Bước tới nội dung

Thảo luận Thành viên:VietLong/Lưu 2

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi Mekong Bluesman trong đề tài thành phố hồ chí minh?

Xin lời góp ý

[sửa mã nguồn]

Nhờ Vietlong cái này tí nhé: Đến hai trang Thảo luận:Họ Thiến thảoThảo luận:Bộ Long đảm cho ý kiến. Tôi đang lưỡng lự chút vì xưa nay chỉ theo quy luật ngôn ngữ (với mục đích làm trong sáng tiếng Việt). Cảm ơn trước! --Baodo 16:29, ngày 13 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thư điện tử

[sửa mã nguồn]

Sau khi thư xác nhận được gửi, Thành viên:VietLong phải đọc thư đó và làm theo chỉ dẫn (bấm một link hay sao đó). Trong trang tùy chọn, nhớ chọn "Nhận thư điện tử từ các thành viên khác". Khi một thành viên khác muốn gửi thư điện tử cho Thành viên:VietLong, họ có thể bấm liên kết "Gửi thư cho người này" ở cột trái trang cá nhân. Nguyễn Hữu Dng 18:14, ngày 13 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Anh thử làm lại đi, vào mục tùy chọn → gõ địa chỉ email trong Địa chỉ thư điện tử → ở phía bên phải có khung Thư điện tử xem thư DT đã được xác nhận hay chưa. Nếu chưa thì nhấn vào link "Xác nhận...". Sau khi đã gửi thư, mở hộp thư DT và click vào link trong đó. Chú ý, nếu anh gửi thư xác nhận nhiều lần thì Wiki sẽ gửi nhiều email và chỉ email được gửi cuối cùng là dùng được.--An Apple of Newton 03:24, ngày 14 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chán cho Nguyễn Việt Long quá. Trong mục "tuỳ chọn", U50 điền email của Nguyễn Việt Long vào (td:U50@yahoo.vnv.vidu), nhớ là email chính xác của U50, email nào hay dùng ấy. Và để cho việc xác thực đó chính là email của U50, thì U50 cần gửi thư xác nhận, khi hiện ra dòng chữ: Thư xác nhận đã được gửi thì U50 vô đọc email của mình, kích hoạt vô đường dẫn đó để xác nhận " Hộp thư đó đúng là của U50". Khi đó người ta mới dùng nút "gửi thư cho thành viên" để gửi cho U50 và ngược lại được. Lưu Ly 04:06, ngày 14 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đởm và Đảm

[sửa mã nguồn]

Do kỵ huý Minh Mạng, nên Đảm phải trại thành Đởm. Nay hết huý rồi, phải trả lại tên cho em. Lưu Ly 02:33, ngày 14 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hình ảnh

[sửa mã nguồn]

Khi Thành viên:VietLong tải lên hình ảnh, xin hãy nhớ ghi rõ nguồn gốc của hình và nhớ điền vào giấy phép cho hình đó để tránh hình bị xóa bỏ. Nguyễn Hữu Dng 17:58, ngày 19 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tướng Tiêu Văn

[sửa mã nguồn]

Ở trên chúng ta nói Quân Trung Hoa Quốc dân đảng do Lư Hán chỉ huy.Thành viên:VietLong có thể nói rõ hơn về tướng Tiêu Văn không? Lê Thy 02:46, ngày 24 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lư Hán là Tổng chỉ huy quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng tại Đông Dương làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Tiêu Văn được giao trách nhiệm là Trưởng ban chính trị của quân đội Tưởng ở VN để giải quyết những vấn đề chính trị ở đây.

Trước đó, Tiêu Văn đã tới Côn Minh tổ chức các Ủy ban Hành động, sau đổi là Lữ đoàn Hành động gồm quân của tổ chức Phục quốc do Việt Cách chỉ huy. 4 cánh quân Lữ đoàn Hành động này đã vào VN, về sau 3 cánh (do Lê Tùng Sơn, Bồ Xuân Luật và Trương Trung Phụng chỉ huy) giải giáp hoặc nhập vào lực lượng quân đội quốc gia, còn 1 cánh của Vũ Kim Thành chạy về Hải Ninh rồi bị tiêu diệt.

Có tài liệu (hình như hồi ký của Hoàng Văn Hoan hoặc ai đó tôi không nhớ) nói Tưởng lo ngại phe Vân Nam của tướng Long Vân phát triển, nên việc cử 2 tướng vào VN là để kiềm chế lẫn nhau.--Nguyễn Việt Long 03:08, ngày 24 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thanks! Lê Thy 03:15, ngày 24 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Việt cách

[sửa mã nguồn]
  • Thống nhất với thành viên Nguyễn Việt Long về ngày thành lập Việt Cách . Nhưng tài liệu này và một vài tài liệu khác trong đó có cuốn Từ điển Những nhân vật lịch sử Việt Nam của tác giả Nguyễn Q Thắng cho rằng Việt Cách thành lập ở Nam kinh năm 1936. Vì vậy Lê Thy đề nghị vẫn để "Nam Kinh -1936" cho mọi người tham khảo.

Re: Phiên âm sang tiếng Việt

[sửa mã nguồn]

Ok, tôi vừa sửa lỗi đó. Cám ơn, vì tôi chỉ đặt ra những cách phát âm này theo những người thân của tôi thường nói, và những người thân của tôi không dùng âm "sh" khi nói, họ chắc có giọng bắc. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 17:58, ngày 04 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Huyện Việt Nam

[sửa mã nguồn]

Nhẹ cả người khi anh sửa bài này. Em quên không xếp thứ tự đầy đủ, lúc nhận ra thì thấy oải quá. Mấy năm nay, có nhiều thay đổi về hành chính ở VN, em nghĩ bài này chưa đúng hoàn toàn.--An Apple of Newton 15:14, ngày 8 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thể loại

[sửa mã nguồn]

các thể loại Trung tướng Việt Nam, Thiếu tướng Việt Nam là thể loại con của Quân đội nhân dân Việt Nam rồi, nên bạn không cần thêm vào--Docteur Rieux 17:09, ngày 14 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi thấy có tên Nguyễn Thị Định, Nguyễn Sơn mà không có những người khác nên thêm vào cho công bằng. Vậy là hoặc xóa hết hoặc thêm cho đủ.--Nguyễn Việt Long 17:12, ngày 14 tháng 5 năm 2006 (UTC).Trung tướng Việt Nam, Thiếu tướng Việt Nam không phải là thể loại con của Quân đội nhân dân Việt Nam vì có thể có cả tướng Công an Nhân dân VN hoặc Quân lực Việt Nam Cộng hòa.--Nguyễn Việt Long 17:17, ngày 14 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thảo luận điều lệ bỏ phiếu

[sửa mã nguồn]

Mời anh tham gia thảo luận và bỏ phiếu về điều lệ mới cho các cuộc bầu cử/xóa bài...: Thảo luận Wikipedia:Những người muốn quyền quản lý/Điều lệ#Cập nhật.--An Apple of Newton 03:03, ngày 23 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cám ơn

[sửa mã nguồn]

Cám ơn vì đã sửa các bài lên quan đến Sulidae.Vương Ngân Hà 14:42, ngày 26 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Họ Sả

[sửa mã nguồn]

Chú thích trong bài Họ chim Chả đã nói rất rõ là các từ sả, chả, trả được dùng khá lộn xộn tại Việt Nam, nếu anh đổi thành Họ Sả thì họ Coraciidae cũng là họ Sả (một số người gọi là họ Sả rừng, tuy nhiên tên gọi này rất mơ hồ, các loài trong cả hai họ này (Coraciidae và Halcyonidae) đều sống trong rừng cả, không phải con nào cũng có tên là sả rừng. Ngoài ra, các sách Việt Nam lại tự mâu thuẫn khi dịch Coraciiformesbộ Sả, trong khi họ Coraciidae là gốc của tên bộ này thì lại là họ Sả rừng, còn từ họ Sả đúng ra phải dành cho họ Coraciidae thì lại dành cho họ Halcyonidae. Vương Ngân Hà 15:49, ngày 26 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Anh có thể nhận xét về sự lộn xộn trong cách dùng tại Việt Nam, nhưng theo tôi vẫn phải theo sách đã phổ biến, được sự tài trợ của IUCN. Dù sao tên gọi cũng có tính quy ước, do đó Coraciidaehọ Sả rừng, còn Halcyonidaehọ Sả cũng được. Còn Coraciiformes gọi là bộ Sả thì hết sức logic vì 2 lý do: 1) Sả bao quát hơn Sả rừng, đồng thời ngắn gọn hơn; 2)Xét ngôn ngữ tiếng Việt là đơn âm, nên nếu không sợ trùng, lẫn thì chỉ nói từ ngắn nhất, khác với tiếng Tây đa âm tiết, có các từ riêng biệt, do đó nếu nói báo thì không nhất thiết phải liệt kê báo gấm báo tuyết và báo hoa mai... Do vậy không nên máy móc phải tuân theo gốc từ Tây .--Nguyễn Việt Long 16:13, ngày 26 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi lại không đồng ý với anh, vì các lý do sau:
  1. Họ Coraciidae thì tôi chưa thấy ai gọi là trả/chả mà chỉ có sả và yểng quạ, nhưng họ Halcyonidae thì đa dạng trong tên gọi hơn bao gồm sả, chả, trả, xả v.v (sử sách nói bắt chim trả/chả là các loài trong họ này). Đó là một lý do tôi không dùng họ Sả cho Halcyonidae do có tranh chấp tên gọi với Coraciidae.
  2. Lý do thứ hai tôi đã liệt kê trên đây là nó không tuân theo quy tắc khoa học trong cách dịch (của các học giả) khi chuyển từ họ sang bộ. Ở đây không thể bao biện theo kiểu vì nó ngắn gọn hơn được, nhiều tên gọi còn dài hơn là chữ bộ Sả rừng.
  3. Các loài chả, sả, xả, trả này (cả 2 họ) phần lớn đều sống trong rừng, nên ngay tên gọi sả rừng đã là một cái gì đó quá gò ép và rất không khoa học. Đây là lý do thứ ba.

Khi viết các bài này, tôi biết các tên gọi họ Sả, họ Sả rừng (nguồn www.cjvlang.com), nhưng không muốn dùng như khuyến cáo ở đó vì ngay trang Web này cũng thừa nhận Halcyonidae có các tên gọi sả, xả, trả, chả v.v. Tôi chưa đọc cuốn sách anh đã liệt kê, nhưng có lẽ cuốn sách ấy đã quên mất tên gọi chả/trả cũng rất thông dụng cho các loài trong họ Halcyonidae. Vì thế giữa các lựa chọn chả/sả/trả/xả cho họ Halcyonidae, tôi thấy Chả hay Trả/Xả lôgic hơn là chọn Sả, còn do Coraciidae ở Việt Nam chỉ có 1 loài Coracias garrulus gọi là sả rừng (loài kia là Eurystomus orientalis-yểng quạ, không thể lấy làm tên gọi cho họ và bộ được do tên chi đã khác gốc, trong khi chi Coracius (chi Sả?)<--họ Coraciidae (họ Sả?)<--bộ Coraciiformes (bộ Sả-không có mâu thuẫn trong tên bộ) rất lôgic), mà trên thực tế nó còn nhiều loài khác, chắc không ai gọi là sả rừng nhưng trong tên khoa học chung vẫn có chữ Coracius nên gọi nó là họ Sả hợp lôgic hơn. Còn nếu nói như anh thì tại sao không gọi con Coracias garrulus cũng chỉ là sả cho ngắn gọn.Vương Ngân Hà 16:53, ngày 26 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bản thân tôi đâu có dùng trả/chả để chỉ họ Coraciidae. Chẳng qua trên Wiki đã sẵn người khác ghi như vậy, tôi không xóa vì nghĩ rằng trả/chả hay sả cũng chỉ là biến âm của cùng 1 từ tiếng Việt, giống như trời/giờì, giai/trai, nhau/rau. Do vậy không thể tách thành tên gọi cho 2 họ (Sả và Trả) vì như vậy chả khác nào bảo trời khác giờì, giai khác trai. Như tôi đã có lần tranh luận về đặt tên, ta đặt tên chứ không hoàn toàn 100% lệ thuộc vào tên họ tiếng Latinh, do vậy có thể dựa vào tên gọi loài quen thuộc nhất, phổ biến nhất. Tôi thấy người ta đặt Alcedinidae là họ Bói cá, nhưng Cerylinae cũng là phân họ Bói cá!

Tên gọi tôi theo còn dựa vào cuốn Danh lục chim VN, của Võ Quý và Nguyễn Cử, NXB Nông nghiệp, 1995 nữa. (Võ Quý là 1 chuyên gia về chim nổi tiếng). Tôi nghĩ tên gọi loài có ở VN chắc các nhà nghiên cứu phải dựa vào tên dân gian đã đặt, dù có thể có bất hợp lý nhưng đã tương đối phổ biến, trường hợp không tìm được mới đặt tên. Như vậy một khi đã có 1 loài là sả rừng thì các loài khác phải dùng tên khác tránh tên này, dù cũng sống ở rừng (nguyên tắc ưu tiên tên gọi). Còn tại sao không gọi con Coracias garrulus cũng chỉ là sả cho ngắn gọn thì lý do rất đơn giản là có rất nhiều loài sả, nên phải thêm cái "đuôi" gì đó để phân biệt chúng vớí nhau, chẳng hạn "khoang cổ", "đầu nâu",... nhưng gọi cả họ hay bộ thì không gặp rắc rối này. Trường hợp tên dân gian bất hợp lý tôi cũng gặp trong họ Khỉ. Trong khi trên thế giới có bao nhiêu phân bộ, họ , chi, loài khỉ, cần có "đuôi" gì đó để phân biệt chúng vớí nhau thì ta chỉ gọi họ Khỉ (Cercopithecidae), được ghi trong tất cả các sách sinh học, kể cả Từ điển Bách khoa, vì ở ta chỉ tồn tại không nhiều loài khỉ.

Tôi cho rằng nếu nói là tên dân gian của họ Halcyonidae thì chả/trả thông dụng hơn (anh đã nghe người ta gọi màu cánh sả bao giờ chưa, tôi thì chỉ nghe thấy màu cánh trả (chả) mà thôi, đó là màu xanh của cánh con chim trả (chả).Vương Ngân Hà 08:01, ngày 27 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đúng là chỉ nghe thấy màu cánh trả (chả), có lẽ trả (chả) tồn tại xưa hơn sả chăng (cũng như giời, giai xưa hơn trời, trai)? Nhưng trong ngôn ngữ không phải bao giờ cũng giải thích được, như ví dụ cũ tôi đã nêu: tại sao thường chỉ nói lãnh tụ (không dùng lĩnh), chánh tổng (không dùng chính).--Nguyễn Việt Long 09:54, ngày 27 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Từ nào xưa hơn thì chưa rõ và tôi không đề cập tại đây, nhưng một điều hiển nhiên là trong dân chúng hiện nay vẫn dùng từ màu cánh trả (chả) cho các màu sắc tương tự màu lông con trả (chả) mà không dùng màu cánh sả, cũng như có dùng từ chim trả để chỉ Halcyonidae (như sử sách cổ đã dùng), chứ không phải là không dùng. Trong trường hợp này dân gian phân biệt rõ ràng hơn các nhà khoa học và nó không gây tranh chấp tên gọi với chim sả xyz (Coraciidae). Tôi muốn nói rằng trong trường hợp có từ tương đương (A) để gọi (B)-từ một số học giả ngày nay đã dùng, mà không gây nhầm lẫn thì nên chọn từ tương đương đó để thay thế, với chú thích là ông X/bà Y (những người có tiếng tăm) hay tổ chức Z dùng từ B. Tham khảo thêm Wiki Trung văn thấy họ dùng 翡翠科 để chỉ Halcyonidae mà theo Hán-Việt Thiền Chửu giải nghĩa thì hai từ đầu là con chả và nó trùng khớp hoàn toàn với cách gọi dân gian và dùng 佛法僧科 cho Coraciidae. Các từ điển Anh-Việt hay Việt-Anh mà tôi có cũng dùng halcyon với nghĩa con chả/trả, càng chứng tỏ các từ chả/trả không phải là không được dùng ngày nay. Tôi cũng biết Võ Quý là người nghiên cứu về chim chóc có tiếng, song không phải từ nào ông và nhóm của ông đề xuất và dùng cũng là đúng cả.Vương Ngân Hà 11:45, ngày 27 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sau 1 hồi tranh luận ù cả tai, tôi phải đọc lại và ngẫm nghĩ xem sao thì thấy:

1.Anh định đặt tên Halcyonidae là họ Trả/Chả, Coraciidae là họ Sả. Như vậy trước hết anh phải tra từ điển xem người ta định nghĩa Sả như thế nào, có đồng nghĩa với Trả/Chả không (mà tôi tin là đồng nghĩa). Nếu không đồng nghĩa thì không sao, chỉ hơi lấn cấn ở chỗ âm gần giống nhau. Trong trường hợp đồng nghĩa thì sẽ nảy sinh rắc rối: cùng một từ Sả được gán cho 2 họ khác nhau: Coraciidae bởi Vương Ngân Hà, Halcyonidae bởi những người khác (phổ biến hơn và được coi là chuẩn mực hơn). Cạnh đó lại có họ Trả/Chả được đặt bởi Vương Ngân Hà. Cho dù cách này là hợp lý đi nữa thì cũng không nên vì nó sẽ tạo 1 mớ bòng bong rất dễ nhầm lẫn với những từ gần âm (và nhiều khả năng là đồng nghĩa nữa). Nếu không đồng ý với họ Sả rừng, theo tôi, anh có thể thêm đuôi khác cho Coraciidae và cũng thêm đuôi cho họ Sả/Trả/Chả Halcyonidae.

2. Người xưa làm từ điển không phải là nhà sinh học, nên chưa phân biệt được 2 họ Halcyonidae&Coraciidae và có lẽ chưa biết đến chim phật pháp tăng (佛法僧科-Coraciidae) là gì, nếu không biết đâu Thiều Chửu cũng có thể dịch tuốt là con chả/trả. Ta cũng không biết dân gian gọi chim chi Coracias là gì, do đó chưa thể kết luận rằng "dân gian phân biệt rõ ràng hơn các nhà khoa học".

3. Tên dân gian có khi dùng cho mấy họ, ngay cả tiếng Anh "tiên tiến" hơn tiếng Việt cũng vậy: kingfisher được dùng để chỉ chim thuộc 3 họ: Alcedinidae, Halcyonidae và Cerylidae. Các nhà khoa học phải dùng cái đuôi khiên cưỡng để phân biệt: Alcedinid kingfishers, Halcyonid kingfishers, Cerylid kingfishers. Tuy nhiên họ cũng khuyến cáo về sự giả tạo, áp đặt trong kiểu tự đặt tên (Naturalists' distinctions tend to be forced and divorced from traditional popular usage... Distinctions among names are not as clear cut as the official usage suggests... Attempts to enforce names according to the scientific classification can be rather artificial.). Các câu tiếng Anh trích từ website http://www.cjvlang.com/Birds/ceryle.html.--Nguyễn Việt Long 16:34, ngày 27 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trách nhiệm

[sửa mã nguồn]

Bạn có muốn lĩnh trách nhiệm hủy bỏ các sửa đổi của bạn khi thể loại Đại biểu quốc hội bị xóa đi không?- Trần Thế Trung | (thảo luận) 12:03, ngày 1 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi muốn chứng tỏ qua vài ví dụ để DHN thấy mà thôi. Nếu xóa thì phải hủy bỏ thôi.--Nguyễn Việt Long 12:47, ngày 1 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bỏ Thể loại

[sửa mã nguồn]

Sao bạn bỏ thể loại Tổng biên tập trong 2 trang kiến trúc sư mà không thấy thảo luận gì . Casablanca1911 04:31, ngày 2 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vì có thấy trong tiểu sử 2 ông này làm Tổng biên tập tờ báo nào đâu!--Nguyễn Việt Long 17:24, ngày 2 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ra là vậy, tôi không nghĩ là nếu xếp nhân vật nào đó thuộc 1 thể loại nào đó thì nhất định trong bài viết chính phải nhắc tới chủ đề đó. Tôi sẽ cho thêm nội dung trên vào tiểu sử của 2 ông và nhờ VietLong lại cho thể loại trên vào trong 2 bài. Casablanca1911 03:17, ngày 3 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Hán và Hàn

[sửa mã nguồn]

Anh Long ơi, tôi cũng biết là Seoul phiên âm Hán Việt là Hán Thành, sông chảy qua nó là sông Hán. Ngặt cái, có một lần đài truyền hình Đà Nẵng làm phóng sự có liên quan đến Hàn Quốc, biên tập viên cao hứng nói Đà Nẵng có sông Hàn, Seoul cũng có sông Hàn, thế là chết tên. Anh có tư liệu nào chắc chắn, chỉ giúp tôi. Avia (thảo luận) 02:18, ngày 26 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Báo Lao Động (bản in) đã từng nói chuyện "bé cái nhầm" này. May quá, tôi tìm được bản điện tử đây: LĐ số 331, 30.11.2005

Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng cũng nhắc tới sông Hán ở Seoul khi bàn về đường hầm Thủ Thiêm trên báo Thanh Niên (bản in) mà tôi đã đọc. Tôi tìm được bản copy của bài báo đó trên mạng: nhà Việt Nam.

Ngoài ra còn có bài chỉ nhắc đến lưu vực sông Hán ở Triều Tiên [1][2].

Tất nhiên trong tay tôi có tập bản đồ thế giới bằng chữ Hán có ghi Hán Giang trong bản đồ Triều Tiên, nhưng chứng cứ này ít có giá trị đối với anh. Có thể tra cứu thêm trên wiki tiếng Anh hoặc tiếng Hán mục Seoul/Hán thành tìm ghi chú chữ Hán tên sông?--Nguyễn Việt Long 13:48, ngày 26 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Mục từ Han River ở wiki tiếng Anh cũng ghi rõ bằng chữ Hán (Hanja) Hán Giang.--Nguyễn Việt Long 14:09, ngày 26 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cảm ơn anh Long nhiều. Avia (thảo luận) 02:05, ngày 27 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

thành phố hồ chí minh?

[sửa mã nguồn]

Ho chi minh city tại sao lại là ngoại lệ đối với các thứ tiếng để phân biệt với tên người? trong khi trên thế giới vẫn có Washington nhưng đâu cần thiết phải ghi Washington city??? 58.186.65.107 16:54, ngày 3 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

  1. Tiếng Việt khác với tiếng Anh, miễn so sánh.
  2. Tên chính thức của 2 thành phố bạn nhắc tới, lần lượt là Thành phố Hồ Chí MinhWashington, D.C.

Avia (thảo luận) 03:02, ngày 4 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Câu hỏi này đã được 1 độc giả Kiến thức ngày nay nêu và học giả An Chi trả lời chi tiết trên KTNN số 139 ra ngày 15-5-1994 và được đăng lại trong tập 1 Chuyện Đông chuyện Tây, câu thứ 154, trang 299 (bộ Chuyện Đông chuyện Tây gồm 4 tập) xuất bản năm 2005. Ý chính như sau: vấn đề tùy vào việc người ta cách chọn cách nào: lấy thẳng nhân danh làm địa danh hay ghép với từ có nghĩa thành phố (-grad, -gorod trong tiếng Nga; -burg trong tiếng Đức và du nhập vào Nga; -stadt trong tiếng Đức; -town, City trong tiếng Anh; -ville trong tiếng Pháp, Ciudad trong tiếng Tây Ban Nha...).

  • Theo cách 1 ta có: Washington, Columbus ở Mỹ
  • Theo cách 2 ta có (phổ biến hơn): Georgetown, Cape Town, Leningrad, Volgograd, Nizhni Novgorod, Hamburg, Salzburg, Eisenstadt (Áo), Karl-Marxstadt (thành phố ở CHDC Đức trước kia, nay đổi là Chemnitz), Brazzaville, Sihanoukville, Mexico Ciudad (dịch sang tiếng Anh: Mexico City)...

Riêng trong tiếng Việt, đây là lần đầu tiên người ta dùng tên người đặt cho 1 thành phố và dùng cách 2 cho khỏi nhầm với tên người. --Nguyễn Việt Long 11:36, ngày 4 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi cũng muốn nói thêm để Thành viên:58.186.65.107 có thể hiểu thêm. Các từ town, burg, ville, grad, stadt, ... không nên lúc nào cũng dịch thẳng sang tiếng Việt. Dịch Georgetown và Cape Town thành Thị trấn George và Thị trấn Cape thì sẽ làm người đọc đi tìm mà khó có thể tìm ra được; dịch Hamburg và Edingburgh thành Thị xã Ham và Thị xã Eding thì tôi chắc là không ai tìm ra; tương tự khi dịch Leningrad và Brazzaville thành Thành phố Lenin và Thành phố Brazza. Trong khi đó, các tên như Thành phố New York, Thành phố Mexico, Thành phố Hồ Chí Minh... thì phải viết đúng như vậy vì: 1. đó là các tên chính thức và 2. nếu không sẽ bị lầm lẫn với các tên khác (tên tiểu bang, tên quốc gia, tên người trong 3 thí dụ trên). Còn thủ đô của Hoa Kỳ không cần có viết là Thành phố Washington (tuy có cùng tên với George Washington và tiểu bang Washington) vì tên chính thức của nó là Washington, D.C.
Mekong Bluesman 14:50, ngày 4 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đông Nam Bộ Việt Nam

[sửa mã nguồn]

VietLong nên sửa lại cho chuẩn xác bài này. Cụ thể là gồm bao nhiêu tỉnh? VietLong nhớ rằng việc phân chia vùng này theo địa lý và theo kinh tế là hoàn toàn khác nhau. Trần THẾ VINH 04:48, 7 tháng 9 2006 (UTC)