tiêu chuẩn trung bình khoảng trên 7 sửa đổi 1 ngày cho 1 người mới tham gia vào Wiki và có ý định bỏ phiếu.
Còn có một số thành viên yêu cầu người bỏ phiếu phải có tài khoản trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 1 tuần, nghĩa là số ngày thành viên đó tham gia ở Wiki cho đến ngày bỏ phiếu cuối cùng là khoảng 20 ngày. Tiêu chuẩn trung bình sẽ là khoảng trên 5 sửa đổi/ngày cho 1 người mới tham gia vào Wiki. Casablanca1911 02:09, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Đã tăng lên 100.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 06:56, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Đồng ý với con số "100". An Apple of Newton thảo luận 13:15, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi nghĩ số lần sửa đổi không quan trọng mà quan trọng nhất là nội dung sửa đổi.Nếu bài viết sau nhiều lần sửa đổi mà trở nên đầy đủ hơn thì sửa 1000 lần cũng hoan nghênh còn nếu ngược lại thì 1 lần sửa cũng không nên.Theo tôi thiết nghĩ cần quan tâm đến nội dung sửa bằng cách ra lời kêu gọi các thành viên khác cùng kiểm soát--Prof MK 08:43, ngày 23 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ranh giới 1/2

[sửa mã nguồn]

Theo tôi, các trường hợp ">=1/2" cần sửa thành ">1/2".

Nếu không sẽ có trường hợp sau: bài X bị đề nghị xóa, có 1/2 số phiếu "xóa" => bài bị xóa. 1 tháng sau, có thành viên đưa ra một cái mới (không khó) đề nghị phục hồi. 1/2 số phiếu "phục hồi" (cũng là các thành viên đã bỏ phiếu "giữ" lần trước) => bài được phục hồi!

Đề nghị cụ thể:

  1. Biểu quyết xóa bài: nếu số phiếu xoá > 1/2 => xoá, nếu phiếu giữ >= 1/2 => giữ. (nếu =1/2 thì nên giữ lại thay vì xóa)
  2. Biểu quyết phục hồi bài: nếu số phiếu phục hồi > 1/2 => phục hồi bài viết bằng phiên bản nháp. (nghĩa là phải thuyết phục được ít nhất một thành viên thay đổi ý kiến, so với lần bỏ phiếu xóa)
  3. Biểu quyết khác: nếu số phiếu đề xuất sửa đổi > 1/2 => sửa, nếu không => giữ hiện trạng như trước khi biểu quyết. (nếu =1/2 thì nên giữ nguyên thay vì sửa đổi)

Avia (thảo luận) 08:12, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Đồng ý.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:15, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Đồng ý. An Apple of Newton thảo luận 13:15, 7 tháng 9 2006 (UTC)
Đồng ý.--Bùi Dương 16:32, 7 tháng 9 2006 (UTC)

Phân định thuộc tính bài viết trong 1 tiểu chuẩn

[sửa mã nguồn]

Trong một bài viết để tránh được sự mập mờ hay suy diễn thiếu chính xác và dẫn tới đưa ra các tiêu chuẩn không rõ về nội hàm thì việc quan trọng là phân loại hay đánh giá 1 cách cụ thể các thuộc tính của mỗi bài viết. Ý kiến sau đây chỉ để làm tham khảo cho người muốn viết lại các tiêu chuẩn tiêu chí hay các hướng dẫn: Tạm đưa ra hai khái niệm Chất lượngPhẩm lượng của 1 bài viết

  • Chất lượng: là các yêu cầu để một bài Viết đọc dược hiểu được và có tính bách khoa bao gồm:
    • Đúng chính tả, văn phạm
    • NỘi dung thông tin đưa vào chính xác kiểm chứng được hay có nguồn gốc đáng tin (Hơi khó nhưng trong đa số các trường hợp tối đa là chỉ làm nghèo đi lượng thông tin do việc cắt bỏ một khi không đồn thuận)
    • Trình bày có dàn ý rõ
    • số câu hay chữ tối thiểu
    • Dùng câu văn Trung lập và có tính phổ quát (tức là không dùng tiếng lóng, thô tục, khó hiểu)-- thường có tranh cãi chỉ là về tính trung lập nhưng rất để sửa - xoá)
    • ...(thêm vào nếu thấy thiếu)

Những vi phạm loại này hoàn toàn có thể tự động bị xóa hay bi buộc phải treo các bảng liên quan đén chất lượng để sửa chữa hay bổ xung viết mới. Theo tôi thấy thời gian qua đa số các bài bị bỏ phiếu xóa thuộc loại này nhưng Tại sao không tìm cách loại hẳn ra bằng 1 luật đơn giản khỏi phải bỏ phiếu ?

  • Phẩm lượng: là giá trị thực dụng của bài viết -- Đây là các giá trị trừu tượng khó đo đạc
    • Bài viết cung cấp một lượng kiến thực thực sự có ích cho một chuyên ngành hay cho kiến thức tổng quát
    • Bài viết có chủ ý đánh bóng cá nhân hay tổ chức hay 1 đối tượng nào đó hay không ? -- Đây là vấn đề khá nóng!
    • Kiến thức cung cấp của bài viết có được công nhận chính thức từ cấp nào ? (Có Sách giáo khoa, được quốc gia công nhận,...)
    • Độ phổ biến của chủ đề (tạm thời đánh giá bởi các sử liệu, các văn khố, các bằng chứng khảo cổ, hay các tài liệu khảo cứu từ chuyên gia được công nhận và từ các máy truy tìm dữ liệu)
    • Giới hạn chủ quan của Wiki: Tạm thời vì lí do ưu tiên cho các bài viết quan trọng chúng ta có thể cấm các bài viết có nội dung chưa đáng quan tâm (thí dụ các bài về trường trung học Nguyễn thi B hay bài về đường Trần văn Ơn TP HCM) -- Chỗ này cần phân định ranh giới của giới hạn- hoặc nếu không sẽ quy định vote.
    • ...

Đối với những bài loại này mới có xung đột ý kiến và mới nên cần có bỏ phiếu đánh giá

  • Các cuộc bầu cử khác: như là sysop, quản trị viên, xóa tên, cấm...tốt nhất là nên tách riêng ra khỏi các cuộc bỏ phiếu về xóa sửa bài viết vì nó thuộc về tổ chức và quản trị nhân sự nội bộ của wiki để tránh nhầm lẫn.

Đề nghị tổng quát về một thuật toán ngắn cho các bài viêt

  • Thủ tục đơn giản nhất có thể là: Chỉ những bài nào có người nêu ý kiến là "bài này cần cứu xét xóa" mới đưa vào thủ tục
  1. Phân loại: bài cần cứu xét có thể vi phạm dạng nào ? Chất Lượng hay phẩm lượng
    1. Nếu là chất lượng: Treo bản chất lượng phù hợp và yêu cầu thay đổi trong 2-3 tuần thông báo cho nhừng người có tham gia viết bài đó để bàn luận và thay đổi. Sau đó, nếu không thay đổi -> Xóa thẳng khỏi bỏ phiếu!
    2. Nếu là phẩm lượng: dùng tiêu chuẩn đo phẩm lượng (điều chỉnh lại cái tiêu chuẩn đưa vào hiện có hay viết mới tùy !)
    3. Nếu Không thoả mãn tiêu chuẩn -> Phải có đề nghị bỏ phiếu giữ thì mới buộc bỏ phiếu: Lượng phiếu là >1/2 hay >=2/3 tùy hỉ quý vị cứu xét
      1. Ngược lại không có đề nghị bỏ phiếu: Xóa thẳng không cần cứu xét tiếp
  2. Điều lệ "nhân tính": Bài bị xóa vì lí do phẩm lượng có thể được tái đăng bất kì lúc nào với điều kiện là chủ đề muốn đăng đã có một biến cố mới hay đã đủ điều kiện thỏa mãn được "tiêu chuẩn hiện hành".

chúc may mắn

15.235.153.104 16:10, 8 tháng 9 2006 (UTC)

Kết luận "bài này giữ" sẽ được thông qua mấy lần biểu quyết là đủ?

