Bước tới nội dung

Thảo luận Thể loại:Nhân vật công chúng Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Mekong Bluesman

"Nhân vật công chúng" nghĩa là gì? Lần đầu tiên tôi nghe cụm từ này, dịch từ "popular people" chăng?

Tại sao tội phạm lại là "nhân vật công chúng"? Tmct 21:12, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

"Nhân vật của công chúng" nghe đúng hơn. Nhưng dù sao tội phạm cũng không thể là nhân vật của công chúng được. Nếu dùng "người nổi tiếng" nghe hợp lý hơn nhưng thường đã được nêu trong Wikipedia thì phần nhiều là nổi tiếng rồi.--Sparrow 20:58, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi mở thêm tiểu thể loại để gom những nhân vật Việt Nam thuộc các phạm vi : tội phạm, hoa hậu, scandal, ... (thay vì trước đây chúng nằm rải rác trong thể loại Thể loại: Người Việt Nam , không hợp lý lắm) . Tạm thời dùng chữ Nhân vật công chúng Việt Nam và sau đó Thể loại: Nhân vật công chúng theo quốc gia cho thể loại này, hoặc có thể dùng chữ Nhân vật Xã hội Việt Nam. Thật ra tôi cũng rất đắn đo khi dùng danh từ này, để chỉ những người nổi tiếng nhưng không phải qua nghề nghiệp (hoa hậu không phải là nghề nghiệp), không phải là danh nhân (theo cách hiểu thông thường và positiv), nhân vật lịch sử etc... mà thường là nổi tiếng qua báo chí, qua truyền thông (báo, đài, mạng...), nhân vật trong scandal hoặc được/bị đồn đãi, tai tiếng ...có thể coi là dịch từ chữ public people hay popular people cũng được. Hiện nay ở VN, cũng thường dùng cách nói : "đã là người của công chúng" hay ngắn gọn hơn "...người công chúng..." , dùng chữ "Nhân vật của công chúng" nghe đúng hơn, nhưng dài quá. Cứ dùng tạm thời như thế vậy, sau này nếu anh chị / bạn nào có danh từ nào nghe hay và hợp lý hơn, lúc đó ta thay đổi cũng chưa muộn. Temely 21:16, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tại sao để trong Thể loại: Người Việt Nam thì lại không hợp lý?
Nếu bác có ý rằng thể loại này chứa các nhân vật nổi tiếng thì chắc chắn nhiều thành viên khác sẽ đòi xóa, vì nó thuộc cùng kiểu với các thể loại đã bị xóa: "Danh nhân Việt nam", "Gia tộc nổi tiếng", "Người nổi tiếng" ... ở chỗ: "không có giá trị tra cứu".
Bác đừng "tạm thời", vì sau nếu có muốn sửa thì sẽ phải sửa tại từng bài trong thể loại, mất công lắm! Tmct 21:25, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời
Nhân thể "Nhân vật xã hội VN" cũng là một thể loại rất khó hiểu và không có giá trị tra cứu, ý như thể loại này. Tmct 21:25, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chữ nổi tiếng không rõ ràng, không dùng được là đúng rồi. Và không có cách gì di chuyển hoặc đổi tên Thể loại à , nếu sau này anh chị / bạn nào có danh từ nào nghe hay và hợp lý hơn ? Vậy có 1 cụm từ nào để quy tụ những tiểu thể loại bao gồm những người nổi tiếng nhưng không phải qua nghề nghiệp (hoa hậu không phải là nghề nghiệp), không phải là danh nhân (theo cách hiểu thông thường và positiv), nhân vật lịch sử etc... mà thường là nổi tiếng qua báo chí, qua truyền thông (báo, đài, mạng...), nhân vật trong scandal hoặc được/bị đồn đãi, tai tiếng ..., thay vì để rải rác ? Temely 22:11, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi thấy thể loại này không hợp lý lắm. Như vậy là có thể qua báo chí, qua 1 vụ scandal thì một nhân vật bình thường trở thành nhân vật công chúng Việt Nam ? Tên thể loại thực sự không ăn nhập với nội dung ý nghĩa các thể loại bên trong. Nhân đây, có phải "nhân vật công chúng" tương đương với en:Public figure không nhỉ ? Casablanca1911 19:53, ngày 24 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cũng có thể dùng một tên khác để chỉ thể loại này . Như là Người của công chúng Việt Nam, Nhân vật truyền thông Việt Nam (nổi tiếng qua mass media : báo đài, TV, dù là tai tiếng hay tăm tiếng), Nhân vật Công cộng Việt Nam,... nếu có anh chị / bạn không đồng ý với tên gọi hiện nay ??? Temely 00:21, ngày 25 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ Nhân vật truyền thông Việt Nam nghe hợp lý hơn cả.--Sparrow 00:26, ngày 25 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Không phải người nào chúng ta cũng có thể mang vào một thể loại nào đó; không phải thực vật nào cũng có thể mang vào một chi nhất định nào đó. Khi đó thì chúng ta "tạm thời" vẫn có thể giữ nhân vật đó trong mộtt "thể loại mẹ"; chúng ta vẫn giữ thực vật đó trong một họ cao hơn các chi...

Do đó, tôi nghĩ, không có gì cấm chúng ta giữ các người chưa được phân hạng rõ trong mộtt thể loại lớn như thể loại người Việt Nam. Khi cụm từ "người scandal", thí dụ, trở nên thông dụng thì chúng ta sẽ tạo ra các thể loại như "người scandal Việt Nam", "Người scandal Mỹ"... và mang họ vào trong các tiểu thể loại đó.

Mekong Bluesman 01:36, ngày 25 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời