Thảo luận Thành viên:Sholokhov/Quân sự
Thêm đề tàiVề T-64
[sửa mã nguồn]- 1- Nguời góp ý tôi đoán là Huy Phúc (đã bị cấm). Anh này tôn sùng sách vũ khí của Liên Xô cũ nên không mấy tin ở sách của phương Tây. Tuy nhiên, một số thông tin của anh ta cũng giúp tôi tra cứu ra một số vấn đề. Tôi cũng xem bản T-64 của ru:wiki và phát hiện được một số điều.
- 2- Có một số vấn đề cần giải quyết:
- - T-64 đúng là tăng chủ lực (chính) của Liên Xô những năm '60 nhưng chỉ ở thời điểm trước khi bị T-72 hiện đại hơn thay thế. Đúng là T-64 trở thành mẫu cơ sở để chế tạo T-80 như bạn đã viết, không phải như Huy Phúc nói. Trên Discovery (truyền hình) và cả trên vitinfo cũng xác nhận điều này. Bạn có thể dẫn các nguồn này qua link.
- - Người dịch từ tiếng Nga sang tiếng Anh dịch nhầm phi kim thành á kim, cũng dịch nhầm hợp kim nhôm (tiếng Pháp là dura) nên bạn cũng bị sai theo, thành ra giữa hai lớp thép có một lớp nhôm.
- - Diềm chắn bào vệ làm bằng hợp kim nhôm như tôi đã nói ở trên. Nếu bạn muốn viết thêm về sự thay thế nó thì không hẳn nó bị vỡ mà các vấu caosu làm giảm động lượng của đạn động năng (đạn sabot) hay bị vỡ chứ không phải tấm đó hay vỡ. M1A1 của Hoa Kỳ còn có vở giáp và tấm diềm làm bằng hợp kim pha Uranium nghèo nhưng rất đắt.
- - Số lượng sản xuất theo phía Nga chỉ khoảng 10700 chiếc, không đến 13000 chiếc. trong tiêu bản tiếng Anh không có số lượng sản xuất.
- - Về khẩu L7, ban đầu khẩu đó chưa thể là loại đe dọa các loại tăng Xô viết (cũ). Chỉ đến năm 1964, khi các biến thể L7A3, L7A103 (của Thụy Điển) và L74 ra đời sử dụng đạn cối xoay bắn trên súng nòng xoắn (có động năng lớn) thì đó mới là đe dọa buộc người Nga phải gia cố bằng giáp 3 lớp. Tác giả bản tiếng Anh không tham khảo L7 nên khôgn biết điều này và bạn sai theo. Còn Huy Phúc chỉ biết đến L7 mà không biết đến các biến thể cải tiến của nó nên cũng sai nốt.
- 3- Những hiểu biết thông dụng về xe tăng, bạn có thể láy ở cuốn "Nguyễn Hữu Thăng. Vũ khí xưa và nay. NXB Khoa học kỹ thuật. Hà Nội. 2002." Trong đó: độ dày lớp giáp xe tăng và hỏa lực (trang 119-120); xe tăng có thể đi ngầm (trang 127-129); xe tăng có tính năng lội nước (trang 132-133); động cơ vận hành tháp pháo (trang 129-130); giáp nghiêng (trang 130-131); giáp ba lớp: trang 144-145; giáp phản ứng nổ (trang 145-146); giáp 3 lớp có lớp giữa pha chì chống vũ khí nguyên tử (trang 158, chỉ có ở T-72 trở đi); diềm chắn (trang 158-159); đạn động năng (sabot), đạn phá (HEAT), đạn xuyên-phá (trang 146-147), đạn mảnh-phá (trang 148); đạn nổ lõm (trang 149).
- 4- Tôi đã sửa lại một số chỗ. Còn lại bạn có thể sửa nốt. Tôi không sửa và trang thảo luận vì dễ gây tranh cãi với Huy Phúc.
Thân! --Двина-C75MT 13:15, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)--
Cám ơn
[sửa mã nguồn]Cám ơn Solokhov đã cho cái intro vào chiến dịch Trường Sa. Mình thường làm intro sau cùng để thông tin phù hợp hơn với bài đã viết. À mà Solokhov trả phiếu cho Napolion đi kẻo anh ta nổi khùng lên thì rách việc lắm đấy. --Двина-C75MT 09:48, ngày 1 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Số liệu đã có một phần:
- QĐNDVN mất 18 nguời: 2 ở Song Tử Tây, 16 ở Cù Lao Thu
- Số thương vong trong trận đánh đuổi quân Khơ Me đỏ ở Phú Quốc, Thổ Chu và Polovai chưa thống kê được.
- QLVNCH mất 226 người: 6 ở Song Tử Tây, 2 ở Sơn Ca, 218 ở Cù Lao Thu; mất thêm
- Số thương vong do bị quân Khơ Me đỏ tàn sát ở Phú Quốc, Thổ Chu và Polovai chưa thống kê được.
- Hải quân VNCH đã bỏ lại 75 tàu chiến trên biển (kể cả tàu tuần duyên) và hơn 400 tàu chiến trên sông. Có gần 40 chiếc chạy sang Philippines. Sau này ta đòi được vài cái nhưng toàn đồ cũ nát cả. Những số liệu về tàu bè này nên đưa vào bài chung: Chiến dịch Mùa Xuân 1975 có tính tổng hợp hơn.
--Двина-C75MT 10:22, ngày 1 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Được thôi, khi viết xong bài, mình sẽ tổng kết để đưa vào luôn. --Двина-C75MT 10:27, ngày 1 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
- Ở chỗ này có thống kê về tàu bè của VNCH bỏ lại, HQNDVN thu giữ và sử dụng. Bạn có thể đối chiếu để xử lý mấy cái tàu chiến lợi phẩm của HQNDVN được đấy. --Двина-C75MT 10:32, ngày 1 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Về các thế lực nhòm ngó vùng biển đảo Việt Nam ở biển Đông
[sửa mã nguồn]Solokhov đúng đấy, Ngoài CPC DC và TH ra, mà thực chất CPC DC là tay sai của TH còn có mấy nước nữa cũng định đục nước béo cò: PLP, MLSA. Nhưng Việt Nam biết kiềm chế và có tính toán. Mối đe dọa chủ yếu đối với VN sau chiến tranh Việt Nam là CPC DC và sau lưng họ là TH. Còn PLP và MLSA thì không thân TH. Sau khi QĐNDVN chiếm Sinh Tồn, PLP cũng chiếm Sinh Tồn Đông. Nhưng cái này thì không thể đưa vào vì hai bên không đánh nhau. --Двина-C75MT 09:58, ngày 3 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
P/s: Còn bài Chiến tranh biên giới Tây - Nam năm 1979 thì sau này mình sẽ tìm thêm tài liệu để bổ sung cho đầu đủ hiệu chỉnh cho chính xác. Đúng là bài này đề cử sao dễ hơn các bài về chiến tranh Việt Nam vì đỡ va chạm hơn. Bây giờ phải giải quyết dứt điểm Chiến tranh Việt Nam đã. --Двина-C75MT 10:02, ngày 3 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
À! Còn cái này nữa. Bác Khương Việt Hà không chỉ là BQV đâu mà còn là nhà văn có uy tín đấy. Bạn đừng nên ăn nói bỗ bã với bác ấy. --Двина-C75MT 10:25, ngày 3 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Tốt thôi, mình cứ ngỡ là bạn chưa biết. Cho qua nhé. --Двина-C75MT 10:39, ngày 3 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
SO-1 là tàu vớt mìn thuộc lớp SONYA --Двина-C75MT 00:49, ngày 4 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Trường Sa
[sửa mã nguồn]Được thôi, mình sẽ thay thế. Mình vừa tải hình Mapspratly 1 từ en:wiki lên common mà. --Двина-C75MT 10:49, ngày 5 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Xong rồi, Solokhov xem đã được chưa? --Двина-C75MT 10:56, ngày 5 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
- 1- Được rồi đấy, chỉ tiếc số liệu không đầy đủ (hình như mình đã kê trên trang thảo luận của bạn). Đặc biệt là không có số liệu thống kê quân số QĐNDVN thương vong trong các trận đánh với quân Khmer đỏ trên các đảo. Cũng khong có số liệu thương vong của hai bên trên đảo Polovai. Mình tìm trong cả các trang lịch sử cấp nhỏ hơn (trung đoàn, lữ đoàn) cũng không thấy. Nếu bạn dẫn giúp vào inforbox thì tốt. Mình không quen làm việc với cáy này, lúng túng, hay lẫn lộn lung tung.
- 2- SO-1 chính là tên viết tắt của SONYA-1, một loại tàu vớt mìn của Liên Xô cũ. Cổ lỗ sĩ lắm rồi, vì thiết bị sona được chế tạo trong Thế chiến II. Bây giờ không biết còn dùng nữa không. --Двина-C75MT 11:31, ngày 5 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
- 3- Số liệu chưa đầy đủ về thương vong:
- -Tại Song Tử Tây: QĐNDVN chết 2, bị thương 8; QLVNCH chết 6, bị thwong và bị bắt 33
- -Tại Sơn Ca: QĐNDVN bị thuơng 4 không có tử vong; QLVNCH chết 2, bị thương 3, bị bắt sống 20.
- -Ba đảo còn lại ở Trường Sa: không có thương vong do QLVNCH rút trước khi bị đánh
Hình như các số liệu đã dẫn trong thảo luận của bài thì phải. Mình không nhớ rõ nữa.
4- SONYA chính là nó đấy. SONYA là tên lớp tàu, các số 1, 2 là số sery sản xuất (Ví dụ như Hoa Kỳ có CVA-31, CVA-41...). --Двина-C75MT 11:41, ngày 5 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Quá hay rồi, mình sẽ bổ sung ngay số thương vong, bị bắt và cả tan rã nữa --Двина-C75MT 11:43, ngày 5 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Cái SONYA-1 đời đầu có từ 1938 máy kém, trọng tải kém. Cái SONYA-2 sản xuất năm 1945 ưu việt hơn hẳn. Nhưng cả hai vẫn đều thuộc lớp SONYA. --Двина-C75MT 11:47, ngày 5 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Quân số VNCH ở Tây Nguyên
[sửa mã nguồn]Gabriel Kolko trong "Giải phẫu một cuộc chiến tranh" đã đưa ra con số ước tính này. Đó là quân số của cánh quân Tây Nguyên của Quân đoàn II trong cuộc rút chạy về vùng duyên hải. Tuy nhiên, Gabriel Kolko không tính đến số hải quân trên biển, không quân (đã rút trước) cũng như sư đoàn 2 cùng với các đơn vị tăng phái cho nó đang phòng thủ vùng duyên hải.Ông ta chỉ quan tâm đến cánh quân rút từ Tây Nguyên về. --Двина-C75MT 10:47, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
- Đúng là thiếu rồi. Theo ước tính của tôi thì cách quân duyên hải của QLVNCH gồm: sư đoàn 2 (bốn trung đoàn: 3 bộ binh + 1 thiết giáp), liên đoàn biệt động quân 12 (tương đương lữ đoàn với 4 tiểu đoàn), 3 liên đoàn bảo an (tương đuơng ba trung đoàn), hải quân vùng II (tương đương 2 trung đoàn), 1 trung đoàn của sư đoàn 6 không quân (ở Cam Ranh và Thành Sơn), 4 tiểu đoàn pháo binh; tổng cộng 12 trung đoàn rưỡi, nghĩa là khoảng trên duới 20.000 quân. --Двина-C75MT 10:56, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Cũng chẳng sao đâu, tôi sẽ tìm thêm nguồn từ cuốn "Bách khoa tri thức quốc phòng toàn dân" vậy. --Двина-C75MT 10:59, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
- 1- Xét về quân sự: Cả hai bên đều có lý do để tuyên bố chiến thắng. Phía Việt Nam Cộng hòa tuyên bố "đã ngăn chặn được cuộc xâm lăng của cộng sản". Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố đã "làm phá sản cơ bản chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Tổng thống Nixon" (họ không bao giờ nhắc đến bất cứ chiến lược gì của Nguyễn Văn Thiệu). Do đó, cái thắng của VNDCCH năm 1972 là đánh thắng chiến lược của "ông thầy" của Thiệu (tức là Nixon với chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh") chứ không phải thắng Thiệu. Bằng những chiến thắng có phần hạn chế năm 1972, VNDCCH đã chứng minh rằng: Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh không thể thu được kết quả như mong muốn bởi chiến lược đó không tính đến ba điều sau đây:
- Phản ứng của dư luận Mỹ đòi hỏi Mỹ không cần thiết phải dính líu đến chế độ Thiệu.
- Hoa Kỳ cần phải rút càng nhanh càng tốt ra khỏi Việt Nam để dành ngân quỹ quốc gia củng cố lại tiềm lực quốc phòng đang bị Liên Xô theo đuổi sát nút và có nguy cơ Liên Xô sẽ vượt Mỹ trong Chiến tranh Lạnh, (cái này tôi đã phân tích trong bài tống luận).
- Trên thế giới còn có nhiều điểm đe dọa đến quyền lợi trực tiếp của Hoa Kỳ hơn là Việt Nam với cái thuyết "Ngăn chặn sự bành trướng của Cộng sản" khá mơ hồ: Ví dụ: Dầu mỏ ở Trung Đông; một loạt các nước Nam Mỹ (sân sau của Hoa Kỳ) đang có xu hướng nổi loạn; Châu Âu, đặc biệt là Pháp, đang bị đe dọa hồng hóa hoặc đỏ hoá. Tất cả những điều này dẫn đến điều thứ hai sau đây:
- 2- Trong nội bộ Hoa Kỳ, Nixon (khi ra tranh cử năm 1968) đã hứa với dân Mỹ rằng sẽ trao quyền quyết định số phân của chính mình cho chính VNCH và đưa con em Mỹ đang bị bắt làm tù binh về nước càng sớm càng tốt, và họ chắc chắn phải làm như vậy nếu như không muốn bị cử tri Hoa Kỳ truy đuổi và "khởi kiện" về tội thất hứa. Nhưng vấn đề quan trọng hơn là trên bàn đàm phán:
- Cho dù chắc chắn phải rút ra khỏi Việt Nam nhưng Hoa Kỳ vẫn muốn đạt đuợc vị thế có lợi nhất cho mình và VNCH. Các chiến dịch yểm trợ đường không bằng B-52 với quy mô rất lớn tại Quảng Trị, Bắc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cũng như chiến dịch Linebacker II đều nhằm mục đích này. Điều dó có nghĩa là xoá bỏ sự có mặt trên thực tế của QĐNDVN tại miền Nam Việt Nam để đi đến yêu cầu về lý thuyết là quân đội miền Bắc (tức QĐNDVN) phải rút khỏi miền Nam Việt Nam (Hoa Kỳ hiểu là VNCH). Mục tiêu này không đạt được.
- Đem B-52 ném bom rải thảm Hà Nội và Hải Phòng cuối năm 1972 cũng nhằm mục tiêu ép VNDCCH phải chấp nhận các điều kiện rút quân miền Bắc khỏi miền Nam nhưng cũng không đạt được kết quả mà còn bị dư luận thế giới lên án kèm theo 15 B-52 và phi hành doàn bị bắn rơi.
- Không đạt được mục tiêu này, Hoa Kỳ vẫn phải rút khỏi chiến tranh Việt Nam về quân sự (ký Hiệp định Paris) và để mặc Thiệu tự đối phó (tất nhiên là có quân viện và kinh viện của Hoa Kỳ)
- 3- Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa biết rằng chỉ cần Hoa Kỳ không dính líu về quân sự (bao gồm cả các hoạt động yểm trợ trực tiếp và gián tiếp bằng hải, lục, không quân) thì QLVNCH không thể chống đỡ được lâu dài do số quân huy động được ít hơn, tinh thần chiến đấu kém và những mâu thuẫn nội bộ làm cho bộ máy chính quyền suy yếu.
- Những kết quả (cho dùng là hạn chế) trên chiến trường nhưng cũng đủ để QĐNDVN xác định nó bằng một Hiệp định theo kiểu "goodbye Mr. USA" để "tet a tet" với VNCH. Kết quả là Hoa Kỳ không thể can thiệp trực tiếp bằng quân sự để cứu VNCH (do bị Hiệp định Paris ràng buộc cũng như dư luận thế giới và trong nước Mỹ phản đối). Cho nên ngay từ khi nhận định chiến cục này, tôi cho rằng đối với VNDCCH, đó là một thắng lợi quân sự không lớn, thậm chí là phải đánh đổi bằng tổn thất sinh lực và vật chất lớn nhưng lại đem lại kết quả một hình thế mới trên chiến truờng (không có Hoa Kỳ tham chiến). Vì thế, chỉ hai năm sau, với thế chiến lược này và lực lượng vật chất được tăng cường, VNDCCH nhanh chóng đánh bại VNCH và kết thúc cuộc chiến. Đến đây thì Chiến cục năm 1972 tại Việt Nam không thể chỉ được đánh giá bằng quân sự thuần túy (mặc dù kết quả quân sự luôn có ý nghĩa quyết định) mà còn phải tính đến kết quả chính trị mà bên chủ động tiến công đạt được khi phát huy chiến quả quân sự (cho dù là hạn chế) đó.
- Đôi điều trao đổi cùng bạn. Hy vọng tôi là Bá Nha, bạn là Từ Kỳ. --Двина-C75MT 05:47, ngày 18 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Về Tết Mậu Thân 1968 và Chiến cục 1972
[sửa mã nguồn]- 1- Cái này mình thấy nhận định của Ngô Khởi (xem Binh pháp Tôn Tử - Ngô Khởi) có thể áp dụng được: Việc binh bất kẻ thật giả. Còn cả loạt phim truyền hình: Những hình ảnh chưa được biết đến về Chiến tranh Việt Nam (Pháp), Việt Nam - cuộc chiến 10.000 ngày (Canada), Việt Nam, Thiên lịch sử truỳen hình (Nhật Bản) đều cho thấy, nạn nhân lớn nhất của chiến tranh là dân. Bây giờ lùi lại hơn 40 năm thì bạn mới thấy được cái đó nhưng hồi ấy thì kinh khủng và dữ dội hơn nhiều. Mình đã từng chứng kiến và chịu đựng không dưới trăm trận bom Mỹ (kể cả B-52) ở Hà Nội và nơi sơ tán. Ông cụ thân sinh ra mình (lính 320B) xuýt mất mạng ở Quảng Trị năm 1972. Tóm lại, cái "Mãi mãi tuổi hai mươi" của Nguyễn Văn Thạc mà Đặng Vương Hưng đưa lên chỉ phản ấnh chưa dầy 1% cái khốc liệt của chiến trường những năm ấy.
- 2- Còn về Mậu Thân thì có mấy tình tiết này mà trang viết hiện tại trên vi.wiki chưa thể hiện đuợc. Khi nào sửa đến bài này, mình sẽ bổ sung:
- - Ngày 15 tháng 1 năm 1968. VNDCCH tuyên bố sửa đổi lịch năm 1968. trong đó: tháng Chạp năm Đinh Mùi (1967) có 29 ngày. Trong khi đó, phía VNCH vẫn duy trì lịch cũ: tháng Chạp năm Đinh Mùi vẫn đủ có 30 ngày.
- - Ngày 22 tháng 1, phía VNDCCH và Mặt trận dân tộc giải phóng tuyên bố đơn phuơng ngừng bắn một ngày (24 giờ) từ 0 giờ ngày 29 tháng Chạp - Đinh Mùi (tức ngày tất niên theo lịch mới) đến 0 giờ ngày 1 tháng Giêng năm Mậu Thân. Và VNDCCH cho quân của mình ăn Tết trước để tấn công vào đêm ngày 1 rạng ngày 2 tháng Giêng theo lịch của mình nhưng lại đúng vào đêm giao thừa theo lịch của VNCH.
- Còn việc mất lòng dân thì phải nói thế này mời đầy đủ:
- - Đối với VNDCCH thì đưong nhiên tuyệt đại đa số dân chúng ủng hộ, không có gì phải lăn tăn.
- - Đối với miền Nam, phần lớn ở thành thị và ven đô (vùng do VNCH kiểm soát) đương nhiên không ửng hộ, hoặc nếu có thì cũng là các cơ sở của Victor Charly. Vùng nông thôn đang tranh chấp thuờng cia làm hai phe. Vùng giải phóng thì như miền Bắc.
- 3- Về thiệt hại của phía VNDCCH là rất lớn. Điều đó cũng hợp lý thôi. Vì đem vũ khí bộ binh là chủ yếu đánh với đội quân nhà nghề của Hoa Kỳ (535.000 quân + chư hầu) và khoảng ngót 1.000.000 quân VNCH có hỏa lực hùng hạu (kể cả B-52) mà đánh được đến thế là khá rồi.
- 4- Trong Mậu Thân có sai lầm về chiến luợc: QĐNDVN đưa hầu hết chủ lực tinh nhuệ của mình về thành phố, đồng bằng, không chịu phòng bị tốt hậu cứ nên Qân Mỹ và VNCH phản kích theo chiến thuật "Phượng Hoàng vồ mồi", đánh vào hậu cứ thì các đợn vị QĐNDVN ở phía trước bị mất hậu càn, mất chỗ đứng chân, phải dạt sang Campuchia và Lào. Sai làm đó gây nêm tổn thất lớn về sinh lực. Sai lầm này đã được Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận, (trong cuốn "Tổng kết lịch sư cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước" đã được xuất bản công khai bởi NXB Chính trị Quốc gia.
- Đôi điều trao đổi với Sholokhov về hai chiến cục quan trọng này.
- 5- Đối đầu với một cuờng quốc quân sự có tiềm lực kinh tế cực mạnh như Hoa Kỳ mà đẩy được họ ra (để họ rút lui trong danh dự) là tốt rồi. Còn muốn thắng hoàn toàn thì hậu quả sẽ giống như người Bắc Triều Tiên hiện nay phải gánh chịu. Cha ông ta ngày xưa đương đầu với anh Tàu ở phương Bắc cũng thế thôi. Thắng đấy, nhưng vẫn nên rải thảm đỏ mời họ về. Mình thấy Lev Tonstoi trong "Chiến tranh và hòa bình" nhận định rất chí lý khi ông coi quân của Napoleon là lũ lợn vào dẫm nát vườn rau của người Nga. Và cách tốt nhất để đuổi con lợn ấy ra là vung cái vồ của người nông dân Nga lên duổi nó chứ không chạn đuờng nó chạy ra thì mới cứu đựoc vườn rau của mình khỏi bị dẫm nát. --Двина-C75MT 05:48, ngày 19 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
"Võ thuật" và "surface"
[sửa mã nguồn]- 1- Võ: QĐNDVN và CANDVN đều huấn luyện võ thuật. Tuy nheien họ không theo một trường phái nào cả mà tỏng hợp tất cả những miếng đánh hay nhất của các loại võ nổi tiếng thế giới: Judo, karatedo, teacwondo, thiếu lâm, thái cực... Phương châm lấy hiệu quả làm chính, không cần đẹp.
- 2-Surface: nguyên nghĩa là bề mặt. Có thể hiểu là mật đất hoặc mặt nước tùy theo tường trường hợp. Air to Surface missille: Tên lửa không đối đất (trên mặt đất), không đối hạm (trên mặt biển). Surface to Air Missille (SAM): Tên lửa đất đối không (trên mặt đất), hạm đối không (tên mặt biển). --Двина-C75MT 06:45, ngày 20 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Hì hì:) Ai lại đi dịch thế. Thông thường người ta dịch thế này. Vú dụ: "tên lửa lưỡng dụng không đối đất và không đối hải" hoặc "tên lửa lưỡng dụng không đối đất và không đối hạm". Như thế nghe xuôi tai hơn. --Двина-C75MT 06:58, ngày 20 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Dịch thuần Việt là: "hai tác dụng cùng một lúc" nhưng như thế thì dài quá nên mượn tạm từ Hán- Việt "lưỡng dụng vậy". Cyro Legionaire không phải là lính vừa đi bộ vừa bơi mà là: lính thủy đánh bộ lê dương (Legionaire = lính lê dương, cũng có nghĩa như quân đánh thuê) --Двина-C75MT 07:11, ngày 20 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Chiến dịch Hồ Chí Minh
[sửa mã nguồn]- 1-Chỉ có cuốn "Đại thắng Mùa Xuân 1975" của đại tướng Văn Tiến Dũng. Không có cuốn sách nào là "Mùa xuân đại thắng". "Mùa xuân đại thắng" là một loạt bài báo đăng trên báo Quân đội nhân dân tháng 9 năm 1975 (chừng hơn chục số thì phải). Mình đã đọc khi đang học lớp 10.
- 2-Tác giả của "Khi đồng minh tháo chạy", đồng thời cũng là tác giả cuốn "Từ Tòa Bạch Ốc đến Dinh Độc Lập" là Nguyễn Tiến Hưng, Bộ truởng Kinh tế của Nguyễn Văn Thiệu. Sau khi Thiệu từ chức, ông Nguyễn Tiến Hưng cũng được miễn nhiệm, ông Nguyễn Văn Hảo thay. Không phải Nguyễn Tấn Hưng.
- 3-Vì bài này đã có người khởi thảo, đưa ra một số chú thích, mình chưa tập hợp được, sẽ làm tiếp sau. --Двина-C75MT 09:48, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Đoạn cuối (Đánh giá) này mình để đến khi xong bài Chiến dịch Hồ Chí Minh sẽ xử lý. Chắc người viết trước mình không có sách in, đọc đâu đấy trên mạng (rất có thể là VN thư quán) xong rồi đưa vào, điền chương hồi vào (không thấy đề số trang). Mình sẽ tìm trong sách in của Cụ Văn Tién Dũng để sửa lại cho đúng. À, còn một cuốn nữa là "Đại thắng mùa xuân 1975 qua hồi ức của các vị tư lệnh". Cuốn "Đại thắng mùa xuân 1975" của Cụ Văn Tiến Dũng cũng được tập hợp vào đây. --Двина-C75MT 09:56, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Thêm chút nữa. Quân số các quân đoàn mình sẽ phải lấy ở Lịch sử của từng quân đoàn mới chính xác được. Ông Nguyễn Hữu An chỉ ngồi ở Quân đoàn 2, biết cụ thể chính xác thì không thể bằng các ông Nguyễn Hòa ở Quân đoàn 1, Vũ Lăng ở Quân đoàn 3, Hoàng Cầm ở Quân đoàn 4 và Lê Đức Anh ở đoàn 232 được. --Двина-C75MT 10:02, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Số liệu
[sửa mã nguồn]- 1- Bên en.wiki coi toàn bộ diễn biến từ chiến dịch Tây Nguyên (mở đầu bằng trận Buôn Ma Thuột) đến 30/4 là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Điều đó không đúng với lịch sử của ta (vì họ chỉ viết chuyên khảo từng trận, không viết tổng hợp như ta nên số liệu vênh là đúng.
- 2- Toàn bộ các sự kiện từ Phước Long đến 30/4 là "Chiến dịch Mùa Xuân 1975". Đúng hơn phải là "Chiến cục Mùa Xuân 1975" theo cách gọi của GS Thượng tướng Hoàng Minh Thảo và Viện Lịch sử quân sự. Vì bài này đã có người khởi thảo trước cho nên tôi tạm để vậy đến khi xong sẽ di chuyển cho đúng. Ngay hai tiêu bản chiến tranh Việt Nam của en.wiki và vi.wiki cũng khác nhau. Cái này dễ hiểu thôi, vì sử nước nào, nước ấy viết là chắc nhất (trừ những nước quá thân quen với nhau như Việt Nam với Lào, Cu Ba, Liên Xô trước đây hoặc quá quen mặt nhau như Việt Nam với Trung Quốc chẳng hạn). Bạn cứ để số liệu của chiến dịch Hồ Chí Minh đấy tôi chịu trách nhiệm cho vì có nguồn dẫn đầy đủ, số liệu được tổng kết gần đây nhất chứ ít phỏng đoán (khoảng) như trước đây.
- 3- Một điều rất dễ hiểu là khá nhiều số liệu về quân số và phương tiện của QLVNCH còn nằm tại Bộ Tổng tham mưu ở Sài Gòn, không kịp đốt hoặc mang đi và bị QĐNDVN lấy được, đó là chưa kể các báo cáo tình báo. Các nhà viết sử QĐNDVN không cung cấp toàn bộ số liệu ngay một lúc mà công bố nó rải rác từ cuốn "Đại thắng Mùa Xuân 1975" (1976) trở đi cho đến cuốn "Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước" gần đây (2008) . Do đó, số liệu này khá tin cậy. Còn các tướng lĩnh, sĩ quan tham mưu QLVNCH khi đó lo chạy còn chẳng xong, hơi đâu mà đem theo tài liệu (trừ những người làm việc cho CIA được thu xếp đi truớc). Vì vậy, khi bên en:wiki viết về lịch sử chiến tranh Việt Nam, họ chủ yếu dựa vào tài liệu của CIA và DIA cung cấp, nên độ chính xác về QĐNDVN chỉ ở mức khoảng. Còn một số tướng lĩnh QLVNCH viết sử theo đơn đặt hàng của Dự án nghiên cứu lịch sử chiến tranh Việt Nam của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (Project CHECO Office of History HQ PACAF) thì cũng có những điều họ phải nhớ lại (nếu không thì HQ PACAF đặt hàng họ làm gì ?); vì vậy, độ chính xác cũng giảm khá nhiều. --Двина-C75MT 05:31, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Chiến cục 1972 và Làng Vây
[sửa mã nguồn]- Chiến cục 1972
- Chú thích câu nói của Thiệu dễ thôi, sách có nhiều. Khi mới viết mình thấy wiki có nên lấy cho tiện.
- Làng Vây
- Phía bên kia chỉ lấy trận đánh (tầm nhìn hẹp) để quên đi "Tà Cơn", "Đồi Thịt Băm". Mình sẽ lấy "Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh", bao gồm cả trận Làng Vây. Rộng hơn nữa là toàn bộ "Mậu Thân - 1968". Yên tâm đi, giải quyết xong Chiến dịch Hồ Chí Minh, mình sẽ quay lại đó. --Двина-C75MT 04:08, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Mặt trận đất đối không miền Bắc Việt Nam năm 1972
[sửa mã nguồn]Cách tính B-52 rơi của Hoa Kỳ
[sửa mã nguồn]- 1- Thống kê của Hoa Kỳ dựa trên số máy bay xuất kích trừ đi số máy bay quay về sau đó đối chiếu với số hiệu chuyến bay, mật hiệu, số đuôi, hỏi tình hình các chuyến bay cùng tốp, nghe lại băng ghi các cuộc điện đàm giữa kíp bay và căn cứ; sau đó mới xác định chiếc đó bị rơi hay không.
- 2- Những chiếc rơi trên không phận mục tiêu đương nhiên tính, những chiếc rơi dọc đường hoặc hạ cánh nhưng chưa dừng thì bị nổ tung cũng được tính. Không lực Hoa Kỳ không tính những chiếc đã lết được về căn cứ, phi hành đoàn rời máy bay nhưng chiếc đó hỏng quá nặng sau này không bay lại được (làm đồng nát lấy phụ tùng) nhưng Boing thì lại tính, (Chiếc Lilac 3). Các cách tính của họ khác nhau như vậy nên bản thân phía Hoa Kỳ cũng vênh váo về số liệu. Tuy nhiên, không vượt quá con số 25 chiếc.
- 3- Cũng có số rất ít những trường hợp giấu đi nhưng khi được hỏi đến bởi các Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược giai đoạn I (SALT-1 và SALT-2) thì họ chẳng dại gì mà giấu và trả lời ông Liên Xô: cái này đã bị rơi ở Việt Nam rồi.
Cách tính B-52 rơi của Việt Nam
[sửa mã nguồn]- 1- Căn cứ phần tử bắn của các đơn vị đựoc phân công đánh mục tiêu B-52. Cái này rất khó xác định vì thuờng thì có nhiều đơn vị cùng phóng đạn vào một tốp. Nếu trận địa ở xa, rada theo dõi chỉ thấy mục tiêu hạ độ cao và mờ dần được coi là rơi.
- 2- Có mảnh xác đem về. Cách này cũng không thật chính xác vì một chiếc B-52 có thể gãy là đôi và rơi cách nhau khoảng trên dưới 2 km. Trong trường hợp này, Việt Nam tính 2 chiếc: Chiếc ở Định Công và Tương Mai (cách nhau 1,5 km đường thẳng) rất có thể là một chiếc (chiếc kia không có số đuôi); chiếc ở Thanh Miện và ở Quỳnh Côi (cách nhau 1,5 km qua con sông Luộc), chiếc ở Chí Linh và chiếc ở Phả Lại (cách nhau 2 km). Ngoài ra, một số chiếc chỉ cháy và kéo cả lửa khói về căn cứ nhưng Việt Nam vẫn xác định bắn rơi.
- 3- Sau này, đối chiếu lại các tài liệu, Việt Nam phải sửa lại trong một số bài là bắn trúng, bắn cháy và bắn rơi. Vì một lẽ dơn giản: B-52 rất to, trúng nhưng có thể chưa cháy, cháy nhưng chưa chắc đã rơi. Còn những chiếc rơi tại chỗ thì phía Hoa Kỳ thừa nhận hết, không sót chiếc nào.
- 4- Phía Việt Nam cũng không tranh cãi thêm vì nó liên quan đến tù binh phải trao trả (theo Hiệp định Paris) và việc tìm xác phi công theo thỏa thuận MIA.
- Đôi điều trao đổi. --Двина-C75MT 09:04, ngày 25 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
B-52 rơi
[sửa mã nguồn]Chiếc chênh lệch chính là chiếc do Phạm Tuân bắn rơi. Không lực Hoa Kỳ dứt khoát không thừa nhận chiếc này. --Двина-C75MT 14:48, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Cảm ơn các bạn đã có lời chúc mừng động viên. Đó là công việc chính của mình mà. Mình ghi lại cho nhớ thôi, không có ý định gì đâu. --Двина-C75MT 16:03, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
- À bạn Tâm còn kể một chuyện rất thú vị, nay kể lại cho bạn Khộp nghe là có một chiếc bị ta bắn trúng cửa thả bom nên đứt làm đôi, rơi xuống cách nhau khoảng 1,2 cây số, đầu một nơi còn đít (hơi dân dã tí) một nẻo, thế là ta tính luôn thành 2 chiếc =)) Tích Lan nhân (thảo luận) 17:23, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Những thứ kinh hoàng từ những người chưa bao giờ có mặt tại chỗ kinh hoàng ấy
[sửa mã nguồn]- Đó là kết luận của tôi khi đọc Đại lộ Kinh Hoàng và hàng đống những thứ kinh hoàng khác được viết trên vi.wiki và hàng vài chục trang web khác của những người đang ngồi trong những quán coffe ở Sài Gòn năm 1972, 1975 và bây giờ, đang ngồi ở Adeleide, California, Meriland, Virginia, Montreal, Neaple hoặc đâu đó để tưởng tượng ra những đại lộ kinh hoàng ấy.
- Ở đây, những hồi ức nghiêm túc và trung thực của các sĩ quan, binh sĩ VNCH tại các chiến trường miền Nam Việt Nam (không riêng gì ở Quảng Trị) đã bị họ "uốn nắn" thành những vụ thảm sát kinh hoàng để buộc cho Cộng sản cái tội "hiếu sát". Hơn nữa, che giấu đi những việc mà chính bản thân họ đã làm để tàn sát chính đồng bào mình (hình ảnh còn nhiều lắm, tôi chưa có dịp sử dụng hết, [nu pagadi]. Hiện nay, ngoài Đại lộ Kinh Hoàng, còn có cả vụ thảm sát ở Huế 1968 và Sự kiện 30-4. Tôi sẽ xử lý những chuyện này.
- Đặc tính ở những anh chàng viết theo kiểu này tôi không lạ gì khi xem hàng đống những thứ chỉ có thể gọi là "rác" ấy đưa vào nội địa Việt Nam.
- Nhưng những cái này đều do những thành viên khá cao tay viết ra, nên cứ tạm để đấy đã. --Двина-C75MT 12:25, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Quân hàm
[sửa mã nguồn]Về pháp lý
[sửa mã nguồn]Cấp bậc quân hàm do mỗi nước quy định riêng tại Luật sĩ quan, hạ sĩ quan của mình. Các căn cứ thường được tham chiếu là:
- Quy mô của quân đội: quân số, số lượng phương tiện, phạm vi tác chiến trong học thuyết quân sự của nước đó.
- Cơ cấu tổ chức của quân đội: các quân binh chủng và mối quan hệ giữa các quân binh chủng; vai trò của các quân binh chủng trong mục tiêu tác chiến tại học thuyết quân sự của nước đó.
- Chế độ chính sách đãi ngộ đối với quân nhân.
Cấp hàm của QĐNDVN
[sửa mã nguồn]Từ ba căn cứ trên, xét cả về quy mô quân đội (4 quân đoàn và hai đơn vị tương đương quân đoàn), bố trí đại tướng cao nhất là hợp lý. Hải quân là một trong ba quân chủng nên cao nhất là đô đốc (tương đương thượng tướng) còn nếu chưa phong đựoc đén cấp đó (do niên hạn, do nhu cầu) thì lại là chuyện khác. Hy vọng vài ba năm tới sẽ có đô đốc (trước đây đã từng có).
Đề đốc và chuẩn đô đốc
[sửa mã nguồn]Cách bố trí quân hàm sĩ quan cao cấp hải quân cũng như tên gọi cấp hàm của một số nước ở một số quân binh chủng của từng nước cũng khác nhau.
- 1- Trong Luật sĩ quan QĐND Việt Nam hiện nay học theo cách bố trí quân hàm cao cấp của Hải quân Trung Quốc trước đây, bố trí thành ba bậc.
- Đô đốc: như thượng tướng
- Phó đô đốc: như trung tướng
- Chuẩn đô đốc: như thiếu tướng
- 2- Quân đội Xô Viết trước đây và Nga hiện nay bố trí bốn bậc:
- Đô đốc: như đại tướng
- Phó đô đốc: như thượng tướng
- Chuẩn đô đốc: như trung tướng
- Hạm trưởng hạm đội bậc nhất: như Thiếu tướng. Xem bài Cấp bậc Quân đội của Liên bang Xô viết do mình và Thái Nhi cùng dịch và viết lại).
- 3- Quân lực Việt Nam Cộng hòa bố trí cấp hàm sĩ quan hải quân cao cấp gồm bốn bậc:
- Đô đốc: như đại tướng
- Phó đô đốc: như trung tướng
- Đề đốc: như thiếu tướng
- Phó đề đốc: như chuẩn tướng
- Nếu xét tương đương thì chuẩn tướng QLVNCH tương đuơng với thiếu tướng QĐNDVN nên sửa chuẩn đô đốc thành đề đốc là phải nhưng chỉ đúng với QLVNCH.