[sửa mã nguồn]

Tình hình là theo điều 4 của Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào có ghi: "Trường hợp không thỏa mãn hay thỏa mãn, nhưng nếu có thành viên không đồng ý với quyết định xóa hay giữ theo các điều 1,2,3, thì bài sẽ được đem ra biểu quyết xóa bài và thực hiện theo thể thức chung của biểu quyết xóa bài."

Vấn đề đặt ra là, có bài đã được đưa ra biểu quyết vì nghi ngờ tiêu chuẩn đưa vào, kết quả "giữ" vì có số phiếu "giữ" nhiều hơn, sau đó một thời gian, có người lại tiếp tục đưa ra biểu quyết với lý do "nghi ngờ tiêu chuẩn", tương lai sẽ có nhiều bài bị/được đưa ra bq vì tiêu chuẩn đến n lần.

Xin xem một thí dụ đang diễn ra tại: Wikipedia:Biểu quyết xoá bài#Vương Trung Hiếu và một thí dụ quá khứ tại: lần 1 giữ, lần 2 xóa.

Vần đề này đã được đưa ra tại Wikipedia:Biểu quyết#Đang thảo luận, Vietbio đề xuất: Bài viết đã biểu quyết giữ sẽ không bao giờ phải biểu quyết xoá lần 2 nhưng mãi vẫn chưa thấy cộng động cho ý kiến.

Vậy tôi xin mở thảo luận này để các thành viên cho ý kiến, về vấn đề kết luận "bài này được giữ" nên thực hiện biểu quyết mấy lần thì đủ để nó luôn được giữ cho hai trường hợp. Lưu ý: không đề cập đến bq do chất lượng bài:

Lưu Ly (thảo luận) 10:03, ngày 22 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Khi tiêu chuẩn đưa vào không thay đổi, nên kết quả dựa vào một lần bq; nhiều lần hay không nên quy định
  • Nhiều lần nhưng: mỗi lần phải cách xa nhau n tháng để tránh trường hợp phá hoại bằng cách liên tiếp mang ra biểu quyết (tôi nghĩ là n nên là 3-6), và mỗi lần sau phải được m người đưa ra để tránh trường hợp phá hoại bởi 1 người (tôi nghĩ là m nên là ≥ 3). Mekong Bluesman (thảo luận) 15:44, ngày 22 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Khi tiêu chuẩn đưa vào có thay đổi
(Một lần Tuỳ sự thay đổi, có thể nhiều lần; Không nên quy định)
Ý kiến khác

Tôi có một số ý kiến sau: Trong các mục từ được đưa ra biểu quyết xoá hay giữ thường là các mục từ ở ngưỡng: Không đủ tiêu chuẩn đưa vào, phân vân về có đạt tiêu chuẩn đưa vào hay không (còn chưa rõ ràng). Nếu như mục từ này rõ ràng là đạt tiêu chuẩn đưa vào để phần nhiều các thành viên đều nhận ra thì nó đã được chấp nhận. Trường hợp có sự cố chấp của người đưa ra đề nghị biểu quyết thì có thể đã được thảo luận tại phần thảo luận của mục từ đó.

Những người tham gia vào biểu quyết không phải là toàn bộ những thành viên ở Wikipedia, hầu hết chỉ là những thành viên tích cực và quen thuộc (ngoại trừ một số trường hợp có sự huy động ngầm nào đó tham gia biểu quyết cố giữ hoặc các trường hợp cố chấp để sử dụng tài khoản con rối tham gia biểu quyết), tuy vậy đó cũng không phải là ý kiến của phần lớn những người tham gia hoặc kết quả biểu quyết là đại diện cho cộng đồng. Nói như vậy không có nghĩa là kết quả không có giá trị, mà nó vẫn có giá trị trong từng giai đoạn bởi những thành viên nào không tham gia vào biểu quyết thì sẽ không có quyền được thay đổi kết quả sau khi cuộc biểu quyết kết thúc. Nhưng…

Sau một thời gian thì cục diện có nhiều thay đổi: Có thể một lớp thành viên khác sẽ đòi hỏi có các cuộc biểu quyết lại cho chính mục từ đó. Đây là vấn đề đang được đưa ra trong cuộc thảo luận này và anh Lưu Ly có đặt ra câu hỏi rằng: Cần bao nhiêu cuộc biểu quyết? Tmct cho rằng không câu lệ, không lệ thuộc vào số lần. Xét ra thì cả hai yếu tố này đều tạo ra các mâu thuẫu hoặc có cuộc biểu quyết này tạo ra các tiền lệ xấu: Ngay sau một cuộc biểu quyết có kết quả là giữ cũng sẽ được đề xuất biểu quyết lại. Nếu như không cho phép biểu quyết nữa mà chỉ giữ duy nhất một kết quả như những cuộc biểu quyết trước đó thì mục từ đó nghiễm nhiên trở thành không bao giờ bị xoá nữa – cho dù sau này nhiều thành viên khác với một phạm vi cộng đồng lớn hơn cảm thấy không chấp nhận mục từ đó tồn tại.

Vậy nên chăng chúng ta dung hoà lại cho các cuộc biểu quyết xoá và giữ bài. Chẳng hạn như sau (đây là một ý kiến mở, không nhất thiết phải đúng như vậy, quan trọng là sự đồng thuận trong hiện tại):

  • Cuộc biểu quyết kế tiếp chỉ được thực hiện sau 6 tháng, 9 tháng hoặc 12 tháng kể từ khi có cuộc biểu quyết thứ nhất có kết quả. (những con số này lại phụ thuộc vào sự thoả thuận ngay bây giờ để tạo ra các quy định cho sau này).
  • Cuộc biểu quyết kế tiếp không cho phép những người đã tham gia biểu quyết lần trước đó tham gia (cho dù là đồng ý hay phản đối giống như cuộc biểu quyết trước đó).
  • Số phiếu phản đối kết quả cuộc bỏ phiếu trước đó (mà cụ thể ở đây là xoá mục từ đó) phải lớn hơn một số lượng (> 2,3,5…) hoặc số lần (gấp 1,2; 1,5; 2 lần…) so với biểu quyết trước đó để đảm bảo số người nhận thấy không hợp lý đã là đa số. Trong trường hợp không thoả mãn điều kiện này thì cho dù số phiếu xoá lớn hơn số phiếu giữ và đạt 5 phiếu cũng không được chấp nhận.

Tương tự như thế thì về sau này có thể những quy định của Wikipedia cũng có thể được thay đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Wikipedia phát triển tốt hơn dựa theo những sự biểu quyết mới với những điều kiện nào đó (mà lại cần xây dựng nếu muốn thay đổi những quy định đó). Những điều này nhằm giúp chúng ta không phải tự trói buộc mình trong những luật lệ hay những tiền lệ đã có. Mọi điều đều nhằm cho Wikipedia phát triển hơn với một tinh thần mở và thích nghi tốt hơn. Minhlinh36 (thảo luận) 15:56, ngày 22 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Minhlinh36 có ý kiến hay nhưng cũng có ý kiến quá rắc rối, sẽ làm khó khi thi hành. Mekong Bluesman (thảo luận) 20:31, ngày 22 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đổi tên gọi Sysop

[sửa mã nguồn]

Đề nghị thảo luận đúng bên (đã di chuyển). Magnifier () 11:17, ngày 11 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Mục này hiện nay đang được đề nghị cho ý kiến. Nó đang mong chờ một ý kiến từ bạn.