Thảo luận Thành viên:Zaahuu
Thêm đề tàiHoan nghênh
[sửa mã nguồn]Xin chào Zaahuu! | |||||
Wikipedia tiếng Việt đến nay đã có 1.294.207 bài, đó là kết quả đóng góp quý báu của rất nhiều thành viên trong Wikipedia, mà mọi người đều bắt đầu như bạn. Bạn đã khởi đầu rất tốt và mong rằng bạn sẽ mang đến những đóng góp có giá trị cho quyển bách khoa toàn thư của chúng ta. | |||||
Xin mời bạn giới thiệu về bản thân tại trang thành viên:Zaahuu. | |||||
Mong bạn nhớ các nguyên tắc: |
Bạn có thể mạnh dạn: | ||||
Những chỉ dẫn có ích: các câu thường hỏi, cách viết bài mới, soạn thảo bài, trình bày bài, sách hướng dẫn. | |||||
Cuối cùng, mong bạn thử, đọc, hỏi rồi viết. Cảm ơn bạn và chúc bạn thành công! |
.--DMT (thảo luận) 22:02, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Hệ-thống giáo-dục VNCH
[sửa mã nguồn]Mong Bác đóng góp. Tôi không có những tài-liệu đó nên nhờ Bác bổ-túc vậy. Duyệt-phố (thảo luận) 07:17, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Cám-ơn Bác đã thêm chi-tiết qua những tài-liệu hữu-ích. Duyệt-phố (thảo luận) 08:31, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Vâng, thì tùy Bác. Tôi chỉ thêm về các cơ-sở khác như đại-học cộng-đồng, Trường Quốc-gia Âm-nhạc v.v. còn về VĐhSG thì sẽ thêm vào bài riêng chứ không viết thêm vào bài phổ-quát về giáo-dục nữa. Duyệt-phố (thảo luận) 07:15, ngày 24 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Theo trong sách Vietnam Under Communism, 1975-1982 trích trang 156 thì con số 150.000 sinh-viên là tính cho cả Miền Nam ở các Viện Đại-học (Universities) nhưng không kể Học-viện Quốc-gia Hành-chánh hay các trường đại-học cộng-đồng. Duyệt-phố (thảo luận) 08:15, ngày 31 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Thưa thêm với Bác là tác-giả đưa ra con số lúc VNCH cáo-chung, tức năm 1975 vậy. Duyệt-phố (thảo luận) 08:37, ngày 31 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Tôi xin chép lại nguyên-văn tiếng Anh phần liên-quan đến con số Bác nhắc đến để Bác tùy-nghi: trang 156, đoạn 2
- The indispensible requirement for admission to all higher education, even at the community college level, was the baccalaureate, awarded after a two-part examination of which the first part was generally taken in the 11th grade and the second part in the 12th. Holders of the baccalaureate were entitled to register at any university faculty, though some faculties, to avoid overcrowding, might also require a placement test. Of the eight faculties at Saigon University before the communist takeover the two that absorbed the most students were my ơn Faculty of Law, with 58,000 and the Faculty of Letters, with 30,000. The total number of university students throughout the country was about 150,000. Besides the university faculties, there were various schools or institutes, such as the Institute of National Administration, that functioned outside the university system although, like the universities, they granted a BA degree after a four-year course of studies. These schools were funded by the Ministry of Education and run by whatever ministry had the greatest interest in employing its graduates. Thus the Institute of National Adminstration, a training ground for future government adminstrators, was directly answerable to the prime minister's office... Duyệt-phố (thảo luận) 16:31, ngày 5 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Xem trong trang về VĐhĐL [1] thì đây là trường tư Bác à vì do họ đạo Công-giáo quản-lý. Trang này [2] cũng ghi là trường tư. Duyệt-phố (thảo luận) 07:07, ngày 6 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Tôi không có tài liệu gì về VĐhBkhThĐ ngoài những gì tôi đã chép vào bài rồi. Có một điều là Trường Quốc gia Kỹ thuật ở Phú Thọ ta có nên ghi riêng không. Trường này có diện tích 14 hectare. Theo bài này [3] thì trường sở ở Phú Thọ khá quy mô. Duyệt-phố (thảo luận) 05:31, ngày 17 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Cám-ơn Bác đã bỏ nhiều công sức phát-triển và hoàn-chỉnh đề-tài để bài này đạt tiêu-chuẩn chọn-lọc. Kính. Duyệt-phố (thảo luận) 04:37, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC)
Di chuyển tên các cơ sở đào tạo Việt Nam
[sửa mã nguồn]Bạn đã tiến hành một hàng loạt các di chuyển tên gọi các cơ sở đào tạo Việt Nam bằng cách thêm danh từ chung Trường hay Viện vào phía trước tên gọi cũ. Việc này là không cần thiết, mà nó lại chỉ gây trở ngại cho người dùng trong tra cứu. Thay vì khi tra cứu họ chỉ cần đánh Đại học AA nào đó thì họ lại phải mất công đánh thêm chữ Trường hay Viện vào nữa. Trong cách đặt tên mục từ cần ngắn gọn, không phải ngẫu nhiên khi chỉ cần viết Hải Phòng hay Hà Nội là được mà không cần thêm thủ đô hay thành phố vào đó.--Ngokhong (thảo luận) 06:42, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Tôi chỉ sửa lại cho đúng tên của các cơ sở giáo dục. Ví dụ, VN có Trường Đại học Hà Nội (mới thành lập gần đây) và Viện Đại học Hà Nội (thành lập vào khoảng năm 1946), chứ không có Đại học Hà Nội; có Trường Đại học Sài Gòn và Viện Đại học Sài Gòn chứ không có Đại học Sài Gòn. Tượng tự, trong Wiki tiếng Anh, người ta không đặt tên bài là Harvard mà ghi rõ ra là Harvard University hay Harvard College. Ngoài việc viết chính xác tên riêng, việc chỉnh sửa này còn giúp phân biệt những tên riêng gần giống nhau và giúp trong việc phân loại. Cả hai yêu cầu này đều phù hợp với quy định của Wiki. Lưu ý, hiện nay VN phân biệt "trường đại học", "đại học" (cấp vùng hay cấp quốc gia), và "viện đại học". Zaahuu (thảo luận) 06:55, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Trong trường hợp trùng tên thì hãy dùng trang định hướng để phân biệt Ví dụ Sơn Tây (định hướng) để phân biệt. Và cách đặt tên của các cơ sở khác nhau trùng tên theo cách đặt tên trong wikipedia trong trường hợp này như sau: Đại học Hà Nội (trường) và Đại học Hà Nội (viện), hoặc dùng một Đại học Hà Nội cho cơ sở nổi bật hơn còn cơ sở kia thêm (...) để phân biệt. Còn các trường hợp thông thường không cần thiết thêm danh từ chung trường để ngắn gọn. College và University là Cao đẳng và Đại học chứ không được dịch là trường chung chung.--Ngokhong (thảo luận) 07:12, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Tôi không phủ nhận, nhưng
- Các cơ sở tôi lấy làm ví dụ ở trên không trùng tên. Nó chỉ trùng tên khi gọi tắt (tức là khi bỏ đi chữ "trường" hay "viện"). "Trường" và "viện" là danh từ; "đại học" là danh từ chỉ một bậc học, đóng vai trò tính từ bổ nghĩa cho "trường" hay "viện". Do đó không thể bỏ "trường" và "viện" đi như thường làm đối với các từ "thành phố" hay "thủ đô". Bạn có thể qua wiktionary xem từ nguyên của trường đại học và viện đại học.
- Như đã nói ở trên, "trường" và "viện" là một phần của tên riêng nên cũng không thể xử lý theo như bạn đề nghị: Đại học Hà Nội (trường) và Đại học Hà Nội (viện). Cũng không thể dùng Đại học Hà Nội cho cơ sở nổi bật hơn vì như thế là không công bằng. Tương tự, nếu có Nguyễn Văn A và Trần Văn A thì không có lý do gì mà ta bỏ Nguyễn và Trần đi để còn lại Văn A và khi đọc vào không biết đó người nào.
