Thảo luận Wikipedia:Bạn có biết/2012/Tuần 17
Thêm đề tàiGợi ý
[sửa mã nguồn]- Người gốc châu Á đầu tiên đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo ở Ngân hàng Thế giới, nhưng sự kiện mới quá đã đưa vào phần tin tức. :D--Trungda (thảo luận) 08:47, ngày 22 tháng 4 năm 2012 (UTC)
Đề cử
[sửa mã nguồn]Một phát bắn của tôm gõ mõ có thể phá vỡ thành bình thủy tinh. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:26, ngày 17 tháng 4 năm 2012 (UTC)
Âm thanh của tôm gõ mõ gây ra chiếm phần đáng kể trong các tiếng động dưới biển và có thể gây nhiểu loạn các thiết bị thông tin liên lạc bằng sóng âm. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:30, ngày 17 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- ...khi tụ tập thành bầy lớn, tôm gõ mõ có thể gây ra những âm thanh làm nhiễu loạn các thiết bị liên lạc bằng sóng âm đặt ngầm dưới biển?
- Đã kiểm chứng. NHD (thảo luận) 19:12, ngày 22 tháng 4 năm 2012 (UTC)
Chi Tôm gõ mõ là chi tôm thực sự lớn nhất với hơn 250 loài. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:26, ngày 17 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Bài có nội dung hơi ít, phần lớn là danh sách.--Trungda (thảo luận) 03:28, ngày 20 tháng 4 năm 2012 (UTC)
Cá nhà táng là loài động vật có răng lớn nhất, mang bộ não to nhất, phát ra âm thanh to nhất và có khả năng lặn sâu nhất thế giới. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:30, ngày 17 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Nhờ Sholokhov phát triển nốt những phần cơ bản khác.--Trungda (thảo luận) 03:26, ngày 20 tháng 4 năm 2012 (UTC)
Ừ, tôi vẫn đang làm dần dần đây. :"> Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:54, ngày 20 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Không thấy nguồn cho "lặn sâu nhất". NHD (thảo luận) 19:15, ngày 22 tháng 4 năm 2012 (UTC)
Mèo Maine Coon là con vật đại diện cho bang Maine ở Hoa Kỳ và cũng là nòi mèo bản địa của bang này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:51, ngày 17 tháng 4 năm 2012 (UTC)
Mèo Maine Coon là một trong những nòi mèo cổ xưa nhất ở Bắc Mỹ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:51, ngày 17 tháng 4 năm 2012 (UTC)
Tính theo số mèo con đăng ký tại Hiệp hội người yêu mèo (Cat Fanciers' Association), độ phổ biến của Maine Coon đứng ở vị trí thứ nhì. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:48, ngày 20 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- ...mèo Maine Coon, con vật đại diện cho tiểu bang Maine ở Hoa Kỳ, từng bị Hiệp hội người yêu mèo (CFA) từ chối tư cách nòi tạm thời ba lần liên tiếp?
- ...mèo Maine Coon, nòi mèo phổ biến thứ hai hiện nay tính theo số mèo con được đăng ký tại Hiệp hội người yêu mèo (CFA), từng bị tổ chức này từ chối tư cách nòi tạm thời ba lần liên tiếp?
- ... là loài mèo đại diện cho bang Maine ở Hoa Kỳ nhưng mèo Maine Coon không phải là nòi mèo phổ biến nhất tại đây?
- Bài chỉ nói là đứng thứ nhì trong CFA (chắc là toàn quốc), không phải chỉ tại Maine. NHD (thảo luận) 18:26, ngày 22 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- ...trong cuộc biểu diễn mèo đầu tiên tại Bắc Mỹ, loài mèo thắng cuộc là một con thuộc nòi Maine Coon? NHD (thảo luận) 18:44, ngày 22 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- ...trong cuộc vây hãm thành Inabayama (1567), Kinoshita Tōkichirō và một tốp quân nhỏ đã leo lên một ngọn núi, trà trộn vào lâu đài Inabayama, và đã mở cửa cho quân đội Oda Nobunaga tràn vào?--A (thảo luận) 23:25, ngày 18 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Chưa rõ tình tiết mô tả diễn biến trận đánh này có gì khác lạ?--Trungda (thảo luận) 03:30, ngày 20 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- ...trong cuộc vây hãm thành Inabayama (1567), Kinoshita Tōkichirō dẫn đầu một tốp quân nhỏ đã mạo hiểm leo lên một ngọn núi để trà trộn vào lâu đài Inabayama, và đã mở cổng cho quân đội Oda Nobunaga bên ngoài tràn vào?
- Tình tiết này cũng không quá lạ lẫm trong các trận chiến, đây là một chiến thuật quá kinh điển rồi--Huy Phương (thảo luận) 14:49, ngày 20 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- ...để chuẩn bị cho cuộc bao vây tại thành Inabayama, Kinoshita Tōkichirō đã cho xây dựng thành Sunomata bên bờ sông đối diện với lâu đài đối phương để dùng làm điểm trung gian cho quân đội của Oda Nobunaga--A (thảo luận) 15:15, ngày 20 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Cũng vẫn là một chiến thuật trong các chiến thuật thông thường trong quân sự.--Trungda (thảo luận) 08:08, ngày 22 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- ...tên thường gọi ngày nay của Lâu đài Sunomata ở Nhật Bản bắt nguồn từ truyền thuyết về việc thi công chỉ trong một đêm nhằm phục vụ cho cuộc bao vây đánh bại gia tộc Saitō?
- ... tên thường gọi của lâu đài Sunomata ở Nhật Bản bắt nguồn từ truyền thuyết về việc xây nó chỉ trong một đêm nhằm phục vụ cho cuộc chiến thành Inabayama giữa thế kỷ 16?
- Đã bổ sung nguồn. NHD (thảo luận) 19:28, ngày 22 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- ...năm người thiệt mạng tại nhà ga Shimonoseki ở Shimonoseki, Yamaguchi, Nhật Bản khi một người đàn ông lái xe hơi đâm vào sân ga trong một vụ tấn công có chủ đích?--A (thảo luận) 14:44, ngày 20 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- "Thú vị" ở chỗ nào nhỉ đã là thảm sát thì đương nhiên là có chủ đích.--Huy Phương (thảo luận) 14:49, ngày 20 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- ...Uwabe Yasuaki, một kiến trúc sư người Nhật thất bại trong sự nghiệp, gây ra vụ thảm sát tại nhà ga sau khi uống 120 viên thuốc ngủ trong một ngày?
- Hiện tượng người chán chường và gây tai nạn không phải là hiếm.--Trungda (thảo luận) 07:58, ngày 22 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- ...Uwabe Yasuaki tiến hành cuộc thảm sát tại nhà ga phỏng theo một vụ giết người hàng loạt xảy ra trước đó sau khi uống 120 viên thuốc ngủ trong một ngày?
- Không thấy nguồn dẫn chứng. NHD (thảo luận) 17:08, ngày 26 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Ref lỗi, đã sửa. ~ Violet (talk) ~ 13:17, ngày 27 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Không thấy nguồn dẫn chứng. NHD (thảo luận) 17:08, ngày 26 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- ... với chiều dài 1143 kilômét, Kapuas là sông dài nhất Indonesia?
- Cần thêm nguồn cho chiều dài. NHD (thảo luận) 18:07, ngày 22 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Đã thêm. NHD (thảo luận) 18:30, ngày 22 tháng 4 năm 2012 (UTC)
- Cần thêm nguồn cho chiều dài. NHD (thảo luận) 18:07, ngày 22 tháng 4 năm 2012 (UTC)