- Trong tiếng Anh, college không phải là "cao đẳng", mà là một cơ sở giáo dục đại học (thường dịch là trường đại học); university không phải là "đại học", mà là một cơ sở giáo dục đại học (có thể dịch là viện đại học). Zaahuu (thảo luận) 07:36, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Không đúng, sở dĩ người ta gọi tên Đại học này Đại học kia vì đây là lối gọi tên sai!!!!! chẳng hạn trường tiểu học hay trung học thì bạn không thể bỏ chữ trường ở đằng trước được. Và đối với đại học cũng vậy. Hiện tại trong tiếng việt có nhiều từ dùng sai hoặc chưa được chính xác và chuẩn. Nếu wikipedia mà theo cách gọi tên thiếu chính xác như vậy thì không thể gọi là bách khoa toàn thư được!!!!!!!! Do đó thiết nghĩ wikipedia cần là nơi giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Llevanloc (thảo luận) 07:20, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- ...Không đúng, sở dĩ người ta gọi tên Đại học này Đại học kia vì đây là lối gọi tên sai!!!!! [cần dẫn nguồn] chẳng hạn trường tiểu học hay trung học thì bạn không thể bỏ chữ trường ở đằng trước được [cần dẫn nguồn].....--Ngokhong (thảo luận) 07:37, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Đừng có phủ nhận sự thật rằng việc gọi tên tiểu học hay trung học mà thiếu tên trường thì trở nên vô lý. còn cái nguồn cho việc gọi tên sai. Bạn có thể xem ở thảo luận: Trường Đại học Dartmouth Llevanloc (thảo luận) 07:33, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Có thêm trường hay không có đều không sai. Tôi chỉ nói rằng, theo cách đặt tên của wikipedia thì nên ngắn gọn nhất có thể. Khi chưa có thống nhất (ở thảo luận: Trường Đại học Dartmouth) thì cần đưa ra biểu quyết cho tên gọi, trong thời gian chưa có kết quả biểu quyết thì các thành viên không nên di chuyển tên gọi theo ý mình.--Ngokhong (thảo luận) 07:37, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- thảo luận: Trường Đại học Dartmouth liên quan đến việc dịch tên riêng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt (và hiện tại thì chưa ai đưa ra ý kiến mới bác bỏ ý kiến của tôi). Còn những chỉnh sửa của tôi hôm nay chỉ là trả lại đúng tên riêng của các cơ sở giáo dục VN. Zaahuu (thảo luận) 07:52, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Ngắn gọn nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác. Cái sau quan trọng hơn. Llevanloc (thảo luận) 07:38, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Đồng ý với bạn Llevanloc. Tôi cũng đã đọc kỹ về quy tắc đặt tên bên Wiki tiếng Anh (Wiki tiếng Việt không dịch phần này, hoặc nếu có thì rất giản lược, bỏ qua nhiều điểm quan trọng). Zaahuu (thảo luận) 07:46, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Ngắn gọn nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác. Cái sau quan trọng hơn. Llevanloc (thảo luận) 07:38, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- thảo luận: Trường Đại học Dartmouth liên quan đến việc dịch tên riêng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt (và hiện tại thì chưa ai đưa ra ý kiến mới bác bỏ ý kiến của tôi). Còn những chỉnh sửa của tôi hôm nay chỉ là trả lại đúng tên riêng của các cơ sở giáo dục VN. Zaahuu (thảo luận) 07:52, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Tôi sẽ là người phản đối sửa đổi hàng loạt kiểu này! Cần đưa ra biểu quyết trước khi sửa đổ hàng loạt. Tất nhiên là ngắn gọn nhưng vẫn chính xác, nhưng cần phải có đồng thuận.--Ngokhong (thảo luận) 07:59, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Vậy nếu thành công thì sẵn tiện bạn sửa đổi hàng loạt bài trường tiểu học trung học cho ngắn gọn luôn thể nha. vì cần ngắn gọn mà Llevanloc (thảo luận) 08:03, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Vậy tôi chuyển xuống đây: Vậy nếu thành công thì sẵn tiện bạn (tức là Thành viên:Zaahuu?--Ngokhong (thảo luận) 08:09, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)) sửa đổi hàng loạt bài trường tiểu học trung học cho ngắn gọn luôn thể nha....
- Tất nhiên là bạn có quyền phản đối. Nhưng bạn cũng nên đưa ra những lý lẽ của mình. Tôi tin là cộng đồng Wiki quyết định dựa trên sự phán xét có tính chất duy lý, nếu không thì Wiki trở thành cái đống rác. Tình trạng nhập nhằng trong cách gọi tên (nhất là ở mảng giáo dục) là một cản trở lớn đối với sự phát triển của Wiki tiếng Việt và của văn hóa VN nói chung.Zaahuu (thảo luận) 08:10, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- xin nhắc lại là bạn cần phải chờ sự đồng thuận trước khi sửa đổi hàng loạt theo ý kiến cá nhân.--Ngokhong (thảo luận) 08:14, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Bộ bạn không hiểu à. Vì bạn cần ngắn gọn mà Ngokhong chứ Zaahuu thì cần chính xác. Có vậy cũng không hiểu Llevanloc (thảo luận) 08:16, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Sau khi đã có kết quả biểu quyết việc di chuyển hàng loạt tên bài theo kết quả biểu quyết là việc của bảo quản viên chứ không phải là việc của các thành viên thông thường chúng ta. Tôi hỏi như vậy là vì bạn Llevanloc đang thảo luận ở trang thảo luận thành viên của Zaahuu, và người sửa đổi hàng loạt là Zaahuu chứ không phải tôi. Bạn Llevanloc nên bình tĩnh trong thảo luận tránh công kích cá nhân như: Có vậy cũng không hiểu --Ngokhong (thảo luận) 08:32, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Ở đây bạn Llevanloc cần dùng đúng ngữ pháp tiếng Việt về đại từ chỉ ngôi, đừng nên ngắn gọn quá.--Ngokhong (thảo luận) 09:27, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Hỏi cũng phải có chỗ chứ. bạn Ngokhong xin bình tĩnh mà đừng chen vào dòng chữ của tôi. Đó là phép lịch sự đấy Llevanloc (thảo luận) 09:15, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Cần phải có sự thống nhất đôi bên về vấn đề này, nếu các bạn đã có quyết định cuối là không chấp nhận tên mới, tôi sẽ dùng công cụ đặc biệt cho lùi toàn bộ các di chuyển, còn nếu ko đưa đến đâu thì việc này chắc cần đến sự tham gia của shyshop --minhhuy*=talk-butions 09:24, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Tôi nghĩ là Zahuu cần bàn bạc thêm trước khi tiến hành sửa đổi hàng loạt như vậy. Tranh luận ở bên bài (Trường) Đại học Dartmouth chưa hề đi đến một thống nhất nào cả, vì thế bạn đồng loạt đổi tên thế này dễ gây phản ứng từ các thành viên khác. Tran Quoc123 (thảo luận) 09:42, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Tôi nghĩ trong cách gọi tên các cơ sở đào tạo trước đây và cho đến giờ vẫn còn nhiều tranh cãi. Việc này cần thiết phải đưa ra tham khảo ý kiến cộng đồng thôi. Bản thân tôi vẫn luôn theo cách đặt tên có chữ trường hoặc viện đằng trước (đối với các cơ sở đào tạo bậc đại học- trừ đại học vùng hoặc đại học quốc gia). --Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 09:50, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Nếu như các bạn thấy cần đưa ra cộng đồng biểu quyết thì cứ thực hiện. Với các lập luận tôi đã đưa ra từ trước đến nay, tôi chỉ nhấn mạnh hai điều: (1) Chúng ta không thể tùy tiện thay đổi tên của bất cứ một cơ sở, tổ chức nào; ví dụ: không được biến Trường Đại học Hà Nội thành Đại học Hà Nội. (2) Khi có vài cách gọi khác nhau thì có thể sử dụng trang chuyển hướng, nhưng phải chuyển từ cách gọi sai sang cách gọi đúng, cách gọi tắt sang cách gọi đầy đủ (ví dụ: MIT -> Massachusetts Institute of Technology), cách gọi thiếu chính xác sang cách gọi chính xác..., chứ không thể làm ngược lại. Tất cả các di chuyển tôi thực hiện này không ảnh hưởng gì đến hiệu quả tra cứu của người đọc, vì khi gõ vào "Đại học Hà Nội" thì vẫn đến được trang "Trường Đại học Hà Nội". Zaahuu (thảo luận) 10:09, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Em thấy có chữ trường nó rắc rối thêm,khó tìm kiếm hơn.Các anh chị thử lên gooogle gõ Trường đại học A với Đại học A xem kết quả nó thế nào.Qua kết quả ta thấy đa số người dùng tiếng Việt đều không gõ thêm từ Trường--tình yêu cuộc sống (thảo luận) 10:17, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- (1) Thêm chữ "trường" vào không thêm rắc rối (mà ngược lại, giải quyết được nhiều rắc rối) và không khó tìm kiếm hơn (như tôi đã nói ở trên). (2) Wiki không căn cứ trên tần suất xuất hiện trên Google để chọn tên. Chẳng hạn, muốn tìm thông tin về "Harvard University" người ta chỉ cần lên Google và gõ "Harvard", nhưng mặc dù Harvard (với tư cách là "Harvard University") rất nổi tiếng và chắc chắn là "Harvard" xuất hiện với tần suất lớn hơn nhiều so với "Harvard University", người ta không đặt tên trang chính thức là "Harvard" mà là "Harvard University" (xem: http://en.wikipedia.org/wiki/Harvard_University). Zaahuu (thảo luận) 10:31, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Tôi là người viết sử và đang tự hỏi chẳng lẽ lại nên đổi những bài Lê Thánh Tông, Trần Nhân Tông thành vua Lê Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông? Tương tự, không phải Võ Nguyên Giáp mà tướng Võ Nguyên Giáp, thậm chí còn có người sẽ cho rằng phải là Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới đủ; còn gà phải thành con gà...
- Cách đây mấy năm tôi tra các bảo tàng ở Hà Nội trên danh bạ điện thoại và cũng thấy trong sách của bưu điện cho kết quả tức cười: Tất cả các bảo tàng đều ghi ở vần B: Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng quân đội, Bảo tàng dân tộc, Bảo tàng hà Nội... Tìm Bảo tàng cách mạng mãi không thấy đâu, hóa ra "người anh em" cùng họ này lại bị gán cho "họ" khác, bị đẩy xuống vần V: Viện bảo tàng cách mạng! Đành rằng đây là lỗi người biên tập sách, nhưng để thấy rằng chưa hiểu chữ "Viện" ở đây giúp ích được gì, hay chỉ làm người dùng khó tra cứu hơn.--Trungda (thảo luận) 11:00, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Có lẽ cũng nên đổi Việt Nam thành nước Việt Nam nữa. --Khốttabít (thảo luận) 11:27, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- các bạn đừng đánh đồng những khái niệm này với nhau. Cái khái niệm Việt Nam là người ta hiểu đó là một nước rồi hay tên của người cũng vậy. Nhưng ở đây là tên của một cơ sở giáo dục theo 3 cấp độ chính là tiểu học trung học và đại học và rõ ràng là từ Đại học đứng riêng mình nó chỉ có nghĩa là cấp học chứ không phải là trường học. Do đó cần phải chỉnh lại cho đúng chứ không thể dùng như thế nào cũng được Llevanloc (thảo luận) 14:19, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- (1) Mấy ví vụ mà Khốttabít và Trungda đưa ra hoàn toàn không liên quan đến việc thêm hay bỏ chữ "trường" hay "viện". Nếu muốn so sánh thì đây: bỏ chữ "Trường" trong "Trường Đại học Hà Nội" giống như bỏ chữ "Võ" trong "Võ Nguyên Giáp". (2) Viện bảo tàng (hay nhà bảo tàng) là đúng. Từ nguyên: viện: nơi, sở; bảo: quí; tàng: cất giữ. Bỏ chữ "viện" trong "viện bảo tàng" hay "bảo tàng viện" đi thì giống như bỏ chữ "viện" trong "viện nghiên cứu", "viện hàn lâm" (hay "hàn lâm viện"), "thư viện", "tu viện", "viện kiểm sát" v.v... Lấy từ "bảo tàng" (một động từ) để chỉ một cơ sở bảo tồn những hiện vật lịch sử là sai. Tất nhiên là hiện nay nhiều người nói sai, sách báo viết sai, tự điển viết sai... nhưng không vì thế mà Wiki theo số đông mà sai, thiếu chính xác, mập mờ. (2bis) Tuy nhiên, hiện tại tôi không muốn bàn sâu vào vấn đề nêu ở (2) mà chỉ muốn nhấn mạnh là chúng ta không được cắt xén, thay đổi tên họ của những cơ sở giáo dục. Zaahuu (thảo luận) 17:07, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- các bạn đừng đánh đồng những khái niệm này với nhau. Cái khái niệm Việt Nam là người ta hiểu đó là một nước rồi hay tên của người cũng vậy. Nhưng ở đây là tên của một cơ sở giáo dục theo 3 cấp độ chính là tiểu học trung học và đại học và rõ ràng là từ Đại học đứng riêng mình nó chỉ có nghĩa là cấp học chứ không phải là trường học. Do đó cần phải chỉnh lại cho đúng chứ không thể dùng như thế nào cũng được Llevanloc (thảo luận) 14:19, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Có lẽ cũng nên đổi Việt Nam thành nước Việt Nam nữa. --Khốttabít (thảo luận) 11:27, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- (1) Từ điển tiếng Việt của NXB Khoa học xã hội năm 1977 ghi nhận bảo tàng là 1 danh từ (chứ không phải là 1 động từ mà bắt buộc phải có "Viện" đằng trước để danh từ hóa). Nếu "bảo tàng" là 1 động từ thì có ai nói Tôi bảo tàng đôi dép của Bác Hồ ko bạn??
- (2) Coi "trường" quan trọng tới mức như "máu thịt ko thể tách rời" như "Võ" trong "Võ Nguyên Giáp" là cách tư duy của bạn chứ không có công thức rõ ràng kiểu "a + a = 2a".
- (3) Tôi không bảo bạn sai, nhưng wiki cần ngắn gọn mà vẫn đúng. Tôi nghĩ giống như Ngokhong bàn: có những danh từ riêng là huyện của tỉnh này nhưng lại là... xã ở tỉnh khác; chính vì thế tại wiki này người ta mới cần 1 chú dẫn thêm trong ngoặc bên cạnh danh từ riêng đó để phân biệt và dễ tra cứu. Ai cũng biết với tỉnh A phải nói là huyện Y nhưng với tỉnh B phải là xã Y mới đúng, gọi Y trống không là như bị cụt làm sao ấy, tôi hiểu giống như cảm giác bạn thấy khi các trường bị mất chữ "trường" ở đầu. Song tại wiki cách trình bày như vậy. Nếu không, ta cứ phải "tỉnh Bắc Ninh" chứ không không chỉ Bắc Ninh hoặc huyện Bắc Yên chứ không phải Bắc Yên (huyện) (như đang tồn tại); và nữa, phải là quốc gia Ngô chứ không được nước Ngô (vì sợ nhầm với nước bắp ngô... luộc:D). Cách trình bày mục từ chỉ cần ko gây hiểu lầm. Ai cũng biết ca sĩ Phương Thanh tên đủ phải là Bùi Phương Thanh, nhưng mục từ ở wiki này dùng nghệ danh Phương Thanh phổ cập hơn thôi chứ không phải vì cụm từ thiếu họ hay đủ họ tên "đọ nhau" cái nào sai cái nào đúng. Giữa "Bùi Phương Thanh" và "Phương Thanh" sẽ "ăn thua đủ" với nhau về độ đúng sai chỉ khi người ta... khai lý lịch thôi, còn ở đây không như vậy... Bạn hiểu tôi nói chứ?--Trungda (thảo luận) 18:23, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Tôi hoàn toàn hiểu bạn nói gì, nhưng bạn vẫn chưa hiểu tôi nói gì. (1) Vì không muốn làm lệch hướng cuộc thảo luận, tôi sẽ không nói thêm về từ "viện bảo tàng" ở trang này. Bạn xem lại từ nguyên của từ "bảo tàng" để hiểu tại sao không thể lập ra câu như bạn đưa ở trên. (2) Nếu như không phải là "máu thịt" thì tại sao khi khai sinh ra một cơ sở giáo dục người không ghi là "Đại học Hà Nội" mà là "Trường Đại học Hà Nội", không ghi "Trường Đại học Huế" mà là "Đại học Huế" (sau 1975)? (3) Đồng ý là wiki cần ngắn gọn. Nhưng ngắn bạn như bạn nói là sai, chứ không đúng. Những ví dụ bạn đưa ra không liên quan đến "trường" và "viện" trong tên riêng của các cơ sở giáo dục. Bạn đúng trong ví dụ "Bùi Phương Thanh" có tên chính thức khi đi hát là "Phương Thanh"; nếu ghi vào wiki thì ghi là "Phương Thanh" (ca sĩ) chứ không ghi "Bùi Phương Thanh" (vì không có ca sĩ nào có nghệ danh này). Cũng vậy, ở HN có một sơ sở giáo dục đại học tên là "Trường Đại học Hà Nội" chứ không có cơ sở nào có tên chính thức là "Đại học Hà Nội". Zaahuu (thảo luận) 19:04, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Mình thấy chuyện nó thế này:
- Vấn đề khó tra cứu: đối với từ điển sách thì đó là vấn đề, nhưng đối với wikipedia thì không, vì chúng ta có các trang đổi hướng.
- Vậy bây giờ, vấn đề còn lại là: tên chính thức của các đơn vị đó có chữ "trường" hay "viện" không ? Nếu có thì ta có thể đưa vào, không thì đừng đưa vào. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 19:38, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Rõ ràng là các cơ sở đào tạo bậc đại học họ đều ghi có chữ trường. Các bạn mỗi ngày đi làm có đi qua các cơ sở đào tạo này chịu khó liếc qua cổng trường thì thấy ngay là có chữ trường, còn khi về đến nhà (hay ở cơ quan) lên internet vào các trang web chính thức của các trường này thì sẽ thấy tên gọi của nó, hoặc chịu mất thời gian tí nữa thì vào xem các văn bản của họ sẽ thấy rõ là có chữ trường. Cái này tôi không cần phải tổng hợp để đưa ra dẫn chứng ở đây. Nói thêm, do dùng cách nói tắt (bỏ chữ trường) làm cho một số người sẽ hiểu không đúng, đặc biệt trên wiki này, nếu không ghi đầy đủ sẽ dẫn đến những tác hại về sau đối với những học sinh khi tra cứu họ cứ cho rằng Đại học Bách khoa là đúng hơn Trường Đại học Bách khoa. Trong khi đó ở VN phân biệt rất rõ ràng giữa Đại học Quốc gia, Đại học vùng, và các trường thành viên của nó bởi chữ Trường
{{fact}}. --Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 00:27, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC) -
- Thế bạn ngokhong vào trang web của nó thì tên chính thức của trường này là gì ? Đừng cắt xén câu tôi đã viết.--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 03:14, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Trong trang web này Đại học Xây dựng cũng là tên chính thức. Tôi không còn biết các bạn kiểu gì nữa????
- Người thì cấm không được trèn ngang vào chỗ đúng ra phải đặt câu hỏi?
- Người thì cấm không cho chép lại chỗ đáng phải đặt câu hỏi để mà hỏi?--Ngokhong (thảo luận) 03:25, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Quá đáng. Tôi không muốn công kích nhưng bạn đã nói vậy thì không thể chấp nhận được. Đó là phép lịch sự tối thiểu. Đây là thảo luận mà người khác có quyền đọc. Nếu bạn chèn ngang vô cớ làm sao người khác đọc được mà cũng không hiểu ý tôn nói nữa. Bạn có thể đặt câu hỏi ở phía dưới. Không ai cấm. Đừng có đi xách mé người khác. Đây là quan điểm cũng là phép lịch sự. Cảm ơn, nếu bạn hiểu được tôi nói gì Llevanloc (thảo luận) 03:46, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Thành viên:Tranletuhan vừa cấm tôi.--Ngokhong (thảo luận) 03:57, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Vậy bạn đã đọc nội dung trang web trên chưa mà lại đặt câu hỏi thế.--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 03:41, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Câu này tôi phải hỏi lại Tranletuhan mới đúng. Trong trang web trên: ĐẠI HỌC XÂY DỰNG là tít đầu của trang. Trong nội dung ghi Tên trường TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG, đâu có ghi chữ chính thức? Như vậy, Đại học Xây dựng lẫn Trường Đại học Xây dựng đều là tên chính thức, gọi thế nào cũng được. Do vậy bạn đừng bắt buộc mọi người cứ phải theo ý bạn là Trường Đại học Xây dựng (bắt buộc).--Ngokhong (thảo luận) 03:57, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Hình như Ngokhong quên rằng chính bạn cũng ghi tên trường mình là "Trường Đại học Xây dựng" trên trang riêng của mình: http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Ngokhong Zaahuu (thảo luận) 04:05, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Tôi không phủ nhận, nhưng chính xác tôi ghi là Trường Đại học Xây dựng chứ không phải là Trường Đại học Xây dựng. Chữ trường chỉ là danh từ chung chỉ loại.--Ngokhong (thảo luận) 04:21, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Ý của bạn zaahuu nói là chính bạn ngokhong còn phải ghi là trường đại học xây dựng sao không ghi tên mà bạn ngokhong cho là chính thức: Đại học xây dựng thôi Llevanloc (thảo luận) 04:25, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Vấn đề chính thức là các bạn đặt ra. Tôi thì không, tôi thấy gọi cách nào cũng được, nhưng quy tắc đặt tên bài trong wikipedia đã được đồng thuận và tồn tại từ lâu, các bạn hãy xem cái này (tên bài nên ngắn gọn, còn muốn giải thích rõ nghĩa thì viết trong nội dung bài), các bạn nên tôn trọng. Còn nếu muốn thay đổi cần phải thảo luận và biểu quyết đồng thuận của toàn bộ cộng đồng, không nên tự ý thay đổi.--Ngokhong (thảo luận) 04:38, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- nhưng bạn cần ngắn gọn thì đầu tiên phải làm cho cái trang của bạn ngokhong ngắn gọn trước cái đã. Llevanloc (thảo luận) 04:42, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Đừng có đánh trống lãng cái vấn đề mà bạn nói thuộc về lĩnh vực công nghệ khác với vấn đề danh xưng Llevanloc (thảo luận) 04:44, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Vấn đề Trường đại-học hay Viện đại-học thì tôi nghĩ nên thêm vào cho rõ thứ bậc. Đây không phải là một mạo-tự (article) như "cái", "con". Có lẽ ở VN sau năm 1975 theo khuôn mẫu đại-học đơn ngành nên khi nói đến đại-học thì trường hay viện không mấy quan-trọng nhưng trước năm 1975 ở Miền Nam và ở Tây-phương thì một Viện đại-học có nhiều phân-khoa. Như Trường Đại-học Y-khoa thuộc Viện Đại-học Sài-gòn, dịch sang tiếng Anh là Faculty/School/College of Medicine at the University of Saigon. Ngược lại nếu ta lấy tên tiếng Anh: Magdalen College của Oxford University thì ta sẽ thấy cần phân biệt rõ-ràng vì sẽ dịch là "Trường Đại học Magdalen" thuộc "Viện Đại học Oxford" vì Magdalen là một bộ-phận của một cơ sở lớn hơn chứ không phải là trường biệt-lập sánh vai với Oxford được cho dù cả hai đều là "đại-học".Duyệt-phố (thảo luận) 03:09, ngày 22 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Ý kiến của tôi là nên để tên chính thức là trang chính, còn tên thông dụng là trang chuyển hướng. Lê Thy (thảo luận) 07:00, ngày 22 tháng 12 năm 2009 (UTC)
So sánh
[sửa mã nguồn]Sao lại có cách so sánh như một số thành viên đã nêu nhỉ. Tên đó là do các cơ quan chủ quản họ nêu trong các văn bản mà các thành viên lại muốn biến thành tên của vi.wiki?
- Bạn viết câu hỏi rõ hơn một chút cho dễ trao đổi. Việc so sánh sự lựa chọn giữa "Phương Thanh" và "Bùi Phương Thanh" và lựa chọn giữa "Đại học Sài Gòn" và "Trường Đại học Sài Gòn" là khập khiểng. Tôi đã nói nhiều lần trong trang thảo luận. Đơn giàn là tôi chỉ đề nghị là Wiki giữ đúng tên riêng (đầy đủ) của các cơ sở giáo dục. Vì "chính danh" là một nguyên tắc cơ bản của Wiki. Ngoài ra để khỏi gây nhầm lẫn. Zaahuu (thảo luận)
--15.15.15 (thảo luận) 08:26, ngày 27 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Chuyển không gian thảo luận
[sửa mã nguồn]Tôi vừa lập không gian thảo luận riêng về tên gọi của các trường đại học ở Wikipedia:Thảo luận/Đại học, các thành viên sang đây để thảo luận tiếp, chứ nói mãi ở đây sẽ bị cho là thảo luận không đúng chỗ. Xin lỗi vì đã spam thảo luận của zaahuu.--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 03:52, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Trulaske College of Business
[sửa mã nguồn]Xin lỗi, tôi không thể đọc hết các thảo luận ở đây, vì dài quá. Nhưng muốn biết lý do gì mà Zaahuu đổi tên Trulaske College of Business thành "Trường Kinh doanh Trulaske" mà không phải là Trường Cao đẳng Kinh doanh..., cũng như vài trường College mà Zaahuu đổi thành Trường Đại học. Tôi tưởng College là trường Cao đẳng chứ ? --92.228.56.185 (thảo luận) 01:41, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Cái này bạn nên hỏi bên trang Trường Kinh doanh Trulaske. Tôi trả lời ngắn gọn: (1) College không phải là "trường cao đẳng". (2) Business không phải là "kinh tế". Zaahuu (thảo luận) 02:17, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Tôi không nói là Business không phải là "kinh tế", bạn ghi tên Trường Kinh Doanh không thì giống như trường dạy nghề quá. Vậy chứ Cao đắng sẽ dịch là gì ? Khi vài trường ở VN đã dịch Cao đẳng là College, như là Trường Cao đẳng nghề Việt Mỹ, Trường Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng... ?
- (1) Nó giống trường dạy nghề cũng đúng vì "business" ở Mỹ nằm trong các trường chuyên nghiệp (professional school). Với "Trulaske College of Business" bạn có thể dịch là "Trường Đại học Kinh doanh", nhưng từ "đại học" ở đây là không cần thiết. (2) Nói cho chính xác, ở Mỹ không có bậc học nào gọi là "cao đẳng", nó chỉ có hệ thống các trường đại học hệ hai năm (two-year college). "Trường cao đẳng" trong tiếng Việt có thể tạm dịch là junior college. Zaahuu (thảo luận) 02:44, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Có thêm chữ junior có vẻ khiên cưỡng. Và bạn sẽ đề nghị những trường Cao đẳng ở VN bỏ chữ College đi hay thêm chữ junior trong tên tiếng Anh của họ chứ ?;) Theo tôi, không nên dịch khác khi từ ngữ College này đã được dùng phổ biến trong tiếng Việt là cao đẳng !--92.228.56.185 (thảo luận) 02:48, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Bạn chưa đọc nhiều bài báo về hệ thống giáo dục nước ngoài à. Nếu dịch college mới là khiên cưỡng vì sẽ làm nhiều người nhầm loại hình giáo dục này ở nước ngoài với loại hình giáo dục cao đẳng ở Việt Nam. vì college là trường đại học chỉ chuyên về một ngành nào đó chứ thật sự không phải là trường cao đẳng như bạn nói. cách dịch nó kiên cưỡng xin bạn đừng ngộ nhận nó Llevanloc (thảo luận) 02:54, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Tôi nghĩ nên đem ra biểu quyết đi. Chứ nói qua nói lại tốn công vô ích Llevanloc (thảo luận) 02:47, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC) Tôi nghĩ nên đem ra biểu quyết đi. Chứ nói qua nói lại tốn công vô ích Llevanloc (thảo luận) 02:47, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Đồng ý đem biểu quyết.--Ngokhong (thảo luận) 02:53, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- (1) Việc các "trường cao đẳng" và "trường đại học" ở VN muốn dịch tên của họ sang tiếng Anh như thế nào là việc của họ, không phải của tôi. (2) Tôi không nói ra hay ngầm ý bất cứ đề nghị nào như đề nghị trên của bạn ("bỏ chữ college..."). (3) Thế thì bạn sẽ dịch Harvard College (http://www.college.harvard.edu/icb/icb.do; một trường của Harvard University) là "Trường Cao đẳng Harvard"? Zaahuu (thảo luận) 02:56, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Hệ thống giáo dục VNDCCH
[sửa mã nguồn]Nhờ Bác đóng góp thêm về mục này giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Duyệt-phố (thảo luận) 21:34, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Vui thôi nhá
[sửa mã nguồn]Vừa rồi các bạn đã được ông 3 đời của giáo viên nói là Xin chịu thua. Mà cháu của ông này thì đào tạo ra những người có bằng đại học đấy, không phải giáo viên thường đâu. 123.17.131.38 (thảo luận) 06:08, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Ừ, vui. Nhưng mà... không hiểu! Zaahuu (thảo luận) 06:17, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Bạn nói bạn ở bên giáo dục, bạn có biết câu Giáo vụ là cụ giáo viên không. Người ta ở một trường ĐH... Hiểu rồi chứ ? 123.17.131.38 (thảo luận) 06:24, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Bạn kể chuyện vui mà ỡm ờ kiểu này là không tốt cho dạ dày đâu. À, chắc chắn tôi không phải làm giáo vụ đâu. Bạn yên tâm. Zaahuu (thảo luận) 06:36, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Vẫn chưa hiểu à ? chán thật...123.17.129.96 (thảo luận) 13:49, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Tôi hiểu. Cám ơn bạn. Zaahuu (thảo luận) 20:13, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Dịch
[sửa mã nguồn]Bạn có dịch giùm tôi cái tên này không: Order of the Companions of Honour tại [4] Llevanloc (thảo luận) 02:59, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Tôi không rành về các loại huân, huy chương. Nhưng nếu biết được cách dịch nào tốt thì sẽ báo cho bạn. Zaahuu (thảo luận) 03:05, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- King's College London dịch như thế nào cho xuôi tai nhỉ?? Cảm ơn trước. Llevanloc (thảo luận) 14:54, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Luân Đôn cao đẳng của vua. --To be, or not to be (thảo luận) 14:57, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Tôi nghĩ cách dịch xuôi tai nhất là... để yên:) (nói nghiêm túc). Hoặc cho màu mè Hán-Việt một chút thì là: Luân Đôn Quân Vương Đại Học Đường! Zaahuu (thảo luận) 20:05, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)
chúc mừng năm mới !
[sửa mã nguồn]Năm mới chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, thành công trong cuộc sống và luôn có mặt trên Wikipedia. -- Duyphuong (thảo luận) 14:30, ngày 31 tháng 12 năm 2009 (UTC)
-
Chúc bạn và gia đình một năm mới tràn đầy hạnh phúc và may mắn. HAPPY NEW YEAR!
.--DMT (thảo luận) 17:13, ngày 31 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Chúc bạn năm mới nhiều sức khỏe và tràn đầy niềm vui Llevanloc (thảo luận) 17:31, ngày 31 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Hỏi thăm
[sửa mã nguồn]Chả biết bạn thế nào ? Đang sống ở đâu ? Ít ra cũng nên bật mí tí ti chứ. -- Duyphuong (thảo luận) 16:43, ngày 2 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Đúng là mệt thật, nói chuyện với họ mệt thật. Thôi tôi tự hứa với tôi là sẽ không đụng đến nó nữa trừ khi có thành viên nào hỏi. Tôi sẽ đợi đến lúc biểu quyết. Bạn nhớ nhắc tôi. Sẵn tiện nếu bạn rảnh thì dịch phụ tôi trang Wikipedia:Tên bài/Dịch đầy đủ từ en.wiki nhé. cảm ơn trước Llevanloc (thảo luận) 13:46, ngày 6 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Biểu quyết tên Trường đại học
[sửa mã nguồn]Tôi vừa đổi tên cuộc biểu quyết thành Wikipedia:Biểu quyết/Cơ sở giáo dục bậc Đại học. Tôi rất tiếc vì những người tổ chức biểu quyết lại là những người hầu như không tham gia thảo luận, chỉ biết nó "nóng" chứ không biết lý do vì sao nó nóng để có thể mở một cuộc biểu quyết cho hiệu quả. Mời Zaahuu nếu có thời gian, hãy tóm tắt các ý tưởng để bảo vệ cho việc thêm chữ "trường" từ Wikipedia:Thảo luận/Đại học sang Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết/Cơ sở giáo dục bậc Đại học để những thành viên không tham gia thảo luận (là những người chúng ta cần nhất trong cuộc biểu quyết, chứ không phải những cái mặt cũ trong thảo luận) hiểu được lập luận của mỗi bên. Tân (thảo luận) 02:02, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Liệu có đảm bảo khách quan không????--58.187.78.38 (thảo luận) 02:26, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Khách quan tức là sao nhỉ? Việc tóm tắt lý lẽ là quyền lợi của mỗi bên mà. Tân (thảo luận) 02:32, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Tôi rất ngạc nhiên về ý kiến của User:VietLong cho rằng chuyện Đại học phân biệt với Trường đại học chỉ có do nhà nước "đẻ" ra các đại học quốc gia. Vì từ điển của Hoàng Phê mà tôi đã dẫn trong Thảo luận:Đại học in từ năm 1980 không có nghĩa thứ hai. Hmm, giờ tôi hết biết phải bắt bẻ ở đâu nữa rồi. Tân (thảo luận) 05:57, ngày 9 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Thế mới gọi là "phản biện"!. Đặc biệt là phản biện ý 5 liên quan đến Thể loại:Đại học quân sự Việt Nam, đã bảo cần sự thống nhất mà! --Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 06:09, ngày 9 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Theo kinh nghiệm (từng bị sai) của mình, tôi cảm thấy việc sử dụng sai của nhiều người xuất phát từ một số lý do:
- Không biết rằng có những loại hình cơ sở khác dù có chữ "đại học" trong tên nhưng không dạy ai cả, và người ta yêu cầu không được gọi sai thành trường.
- Không hiểu rằng "đại học" trong tiếng Việt có nghĩa là "bậc học" chứ không phải là "trường học".
- Nghe nhiều người nói quá rồi, thấy nhiều hình ảnh quá rồi, nên cho rằng nó thuộc dạng "cái nào cũng đúng", nhà nước không có quy định, như kiểu "oà" hay "òa", mà không biết là trước Giải phóng người ta phân biệt rạch rồi như vậy rồi, và đã có văn bản nói rằng các trường buộc phải gọi mình bằng 1 cái thống nhất.
- Do đó, tôi nghĩ mình cần phải cho họ thông tin về các vấn đề này:
- Zaahuu đã đề cập tốt việc này trong tóm tắt, nhưng nếu Zaahuu có thể xác định được một nguồn bên ngoài nữa thì càng thuyết phục hơn.
- Ta còn thiếu ý 2, theo tôi nên dẫn từ điển của Hoàng Phê, và một số từ điển dễ truy cập khác để làm bằng chứng. Có thể bổ sung thêm là trong tiếng Tàu và tiếng Nhật, chữ 大学, tuy được phiên âm là "đại học" nhưng khi dịch sang tiếng Việt thì là "trường đại học" chứ không phải "bậc học" (dẫn từ điển tiếng Trung). Đây là để chỉ đúng tâm lý của một số người thích Hán Việt hay đem so sánh từ nguyên (như anh VietLong chẳng hạn). Cho thấy các nhà từ điển học họ không phải là người dốt đến mức không biết dùng từ "ngắn gọn hơn".
- Cái này ta có văn bản nhà nước hỗ trợ, tuy theo như VietLong chỉ ra thì từ ngữ văn bản sử dụng vẫn còn nhập nhằng. Nhưng dù sao, đó là thiếu sót của văn bản, chứ nó không nói rằng ta sai.
- Ngoài ra, phải nói rõ bách khoa toàn thư mạng tuy bình dân, nhưng phải giúp người đọc phân loại, dễ nhận biết, vì vậy tính chính quy luôn rất quan trọng (dẫn cuốn của Việt Nam). Nói có thể đúng có thể sai, nhưng để trở nên uy tín thì dựa vào giấy trắng mực đen luôn là cách làm khoa học nhất và rõ ràng nhất.
- Một số ý kiến thêm, mong Zaahuu nhận xét và chúng ta sẽ chọn lựa từ ngữ để đưa vào tóm tắt. Tân (thảo luận) 06:27, ngày 9 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Theo kinh nghiệm (từng bị sai) của mình, tôi cảm thấy việc sử dụng sai của nhiều người xuất phát từ một số lý do:
Re:Nhờ
[sửa mã nguồn]Cái đó là do bản mẫu {{BESETOHA}} được xếp vào thể loại: Giáo dục, tạm thời tôi đã dời nó đi nên đã ổn rồi. Bác giúp cái tóm tắt vậy.--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 04:47, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Thức khuya
[sửa mã nguồn]Bạn thức hơi khuya đấy, với lại tôi muốn nói cho bạn nghe rằng không nên đi diễn giải cho những người ấy nữa. Nếu nói lịch sự thì gọi là tốn công vô ích. Họ không chịu thay đổi quan điểm đâu cho dù đó là sai. Tôi đã đọc một số sách tâm lý rồi, cái tôi họ lớn lắm. Vì vậy những lý lẽ mà bạn nêu ra thì đừng nhắc lại nữa mà chỉ nói là bạn đã nói ở trên là được rồi. Bạn chỉ cần diễn giải cho những người mới tham gia thảo luận, chưa biết đến loại hình đại học vùng là được rồi hoặc cùng lắm nêu những lý lẽ mới cho họ (người cũ) biết. Do một phần như vậy mà tôi nói hơi dài, mà quả thật là hơi dai nữa, nhưng không có dại. Thân Llevanloc (thảo luận) 21:56, ngày 9 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Bạn Llevanloc thêm vào bản tóm lược làm nội dung bị dài quá đấy. Bạn nên bớt đi một tí, kẻo có người lại có ý kiến.--210.245.52.154 (thảo luận) 02:36, ngày 11 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Cám ơn bạn IP. Zaahuu (thảo luận) 06:47, ngày 12 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Ý kiến khi bỏ phiếu
[sửa mã nguồn]Quyền nêu ý kiến trong bỏ phiếu là quyền tự do của mỗi thành viên. Zaahuu muốn cấm á?????? Trong các cuộc biểu quyết ở vi.wikipedia mọi người còn yêu cầu thành viên bỏ phiếu nêu lý do cho là phiếu của mình cơ mà. Cái tóm lược ý kiến các bên là do phần thảo luận quá dài, đưa ra chỉ mang tính tham khảo cho các thành viên bỏ phiếu, chứ không thể thay thế cho quan điểm cá nhân của thành viên đó được. Nếu tôi không lầm, khi Lộc viết thêm vào ý kiến bên A, chính bạn cũng đã khuyên Lộc nêu thêm ý kiến cá nhân khi bỏ phiếu cơ mà.--Ngokhong (thảo luận) 04:58, ngày 14 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Tôi không cấm ai cả, bạn đừng vu cáo. Và tôi cũng chẳng cần quan tâm là người ta bỏ phiếu cho bên nào. Mục đích của tôi là đưa vấn đề ra để mọi người suy nghĩ. Kết quả cuộc bỏ phiếu này quan trọng đối với vi.wiki nhưng không quan trọng đối với cá nhân tôi (vì tôi đã cố gắng làm những gì mà tôi nghĩ là tốt nhất cho vi.wiki). Sau này ai suy nghĩ tới những vấn đề này, khi google họ vẫn có thể tới được các trang thảo luận.
- Nếu ai đó không muốn người khác phản hồi ý kiến của mình thì cứ thể hiện ý kiến một cách ngắn gọn ở trang biểu quyết, đừng viết thêm ở trang thảo luận, đừng đưa ra những vấn đề mà người khác thấy cần phải phản hồi. Zaahuu (thảo luận) 05:11, ngày 14 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Vậy có nghĩa là bạn bắt các thành viên khác cứ phải học theo kiểu của các bạn, ghi thêm vào phiếu câu: Xin hãy tôn trọng lá phiếu của nhau. Kiểu ASM.--Ngokhong (thảo luận) 06:51, ngày 14 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Đó chỉ là suy diễn của bạn. Tôi không "bắt" gì ai cả. Nếu bạn cứ tiếp tục suy diễn vô căn cứ như thế này thì tôi xin phép không trả lời bạn nữa. Zaahuu (thảo luận) 06:59, ngày 14 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Trường Đại học/Đại học
[sửa mã nguồn]Người ta chỉ hỏi: Bạn học trường nào? Chớ có ai hỏi bạn học Học viện nào? Do vậy cần thêm các Danh từ chung Trường phía trước các từ chỉ trình độ đào tạo.--Gió Đông (thảo luận) 07:32, ngày 15 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Some questions
[sửa mã nguồn]Zaahuu cho mình hỏi là: Ở Hoa Kỳ thì người ta tổ chức "thi đại học" như thế nào ? Mỗi trường tự tổ chức lấy hay là tổ chức 1 kỳ chung như ở VN. Và ở phổ thông thì học sinh dùng textbook do nhà nước biên soạn hay là "tùy biến" ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:04, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- "công ty giáo dục" đó là những tổ chức như thế nào vậy Zaahuu. (có cảm giác ở Hoa Kỳ mức độ tư nhân hóa khá cao ?) Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:26, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Bỏ chữ Trường
[sửa mã nguồn]Dinhtuydzao nhờ tôi bỏ chữ Trường khỏi các Đại học, bạn đồng ý chứ? 222.252.80.15 (thảo luận) 01:45, ngày 17 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Vấn đề này đang được đưa ra biểu quyết. Chúng ta nên giữ nguyên hiện trạng. Cám ơn. Zaahuu (thảo luận) 01:47, ngày 17 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức
[sửa mã nguồn]Tôi định đưa một chi tiết từ bài Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức vào trang chính trong phần "Bạn có biết", nhưng nguồn tham khảo cho thông tin này (Nguyễn Thanh Liêm) lại thiếu số trang (xem Thảo luận Wikipedia:Bạn có biết/2010/Tuần 3#Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức). Nhờ bạn thêm số trang cho những thông tin này. NHD (thảo luận) 00:28, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)
- Mục "Bạn có biết" chỉ dành cho những bài mới được tạo ra hay được mở rộng đáng kể (>100%) trong tuần qua. NHD (thảo luận) 04:15, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Các cơ sở giáo dục
[sửa mã nguồn]Tôi sẽ để ý. Cám ơn Bạn.--Да или Нет (thảo luận) 02:17, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Theo Zaahuu thì có nên thêm chữ "trường" vào đây không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 03:29, ngày 21 tháng 1 năm 2010 (UTC)
Chúc Tết Canh-dần
[sửa mã nguồn]Thế là nhà nhà đã tiễn ông táo xong... chúc Bác sang năm mới mạnh khỏe và càng hăng say để đóng góp đắc-lực vào uy-ky Bác nhé. Kính. Duyệt-phố (thảo luận) 11:26, ngày 7 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Phần mềm sửa hình
[sửa mã nguồn]Cảm ơn bác nhiều lắm, trước đây tôi chỉ dùng photoshop để sửa, nó hơi mất thời gian.--Tranletuhan (thảo luận) 04:38, ngày 23 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Giúp
[sửa mã nguồn]Cho hỏi đứng đầu viện đại học và người đứng đầu trường đại học bên Hoa Kỳ thì dịch ra tiếng Việt là gì ? cảm ơn trước Llevanloc (thảo luận) 03:34, ngày 24 tháng 2 năm 2010 (UTC)
- Tuần sau tôi sẽ đưa bài Giáo dục Việt Nam Cộng hòa lên trang chính, nhưng kẹt nỗi mở đầu ngắn quá, vậy nhờ Zaahuu đưa tôi đoạn sơ lược (lấy từ bối cảnh như bạn nói lần trước) được không? Tôi sẽ dán nó ngay khi nhận được, thân --minhhuy*=talk-butions 13:07, ngày 24 tháng 2 năm 2010 (UTC)
- Kiến thức tôi hạn hẹp lại nhờ bác chỉ dùm chức này en:Chancellor (education) dịch ra tiếng việt như thế nào ???? Llevanloc (thảo luận) 00:14, ngày 25 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Chúc mừng!
[sửa mã nguồn]Bài Giáo dục Việt Nam Cộng hòa là bài viết xứng đáng đưa lên trang chính vì tính hàn lâm của nó. Tất nhiên mỗi bài viết của Wikipedia là tài sản cộng đồng nhưng vì bạn là người có công chính trong việc xây dựng bài nên tôi chúc mừng bạn và mong bạn sẽ có thêm nhiều bài viết tốt như vậy nữa. Vietbook (thảo luận) 13:39, ngày 3 tháng 3 năm 2010 (UTC)
- Chào bạn Zaahuu. Tôi có phản đối cách hành xử của BQV Dung05 và Chubeo đối với các tài khoản và đóng góp của NapoleonQuang cũng như những tài khoản bị cấm (nhất là phản đối việc khóa tất cả tài khoản lộ ra của TV bị cấm, việc lùi toàn bộ đóng góp của TV đó và việc cấm IP vô hạn), nên đã thảo luận và xin ý kiến cộng đồng tại đây: Wikipedia:Thảo luận#Xin ý kiến về cách hành xử với các tài khoản và đóng góp của TV bị cấm [5]. Xin mời bạn cho ý kiến ! Cảm ơn ! --92.230.50.220 (thảo luận) 14:37, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC)
Theo Zaahuu thì cái này trong tiếng Việt được gọi là gì ? Hiện bài tương ứng bên wiki tiếng Việt là sư phạm phê phán, nhưng có thành viên đổi hướng nó đến sư phạm phản biện (dĩ nhiên là thành viên đó đổi không đúng cách và bị hổi sửa). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:31, ngày 12 tháng 3 năm 2010 (UTC)
Bạn ơi dịch nốt bài nè đi. Mới được 1/5 rồi để lâu quá. Đừng nên cọp ra dịch tí để đó chứ.--Con Trâu Mộng To (thảo luận) 18:59, ngày 16 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Xin lỗi. Thời gian vừa rồi bận quá nên không lên Wiki được. Sẽ dịch những phần còn lại. Zaahuu (thảo luận) 13:34, ngày 31 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Tú tài I và II
[sửa mã nguồn]Mời Bác góp thêm về Tú tài I và II. Duyệt-phố (thảo luận) 07:47, ngày 14 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Mời bạn tham gia biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Quy định gỡ công cụ Bảo quản viên. Biểu quyết này thực sự cần thiết cho sự phát triển của Wikipedia, thời hạn đến ngày 18/08/2015. Mong bạn cho ý kiến. Cảm ơn bạn rất nhiều. Alphama (thảo luận · đóng góp)
Dự án phát sinh thể loại bán tự động
[sửa mã nguồn]Mời bạn cho ý kiến ở Thảo luận Wikipedia:Dự án/Phát sinh thể loại bán tự động. Cảm ơn bạn.Alphama (thảo luận · đóng góp)
Mời tham gia biểu quyết
[sửa mã nguồn]Mời bạn tham gia biểu quyết về việc thay đổi quy định bài viết tốt tại Wikipedia:Biểu quyết/Thay đổi quy định BVT và cách viết tên tiếng Việt tại Wikipedia:Biểu quyết/Cách viết tên tiếng Việt của những người gốc Việt tại Wikipedia tiếng Việt
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Mời tham gia ý kiến
[sửa mã nguồn]Chào bạn,
Mời bạn tham gia các thảo luận về tên thể loại ở Wikipedia tại dự án Phát sinh thể loại bán tự động. Ý kiến của bạn rất quan trọng đến dự án này cũng như quá trình xây dựng thể loại tự động của Wikipedia nhằm nâng cao chất lượng dự án lâu dài. Cảm ơn bạn! Bot gửi lời mời thay cho Alphama (thảo luận · đóng góp). AlphamaBot4 (thảo luận) 04:59, ngày 17 tháng 7 năm 2016 (UTC)
Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận mở đầu năm 2017
[sửa mã nguồn]Chào bạn,
Wikipedia Tiếng Việt năm 2017 có 1 số thay đổi về mặt nhân sự và quy định. Trân trọng mời bạn tham gia các biểu quyết sau:
- Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên
- Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên
- Wikipedia:Thảo luận/Sửa quy trình đề cử bài viết chọn lọc
Xin cảm ơn trước vì sự quan tâm và tham gia của bạn.
Thành thật xin lỗi nếu tin nhắn làm phiền bạn hoặc trùng lặp với các lời mời trước đó.
AlphamaBot4 (thảo luận) 13:59, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)
Thư mời tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017
[sửa mã nguồn]Trân trọng mời bạn tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017. Xin cảm ơn!
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài
[sửa mã nguồn]Hello, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Xin cảm ơn!
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên
[sửa mã nguồn]Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên. Xin cảm ơn!
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia các hoạt động tháng 05/2018
[sửa mã nguồn]Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ? Trân trọng mời bạn tham gia các hoạt động:
Chúng tôi rất mong muốn lắng nghe ý kiến của bạn. Xin cảm ơn!
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên
[sửa mã nguồn]Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên. Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia biểu quyết các thành viên quản trị Wikipedia tiếng Việt
[sửa mã nguồn]Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:
- Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Q.Khải
- Wikipedia:Biểu quyết chọn kiểm định viên/ThiênĐế98
- Wikipedia:Biểu quyết/Bổ sung quy định Chống rối
Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia các biểu quyết
[sửa mã nguồn]Chào bạn, bạn khỏe không? Hiện nay có 2 biểu quyết ở Wikipedia. Trong đó biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết có tính quan trọng, ảnh hưởng đến cách hoạt động của dự án, mong bạn bớt chút thời gian để tham gia và nêu quan điểm của bạn.
- Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết
- Wikipedia:Thảo luận/Đề xuất áp dụng quyền Giám sát viên tại Wikipedia tiếng Việt
Tôi mong muốn lắng nghe ý kiến và quan điểm của bạn về các biểu quyết trên. Chúc bạn sức khỏe và nhiều niềm vui khi tham gia đóng góp tại Wikipedia. AlphamaBot2 (thảo luận) 23:44, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)
Thư mời tham gia biểu quyết nhân sự
[sửa mã nguồn]Chào bạn, Wikipedia Tiếng Việt hiện nay đã có hơn 1.2 triệu bài vì vậy cần thiết phải có đội ngũ nhân sự mới để quản lý nội dung cũng như đánh giá lại năng lực các BQV cũ. Mời bạn tham gia các biểu quyết tại:
- Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Thienhau2003
- Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/P.T.Đ
- Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên/TuanUt
Trân trọng! Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên
[sửa mã nguồn]Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên ở:
Một số lưu ý:
- Bạn tham khảo quy định Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên để xem cách thức bầu và xem bạn đã hợp lệ để bỏ phiếu hay chưa. Nếu chưa, bạn được hoan nghênh nêu ý kiến ở phần Ý kiến.
- Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời.
Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt.Trân trọng!
Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 22:25, ngày 3 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết
[sửa mã nguồn]Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:
- Wikipedia:Biểu quyết/Tiêu chí áp dụng cho công cụ Content Translation
- Wikipedia:Biểu quyết/Thời gian biểu quyết ở Wikipedia Tiếng Việt
Một số lưu ý:
- Bạn tham khảo quy định Wikipedia:Biểu quyết để xem cách thức bầu và xem bạn đã hợp lệ bầu cử bỏ phiếu hay chưa. Nếu chưa, bạn được hoan nghênh nêu ý kiến ở phần Ý kiến.
- Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời.
Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!
Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 06:00, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Cố vấn
[sửa mã nguồn]Chào bạn, nếu bạn có hứng thú, mời bạn đăng ký trở thành cố vấn cho các thành viên mới của Wikipedia tại Wikipedia:Dự án Phát triển cộng đồng/Danh sách thành viên cố vấn. AlphamaBot (thảo luận) 16:59, ngày 13 tháng 3 năm 2021 (UTC)
Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận
[sửa mã nguồn]Chào bạn, trân trọng mời tham gia:
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Cập nhật tiêu chí xóa nhanh ở dự án Wikipedia tiếng Việt.
- Thảo luận tìm đồng thuận Thảo luận Wikipedia:Chủ đề#Tên bài.
Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 12:06, ngày 31 tháng 3 năm 2021 (UTC)
Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận
[sửa mã nguồn]Chào bạn, trân trọng mời tham gia:
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Cập nhật tiêu chí xóa nhanh ở dự án Wikipedia tiếng Việt.
- Thảo luận tìm đồng thuận Thảo luận Wikipedia:Chủ đề#Tên bài.
Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.
Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:08, ngày 15 tháng 4 năm 2021 (UTC)
Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận
[sửa mã nguồn]Xin chào, mời bạn tham gia:
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Cập nhật quy định Vô hiệu lá phiếu.
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Nguyentrongphu.
Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.
Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:22, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)
Tháng 07/2021: Thư mời tham gia các biểu quyết/thảo luận
[sửa mã nguồn]Xin chào, mời bạn tham gia các biểu quyết/thảo luận sau:
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Bán khóa vô hạn bài bị phá hoại dai dẳng.
- Biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết xoá bài.
- Góp ý cho quy định: Wikipedia:Thảo_luận#Mời góp ý cho quy định Wikipedia:Người sửa bản mẫu/Nháp.
- Thảo luận đồng thuận: Wikipedia:Thảo luận#Về Wikipedia:Độ nổi bật (người).
- Các thảo luận khác có thể tìm thấy ở Wikipedia:Thảo luận.
Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.
Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:03, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)