Hải quân đánh bộ và lính thủy đánh bộ
[sửa mã nguồn]- Danh từ "Hải quân đánh bộ" được quy định trong Luật tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Danh từ "Thủy quân lục chiến" được quy định trong Luật quân sự của VNCH.
- Danh từ "Lính thủy đánh bộ" là cách gọi nôm na, dịch từng chữ theo tuyến Hán - Nôm - Việt.
- Hai từ này đều chỉ có một từ tiếng Anh gần nghĩa nhất là "Marine". Nếu dịch là "lính thủy đánh bộ" thì nghe quen hơn là "hải quân đánh bộ" nhưng xét nghĩa đến cùng thì: "thủy" nghĩa là "nước", "hải" nghĩa là "biển", phù hợp với môi trường chiến đấu của hải quân hơn mặc dù lực lượng này có thể tác chiến ở cả các tuyến sông, hồ.
IP đã sửa Hải quân đánh bộ thành Lính thủy đánh bộ
[sửa mã nguồn]Anh này chắc người VNDCCH, thậm chí là cũ nữa, có khi chưa biết đến Luật tổ chức quốc phòng và Luật Sĩ quân Quân đội Nhân dân Việt Nam --Двина-C75MT 12:53, ngày 29 tháng 9 năm 2009 (UTC)--
Tăng
[sửa mã nguồn]- 1- Ngay từ trước Thế chiến thứ hai, đã có mấy trường phái xe tăng:
- Hoa Kỳ, Anh, Pháp: nhẹ, cơ động (dùng động cơ xăng là chủ yếu), hỏa lực tầm ngắn, chủ yếu dùng để yểm hộ bộ binh. Tốt nhất chỉ có M-24 chạy diezel. Nga ban đầu theo trường phái này (BT-7 chạy xăng là một ví dụ).
- Đức: nặng hơn, động cơ diezel là chủ yếu, khá cơ động, hỏa lực tầm tầm ngắn nhưng mạnh hơn, ngoài nhiệm vụ yểm hộ bộ binh có thể đấu tăng có hiệu quả.(Leopard đời đầu, Tiger)
- Nga: Từ năm 1938 ngả theo trường phái của Đức, thiết kế xe tăng to, nặng, động cơ hoàn toàn dùng diezel rát khoẻ, hỏa lực tầm trung mạnh, vừa yểm hộ bộ binh, vừa đấu tăng. (T-34, IS)
- Nhật: tăng nhẹ (do thiếu dầu) dùng cả diezel và xăng, chức năng tương tự như tăng của Mỹ, Anh (T-1)
- 2- Sau thế chiến thứ hai:
- Nga tập trung phát triển tăng hạng nặng (trên 30 tấn) song song phát triển với xe bọc thép lai tăng (BMP, BDMP), xe tăng lội nước (PT-76, PT-85), chủ yếu dùng cho mục tiêu tác chiến ở Châu Âu và ngay tại lãnh thổ Liên Xô vốn có địa hình và điều kiện khí hậu phức tạp. Hỏa lực tăng phát triển mạnh trước Mỹ, Anh. Pháo tăng từ 85 mm (1954), lên 100 mm (1962), lên 125 mm (1972). Tăng Nga thời kỳ này dùng toàn thép đúng liền khối (khối tháp pháo và khối thân xe), rất ít hợp kim nhẹ. Xe rất thấp để giảm bề mặt hứng đạn bắn ngang. Động cơ diezel rất khoẻ, cơ động nhanh. Mang được nhiều đạn. Cơ chế xạ kích tự động hóa chậm (mãi đến T-72 mới có tự động khóa và bám mục tiêu). Từ năm 1990, Nga lại theo trường phái của Đức, dùng hợp kim, động cơ khoẻ, xe nhẹ, tốc độ cao.
- Đức: Đi trước Mỹ, Anh về cải tổ xe tăng. Leopard 2 dùng nhiều hợp kim và cả sợi thủy tinh, sử dụng cả công nghệ nano, xe nhẹ, bền, hỏa lực mạnh (pháo 105 mm), mang được nhiều đạn, tốc độ cao, cơ động trên nhiều địa hình phức tạp.
- Mỹ, Anh: Chậm cải tiến tăng (do đầu tư nhiều vào không quân). Mãi đến 1958 mới có M-41, đến 1965 có M-48 Patton, năm 1976 có M-60 nhưng vẫn thua Nga về cả trọng lượng, công suất động cơ, hỏa lực, tính cơ động. M-60 bắt đầu dùng hợp kim nhưng chưa đạt độ bền cao.
- Isarael có trường phái riêng: Merkava động cơ diezel (sau này là turbin khí) làm mát bằng quạt gió (phù hợp với địa hình sa mạc) đặt phía trước, bảo đảm cho tổ lái có xác suất sống sót cao, xe nhẹ, tốc độ cao hỏa lực mạnh (pháo 100 mm), cơ động tốt trên sa mạc, lần đầu tiên tự động hóa xạ kích.
- 3- Sau chiến tranh lạnh:
- Nga vẫn theo trường phái làm nhẹ và gọn xe (thu hẹp diện tích đỡ đạn), tăng tính cơ động trên nhiều địa hình, sử dụng hợp kim, sợi thủy tinh, công nghệ nano, tự động hóa hoàn toàn hệ thống ngắm bắn. phát triển các vũ khí tên lửa gắn theo xe (ngoài vỏ hoặc trong hộp), có tốc độ đổi hướng bắn nhanh, bắn bằng rada hiệu quả hơn pháo. Không phát triển thêm pháo tăng (do kích cỡ nòng đã đến mức tới hạn) vì pháo tăng bắn chậm, không bắn được nhiều mục tiêu một lúc). Nga đổi mới tư duy nhanh hơn, họ cho rằng, sức cơ động của tăng cũng như nhệ thống phòng vệ là yếu tố quyết định sống còn trước trực thăng chống tăng Apache-64, Mi-24, Comanche-1, KA-54 và cường kích A-10.
- Mỹ vẫn giữ hướng tăng trọng lượng xe do mục tiêu tác chiến đấu tăng. M1A1 Abram dùng động cơ turbil khí rất đắt tiền và dễ hỏng, bảo duỡng phức tạp. Bù lại, có giáp ba lớp trong đó có một lớp hỗn hợp Urani nghèo và sợi thủy tinh có độ bên gấp đôi thép thường, chống phóng xạ tốt, hỏa lực mạnh (pháo 120 mm) tự động bám mục tiêu, xạ kích tự động bằng máy tính theo 10 mục tiêu được chọn trước bằng rada, động cơ khoẻ, tốc độ cao. Hai điểm yếu là hoạt động trên sa mạc cũng như đồng lầy đều kém hơn tăng "trâu đất" của Nga và nhiên liệu phải dùng loại chế biến riêng dành cho turbil khí. Tăng M1A1 của Mỹ nếu không có xe bọc thép chống tăng Bretly, trực thăng Apache-64 và cường kích A-10 yểm hộ cũng vẫn dễ trở thành "quan tài sắt" như thường (11 chiếc bị hạ trong hai cuộc chiến ở Iraq). Sau hai lần chiến tranh vùng vịnh, Mỹ không có ý định làm thêm loại tăng này nữa.
Hình:T-55-H.jpg Trước đây thì loại này đúng là "quan tài sắt" hay "hộp sắt tây" (loại TQ bán cho ông Saddam Hussen). Không phải chỉ là cởi trần mà thực chất là "truổng cời". Bây giờ thì khá hơn rồi, đã có giáp chạm nổ tháo rời được. Xem ở bên --Двина-C75MT 09:28, ngày 4 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Continius for tank
[sửa mã nguồn]\:- Trong đấu tăng theo tư tưởng quân sự cận hiện đại (Nga - Đức), anh nào to, nặng hơn, đồn cơ khở hơn, hỏa lực mạnh hơn -> thắng. Cái này cũng chịu ảnh hưởng của tư tưởng quân sự hải chiến (Tăng đuợc coi như Tàu trên cạn: "Tàu bò").
- - Tiêu chuẩn tăng cũng không giống nhau ở các nước. VN hiận nay đang dùng thuật ngữ theo tiêu chuẩn thế chiến hai, lấy trọng luợng phân ra ba cấp: Nặng: trên 40 tấn, trung: 20 đến dưới 35 tấn, nhẹ: dưới 20 tấn. Cách phân loại mới không chỉ dựa trên trọng mà dựa trên:
- Công suất động cơ: liên quan đến tốc độ, tính cơ động.
- Vỏ giáp: liên quan đến phòng vệ, khả năng sống sót.
- Hỏa lực: liên quan đến hiệu suất chiến đấu.
- Điện tử hoá, tin học hoá, tự động hóa: cũng liên quan đến hiệu suất chiến đấu.
- Do đó, hiện nay nguời ta chia 4 cấp: xe tăng chủ lực (40-55 tấn, không phụ thuộc trọng lượng để gọi là chủ lực hay không chủ lực), xe tăng đa chức năng (NATO: trên 50 tấn, khối Warsawa: trên 40 tấn), xe tăng hạng trung (NATO: 25 đến dưới 50 tấn, khối Warsawa: 20 đến dưới 40 tấn), xe tăng hạng nhẹ (NATO: dưới 25 tấn, khối Warsawa: dưới 20 tấn).
- -Về phân loại, xe tăng thuộc chủng chiến xa, họ chiến xa thiết giáp, vì ngoài nó còn ít nhất ba "thằng em" là xe bọc thép chở quân (cũng gọi là xe thiết giáp bộ binh), xe bọc thép diệt tăng, xe thiết giáp phòng không. Tuần tới làm lại bài xe tăng (tổng luận), mình sẽ điều chỉnh một số khái niệm. --Двина-C75MT 02:22, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Tăng nặng, trung, nhẹ
[sửa mã nguồn]Huy Phúc đúng. Tăng hạng nặng không tuyệt chủng. Ngày nay, người ta chia nhỏ tăng hạng nặng ra hai loại: Tăng chủ lực và Tăng đa chức năng. Ví dụ:
- Nga: T-80/90: Tăng chủ lực. T-72: Tăng đa chức năng. T-54/55/59/64: Từ hạng nặng xuống hạng trung (do bị lớp sau thay thế), PT-76/85: Tăng hạng nhẹ.
- Hoa Kỳ: M1A1: Tăng chủ lực. M1A3, M60: Tăng đa chức năng, M48: Từ hạng nặng tụt xuống hạng trung (do bị lớp sau thay thế), M41: Tăng hạng nhẹ.
- Cách phân hạng tùy theo từng thời ký, loại ra đời sau ưu việt hơn về tính năng chủng loại sẽ thay loại trước đó giống như ô tô du lịch vậy. --Двина-C75MT 01:52, ngày 9 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Khi dịch bài, bạn đường bị phụ thuộc vào nguyên văn vì thực ra, bên en: cũng có nhiều thành viên không am hiểu mấy về quân sự và vũ khí (điều này có nhiều khả năng xảy ra vì họ ít đánh nhau hơn ta). Những chuyên gia về vũ khí lên mạng này cũng không nhiều (như ta chỉ có mỗi Huy Phúc). Cũng như vấn đề về súng trường tấn công cũng vậy thôi. Vì hai khối NATO và Warsawa có tiêu chuẩn khác nhau (Nga và Trung Quốc ngày nay vẫn phân loại theo cách của Warsawa). Mình đang bận là nốt Chiến dịch Barbarossa theo "đơn đặt hàng" của Pro MK. Khoảng chục ngày nữa sẽ xong. Trước hết, mình sẽ xem lại bài xe tăng và sửa mấy chỗ không chuẩn trong phân loại vậy --Двина-C75MT 04:02, ngày 9 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Mình đã có mục phân loại xe tăng trong bài Xe tăng. Từ những thông tin này (có nguồn tin cậy), bạn có thể thấy khong phải năng hạng nặng tuyệt chủng mà còn được phát triển, còn tăng hạng nhẹ thì trở thành xe thiết giáp chiến đấu của bộ binh. --Двина-C75MT 04:49, ngày 9 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Solokhov ơi, hai cái bản mẫu ở tiểu mục "bản quyền" che đi hai chỗ bị xoá. Khov copy bản trình bày mà không để ý bản mã nguồn. Một chỗ bị người Anh cho là "có tính diễn đàn", chỗ kia bị cho là "thiếu nguồn dẫn". Mình cứ dịch tất nhé. --Двина-C75MT 07:38, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Bây giờ thì bài AK-47 của tiếng Việt còn dày dặn hơn bài en:AK-47 bên en: do nó đựoc bổ sung thông tin từ cả hai bản tiếng Anh và tiếng Nga. Ông Liên Xô vui rồi nhỉ! --Двина-C75MT 09:54, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)-- P/s: Mà bạn bảo "nhiễm anh Huy Phúc" nghĩa là sao? --Двина-C75MT 10:45, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Mình đã dịch cả chỗ đó và thấy hiện tại có lẽ chưa cần thiết giải quyết fact lắm vì đây là những cái khá thông thường ở VN. Sinh viên đều được học AK-47, CKC và K-44. Chắc vì bên en: không quen xài loại này (và cả các loại súng của NATO) nữa nên họ đặt fact đấy thôi. Cũng có thể bên en: cũng có những người khó tính giống bác HP chẳng hạn. --Двина-C75MT 14:37, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Cái này mình đã đối chiếu với bản ru:wiki rồi. bản en: dịch cái này từ bản ru: nhưng dịch không sát lắm, đặc biệt, họ hay nhầm lẫn về nhữ cảnh khi vấp phải sáu cách dùng trạng từ của người Nga, khác nhau một cái đuôi thôi (ia, ie, io, iu...) nhưng vị trí vai trò của trạng từ khác hẳn. --Двина-C75MT 14:52, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Mà mình cũng quên biến, không còn nhớ đoạn dó là đoạn nào nữa. Phiền Solokhov sang bên en: tìm lại vậy. Bên ru: chẳng thấy họ đòi cái gì cả, bài trơn tru. --Двина-C75MT 14:54, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Tài liệu Nga - Anh
[sửa mã nguồn]1- Nguồn Nga: Đây là trang web tự tạo
СОДЕРЖАНИЕ «ВОЕННАЯ ЛИТЕРАТУРА» ИССЛЕДОВАНИЯ
Sự phát triển vũ khí của Liên Xô.
- Quân số:
+ 1/1/1939: 2.485.000 người
+ 22/6/1941: 5.774.000 người
+ Tăng 232,4% so với năm 1939
- Số lượng sư đoàn:
+ 1/1/1939: 131,5
+ 22/6/1941: 316,5
+ Tăng 240,7% so với năm 1939
- Pháo và súng cối
+ 1/1/1939: 55.800 khẩu
+ 22/6/1941: 117.600 khẩu
+ Tăng 210,7% so với năm 1939
- Tăng - thiết giáp:
+ 1/1/1939: 21.100 chiếc
+ 22/6/1941: 25.700 khẩu
+ Tăng 121,8% so với năm 1939
- Máy bay chiến đấu:
+ 1/1/1939: 7.700 chiếc
+ 22/6/1941: 18.700 chiếc
+ Tăng 242,8% so với năm 1939
Nguồn 1433: Dẫn theo. Ma. A. Gareev. Nghiên cứu lịch sử chiến tranh giữ nước vĩ đại/Lịch sử hiện đại. số 1-1992. trang 15. Nguồn này không dẫn từ một nguồn sơ cấp tin cậy nào.
2- Cả hai bản ru: và en: đều lấy theo số liệu này. Cái này tương tự như chép sách.
Theo mình, vi.wiki trọng viết bài như trọng dịch. Miễn là có được nguồn có uy tín từ các tướng lĩnh trực tiếp điều quân. Bên nào điều quân, bên ấy nắm rõ hơn cả quân số và trang bị của mình, càng là tướng lĩnh trực tiếp tham gia, số liệu càng chính xác. Đối phương thì dù có cố gắng mấy cũng chỉ là ước lượng tình báo. Người nghiên cứu không tham khảo nguồn trực tiếp này thường hay suy đoán. Cách đây hơn một tháng, "Thỏ đế", một con rối của Kayani từng nói với mình rằng, nếu đem số liệu trong bài Chiến cục năm 1972 tại Việt Nam sang en: thì sẽ bị họ bác bỏ ngay. Mình trả lời rằng: tôi có nguồn tin cậy theo quy định của wiki. Đây không phải là chỗ để chê sách này phở, khen sách kia xịn. Ba tuần sau, Thỏ đế bị cấm vì bị phát hiẹn là rối của Kayani. --Двина-C75MT 15:53, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Bên en: lập bảng so sánh mà không dẫn được nguồn có uy tín. Tương tự như một số người đã so sánh trước đây tại một số bằng so sánh lực lượng QĐNDVN và QLVNCH. Chiến tranh đã qua, chủ ngiã Phát xít đã diệt vong nên các tướng lĩnh chẳng hoài hơi mà bịa chuyện. Chỉ có hai trường hợp có thể làm sai số liệu. Một là về động cơ chính trị bài xích lẫn nhau và bắn vào quá khứ (cái này đã và đang diễn ra ở Nga và phương Tây: Chủ nghĩa bài Xô). Hai là cay cú vì thua trận (cái này thường chỉ có ở Việt Nam). Mình là người Việt, cứ viết theo kiểu Việt Nam là tốt nhất.--Двина-C75MT 16:05, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Mình thấy có hai cái nên lược bớt:
- Cuốn "Cuộc chiến đấu của tôi" của Hitler nên tóm tắt lại chỉ cần vài ý chính là đủ. Vì đây là bài về Chiến dịch Barbarosa nên mình chọn những cái có liên quân đến chiến dịch này. Hơn nữa bài cũng còn rất dài, có thể phải chẻ thêm mấy bài con (giống như Chiến cục năm 1972 tại Việt Nam).
- Ý tưởng tấn công nước Đức theo kiểu ra tay trước do một số tường lĩnh trẻ hoặc tướng chính trị có máu phiêu lưu như: Tổng cục trưởng chính trị: Tướng Meschlick, chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Tư lệnh pháo binh nguyên soái Kulich, trung tướng Kozyrev, tư lệnh tập đoàn quân không quân 2 của Quân khu đặc biệt miền Tây đề xướng từ năm 1937. Một số sách báo Liên Xô năm 1937-1938 (dưới quyền điều khiển của Meschlick) cũng là rùm beng chuyện này. Tuy nhiên đến khi Hiệp ước trung lập thân thiện Xô - Đức 1938 được ký kết thì mọi "cái đài" đều im bặt. Chính Zhukov, Shaposhnikov, Voroshilov và Budionnyi đã chặn ý tưởng phiêu lưu này lại. Kế hoạch này không bao giờ có, dù chỉ là trên giấy. Nguời Anh thích bịa chuyện về Liên Xô lắm. Ngay cả bây giờ khi Nga không còn là XHCN nữa, họ vẫn hục hặc với Nga như với Liên Xô trước đây. --Двина-C75MT 16:37, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
- Kế hoạch tấn công trước của phía Liên Xô đã tắt ngấm từ năm 1938. Do đó, mình thấy nó không liên quan đến chiến dịch này. Nếu có thì đưa vào bài Chiến tranh Xô-Đức xem ra phù hợp hơn vì bài ấy đề cập đến các vấn đề của toàn bộ cuộc chiến Xô-Đức. Bài này chỉ nói về chiến dịch Barbarossa, phần đầu của chiến tranh Xô-Đức. Nếu đưa vào tất cả vào đây thì đến khi làm bài đó sẽ "cụt vốn".
- Những học thuyết của Hitler về việc nô dịch các dân tộc Do Thái và Slavơ cũng phù hợp hơn với bài tổng luận Chiến tranh Xô-Đức. Không biết Sholokhov đã xem bài đó chưa nhỉ. --Двина-C75MT 17:23, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Kế hoạch ra tay trước và tiếng Đức
[sửa mã nguồn]- Phải nói thật là mình không biết tiếng Đức. Hôm trước dịch một số đoạn của "Tượng đài người tỵ nạn" mình phải nhờ một chị trong cơ quan đã học ở Đức về dịch hộ.
- Bên en: họ cãi nhau là phải. Vì có mấy ai tiếp cận được với tài liệu Nga chính gốc đâu. Họ ở đối diện với Liên Xô cũ, bên kia bức màn sắt cho chính họ dựng lên. G. K. Zhukov đã nói về việc này trong Nhớ lại và suy nghĩ (tập 1) rồi. Cả Vasilievsky cũng khẳng định là chưa bao giờ có. Người Việt Nam mình may mắn hơn họ là thế. Trước năm 1991, biết tường tận Liên Xô, đến nay biết được cả Anh và Mỹ. Mình thấy nên nhắc đến cái cái ý tưởng ấy trong bài tổng luận Chiến tranh Xô-Đức thì phù hợp hơn vì thực chất, chỉ có ý tưởng mà chưa bao giờ thành kế hoạch. Ngay cả ở Liên Xô năm 1938, cái kế hoạch ấy cũng chỉ nằm trong mấy quyển truyện hoang tưởng tếu táo của vài anh nhà văn nửa mùa nịnh hót, bốc đồng. Stalin chúa ghét mấy vị hay lạc quan tếu này. --Двина-C75MT 19:06, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
- Weisung Nr. 21: Fall Barbarossa: Đây là ảnh chụp trang đầu bản Kế hoạch Barbarossa. Mình đã đưa nó vào bài. --Двина-C75MT 19:17, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Bài bên en: cũng khập khiễng do họ viết lẫn lộn mục "sự phổ biến" (về chế tạo vũ khí) với các vấn đề phi quân sự. Những dẫn chứng ở Việt Nam về sân khấu và điện ảnh sử dụng AK chưa có ai tổng kết, chỉ có qua thực tế thôi (kho đạo cụ của Hãng phim truyện Viẹt Nam và Hãng phim TP Hồ Chí Minh có vài chục khẩu (súng thật)). Mình đã tham quan. Cái này cần nhờ Pro MK hoặc Minh Huy post lên cho vài cái ảnh để trốn fact vậy. Còn về M16 thì cứ để Napolion làm (cậu ta đã nhận làm rồi nhưng đang đi học quân sự, bắn súng thật hai tuần). Sholokhov cố làm cho bài này đựoc gắn sao đi. Công của Khov to lắm đấy. Chán "Sông đông êm đềm" rồi thì đi viết "AK-47" cho nó sôi động:D. --Двина-C75MT 09:33, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Khov làm nhà thơ đuợc đấy nhỉ. Có vẻ đi trái nghề:). Nhưng chẳng sao, mình rất thích: "Đầu súng trăng theo", mà cả bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu cũng chỉ được mỗi câu đó mà thành nổi bật. --Двина-C75MT 09:50, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Mấy cho fact ấy chỉ cố chỗ Kalashnikov tâm sự với các chiến sĩ là quan trọng nhất vì nó có giá tị như bút lục, không thể thay thế. Các chỗ còn lại có thể viết lại theo cách của Việt Nam và xân nguồn Việt Nam như mình đã là ở một số bài mà không cần dịch trực tiếp. Phuongcacanh và Nalzogul có nhiều tài liệu về vũ khí, bạn có thể nhờ các bạn ấy giúp. --Двина-C75MT 11:20, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
- Nói thật mình không rành về súng lắm, tài liệu mình cũng ít nên chắc không giúp được nhiều đâu. Nal (thảo luận) 17:15, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Mặt trận Pribaltic
[sửa mã nguồn]Theo G. K. Zhukov thì trong gần hai tháng đầu của chiến tranh, hầu như I. V. Stalin và cả Tổng hành dinh chỉ chú ý đến hai hướng Tây và Tây Nam. Chỉ đế tháng thứ ba, (tháng 8), khi hai hướng này đã tạm ổn định thì Tổng hành dinh mới đặt vấn đề chặn quân Đức trước cửa ngõ Leningrad. Theo hồi ký của các nguyên soái, tướng lĩnh Liên Xô thì tại mặt trận này, quân Đức có lực lượng hạn chế hơn hai hướng còn lại nên để cho Govorov và Zdanov tự xoay sở. Chỉ đến cuối tháng 8, khi Zhukov đến chỉ đạo Phương diện quân này thì tình hình mới khá hơn. Mình có không nhiều tư liệu về mặt trận này. Sholokhov có thể bổ sung thêm. Đến luc G.K Zhukov có mặt, mình sẽ có thông tin bổ sung. Điều khúc mắc nhất là không có tài liệu nào về chính ủy Dibrova, nữ chính ủy duy nhất của các Quân khu, nếu Khov tìm được thì quá tốt. --Двина-C75MT 05:34, ngày 11 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Huy Phúc
[sửa mã nguồn]Giờ mình mới hiểu tại sao Huy Phúc bị ăn đòn. Các bài vũ khí do anh ta viết đều rất ít dẫn nguồn hoặc hầu như không có. Nguyên nhân có lẽ tại do anh ta sử dụng những tài liệu nằm trong phạm vi "Pháp lệnh bảo vệ bí mât quốc gia" quy định nên chịu, không dám dẫn nguồn. Đến khi bị cộng đồng "quay" thì đâm ra cáu bẳn, ăn nói cục cằn. Thực ra anh ta không sai, thậm chí còn khá chính xác nữa là khác. Đây là điều mà anh em mình nêm rút kinh nghiệm. Thông tin anh có: quan trọng, đó là điều kiện cần. Nhưng thông tin đó có nguồn dẫ hỗ trợ chứng minh không > Đó là diều kiện đủ của wiki. Đó là chưa kể còn phải thêm một thứ nữa: nguồn có uy tín. "Uy tín" là một từ định tính, không định lượng. Vì vậy mà nó mù mờ (tương tự như độ nổi bật). --Двина-C75MT 06:23, ngày 11 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
- Huy Phúc nói có phần đúng đấy. Wiki có mấy quy định mà xem ra nó rất thiên vị nếu bạn tham khảo các yếu tố sau (nếu có thì giờ, mời bạn thử tham khảo trên vi.wikipedia và common. wiki):
- Thẻ quyền cho hình ảnh: Bản quyền Hoa Kỳ đuợc sử dụng nhiều nhất, nhiều quy định rộng rãi. Trong khi đó, bản quyền các nước ngoài HK khá hạn chế. Nhât là BQVN theo luật bản quyền. Ngay cả tiêu chí "phổ biến công cộng ở các nước ngoài Hoa Kỳ" cũng bi soi xét khắt khe. Họ nêu ra hà phát hành phải có tuyên bố chính thức phát hành công cộng. Trong khi đó mình đòi hỏi "Giấy giá thú kết hôn" giữa Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh thì họ bảo là không cần. Riêng cái này đã thể hiện tính khôgn trung lập nhưng được che giấu khá khéo kéo (mình không muốn dùng từ tinh vi vì quả thật là rất khéo léo)
- Ngay khi cả trong bài mình đã dẫn cả hai nguồn đối lập nhau để độc giả tự so sánh và kết luận thì ý kiến đòi bác bỏ nguồn do VNDCCH hoặc phe XHCH dẫn ra cũng đều nhiều hơn ý kiến đòi bác bỏ nguồn do VNCH hoặc các nước không phải CS dẫn ra. Cái này rất phổ biến. Ngoại trừ trường hợp một số trang web (cũng thuộc đối địch với VNDCCH) bị đưa vào danh sách đen nhưng chỉ vì lý do vi phạm bản quyền.
- Nói là "bách khoa" nhưng thực ra là "bách tính" vẫn chấp nhận đưa vào cả những thứ mà ta cứ tạm gọi là "lông gà lông vịt". Nhưng hãy xem, đằng sau những cái mà ta có thể coi là "lông gà lông vịt" ấy lại là cả một ý đồ chính trị được ẩn giấu khá khéo léo.
- Tính trung lập của wikipedia khá mù mờ vì trên thực tế, chẳng có cái gì là trong lập hoàn toàn. Kể cả khí trơ vẫn có thể sử dụng được (đèn neon, khí trơ trong đèn sợi đốt, đao kiếm vô tình, viên đạn vô tình...). Trong xã hội cũng vậy. Nếu thực hiện được trung lập có thể thực hiện được thì trường phái "Thoát tục" của Phật giáo xem ra còn hữu hiệu hơn. Nhưng ngay cả một số bài về Phật giáo hiện nay (Tu viện Bát Nhã) xem ra đã có màu sắc chính trị, chia phe, chia phái rồi. Thế thì bao giờ thực hiện được cái trung lập ấy cũng giống như "Bao giờ cho đến thánhg Mười" (tên phim). Ngay cả Kayani có dùng câu nói (thuổng được) của Viện sĩ Sakharov (dưới thời Gorbachov) rằng "một nửa cái bánh mỳ thì vẫn là bánh mỳ nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật" thì câu đó vẫn có thể dùng được cho cả hai phe. Phe này chê phe kia "phở" và ngược lại.
- Vũ khí Hoa Kỳ đúng là tinh xảo nhất hiện nay về kỹ thuật. Nhưng khi sử dụng thì nó có nhiều điểm bất cập với người dùng. Đơn giản là do những người sáng chế và cải tiến nó ít khi đi thị sát chiến trường để xem con người ta phải vật lộn giữa cái sống và cái chết để tìm cách tôôfn tại như thế nào. Tuy nhiên, đến nay thì Hoa Kỳ đã chú ý hơn đến hiệu quả và mục đích sử dụng. Nhưng ở vào thời kỳ Chiến tranh Việt Nam thì nói: vũ khí Mỹ là "liệt não" cũng không có gì quá đáng.
- Nếu bạn thấy các ý kiến trao đổi của tôi có tính chất diễn đàn, bạn có thể che nó đi, thậm chí là đặt biển [{forum}]. --Двина-C75MT 08:30, ngày 11 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Thế mà có lần mình bị mấy tay anticommunism treo biển forum đấy. Khi đó mình mới vào wiki. Khong biết có phải là "cắn người mới đến" hay không nữa. Chắc Khov cũng từng bị --Двина-C75MT 08:48, ngày 11 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Meltyukhov
[sửa mã nguồn]Hì hì, ông này có cùng cái đuôi "Khov". Thảo nào hâm mộ nhau thế:D. Meltyukhov là nhà quản lý kinh tế, chuyên về mảng công nghiệp quốc phòng, không phải là nhà quân sự chuyên nghiệp (giống như nguyên soái Ustinov). Ngoài ra, Sholokhov nên nhớ rằng một tướng lĩnh khi đưa ra trận 2 xe tăng thì chắc chắn ông ta phải còn một chiếc nữa dự trữ trong kho nếu không muốn bị đối phương cho "đo ván" ngay từ trận đầu tiên. Luôn bắt buộc phải có dự trữ phương tiện và quân dự bị là quy luật tiến hành chiến tranh hiện đại. --Двина-C75MT 02:10, ngày 12 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
- Mấy cái chỗ Hitler nói về ý đồ mà Khov thấy là quá dài ấy, có chỗ ở phần kết qua chiến dịch đấy. Lấy những thứ đó ra để bình về kết quả, đánh giá những sai lầm của các bên (kể cả cái ý tuởng phiêu lưu của mấy ông tướng trẻ Liên Xô lạc quan tếu nữa). Có tuyệt cú không nào? --Двина-C75MT 02:45, ngày 12 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
- Hai đoạn Khov vừa lấy từ en: sang rất có giá trị cho phần đánh giá kết quả sau này. --Двина-C75MT 03:22, ngày 12 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Quân dự bị
[sửa mã nguồn]- Quân dự bị luôn có mặt trong nước, cần đến đâu, gọi đến đó. Đức thua Nga một phần là do quân dự bị không đủ (dân số ít hơn). Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô có lực lượng dự bị động viên 25 triệu người (trong độ tuổi), trong đó có 20 triệu người có khả năng chiến đấu được. Đến cuối cuộc chiến, thực tế đã động viên 12 triệu người; quân số lúc cao nhất 6,5 triệu chiếm 4% dân số toàn Liên Xô lúc đó; (riêng mặt trận Xô Đức lúc cao nhất 6,2 triệu). Quân Đức động viên lúc cao nhất 6,7 triệu, chiếm 11,8% dân số toàn nước Đức lúc đó. Riêng mặt trận Xô-Đức lúc cao nhất có 5,8 triệu quân. Việc động viên quá 10% dân số không thể kéo dài quá 2 năm vì sẽ không còn người ở hậu phương để sản xuất.
- Công nghiệp quốc phòng cũng là lực lượng dự bị về mặt phương tiện. Càng nhiều có ở nghiên cứu, sản xuất nhiều vũ khí, khí tài hiện đại, khả năng thắng càng cao.
- Huấn luyện sĩ quan chỉ huy các cấp và binh lính cũng là tạo lực lượng dự bị.
Đối với các cuộc chiến tranh ngắn ngày thì lực lượng dự bị gần như được huy động nay tức khắc, đối với các cuộc chiến kéo dài từ nửa năm trở lên thì anh nào trường vốn hơn anh ấy ăn (trừ phi kỹ thuật quân sự quá lạc hậu hoặc chỉ huy tồi). Toàn bộ ba điểm chính về quân dự bị trên đây, ban đầu Liên Xô thua Đức (do Đức) chuẩn bị chủ động. Nhưng từ cuối năm 1942 thì Đức bắt đầu thua Liên Xô. Đến sau chiến dịch Kursk thì kém hẳn và đi dần đến kiệt quệ. --Двина-C75MT 03:37, ngày 13 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
- Gần đúng như thế. Điều khác duy nhất là ưu thế của Liên Xô do LX hầu như tự tạo lập được cứ không phải do Phuơng Tây đổ quân vào (mãi đến tháng 6- 1944), Quân Anh Mỹ mới đổ bộ lên Normandi. --Двина-C75MT 06:35, ngày 13 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Zhukov 1941
[sửa mã nguồn]Sholokhov đúng. Tuy nhiên, sách Đại tùng thư dẫn những nguồn thứ cấp đã bị "tam sao thất bản". Các hồi ký từ các nguyên soái, tướng lĩnh Liên Xô (đã dùng làm tài liệu tại bài) xác nhận lịch làm việc của Zhukov từ tháng 6 năm năm 1941 như sau:
- 22 Tháng 6 năm 1941: Tổng tham mưu trưởng, Đại diện đại bản doanh tại Phương diện quân Lenigrad,
- Cuối tháng 6: Tổng tham mưu trưởng, Đại diện đại bản doanh tại Phương diện quân Tây.
- Tháng 7 năm 1941: Tổng tham mưu truởng.
- 29 tháng 7: bị cách chức tổng tham mưu truởng, được cử làm Tư lệnh Phương diện quân Dự bị, tổ chức trận phản công Yenia.
- Ngày 8 tháng 9, lại được cử làm Đại diện đại bản doanh tại Phương diện quân Lenigrad.
- 5 tháng 11 năm 1941: được cử Tư lệnh phương diện quân Tây. --Двина-C75MT 05:22, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Von Manstein
[sửa mã nguồn]Thống chế Von Manstein gánh phần nặng hơn rất nhiều so với các thống chế Đức khác. Đặc biệt, ông ta được giao hướng Tây Nam thay Герд фон Рундштедт khi tập đoàn quân 6 và một phần tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) đang bị vây ở Stalingrad, tập đoàn quân xe tăng 1 và tập đoàn quân 17 (Đức) cũng có nguy cơ bị vây ở Bắc Kavkaz. Von Manstein dày dạn kinh nghiệm và có tài năng nhưng lực bất tòng tâm. --Двина-C75MT 05:35, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Live road
[sửa mã nguồn]Về mùa hè và mùa thu, Liên Xô vẫn có thể tiếp tế chi Leningrad qua hồ Ladoga bằng đường thủy. Nhưng khối lượng bị hạn chế do tốc độ chuyển hàng chậm, hồ có nhiều bãi cạn nên không dùng được tàu trọng tải lớn, không quân Đức thường xuyên oanh tạc, việc chuyển hàng đến bờ hồ Ladoga bị gián đoạn khi quân Đức cắt đứt tuyến đường sắt Moskva - Leningrad ở gần Novgorod. --Двина-C75MT 15:20, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
So sánh lực lượng trong Barbarossa
[sửa mã nguồn]Khov bí đoạn này: "dismissed from the service in disgrace" phải không. Mình đã dịch rồi. Do tuổi tác nên đúng là các bạn rất khó hiểu được những thứ tương tự như "ăng ca". --Двина-C75MT 16:39, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
- Các chức vụ của nhà nước Xô Viết thì phải xem lịch sử pháp lý, hành chính của họ. Bài Liên Bang Xô Viết trên wiki còn nhiều lỗ trống lắm, gần như to bằng cả một châu lục. --Двина-C75MT 17:29, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
- Nếu bạn tìm được cuốn "Nhớ lại và suy nghĩ-Tập 1" của Zhukov thì bạn sẽ thấy Zhukov đã bác lại những ý kiến về việc "ra tay trước". Molotov ủng hộ việc này và cho rằng, "đòn ngoại giao" có thể hữu hiệu. Tuy nhiên, đến khi Hiệp ước Munchen 1938 được ký kết thì Liên Xô cũng phải ký tiếp Hiệp ước trung lập, thân thiện với Đức. Bạn thấy đấy, chống lại Liên Xô đâu phải chỉ có Đức. Mình đang định làm một bài về "Quan hệ ngoại giao Xô-Đức-Anh-Mỹ 1935-1945" để giải quyết vấn đề này. Nên lưu ý đến câu nói của Mao Trạch Đông: "Chính trị là chiến tranh không đổ máu, chiến tranh là chính trị có đổ máu". --Двина-C75MT 17:48, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Cái này chỉ mang tính giả thiết nên nó có thể thu hút độc giả (giàu trí tưởng tượng) nhưng lại rất ít giá trị lịch sử (vì chỉ là một trong các phương án và không được lựa chọn trên thực tế). Ngay cả khi Phương Tây đưa ra vấn đề này cũng nhằm ý buộc tội nhà nước Xô Viết không ra tay diệt sớm chủ nghĩa phát xít để đến nỗi nó gây ra tai họa, trong khi họ cố tình quên rằng, chính Hiệp ước Munchen 1938 đã khuyến khích Hitler nuốt chửng Tiệp Khắc và chiếm Ba Lan, bành trướng ra gần như toàn Châu Âu năm 1940. Tóm lại, Anh-Pháp muốn đầy nước Đức Quốc xã "nện" Liên Xô trước để "tọa sơn quan hổ đấu". Cuối cùng, mình thấy nên tu chỉnh, bổ sung những thứ đã có trong Chiến tranh Xô Đức cho hoàn chỉnh trước khi làm những vấn đề mới. Nếu bạn muốn (hot) thì cứ viết đi; nhưng đừng trách mình sẽ sửa lại nó đấy nhé. Thân! --Двина-C75MT 18:22, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
- Cậu này bí nên "kiếm chuyện đấy". Mình thấy chẳng nên dây dưa thêm làm gì. Kinh nghiệm vụ Trandattien cho thấy điều đó. Mất thì giờ vô ích. --Двина-C75MT 18:37, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Kuznesov
[sửa mã nguồn]Đây là hai người khác nhau: F. I. Kuznesovlà tư lệnh Quân khu Pribaltic. Còn A. A. Kuznesov là Phó đô đốc hải quân, tư lệnh Hạm đội Baltic. --Двина-C75MT 02:20, ngày 19 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
Kỵ binh
[sửa mã nguồn]Cho tới đầu Chiến tranh thế giới thứ hai thì kỵ binh vẫn là một đơn vị được sử dụng ở các quốc gia phía Đông, sử sách từng ghi lại 1 trang bi tráng là các sư đoàn kỵ binh Ba Lan toàn ngựa trắng lao thẳng vào đội ngũ cơ giới hóa của quân Đức (và bị tiêu diệt, đương nhiên!). Còn ở Liên Xô, Sholokhov nhớ rằng trong 5 nguyên soái đầu tiên của Hồng quân thì có 3 người bị xử bắn, 2 người còn lại thì đều là trọng thần của Stalin, Vorosilov và Budyonny, trong đó Budyonny là người Cozak, cực kì thích dùng kỵ binh vì vậy vẫn cố duy trì lực lượng kỵ binh lớn trong Hồng quân bất chấp xu hướng cải tổ. Sự lạc hậu chính là một trong những nguyên nhân khiến Hồng quân thất bại nặng nề trong giai đoạn đầu cuộc chiến. GV (thảo luận) 15:40, ngày 21 tháng 10 năm 2009 (UTC)
- Còn motor ở đây thì đương nhiên là motor 3 bánh, 1 người lái, 1 người ngồi thùng dùng súng, thời đó lực lượng này cực kì phổ biến trong bộ binh vì tính cơ động cao, dễ trang bị trong khi các sư đoàn cơ giới hóa bằng tăng + thiết giáp chở quân không phải lúc nào cũng sẵn. GV (thảo luận) 15:49, ngày 21 tháng 10 năm 2009 (UTC)
- Đúng rồi đấy, Đức bố trí các đơn vị này vì nó phù hợp với học thuyết Blitzkrieg của họ, cơ giới tiến như vũ bão mà không có bọc lót hai bên sườn thì tai hại, mà bộ binh đi bộ thì đương nhiên không thể theo kịp xe cơ giới được nên họ dùng motor 3 bánh là vì thế. GV (thảo luận) 16:03, ngày 21 tháng 10 năm 2009 (UTC)
Kỵ binh và mô tô trong Chiến tranh thế giới thứ hai
[sửa mã nguồn]Kỵ binh
[sửa mã nguồn]Trong chiến tranh thế giới thứ hai vẫn còn kỵ binh (cưỡi ngựa). Kỵ binh có sức cơ động cao trên các địa hình phức tạp, rừng cây rậm rạp, núi cao, độ dốc lớn, bùn lầy, tuyết phủ, thảo nguyên khô cằn ít nước, vùng có nhiều sông suối, địa hình bị chia cắt bởi các khe sâu... Những nơi mà xe cơ giới dù to khỏe vẫn di chuyển rất khó khăn. Vì điểm yếu của nó là sức tự phòng vệ kém nên sử dụng hạn chế và phải trinh sát địch tình tỷ mỷ hơn. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, kỵ binh được sử dụng hỗn hợp với xe tăng, xe bọc thép, pháo chống tăng thành các đơn vị kỵ binh cơ giới. Liên Xô có 6 quân đoàn kỵ binh cơ giới, Mông Cổ có 2 quân đoàn kỵ binh cơ giới. Nước Đức quốc xã chỉ xây dựng kỵ binh ở cấp sư đoàn, sử dụng chủ yếu ở các vùng đầm lầy, sa mạc, vùng núi cao và tuyết phủ ở Phần Lan, Nauy.
Mô tô
[sửa mã nguồn]Nước Đức Quốc xã đi tiên phong trong việc xây dựng các sư đoàn cơ giới mô tô hoá. Sử dụng xe mô tô ba bánh là chủ yếu. Mỗi xe gồm lái xe, lính bắn súng máy (trên thuyền xe), lính quan sát và yểm hộ; được trang bị trung liên Mauser, tiểu liên Shmeiser và cả súng chống tăng (nếu cần). Ngoài loại mô tô ba bánh thông thường, quân đội Đức Quốc xã còn sử dụng phổ biến loại moto-halftrack (gần giống mô tô trượt tuyết hiện nay nhưng to như một xe tải nhỏ từ 1 đến 1,5 tấn; bánh lái và tay lái như moto thường, phía sau là thùng xe đặt trên bộ bánh xích, động cơ như động cơ xe halftrack, chở đuợc 1/2 tiểu đội (6 nguời), có thể đem theo súng chống tăng; cơ động tốt trên các địa hình phức tạp. Mỗi sư đoàn có trên dưới 1000 xe. Các đơn vị mô tô hóa có sức cơ động cao trên địa hình đồng bằng, thảo nguyên, trong thành phố, các khu dân cư đông đúc. Khi phối hợp tác chiến với xe tăng, xe bọc thép, các đơn vị mô tô hóa khắc phục được nhược điểm của bộ binh tháp tùng xe tăng (tốc độ di chuyển của bộ binh chậm, chóng mệt), yểm hộ tốt hơn cho xe tăng. Đây chính là đặc điểm làm cho các sư đoàn cơ giới (tăng + xe bọc thép + mô tô) có sức đột kích rất mạnh.--Двина-C75MT 01:26, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
- Tôi đọc đoạn này xen vào một tí: các sư đoàn mô tô hoá của Đức Quốc xã dùng xe tải là phương tiện vận chuyển chủ yếu. Biên chế chuẩn của mỗi sư đoàn mô tô hoá (1941-10/1942) gồm 2 trung đoàn bô binh đi xe tải + 1 trung đoàn pháo xe kéo + 1 tiểu đoàn tăng + 1 tiểu đoàn pháo chống tăng tự hành (panzerjager) + 1 tiểu đoàn mô tô 3 bánh, trong đó tiểu đoàn mô tô 3 bánh gồm 6 đại đội, trong đó chỉ có 3 đại đội đi xe 3 bánh mà thôi (xe mô tô không chở các đại đội hoả lực mang súng nặng được). Biên chế tiểu đoàn mô tô 2/3 bánh là chuẩn cho mỗi sư đoàn thiết giáp, cơ giới hoá hay mô tô hoá. Nói thêm, cơ giới hoá thì bộ binh được chở bằng xe haft track có bọc thép, và cơ giới hoá là cơ giới hoá, mô tô hoá là mô tô hoá, không có chuyện cơ giới mô tô hoá.Tazadeperla (thảo luận) 18:45, ngày 26 tháng 4 năm 2010 (UTC)
Linebacker
[sửa mã nguồn]Đây là một từ ghép (chỉ có trong biệt ngữ của môn bóng bầu dục hay bóng ruby cũng thế). "Line" = đường, vạch (dòng kẻ). "Backer" = phía sau. Trong môn bóng ruby, khi một cầu thủ của một trong hai đội mang bóng đến hết đường biên phía sau cùng (cuối sân của đội kia), đội đó ghi điểm. Trong môn bóng bầu dục (thịnh hành ở Australia), "Linebacker" là đường biên ngang trước khung thành. Vì vậy, cũng có người dịch là "Cứu bóng trước khung thành". Trong lập pháp (Hoa Kỳ), "Linebacker" là tiếng lóng chỉ giới hạn số phiếu mà một đạo luật, một chính sách có thể bị bác bỏ (cũng xuất phát từ nghĩa "đường biên cuối sân") cần lobby để cứu vãn nó, nên cũng có người dịch là "người cứu trợ chính sách". Cụm từ "Linebacker" đặt trong hoàn cảnh Chiến cục năm 1972 tại Việt Nam mang tất cả các nghĩa trên, tùy theo góc nhìn của mỗi tầng lớp dân chúng Hoa Kỳ. Tuy nhiên, người Việt (lúc đó) hấu như không hiểu. Đơn giản là vì đói với đại đa số người Việt, môn bóng ruby(Hoa Kỳ) và môn bóng bầu dục (Australia) còn rất xa lạ. --Двина-C75MT 17:00, ngày 26 tháng 10 năm 2009 (UTC)--
PLA
[sửa mã nguồn]Quân đội đông nhất thế giới hiện nay đấy. Trang bị của họ cũng không vừa. Các số liệu của họ mình lấy trong cuốn "Lực lượng vũ trang các nước trên thế giới" của NXB Popuri - Moskva - 2003. Bạn có thể mua được bản dịch của cuốn này (Đại Vĩ dịch) của NXB Thông tấn. Trong bản tiếng Việt, phần về QĐNDVN đương nhiên bị lược bỏ. --Двина-C75MT 05:19, ngày 2 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Re: Nguyên soái đại tướng
[sửa mã nguồn]Tôi chịu. Chẳng hiểu sao bên ja.wp và bên zh.wp lại gọi nguyên soái đại tướng, chỉ biết quân hàm này cao hơn đại tướng "trơn" một bậc. Càng không hiểu sao bên vi.wp cứ nhất định gọi thống chế, chỉ biết bên zh và ja rõ ràng dùng chữ Hán 元帥.--Khốttabít (thảo luận) 15:39, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)
- Tôi hiểu lõm ba lõm bõm từ ja:元帥府条例 thì quân hàm nguyên soái trong quân đội đế quốc Nhật chỉ tồn tại từ 1872 đến 1873 thôi. Sau đó thì quân hàm cao nhất là đại tướng. Từ năm 1898, những ông đại tướng nào lập được nhiều công thì sẽ được chiếu theo cái đặc cách của nguyên soái phủ mà dù vẫn quân hàm đại tướng nhưng lại có thêm danh hiệu nguyên soái, thành ra mới có cái kiểu "nguyên soái lục quân/hải quân đại tướng". Không rõ có phải giống cái kiểu quân hàm là X nhưng hưởng lương X+1 trong lực lượng vũ trang của nhà ta hay không. --Khốttabít (thảo luận) 16:10, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Thôi thì tư bản là thống chế. Cộng sản là nguyên soái. Thế phong kiến nên là gì:D? Như bác này thấy bên zh ghi bác ấy là 元帥 đấy. --Khốttabít (thảo luận) 16:18, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)
- Xem ra quân hàm cũng phức tạp như cái chức vua. Không hiểu là do đâu. Bác Ca-đa-phi của Li-bi với bác Phi-đen của Cu-ba đứng đầu lực vũ trang nước mình mà thấy báo chí Việt Nam bảo các vị này là đại tá. Thanh tra cảnh sát trong phim Mỹ thì thấy phát thanh viên lồng tiếng người Việt toàn gọi là trung sĩ, đồn trưởng của mấy ông thanh tra thì trung úy. Tốt nhất là không dính vào mấy vụ này cho đỡ mất thì giờ. --Khốttabít (thảo luận) 16:34, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)
- Với dạng troll như vậy thì tốn thời gian "ứng chiến" làm gì, anh ta vi phạm thì báo với bảo quản viên thôi, vả lại bài đó có người đang sửa đổi lớn nên họ sẽ quan tâm hơn. Chẳng tội gì tốn thời gian giải thích vô ích cho người nhất định không muốn hiểu. GV (thảo luận) 17:22, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Tên gọi quân hàm theo tiếng Việt đều xuất phát từ cách gọi của người Trung Quốc (dùng từ Hán-Việt). Vì vậy, khi dịch từ các thứ tiếng khác sang ngoài việc dịch tên còn phải quy tương đương. Sau đây là một số hệ quân hàm mà tôi biết:
- 1- Lục quân:
- Pháp: Binh sĩ, hạ sĩ, hạ sĩ nhất trung sĩ, trung sĩ nhất, thượng sĩ, thượng sĩ nhất, thiếu úy, trung úy, đại úy, thiếu tá, trung tá, đại tá, thiếu tơớng, trung tướng, đại tướng, thống chế.
Thời Pháp thuộc, người Việt Nam hay gọi trung sĩ là "cai", thượng sĩ là "đội", thiếu úy là "quan một", trung úy là quan "hai", đại úy là "quan ba", thiếu tá à "quan tư", trung tá là "quan năm". đại tá rất ít gặp nhưng cũng có người gọi là "quan sáu". Nhiều ngơời kiêng vì từ "quan sáu" làm liên tưởng đến "sáu tấm" của cái "quan tài".
- Liên Xô (Nga): Binh sĩ, hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ, chuẩn úy, chuẩn úy nhất, thiếu úy, trung úy, thượng úy, đại úy, thiếu tá, trung tá, đại tá, thiếu tướng, trung tướng, thượng tướng, đại tướng, nguyên soái.
- Đức Quốc xã: Binh sĩ, hạ sĩ, trung sĩ nhất, thượng sĩ, thượng sĩ nhất, thiếu úy, trung úy, thượng úy, đại úy, thiếu tá, trung tá, đại tá. thiếu tướng, trung tướng, thợng tướng, chuẩn thống chế, thống chế.
- Trung hoa dân quốc (thời Tôn Trung Sơn): binh sĩ, binh sĩ nhất, hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ, chuẩn úy, thiếu úy, trung úy, thựợng úy, đại úy, thiếu tá, trung tá, đại tá, thiếu tướng, trung tướng, đại tướng, thống chế.
- Việt Nam Cộng hòa: Binh sĩ, hạ sĩ, hạ sĩ nhất, trung sĩ, trung sĩ nhất, thượng sĩ, thượng sĩ nhất, thiếu úy, trung úy, đại úy, thiếu tá, trung tá, đại tá, chuẩn tướng, thiếu tướng, trung tướng, đại tướng, thống chế.
- Việt Nam (hiện nay): Binh nhì, binh nhất, hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ, chuẩn úy, thiếu úy, trung úy, thượng úy, đại úy, thiếu tá, trung tá, thượng tá, đại tá, thiếu tướng, trung tướng, thượng tướng, đại tướng.
- Trung Quốc hiện nay: Bố trí gần giống như thời Tôn Trung Sơn nhưng không bố trí hai cấp hàm Nguyên soái (hay Thống chế) và đại tướng.
- 2- Không quân: như lục quân
- 3- Hải quân:
- Sĩ quan cấp cao: Đại đô đốc (tương đương nguyên soái hoặc thống chế, rất ít). Đô đốc (tương đương thượng tướng, ở các nước không có cấp hàm thượng tướng thì tương đương đại tướng), phó đô đốc (tương đương trung tướng, chuẩn đô ôốc, (tương đương thiếu tướng). Ở Hàn Quốc, Trung hoa dân quốc, Việt Nam Cộng hòa và một số nơi khác bố trí bốn cấp: Đô đốc (tương đương Thống chế), Phó đô đốc (tương đương đại tướng), chuẩn đô đốc (tương đương trung tướng, đề đốc (tương đương thiếu tướng), phó đề đốc (tương đương chuẩn tướng).
- Sĩ quan trung cấp: Hạm trưởng: như đại tá, phó hạm trưởng: như thượng tá, thuyền trưởng (capital), như trung tá, phó thuyền trưởng (hoặc hoa tiêu) như thiếu tá. Chú ý rất dễ dịch nhầm thuyền trưởng (capital) thành đại úy hải quân. Trên thực tế, capital của hải quân như trung tá lục quân.
- Sĩ quan sơ cấp: Trưởng ngành: như đại úy; trợ lý trưởng ngành: như trung úy, đội trưởng: như thiếu úy.
- Hạ sĩ quan: Thuỷ thủ trưởng: như thượng sĩ; trợ lý thủy thủ trưởng bậc nhất: như trung sĩ; trợ lý thủy thủ trưởng: như hạ sĩ
- THủy thủ: như binh sĩ
- Riêng Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay từ cấp đại tá trở xuống có tên gọi như lục quân. Sĩ quan cao cấp có đô đốc (ba sao = thượng tướng), phó đô đốc (hai sao = trung tướng, chuẩn đô đốc (một sao = thiếu tướng). --Двина-C75MT 11:58, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Cái này chỉ có theo tiền lệ thôi: Nguyên soái: Liên Xô (Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ), Trung Quốc, Nhật. Thống chế: Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha. Riêng Hoa Kỳ từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay không có cấp hàm thống chế hoặc nguyên soái nhưng có đến năm bậc tướng. --Двина-C75MT 12:34, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
- Chắc là phải để nguyên soái lục quân đại tướng thôi. Rồi cho cái ngoặc với tiếng Nhật, tiếng Hán bên cạnh. Ai thắc mắc thì sẽ theo đó mà lần sang wp khác mà xem.--Khốttabít (thảo luận) 14:11, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)
- Tôi vừa đọc lại bài này ja:大日本帝国海軍軍人一覧 thấy có cả 3 ông "Đại nguyên soái lục hải quân đại tướng". Tra link tiếp thì hóa ra là 3 ông thiên hoàng. Chắc đúng là hải quân Nhật dùng nguyên soái với đại nguyên soái như danh hiệu để giải quyết khâu oai thôi. --Khốttabít (thảo luận) 14:27, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)
- Cái bài bên en.wp mà bác Dieu2005 giới thiệu thì chỉ có hải quân đại tướng, nhưng bài bên ja.wp mà tôi chỉ cho bạn đấy, thì rõ ràng có chữ 元帥 mà. --Khốttabít (thảo luận) 14:33, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Tôi đã phát hiện ra 3 chữ 名誉職 được đặt trong ngoặc phía sau cụm "nguyên soái lục quân đại tướng" trong 1 bài bên ja. Đúng như Sholokhov và tôi đã đoán. --Khốttabít (thảo luận) 14:48, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)
- Công nhận là giống hệt luôn. --Khốttabít (thảo luận) 17:28, ngày 4 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Số phận của nữ Chính ủy P. A. Dibrova
[sửa mã nguồn]Mình vừa tìm đựoc cái này (xem ở bên). Đây là trang báo cáo thứ 1170 trong hồ sơ lưu tuyệt mật của NKDV, đã được giải mật, lấy từ lưu trữ của Tổng thống Liên Bang Nga. Nội dung như sau:
"Tuyệt mật". Danh sách bắt (nguời) tại NKVD (cơ quan phản gián quân sự Liên Xô)). Chấp thuận giải quyết: bắn tất cả nam (giới) ở danh sách. Stalin."
Đây là trang đầu tiên của danh sách 46 người bị đề xuất xử tử bởi Lavrenty Beria, cho thực hiện vào ngày 29 tháng giêng năm 1942 (xem sự thanh trừng của Hồng quân vào năm 1941). Tất cả bọn họ, bao gồm 17 tướng lĩnh Hồng quân và một chính uỷ, sẽ bị xử tử mà không cần xét xử trước toà, thi hành vào ngày 23 tháng hai năm 1942. Trong trang này, số 1 là Piotr Xemionovich Klenov, thiếu tướng tham mưu trưởng Quân khu Pribaltic.
Nếu thông tin trên đây là đúng thì có lẽ nữ chính ủy Dibrova chỉ bị đi đày, không đến nỗi bị xử bắn như P. X. Klenov và những nam giới trong danh sách này.
Ảnh này đăng trong bài [en:Purge of the Red Army in 1941 Sự thành trừng của Hồng quân năm 1941]. Bài này chỉ có ở en, không có ở bất kỳ ngôn ngữ nào khác. Người khởi thảo bài này là thành viên en: Colchicum (Cây thủy tiên mùa thu). Thành viên này bị một số nguời đứng đắn ở en và ru wiki có ý kiến về một số thông tin có ý bài Xô. Có người còn yêu cầu dừng viết về đề tài chiến tranh.
Theo bài này thì có hai người đựoc tha là thiếu tướng Boris Vannikov, bộ trưởng dân ủy phụ trách đạn dược và trung tướng Kirill Meretskov, nguyên phó tổng tham mưu trưởng. Ngoài D. G. Pavlov, còn có một số tướng lính cao cấp như Yakov Smushkevich, tư lệnh không quân (1939-1940); Pavel Rychagov, tư lệnh không quân (1940 - 1941) (Rychagov là nguyên mẫu của nhân vật trung tướng Kozyerv trong tiểu thuyết "Những người sống và những người chết" của Konstantin Simonov) và một số sĩ quan cao cấp khác. Tuy nhiên, số bị thanh trừng (dù đúng hay oan) cũng không lớn đến mức ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức chiến đấu của quân đội Xô Viết. Trong điều kiện ngoại xâm hung hãn, nội trị khó khăn như vậy mà quân đội và nhân dân Lien Xô vẫn tiếp tục chiến đấu và chiến thắng thì điều đó đúng là đã bổ sung thêm một sự vĩ đại nữa của của nhân dân Xô Viết trong "Chiến tranh giữ nước vĩ đại".--Двина-C75MT 03:09, ngày 6 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Về việc vì sao I. V. Stalin chỉ đồng ý cho bắn nam mà không bắn nữ thì mình chịu. --Двина-C75MT 11:32, ngày 8 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Theo mình thì không. I. V. Stalin rất nghiêm túc và thậm chí là quá khô khan trong vấn đề quan hệ khác giới. Kể cả vợ ông khi còn sống ông cũng đối xử ở mức vừa đủ. Có khả năng bà này được Chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội Liên Xô lúc đó là chính ủy quân doàn bậc 1 L. D. Mekhlick xin cho. --Двина-C75MT 13:07, ngày 8 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Ngày mai mình sẽ tìm quyển đó. Thư viện của đơn vị chắc có. Khov lưu thảo luận đi. Dài quá, mìh toàn bị out suốt, may chưa phải là "nốc ao":D! --Двина-C75MT 13:30, ngày 8 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Mong Sholokhov sẽ sớm nâng cấp bài nhé.--Prof MK (thảo luận) 14:20, ngày 10 tháng 11 năm 2009 (UTC)
- Buồn nhỉ. Tôi thì thật sự không thích xe tăng LX cho lắm, nhưng vì chiếc này nổi tiếng quá mà bài lại quá ẹ !--Prof MK (thảo luận) 14:24, ngày 10 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Mình đã có ý kiến tại trang thảo luận của bài này. Một số lỗi do người dùng. Ngoài ra, chế độ định kỳ bảo dưỡng, bảo trì kém cũng là một trong những nguyên nhân mặc dù bảo dữong T34 rất dễ. Dây là loại xe tăng dễ tính nhất thế giới. Kayani bài Xô nên "chê đểu" vậy thôi. Chỉ nguyên cái đoạn viết rằng T-34 chạy bằng xăng đã đủ cho thấy anh ta chẳng biết gì về loại xe tăng này trên thực tế (còn trong games thì có thể biết chút ít). Khov dịch bài này đi, mình sẽ hiệu đính cho. --Двина-C75MT 04:26, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Cái đó thì hẳn rồi. T-34/75 trở về trước không có hệ thống giảm ồn. Chỉ có T-34/85 về sau mới có nhưng hiệu năng không cao. Mình biết thời chống Mỹ, ông lính tăng nào cũng to mồm như lệnh vỡ. --Двина-C75MT 04:40, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Tiếng động cơ xe tăng thường có âm lượng trên 110 db, nghe được từ cả cây số, còn tiếng người nói sao át được tiếng xe:D. Lính tăng toàn vừa nói vừa nhìn mồm nhau. Họ hay có hệ thống tín hiệu riêng: gõ, vỗ vai, dùng cách nói của người khiếm khẩu... --Двина-C75MT 13:13, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Trước khi hoàn thiện loại động cơ tua bin khí cho xe tăng M1A1 (khoảng năm 1982), hầu hết xe tăng trên thế giới đều dùng động cơ diesel. Các loại xe tăng Nga hiện nay và Liên Xô trước đây đều dùng động cơ này. Lý do: nó khoẻ, hiệu suất sử dụng nhiên liệu cao gấp ba lần động cơ xăng có cùng dung tích, và cuối cùng, nguy cơ cháy nổ khi bị trúng đạn thấp hơn so với động cơ xăng. --Двина-C75MT 13:25, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Động cơ tua bin khí rất khỏe, không kém gì diesel. Quan trọng nhất là nó tăng vận tốc góc rất nhanh (cái này hơn hẳn diesel). Nhược điểm là đắt (phải dùng đến tital và một số kim loại hiếm khác), bảo dưỡng phức tạp, đòi hỏi tính đặc chủng, chuyên môn hoá cao; gánh nặng hậu cần này các nước có tiềm lực kinh tế thấp không thể chịu nổi chi phí. --Двина-C75MT 14:49, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Chính xác, tua bin khí chỉ đạt hiệu suất tốt nhất khi hoạt động với cường suất cao (máy bay là một ví dụ). Vì vậy M1A1 của Hoa Kỳ khi tấn công với tốc độ cao trên sa mạc rất có uy lực nhưng khi phải "quần nhau" trong những địa bàn nhỏ hẹp, phức tạp, bị nhiều sông, suối, khe sâu, rừng rậm chia cắt thì lại mất hẳn tính năng cơ động. Hoa Kỳ thường chơi "hàng hiệu" nhưng hiệu quả không phải lúc nào cũng cao. Sự kiện Quốc hội Hoa Kỳ đình chỉ sản xuất F-22 gần đây là một ví dụ về việc dùng vũ khí theo kiểu "ăn chơi tốn kém" của các quan chức Bộ Quốc phòng. Cho đến nay, T-34 vẫn chiếm vị trí nhát bẳng không phải vì hiện đại nhất mà là vì hiệu năng chiến đấu tốt nhất với giá thành chế tạo rẻ nhất. Ngoài ra, không một kiểu xe tăng nào đuợc chế tạp với số lượng nhiều như nó: 33.929 chiếc trong chiến tranh thế giới thứ hai và cho đến khi chấm dứt sản xuất vào năm 1953 thì con số này là hơn 84.000 chiếc. --Двина-C75MT 08:19, ngày 12 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
84.000 chiếc T-34. Đấy mới là người Nga sản xuất thôi. Sau năm 1953, Tiệp, Ba Lan và cả Trung Quốc vẫn còn "làm thêm" chừng trên 20.000 cái nữa. Còn hơn 90.000 cái T-54 là đã tính gộp cả số T59 của Trung Quốc (dập nguyên mẫu) và cả số T54 do Ba Lan sản xuất vào đấy rồi. --Двина-C75MT 08:43, ngày 12 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Rồi, cứ dịch đi, khi hiệu đính mình sẽ làm. Còn bằng chứng thì bạn thấy đấy, trong bài có ảnh chiếc T-34/85 được sản xuất tại Ba Lan. --Двина-C75MT 08:59, ngày 12 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
- Sholokhov đồng ý nâng cấp bài rồi à, tốt quá !--Prof MK (thảo luận) 15:08, ngày 13 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Sách trắng quốc phòng
[sửa mã nguồn]450.000 là quân thường trực, một triệu là tính cả quân dự bị động viên hạng 1, nếu tính cả quân dự bị hàng 2 thì còn có thể nhiều hơn, trong số đó có cả Khov và Pro MK đấy. Còn về Mekhlich thì nghe đâu ông này là một trong những nguời đã ủng hộ I. V. Stalin lên cầm quyền năm 1925 nên được Stalin tha. --Двина-C75MT 13:03, ngày 13 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Hai bản Ru và En của bài này hoàn toàn khác nhau. Người Anh chỉ viết về một trận đấu tăng tại Raseiniai, trong khi đó, người Nga viết toàn bộ cuộc phòng thủ của Phương diện quân Tây Bắc (Liên Xô), chủ yếu trên lãnh thổ Litva. Khov làm bài Trận Raseiniai dịch từ tiếng Anh rất tốt, còn bài của Nga thì có lẽ mình phải dịch riêng thành bài khác. Tạm gọi là Mặt trận Pribaltic (1941). Mình không muốn trộn vào vì sẽ làm hỏng bài Trận Raseiniai của Khov. Ngoài ra, theo bản mẫu Операция Барбаросса của bên Ru, họ còn có trận Alitus (Сражение за Алитус). Các bản mẫu bên en không có bài này. Tuy nhiên, nó cũng nói về một trận đấu tăng 300 Đức x 300 Liên Xô và xem ra có cấu trúc và nội dung khá giống bài Trận Raseiniai của Khov trong đó có đoạn mở đầu như sau:
- "Trận Alytus là một trong những trận đánh xe tăng đầu tiên của Thế chiến II. Nó xảy ra từ ngày 22 đến ngày 23 tháng 6, 1941 tại khu vực Alytus của Litva. Bên phía quân Đức, dự trận này có sư đoàn thiết giáp số 7 của thiếu tướng G. von Funk và sư đoàn xe tăng 20 của Trung tướng H. Stumpf (hơn 500 xe tăng). Quân đoàn xe tăng 5 thuộc tập đoàn quân 11 của Liên Xô trong đội hình Phuơng diện quân Tây Bắc do đại tá F. F. Fedorov chỉ huy được coi là một trong các đơn vị cơ giới tốt nhất của Hồng quân (tính đến năm 1940), được trang bị khoảng 300 xe tăng, nhưng số lượng hoạt động được khá ít."
Theo Khov, có nên lấy bài Alitus bổ sung cho bài Trận Raseiniai không. --Двина-C75MT 09:49, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
À, mình xin rút lui việc bổ sung bài trận Trận Raseiniai từ bài Сражение за Алитус vì đây là hai trận khác nhau. Xem lại bản đồ Litva thì thấy Raseiniai ở phía tây bắc Kaunas 75 km, còn Alitus ở phía Nam Kaunas khoảng 80 km. --Двина-C75MT 10:29, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Trong bài Trận Raseiniai có dẫn chiếu đến cả hai bài trận Alitus (Сражение за Алитус) và trận Bielostok - Minsk. --Двина-C75MT 09:51, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Mình đang kiểm tra nguồn dẫn của bên en:. Còn bên ru: thì mình thấy ổn, họ dẫn từ lịch sử quân sự của họ. Rât có thể các tác giả bên en tra cứu nguồn của Đức nên nhầm lẫn giữa hai địa diểm. Một mâu thuẫn này cũng đủ nhìn thấy ngay. Tham gia trận Raseiniai là tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức), còn thamgia trận Alytus là tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức). Mặc dù GT 4 có "giúp" GT 3 trong trận Alytus nhưng Gt-3 thì không giúp gì đựoc cho GT 4 trong trận Raseiniai. --Двина-C75MT 10:37, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Đất Kerch
[sửa mã nguồn]Cuộc phòng thủ Sevastopol gắn với Kerch, không có Kerch, Sevastopol không thể trụ nổi lấy 10 ngày chứ đừng nói đến 250 ngày. Thứ nữa là các dữ liệu chỉ có thể, viết nhiều hơn dễ thành ra "bàn xuông, tán nhảm", không cô đọng, chất lượng bài giảm sút trông thấy. Khov nên để dành tâm trí viết cho Kerch lần 2 (1943) (có thể gắn cả Taman vào đó. Cái này còn nhiều thú vị hơn). Ngược lại với Smolensk 1943 khá ít đất để viết nếu không gắn nó với việc xóa chỗ lồi Rzhev - Viazma --Двина-C75MT 08:04, ngày 14 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Võ thuật của Hồng quân
[sửa mã nguồn]Thời chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng quân nói chung không có trình độ võ thuật cao. Khi đó, các đơn vị biên phòng, an ninh dã chiến thuộc Bộ Nội vụ Liên Xô và hải quân đánh bộ Liên Xô có trình độ võ thuật cao hơn. --Двина-C75MT 14:46, ngày 21 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Quân đội Đức Quốc xã cũng tương tự thôi. Các đơn vị có trình độ võ thuật cao hơn chính là các đơn vị SS, SD, Ghestapo. --Двина-C75MT 15:50, ngày 21 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Mùa đông chiến tranh đầu tiên
[sửa mã nguồn]Đây là cụm từ mà nguời Nga vẫn dùng để chỉ mùa đông 1941-1942. Bên Nga có đủ tài liệu về trận này, mình sẽ tham khảo. S. M. Timoshenko đã để mất Kharkov nhưng vẫn không bị quy trách nhiệm. Có lẽ Dại bản doanh nhận thấy đó lầ hậu quả tất yếu của việc mất 4/5 lực lượng của Phương diện quân Tây Nam. Tài liệu chính thống Liên Xô lờ chuyện này đi. Mình sẽ làm trước Tết âm lịch. Cảm ơn bạn về một trận đánh mà mình hầu như chưa tiếp cận mặc dù có biết. Trận này, quân Đức chiếm được một thành phố có thể gọi là "vuờn không nhà trống". --Двина-C75MT 06:04, ngày 25 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
- Về tấm hình bạn tặng. Rất cảm ơn, nhưng phải thú thật rằng mình qua cái tuổi ấy lâu rồi. Trưa nay, con gáai mình xem xong, khen đẹp và nguýt mình một cái. Không biết nó có "tâu hớt" với mẹ nó cái gì không. Tuy nhiên, mình không lo lắm bởi trên đời này, phụ nữ luôn là "mặt đối lập biện chứng" của mình. --Двина-C75MT 06:09, ngày 25 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
- Tuy Liên Xô đã sụp đổ nhưng Antisovietism thì vẫn còn nguyên vì nó gắn liền với Anticommunism. G. K. Zhulov chỉ là một trong những trường hợp bị bôi nhọ và công kích và họ bất chấp cả việc ông được công nhận là một trong 10 danh tướng trong lịch sử thế giới. Alber Axell đã chứng minh những xúc phạm này và phủ nhận các quan điểm của tác giả công kích Zhukov rất điển hình là Anthony Beevor. --Двина-C75MT 08:38, ngày 25 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
P/s Mình đang tìm hiểu lý do tại sao bài Chiến dịch Kharkov (1941) bên ru bị đóng khóa đỏ. --Двина-C75MT 08:39, ngày 25 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Zhukov và Voronov
[sửa mã nguồn]- 1- Đã xử lý xong vấn đề quân hàm của Voronov. Sholokhov có thể tham khảo thêm thông tin tại chỗ này, chỗ này và chỗ này.
- 2- Những điều mà bên en: viết về Zhukov cũng đã có thông tin phản bác tại bản ru wiki. Tuy nhiên, Mình chưa có thời gian và cũng chưa sang bên en để sửa bài bao giờ. Thông tin mình có về Zhukov đã được mình dẫn một số trong bản tiếng Việt, có cả các tài liệu của chính đại tướng Dwight Eisenhower, bạn thân của Zhukov khi còn ở trong quân ngũ, con trai ông và một số sử gia Hoa Kỳ. Cần có thêm một khoảng thời gian nữa vì mình đang bận làm nốt mấy bài con còn lại của Barbarossa đang thiếu nguồn và sự kiện. --Двина-C75MT 02:44, ngày 24 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Trận Kiev
[sửa mã nguồn]Mặc dù là quân nhân nhưng mình ghét chiến tranh. Khov thấy đấy, trong "Chiến tranh và hòa bình", cụ Lev Tolstoi đã mượn Công tước Andrei Bolkonsky để nói lên ý tưởng của cụ: Trong chiến tranh, thịt người là thứ làm mồi cho đại bác. Điều đó cũng minh chứng rằng mặc dù không phải là người non gan nhưng quyết định đặt hay không đặt Liên Xô vào tình trạng chiến tranh ngày 22 tháng 6 năm 1941 là một quyết định khó khăn đối với I. V. Stalin đến như thế nào. --Двина-C75MT 15:54, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Cứ xem lực lượng không quân Anh giáng trả không quân Đức trên bầu trời London, hải quân Anh tỷ thí với hải quân Đức ở biển Bắc, lực lượng FFF của Pháp nện quân Đức ra trò trên đất Pháp và các trận không chiến kịch liệt của trung đoàn Normandi gồm toàn phi công Pháp dùng máy bay Yak-3 trong đội hình Phương diện quân Belorussia-3 thì thấy ngay rằng dân Anh, dân Pháp chẳng hèn chút nào. Sai lầm chính là ở đường lối chính trị thiển cận của cánh hữu. Và đến khi xảy ra chiến tranh thì họ cũng như I. V. Stalin, ngỡ ngàng và phản ứng chậm. Có điều, họ thật sự không đủ lực lượng để chống lại bộ máy quân sự khổng lồ của nước Đức Quốc xã và cũng như Liên Xô, không sẵn sàng chuẩn bị để đánh nhau khi buộc phải đánh nhau. Ngoài tinh thần cảm tử của quân và dân Liên Xô thì một nguyên nhân bất di bất dịch làm cho Liên Xô trụ được là "trường vốn". Cái này mình đã có lần nhắc đến rồi. --Двина-C75MT 16:52, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Khov thấy đấy. Chẳng ai muốn chiến tranh. Tuy nhiên, khi mình bị tấn công một cách vô nguyên cớ thì phải gắng hết sức mà tự bảo vệ lấy mình. Đây chính là nguyên tắc để phân biệt "chiến tranh chính nghĩa" và chiến trang phi nghĩa". Điều này trong xã hội bình thường dễ hiểu hơn. Tự dưng bị tấn công chỉ vì một cái nhìn bị cho là "nhìn đểu". Thế là phải tự vệ thôi. Tuy nhiên, đối với các nước lớn thì khác. Mục đích cuối cùng của mọi cuộc chiến tranh vẫn chỉ là vì "không gian sinh tồn"; một thứ phẩm của "chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi". Ngày nay, người ta chém giết nhau vì nguồn tài nguyên, dù lớn hay nhỏ, cũng đều xuất phát từ nguyên nhân này cả.--Двина-C75MT 16:27, ngày 12 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Trận đấu tăng lớn nhất mọi thời đại
[sửa mã nguồn]Trận này diễn ra ngày 12 tháng 7 năm 1943 ở cánh đồng gần thị trấn Prokhorovka, phía Nam vòng cung Kursk. Mặc dù nằm trong khuôn khổ trận Kursk (đúng ra là chiến dịch Kursk) nhưng trận này hoàn toàn nổi bật để có thể đứng riêng thành bài vì những lý do sau đây:
- 1- Hai bên đã tung vào trận khoảng 1.200 xe tăng và pháo tự hành chống tăng. Trong đó: Đức có 620 chiếc, Liên Xô ít hơn một chút, 580 chiếc.
- 2- 1.200 xe tăng này triển khai trên một cánh đồng có chính diện tấn công chỉ 4 km, chiều sâu nhiệm vụ khoảng 5 km nên tính ra, cứ 1 km vuông có 60 xe tăng và pháo tự hành của cả hai bên quần nhau. Một mật độ xe tăng và pháo tự hành lớn chưa từng có trong chiến tranh.
- 3- Tổn thất xe tăng và pháo tự hành lớn nhất chiến tranh thế giới thứ hai: Phía đức mất khoảng 500 chiếc, phía Liên Xô cũng mất khoảng 400 chiếc.
- 4- Tuy Liên Xô có số lượng ít hơn nhưng vẫn thắng vì cơ cấu vũ khí khác nhau. Đức có đến hơn 500 xe tăng kiểu mới (Tiger và Leopard) nhưng chỉ có hơn 100 pháo tự hành Ferdinand. Trong khi dó, Liên Xô chỉ có 350 xe tăng nhưng có đến trên 200 pháo tự hành chống tăng. T-34 Nga 1943 là không phải là T-34/75 ở trận Moskva 1941 mà là T-34/85, có pháo 85 mm, ngang ngửa với Tiger và Leopard. Pháo chống tăng tự hành 100 mm diệt tăng từ tầm xa có hiệu quả hơn nhiều so với đấu tăng trực tiếp tầm gần (giáp lá cà). Ngoài ra, Liên Xô vẫn còn trên 300 xe tăng T-34/85 và IS-100 dự trữ tại phương diẹn quân thảo nguyên. Còn uân Đức thì hầu như dã tưng toàn bộ dự trữ xe tăng ở khối quân phí Nam Kursk vào trận này.
Khov viết đi, mình sẽ bổ sung cho. --Двина-C75MT 03:31, ngày 29 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Theo Stemenko cho biết thì 1943 đã có T-34/85 nòng ngắn, bắn thẳng bằng đạn lõm, nhưng tầm bắn chỉ khoảng 200 đến 300 m (thua Tiger và Leopard về tầm bắn). Còn T-34/85 hoàn chỉnh năm 1944 dùng pháo 85 dòng dài (như đã thấy trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1968 trở về trước). Cũng trong trận Kursk, Đức có gần 100 T-34 chiến lợi phẩm của Liên Xô. Nếu tính toàn trận Kursk cho đến hết chiến dịch "Thống chế Rumianshev" Thì Liên Xô mất nhiều tăng hơn (do tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 của tướng Rotmistrov) bị cụm tác chiến Kemfer đánh thọc sườn ở Artyrka. Nhưng riêng trận Prokhoroka thì Đức mất nhiều xe tăng hơn. --Двина-C75MT 04:15, ngày 29 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Đáng ra phải là Trận Smolensk (1943) chứ nhỉ --minhhuy*=talk-butions 03:45, ngày 29 tháng 11 năm 2009 (UTC)
- Vậy nên nghe theo tiếng nào đây? Nếu "chiến dịch" thì phải sửa lại toàn bộ các tiêu bản để hiển thị đúng mục --minhhuy*=talk-butions 03:59, ngày 29 tháng 11 năm 2009 (UTC)
- À quên, bên en vừa bổ sung vào Bản mẫu:Mặt trận phía Đông (Chiến tranh thế giới thứ hai) trong đó có Mãn Châu quốc, như vậy là phía rất đông có khả thi đấy :D --minhhuy*=talk-butions 04:01, ngày 29 tháng 11 năm 2009 (UTC)
Theo mình cứ để thế rồi chuyển hướng cũng được. Ngoài ra, mình cứ tưởng là Khov làm bài trận Smolensk, 1941. Đấy mới là bài đỏ trong khuôn khổ "Chiến dịch Barbarossa". --Двина-C75MT 04:17, ngày 29 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Khov dịch đoạn đầu bài này từ tiếng Pháp phải không? --Двина-C75MT 08:34, ngày 29 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Không có gì đâu, mình đọc thấy bản Pháp viết khá hơn thôi, họ có dẫn nhiều nguồn. Còn bên en thi không có nên đoạn này bị 1 fact. Không sao, mình sẽ bổ sung. --Двина-C75MT 08:51, ngày 29 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Trên bài này (theo thứ tự từ dưới lên trong Chiến dịch Barbarossa) vẫn còn mấy bài nữa: Trận Brody (1941), Trận Uman, Trận Raseiniai, Trận Białystok-Minsk. Khov cứ dùng "xe tăng" đột kích khởi tạo, dựng khung xương và các khớp nối đi. Mình sẽ vác "thịt" chạy theo sau để đắp vào cho hoàn chỉnh. Bạn thừa sức làm được chứ lỵ. --Двина-C75MT 09:17, ngày 29 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Cuộc phục kích của các KV-1
[sửa mã nguồn]Mình thấy cái này trong tiểu thuyết "Những nguời sống và những người chết" của Konstantin Simonov nhưng không thể đưa vào vì sợ rằng đó đó là văn học. Nếu Khov có sử liệu thì cũng khó đứng thành bài vì độ nổi bật không chắc đủ. Trước mắt, nếu biết rằng nó diễn ra trong chiến dịch nào, trận nào, bạn có thể đưa vào nội dung chiến dịch đó, trận đó với đề mục: "trận phục kích xe tăng bằng xe tăng KV-1 (ở đâu đó)". --Двина-C75MT 05:52, ngày 29 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Trên bài này (theo thứ tự từ dưới lên trong Chiến dịch Barbarossa) vẫn còn mấy bài nữa: Trận Brody (1941), Trận Uman, Trận Raseiniai, Trận Białystok-Minsk. Khov cứ dùng "xe tăng" đột kích khởi tạo, dựng khung xương và các khớp nối đi. Mình sẽ vác "thịt" chạy theo sau để đắp vào cho hoàn chỉnh. Bạn thừa sức làm được chứ lỵ. --Двина-C75MT 09:16, ngày 29 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Các đơn vị SS tham gia Chiến tranh Xô-Đức
[sửa mã nguồn]Trong Chiến tranh Xô-Đức các đơn vị sau đây của lực lượng SS đã tham gia chiến đấu:
- Tập đoàn quân xe tăng 3 SS (từ năm 1944)
- Tập đoàn quân xe tăng 5 SS (từ năm 1943)
- Tập đoàn quân xe tăng 6 SS (từ năm 1944)
- Sư đoàn cơ giới SS mang tên "Đại Đức" (từ đầu chiến tranh)
- Sư đoàn xe tăng SS mang tên "Đế chế" (từ đầu chiến tranh)
- Sư đoàn cơ giới SS mang tên "Thủ lĩnh" (từ đầu chiến tranh)
- Sư doàn cơ giới SS mang tên "Đầu lâu" (từ đầu chiến tranh) ("SS Totenkopf Division")
- Sư đoàn cơ giới SS mang tên "Bismack" (từ đầu chiến tranh)
- "SS Totenkopf Division" = "Sư đoàn SS 'Đầu lâu'"
- "SS-Panzer-Division 'Das Reich'" = "Sư đoàn xe tăng SS 'Đế chế'"
Ngoài ra còn có 7 trung đoàn SS độc lập trong nội địa nước Đức và 10 trung đoàn SS độc lập trên các chiến trường. --Двина-C75MT 07:48, ngày 29 tháng 11 năm 2009 (UTC)--
Kutuzov là thần tượng của Sholokhov à. Vậy Sho kiểm tra lại bài Kutuzov của mình viết nhé, bài đó mình dịch từ wiki tiếng Anh nên chắc có thể không tốt cho lắm.--Prof MK (thảo luận) 07:18, ngày 13 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Khi mình vào phần "trang tôi theo dõi", thấy t/l ở bài Kutuzov của bạn (mình ko viết bài đó nhưng mình tạo trang t/l nên cũng phải theo dõi). Lạ thay, t/l mà thấy có dấu trừ đỏ thay vì dấu cộng xanh. Thế tôi mới lật lại lịch sử và... bắt quả tang.--Akbar/Mogul-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 10:52, ngày 13 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- p/s đề nghị bạn ghi Petograd là thủ đô thay vì kinh đô, tránh trường hợp kinh đô Paris!--Akbar/Mogul-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 10:54, ngày 13 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Khov thấy bức điện của I. V. Sta lin gửi cho Mekhlich thế nào?.:D --Двина-C75MT 12:31, ngày 13 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Theo như Khov và Pro MK viết thì vị trí Borodono rất thuận lợi cho phòng thủ của quân đội Nga. Nhưng Lev Tolstoi là không cho là như vậy. Ông cho rằng quân Nga đã không chọn trước địa điểm này để mở trận và viẹc chọn Borodoni cũng "hú họa như cắm một chiếch đinh ghim trên bản đồ đến quốc Nga rộng lớn". Các phân tích của Lev Tolstoi về trận Borodino, các bạn có thể xem trong "Chiến tranh và Hòa bình" tập 3.(bản cũ) và tập 2 (bản mới). Đặc biệt, bản cũ (1961) có cả bản đồ do chính tay Lev Tolstoi vẽ. Sách này bán rất sẵn. Mình có cả hai bản (bản 1961 và bản 2005). --Двина-C75MT 12:39, ngày 13 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Zhukov
[sửa mã nguồn]- 1- Có hai nguồn thông tin có thể tin cậy đuợc từ tướng Moskalenko, người trực tiếp chỉ huy đội đặc nhiệm thực hiện việc bắt giữ Beria và N. S. Khruchev, người luận tội Beria tại Hội nghị (trong khi Malenkov không dám phát biểu). Trong thời kỳ tại vị của Stalin, Yezhov và Beria được coi như những "hung thần" trong khi người dân và quân đội Liên Xô vẫn ngưỡng mộ Zhukov nên việc "bàn thêm", "tán vào" cũng là chuyện bình thường.
- 2- Kế hoạch Sao Hỏa được làm y như thật. Nếu Liên Xô "bán", dân ABVE, SD, SS Đức sẽ không bao giờ mắc câu. Là các đối thủ sừng sỏ của nhau, việc mắc lừa nhau rất khó. Còn nếu Liên Xô thành công trong "Kế hoạch Sao Hoả" thì có phải là "tiện tay dắt dê" không. Tuy nhiên, KGB (nay là FSB) vẫn không đưa ra thông tin gì về việc này. Họ cứ để cho các bên bàn tán. Nhưng viẹc quân Đức không phát hiện được 9 tập đoàn quân dự bị của Liên Xô đã tập trung ở Bắc và Nam Stalingrad trước ngày 19 tháng 11 là một điều chắc chắn.
- 3- Chữ Ж tương đương với chũ J của âm latin nhưng người Anh có chữ Zh (xuất phát từ chữ h có âm câm, biểu thị phát âm cứng chữ Z thành J chứ không dùng chữ J). Người Pháp vẫn phiên âm là Gueorgui Joukov. Còn З = Z (latin) hay D (Việt) thì đương nhiên rồi. Đáng lý theo đúng tiếng Việt phải đặt tên bài là: "Ghê-oóc-ghi Giu-cốp". Ngày xưa, cụ Cao Xuân Hạo đã dịch thế rồi nhưng ngày nay, chắc người ta "sính Tây" nên đành chịu. Vi.wiki đang theo kiểu Anh. Mình nghĩ cũng chẳng quan trọng.
- 4- Còn hàng đống chuyện về các âm mưu của Yezhov và Beria làm cái trò "chôn ruợu lậu vào vườn nhà người ta" y như trong truyện của Nam Cao nhưng vì không thuộc chủ đề nên mình không đưa vào. Zhukov không phải là trường hợp cá biệt. --Двина-C75MT 10:48, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC)--
Biên chế quân đội
[sửa mã nguồn]- 1- Quy mô:
- "Corps" là đơn vị có từ hai sư đoàn trở lên, được hiểu như quân đoàn. Trong ký hiệu quân sự Hoa Kỳ, nó được biểu hiện bằng XXX.
- "Army" nguyên nghĩa là quân đội. Tuy nhiên, trong thuật ngữ quân sự nó được hiểu là "Tập đoàn quân". Trong ký hiệu quân sự Hoa Kỳ là XXXX.
- "Front" có các nghĩa là mặt trận, chính diện, chiến tuyến. Ghép từ này với "Army" = "Army front" thì được hiểu là "Phương diện quân". Người Đức và người Anh ghép từ "Army" với từ "Group" thành "Group army" có nghĩa là "Cụm tập đoàn quân". Trong ký hiệu quân sự Hoa Kỳ, nó được biểu thị bằng XXXXX.
- "Division" là "sư đoàn". Trong ký hiệu quân sự Hoa Kỳ là XX.
- Từ tháng 12 năm 1941, do thiếu cán bộ chỉ huy (chết và bị bắt làm tù binh nhiều do hay xông ra tuyến đầu để kéo bộ đội tiến lên) nên quân đội Liên Xô bỏ cấp chỉ huy quân đoàn (trừ quân đoàn độc lập). Mỗi tập đoàn quân thường chỉ có từ 5 đến 8 sư đoàn. Đến tháng 12 năm 1942, cấp quân đoàn mới được khôi phục lại.
- 2- Số lượng biên chế:
- Xét về hình thức tổ chức, một "phương diện quân" ngang với một "cụm tập đoàn quân" vì đó là dơn vị đuợc tổ chức bởi nhiều tập đoàn quân. Tuy nhiên, do số quân và tổ chức ở đơn vị cơ bản (trung đoàn) khác nhau nên một cụm tập đoàn quan Đức có sức mạnh bằng 2 đến 3 phương diện quân Liên Xô. Một trung đoàn bộ binh Đức thường được biên chế 4 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn 4 đại đội, mỗi đại đội có 4 đến 4 trung đội. Một trung đội bộ binh Đức có quân số 48 đến 50 người.
- Biên chế các sư đoàn của từng nước hết sức khác nhau và tùy theo từng thời kỳ:
- - Quân đội Liên Xô thời bình, mỗi sư đoàn bộ binh chỉ từ 5.000 đến 8.000, đến thời chiến mới nâng lên 10.000 quân/sư đoàn nhưng không phải lúc nào cũng đủ. Đối với bộ binh nhẹ (khinh binh) thì còn ít hơn nữa, chỉ khoảng 3.000 người. Một tiểu đội bộ binh (đơn vị nhỏ nhất) quân Liên Xô chỉ có 9 người.
- - Quân đội Đức Quốc xã đã "thời chiến hoá" với biên chế đủ từ năm 1936. Mỗi sư đoàn của nó có biên chế từ 15.000 đến 20.000 quân. Một số sư đoàn có biên chế cực lớn. Ví dụ, sư đoàn bộ binh 78 thuộc tập đoàn quân 4 của tướng Kurt von Tippeskirch phòng ngự tại phía Đông Minsk năm 1944 có đến 28.000 người, nghĩa là ngang với quân số của quân đoàn bộ binh 25 thuộc tập đoàn quân 5 (Liên Xô). Một tiểu đội bộ binh Đức thuờng có 12 người. Nếu là bộ binh mô tô thì đến 18 người (thêm lái xe).
- 3- Binh lực xe tăng
- Cách tính tương quan lực lượng xe tăng cũng khác nhau. Đối với quân đội Đức, một tập đoàn quân xe tăng có 2 quân đoàn xe tăng và từ 1 đến 2 quân đoàn cơ giới. Riêng tập đoàn quân xe xe tăng 2 của tướng Heinz Guderian trong trận Moskva có đến 3 quân đoàn xe tăng và 2 quân đoàn biệt kích cơ giới. Mỗi quân đoàn xe tăng thường có 2 sư đoàn xe tăng và 1 đến 2 sư đoàn cơ giới, ngược lại, một quân đoàn cơ giới thường có 1 sư đoàn xe tăng và 2 quân đoàn cơ giới. Trang bị của quân đoàn cơ giới chủ yếu là xe bọc thép và bộ binh mô tô (2/3), xe tăng ít hơn (1/3). Trang bị của quân đoàn xe tăng gồm chủ yếu là xe tăng (2/3) có 1/3 là xe bọc thép và bộ binh mô tô.
- Riêng về số lượng xe tăng thì biên chế giữa Liên Xô và Đức khác nhau. Một trung đoàn xe tăng T-34 của Liên Xô có 48 xe, chia làm 3 tiểu đoàn một tiểu đoàn 16 xe, mỗi đại đội 5-6 xe. Quân số một đại đội xe tăng khoảng 50 người (30 lính tăng + thợ sửa chữa, lính vận tải xăng dầu, lính hậu cần.v.v...). Quân đội Đức biên chế một trung đoàn xe tăng 72 xe, chia làm 3 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn 24 xe, mỗi đại đội 8 xe. Một tập đoàn quân xe tăng Đức có từ 800 đến 1.000 xe tăng, trong khi một tập đoàn quân xe tăng Liên Xô (vào hai năm cuối chiến tranh) chỉ khoảng 350 đến 500 xe. Quân số và sức chiến đấu của một sư đoàn xe tăng Đức ngang bằng với một quân đoàn xe tăng Liên Xô.
- Không thể tính quân số các đơn vị xe tăng chỉ theo số lượng xe tăng và ngược lại, không thể chỉ từ số lượng xe tăng tính ra quân số. Mỗi một đại đội xe tăng Liên Xô cần từ 10 đến 12 lính thợ, lái xe xăng dầu. Mỗi tiểu đoàn xe tăng có một ban chỉ huy-tham mưu-hậu cần với quân số khoảng một trung đội. Các đơn vị xe tăng không chỉ có trần trụi mỗi xe tăng không. Theo biên chế đủ, một sư đoàn xe tăng ngoài 3 trung đoàn xe tăng đều kèm theo một tiểu đoàn trinh sát cơ giới, một tiểu đoàn lựu pháo của sư đoàn hoặc một tiểu đoàn pháo chống tăng, một tiểu đoàn cao xạ, một tiểu đoàn công binh, một tiểu đoàn vận tải và xăng dầu, một tiểu đoàn quân y, một tiểu đoàn thông tin, một tiểu đoàn công binh, một tiểu đoàn bảo vệ và cơ quan chỉ huy tham mưu có quân số khoảng 2 đại đội. Do đó, một sư doàn xe tăng khoảng 150 xe có quân số đến gấp đôi số lính lái xe tăng thực thụ.
Khov có thể dùng thông tin này cho phần tính toán binh lực của Kế hoạch Barbarossa. Mình sẽ lo phần dẫn nguồn. --Двина-C75MT 10:53, ngày 8 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
--Двина-C75MT 10:51, ngày 8 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Mình cũng thấy thiếu cụm này trong câu hỏi của Khov hôm kia và hôm nay trả lời luôn: "Army Corps" (gọi đủ) hay "Corps" (gọi tắt) vẫn chỉ là "Quân đoàn" và "German LIVth Army Corps" là "Quân đoàn 54 (Đức)". --Двина-C75MT 13:42, ngày 9 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Hải quân Liên Xô trong chiến tranh thế giới II
[sửa mã nguồn]Hải quân Liên Xô trước năm 1955 chưa có quy mô lớn như hải quân Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức. Tuy nhiều tàu nhưng Liên Xô không có các pháo hạm mạnh như các chiếc Tirpish, Bismark của Đức, chiếc Arizona của Hoa Kỳ hay chiếc Prince of Wals của Anh. Liên Xô cũng không có tàu sân bay trong chiến tranh thế giới thứ hai. Hải quân Liên Xô chỉ có bốn vùng tác chiến chủ yếu thì ba vùng là biển phụ cận (Biển Đen, Baltic, Baren, chỉ có ở Thái bình dương là có hạm đội đại dương những chất lựong vẫn thua Nhật. Chiến lược phòng thủ của Liên Xô trong Chhếin tranh thé giới II là dùng hải quân chủ yếu làm nhiệm vụ yểm hộ ven bờ và bảo vệ các đoàn vận tải. Do đó, họ không có các trận đối hải lớn có đủ độ nổi bật như "Chiến tranh Thái Bình Dương". --Двина-C75MT 11:13, ngày 8 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Uman, Brodi và Smolensk 1943
[sửa mã nguồn]Thôi chết tôi rồi, anh bạn Sholokhov đột kích quá nhanh, bỏ qua cả Blau, Voronezh, Stalingrad Kharkov, Kursk, Orion (Kutuzov), Thống chế Rumiantsev để xông đến đánh ngay Smolensk nên bị quân Đức bao vây rồi chứ gì? Xe tăng tấn công nhanh mà không chờ bộ binh vác thịt theo sau yểm hộ thì dễ thành "quan tài sắt" lắm đấy:D. Nếu không mở đường tiếp tế và rút quân ra thì dễ rơi vào tình cảnh của quân đoàn xe tăng 8 ở Brodi và các tập đoàn quân 6 và 12 của Liên Xô ở Uman lắm đấy. Không khéo lại bị NKVD báo cáo với Stalin rồi đưa ra tòa án binh thì đau lòng cho Dvina này quá!!!. Từ giờ đến trung tuần tháng 1/2010, mình đang bận với hai dự án lịch sử ở ngoài đời nên chắc bị chiết mất một nửa thời gian. Sẽ cố gắng nhưng tiến độ chắc sẽ giảm. Vả lại, Minh huy vừa thẻnh cầu bài Sevastopol, mình đang tìm tài liệu vì trận này cái nhiều cái hay trong nội bộ chỉ huy phía Liên Xô, sẽ "sờ đến" Brodi và Uman trong tuần tới. À mà Khov thấy Trận pháo đài Brest thế nào. Mình vừa mổ sung mấy liên kết ngoài bằng phim tài liệu khá hay. --Двина-C75MT 08:27, ngày 9 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Không rõ ai đã thêm liên kết ngoài này vào Chiến dịch Barbarossa nhưng đúng là một đóng góp nhỏ có ý nghĩa cực lớn. Mình không có thì giờ lục lại lịch sử (vì bận viết) nhưng nếu đúng là Khov đã tìm ra web đó thì phải được phong Anh hùng Liên Xô mới xứng. --Двина-C75MT 13:07, ngày 9 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Mình chưa xem hết phim nhưng chắc chắn sẽ phải xem hết. Mình cũng sẽ tìn bên ru, thế nào cũng có những bài hát về Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Như Katyusha chẳng hạn. --Двина-C75MT 13:29, ngày 9 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
- Mình vừa chuyển nó trở lại như cũ, vì lỡ tạo sai ko gian khiến bản mẫu Krym bị hư cả một khúc, nhưng theo bản mẫu thì chiến dịch Krym có bài riêng cơ mà --minhhuy*=talk-butions 14:11, ngày 9 tháng 12 năm 2009 (UTC)
- Tôi cũng nghĩ như bạn, nhưng khoanh tay chịu bị sửa vì GV cho 1 đá với cái Ma Rốc đó rồi mà.--Maharaja Ti2008 (Thảo luận/bài viết) 15:02, ngày 9 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Cái này (nếu có) thì do Bộ ngoại giao phối hợp với Vụ đối ngoại Bộ Quốc phòng công bố và phân phát cho các đoàn ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam. Nhưng theo mình biết thì hình như chưa có. --Двина-C75MT 15:10, ngày 9 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Krym
[sửa mã nguồn]Như có lần mình đã có lần trao đổi với Minh Huy và cả Sholokhov nữa, các bài về Mặt trận Xô-Đức từ nguồn en: rất thiếu thông tin do họ không có (hoặc thiếu) tài liệu lịch sử trực tiếp. Hơn nữa, mình cảm thấy người viết cũng không am hiểu về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật quân sự (nói chung là kiến thức quân sự) nên có nhiều đoạn nghe "buồn cười", thậm chí, "bàn tán" nhiều hơn "mô tả"; nếu có mô tả thì sự cảm tính chắc chắn là giống như các bài viết tuyên truyền của Liên Xô (tất nhiên theo chiều ngược lại) và nguồn dẫn thì thiếu. Chính vì vậy mà giá trị bách khoa của bài khá hạn chế. Mình đã cố gắng không tham gia vào mặt trận Thái Bình Dương và mặt trận phía Tây (do người Nga không trực tiếp đánh nhau ở đó, trừ chiến dịch Mãn Châu). Tuy nhiên, các "West's warriors" vẫn xông hay sang phía Đông mặc dù chắc chắn là họ không bao giờ đánh nhau cho nước Nga. Khov nghĩ sao về việc này ??? Mình cũng gửi cả thảo luận này cho Minh Huy và Pro MK). --Двина-C75MT 08:50, ngày 10 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Mình đang tham khảo nguồn của ru: bên đó họ dẫn nguồn tương đối đủ. Qua bài Trận Smolensk (1941) và bài Trận pháo đài Brest, mình thấy họ làm việc này khá nghiêm túc.// Minh Huy muốn cải tạo ngay bài Chiến tranh thế giới thứ hai, theo mình hơi vội. "Quân Nga" đang trầy trật giải quyết chưa xong năm 1941 và 1942, "Quân đồng minh" cũng hành động rất chậm chạp. Trận Trân Châu cảng vẫn chưa ngã ngũ, các cuộc chiến tại Bắc Phi và Nam Ý vẫn chưa có tiến triển. Nếu chưa xong bài chi tiết mà cải tạo ngay bài chính chắc chắn sẽ xảy ra một cuộc "đấu bò tót" còn dữ hơn Chiến dịch Barbarossa nhiều. Và thế là Khối đồng minh chiến tranh thế giới thứ hai lục đục, điều này chỉ có lợi cho Phe Trục. Khov thấy sao. Hitler đã chẳng từng đem con ngoáo ộp Bolshevich ra hù dọa các nước Châu Âu trước Chiến tranh thế giới thứ hai đấy thôi. --Двина-C75MT 09:23, ngày 10 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
- Khov nên xem t/l tại trang của mình, quan trọng đấy (hàng cuối cùng) --minhhuy*=talk-butions 09:48, ngày 10 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Theo mình, Khov nên chuyển thông tin sang bài mới: Chiến dịch Krym 1941-1942, nó phù hợp với bản mẫu Krym và Caucasus. Bài Cuộc vây hãm Sevastopol do tầm nhìn hẹp của nó, sẽ là bài con của Chiến dịch Krym 1941-1942. Thậm chí đưa luôn cả vào bài chính cũng đuợc. --Двина-C75MT 09:53, ngày 10 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Mình đoán là inayak. --Двина-C75MT 09:57, ngày 10 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Mình đã hủy toàn bộ sửa đổi và quay về bản của Paris. Đây chính là inayak, ba chữ đầu "Key" cho thấy rõ. --Двина-C75MT 10:23, ngày 10 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
The fighting continued. Need to actively attack to lock the door open immediately. --Двина-C75MT 10:45, ngày 10 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Thôi chết, mình lùi thẳng một nhát, thế là xong luôn. Mà hình như đạn này đưa vào Kế hoạch Barbarossa vẫn được mà. bên đó, đoạn này đang trống. Nó được coi như một giả thiết chưa dược xác minh. Nếu có thì cũng là môht lý do dẫn tới Chiến dịch Barbarrossa triẻn khai sớm, còn nếu không, nó vẫn là một giả thiết. --Двина-C75MT 10:48, ngày 10 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Theo mình thì nên chờ đến hết tuần, khi bài này trên trang chính đuợc thay bằng bài Suleiman I. Làm vội quá, dễ bị antiFA. Khov cứ chuẩn bị bản thảo đoạn này ở Thảo luận Thành viên: Sholokhov/chỗ thử. Mình sẽ qua đó bổ sung. Xong xuôi, alê hấp, nhập trang.:D --Двина-C75MT 10:59, ngày 10 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
Đúng là eo đất Perekov, bên cạnh nó là vịh Shivat nên mình nhầm. Còn nguồn thì dễ thôi, trước đây đã có nhưng tay này xóa bỏ. Mình sẽ dẫn lại. Khov nên nhận ra chiến thuật phá hoại của tay này. Hắn căm tức anh em mình suốt từ khi bạn phát hiện ra Askan 2 và 3 đến giờ. Mình nhận ra điều này qua sự lặp đi lặp lại của các hành vi đặc trưng. --Двина-C75MT 11:11, ngày 10 tháng 12 năm 2009 (UTC)--
- Thì mình cũng nói với bác Tâm như vậy, thôi để tối nay tải thẳng nó lên đây cho yên chuyện, giờ mình đi nghỉ đây, trực cả buổi chiều mệt quá --minhhuy*=talk-butions 11:20, ngày 10 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Nationalism và Patriotism
[sửa mã nguồn]Đúng là chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa dân tộc đã trở thành hai nhân tố quan trọng trong sự phát triển của nhân loại trong thế kỷ 20 và theo dự đoán của Samuel Huntington thì còn ở cả thế kỷ 21 nữa. Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên "nhân loại bị chia rẽ". Mọi học thuyết đuợc đề xuất nhằm đưa nhân loại hòa hợp với nhau đều đáng được trân trọng. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ: "có khả thi không". Cái này không chỉ muốn là được. Tôi rất trân trọng ý muốn của ngài Jimmy Wales muốn tập hợp sự đoàn kết những con người thông qua tập hợp tri thức của nhân loại. Tuy nhiên, suy cho cùng thì tri thức vẫn phải được tạo ra bởi con người. Và con người thì lại có những quyền lợi giống nhau nhưng không phải là chung cũng như có quyền lợi chung nhưng lại không giống nhau. Do đó, kho tri thức này cũng vẫn giống như khẩu súng. Bắn ai là việc của người dùng súng. --Двина-C75MT 06:38, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)--
- Trang thảo luận (hiện hành) của Khov dài quá rồi. Bạn nên lưu đi. Mỗi truy cập trực tiếp vào trang này đều rất khó khăn. Thậm chí là "treo máy". --Двина-C75MT 06:41, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)--
- Quân thường trực của Khov vẫn còn "đông như quân Nguyên". Trên mặt trận vẫn còn đến 3, 4 phương diện quân, cần tiếp tục "giải trừ quân bị". --Двина-C75MT 10:16, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)--
Quân đoàn Badanov và Tatsinskaya
[sửa mã nguồn]Trong lịch sử thì Quân đoàn xe tăng 24 tự phá vòng vây trở về (tất nhiên là có thêm đòn đánh lạc hướng của Quân đoàn xe tăng 18). Yên tâm, mình đang làm Sao Thổ, thế nào cũng phải động đến bài này (bài chi tiết). --Двина-C75MT 06:21, ngày 27 tháng 2 năm 2010 (UTC)--
Chiếc đĩa vàng và đầu của Zhukov
[sửa mã nguồn]Minh nghi chuyện này do mấy anh nhà báo hứng chí lên bịa ra lắm. Đâu như trên báo "Tuổi trẻ" đăng lại một bài trên báo "Quân Giải Phóng" của Trung Quốc từ năm 1995 thì phải. Sự vô lý là ở chỗ không có lẽ Hitler lại không biết Zhukov là ai. --Двина-C75MT 09:34, ngày 8 tháng 2 năm 2010 (UTC)--
Tiếp tế cho Stalingrad
[sửa mã nguồn]Không biết các tác giả bên en: có dẫn nguồn không. Còn nguồn của mình thì ở đây. --Двина-C75MT 09:57, ngày 11 tháng 3 năm 2010 (UTC)--
Có ba nguồn khác nhau về quân số Đức bị vây:
- Paulus dựa trên tính toán đại tá Gerhart Schroeter, phụ trách hậu cần của Tập đoàn quân 6 thì ngay sau khi bị vây ngày 25 tháng 11, quân số bị vây là 313.000 người; đến ngày 29 tháng 11, còn 285.000 người, đến ngày 24 tháng 1 năm 1943, còn lại 255.000 người. Doerr Hans lấy con số tròn là 250.000 (kể từ ngày 24 tháng 1) để tính. Các phân tích của Doerr Hans có tại đây.
- Một số tác giả en lấy nguồn từ Kurt von Tippenskirk và nguồn sơ cấp là từ Bộ Tổng tham mưu quân đội Đức (chỗ Frank Hander, nhưng ông này đã ra khỏi Bộ Tổng tham mưu Đức từ tháng 9 năm 1942), do đó, quân số bị vây và thống kê thiệt hại được người Đức tính theo quân số có trước tháng 11 năm 1942. Vì vậy mới có chuyện giảm số quân bị thiệt hại từ hơn 300.000 quân xuống còn 255.000 quân nhưng thực ra những thiệt hai về quân số được bổ sung sau khi bị vây và số chết trong chién đấu từ 25 tháng 11 năm 1942 trước ngày 24 tháng 1 năm 1943 đã không được tính.
- Paulus là thống chế trực tiếp chỉ huy tại chiến trường, số liệu vê binh lực của ông ta báo cho Bộ Tổng tư lệnh Đức để tính toán viẹt tiếp té hậu cần chăc chắn chính xác hơn số liệu do chíng Bộ Tổng tham mưu Đức đưa ra. Sau này, khi bị bắt làm tù binh, người Nga dã thu được một số tài liệu chưa kịp đốt bỏ phản ánh đúng những gì mà Paulus đã báo cho Bộ Tổng tư lệnh Đức. Ngoài ra, còn nhiều số liệu về quân số và thiệt hại của quân Đức trong các trận chiến trên đường phố Stalingrad còn tiếp diễn từ ngày 19 tháng 11 đến ngày 24 tháng 11 (không nằm trong diễn biến Chiến dịch Sao Thiên Vương) cũng đã không được cả Paulus và Bộ Tổng tham mưu Đức tính vào tổng quân số bị vây và tổng thiệt hại. Nguời Nga dựa vào lời khai của Paulus cùng các sĩ quan Đức bị bắt và các tài liệu mà họ thu được để công bố con số lên đến 330.000 người của đối phương bị vây.
- Từ ngày 24 tháng 1, khi cầu hàng không hoàn toàn bị cắt đứt, những đội lính cần rút ra nhưng bị kẹt lại cũng đuợc Bộ Tổng tham mưu Đức coi là đã duợc rút ra theo kế hoạch. Đây cũng là một trong những sai sót trong thống kê của người Đức. --Двина-C75MT 03:54, ngày 12 tháng 3 năm 2010 (UTC)--
- Circumvallation là bao vây phong toả. Người Việt Nam cũng gọi là "Chiến thuật bao vây, phong toả"
- Contravallation là hệ thống công sự bao vây. Nguời Việt Nam gọi là "Chiến thuật đào hào vây lấn". (Chú ý người Việt Nam không chỉ "vây" mà còn "lấn").
Mình thấy Từ điển bách khoa quân sự và cả từ điển Anh-Việt đều cho nghĩa này. Chính mình cũng lạ vì nếu chiết tự thì "Contra" (contre) là "chống lại" hay "chống đối". Cái này để mình phải hỏi mấy Pro chuyên ngành vậy. --Двина-C75MT 10:40, ngày 12 tháng 3 năm 2010 (UTC)--
Huân chương trên Lễ phục của Zhukov
[sửa mã nguồn]Vì số lượng Huân huy chương và tặng thưởng quá nhiều nên Zhukov chỉ đeo đủ 4 danh hiệu quan trọng nhất (Anh hùng Liên Xô), các Huân chương còn lại chỉ deo cuống, không đeo cả Huân chương. Thứ tự trong ảnh từ trên xuống dưới, từ trái sang phải là:
- 1- Bốn sao trên cùng là bốn "Huân chương Sao Vàng" ghi nhận 4 lần Anh hùng Liên Xô.
- 2- Hàng cuống thứ nhất gồm hai Huân chương Chiến thắng (Орден «Победа»)
- 3- Hàng cuống thứ hai gồm 5 Huân chương Lê Nin.
- 3- Hàng cuống thứ ba gồm ba Huân chương Cờ đỏ (Орден Красного Знамени) và hai Huân chương Suvorov hạng nhất (Орден Суворова I степени)
- 4- Hàng cuống thứ tư gồm: Huân chương 20 năm Hồng quân Công Nông (Юбилейная медаль «XX лет Рабоче-Крестьянской Красной Армии»), Huân chương vì cuộc phòng thủ Leningrad (Медаль «За оборону Ленинграда»), Huân chuơng vì cuộc phòng thủ Moskva (Медаль «За оборону Москвы»), Huân chương vì cuộc phòng thủ Stalingrad (Медаль «За оборону Сталинграда»), Huân chương vì cuộc phòng thủ Kavkaz (Медаль «За оборону Кавказа»).
- 5- Hàng cuống thứ năm gồm: Huân chương "Vì chiến thắng nước Đức trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941-1945." (Медаль «За победу над Германией в Великой Отечественной войне 1941—1945 гг.»), Huân chương 20 năm chiến thắng trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941—1945 (Юбилейная медаль «Двадцать лет победы в Великой Отечественной войне 1941—1945 гг.»), Huân chương 30 năm Quân đội và Hải quân Liên Xô (Юбилейная медаль «30 лет Советской Армии и Флота»), Huân chương vì chiến thắng Đế quốc Nhật Bản (Медаль «За победу над Японией»).
- 6-Hàng cuống thứ sáu gồm: Huân chuơng 40 năm các lực lượng vũ trang Liên Xô 1918-1958 (Юбилейная медаль «40 лет Вооружённых Сил СССР»), hai Huân chương Sao Đỏ (Орден Красного Знамени), Huy chương kỷ niệm lần thú 250 ngày thành lập thành phố Leningrad. (Медаль «В память 250-летия Ленинграда»).
- Hàng cuống thứ bảy gồm: Huân chương Sao Đỏ, hai Huân chương sư tử trắng,
- Hàng cuống thứ tám gồm: Huân chương Chữ thập của Tiệp Khắc (1939) (Военный крест (Чехословакия, 1939)), Huân chương Sukhe Bator (Орден Сухэ-Батора), Huy chương vì Oder Nise, Baltic (Медаль «За Одру, Ниссу, Балтик»).
- Hàng cuống thứ chín gồm: Phần thưởng danh dự của Hoàng gia Anh (The Most Honourable Order of the Bath), một chiếc chưa tìm thấy mẫu, Huân chương vì sự phục hưng Ba Lan.
- Hàng cuống thứ mười: Huân chương Bắc đẩu bội tinh quốc gia Pháp (Ordre national de la Légion d'honneur), Huân chuơng vì cuộc giải phóng Warshava (Медаль «За освобождение Варшавы»), Huân chương Tự do (Nam Tư), (Орден Свободы (Югославия)). --Двина-C75MT 13:56, ngày 20 tháng 3 năm 2010 (UTC)--
Cái vòng 1943
[sửa mã nguồn]Đồng ý, "Chiến dịch Cái Vòng (1943))", người Nga cũng làm như vậy để khỏi nhầm với Chiến dịch Cái Vòng 1991 ở Nagorny - Karabakh. --Двина-C75MT 08:02, ngày 14 tháng 3 năm 2010 (UTC)--
- Có đấy, mình đã thấy trong sách của Wilheim Adam, Doer Hans, Samsonov hoặc Isaev có đoạn tương tự. Sẽ tìm ra ngay thôi. --Двина-C75MT 11:31, ngày 14 tháng 3 năm 2010 (UTC)--
Các tác giả bên ru không đọc hết các tài liệu, hoặc giả họ muốn dugn hoà giữa Anh-Mỹ và Đức. Lịch sử Nga và lịach sử Đức đều gọi là "Chiến dịch Donbas". Chỉ có người Anh-Mỹ (chắc vì ở xa, không nhìn rõ) gọi là Trận Kharkov lần thứ ba. --Двина-C75MT 18:55, ngày 14 tháng 3 năm 2010 (UTC)--
Giucốp và Khơrútxốp
[sửa mã nguồn]Mình không có tài liệu nào nói về chuyện đó cả nhưng có thể thấy luận cứ đó không chác đúng vì Zhukov luôn là người muốn hiện đại hóa quân đội. Còn Khrrushev cũng muốn ve vãn quân đội. Mà trong quân đội Liên Xô thì lực lượng thông thường (chứ không phải lực lượng hạt nhân) mới có vai trò đích thực trong đối nội. Trong các tài liệu mình có cho thấy mâu thuẫn Khrushev và Zhukov chủ yếu phát sinh từ việc một số tướng tá buộc tội Zhukov phi chính trị hóa quân đội và khắt khe với cấp duới. Họ cũng lôi cả chuyện ông bỏ vợ cả, lấy vợ hai làm đề tài đàm tiếu. Một số báo chí phương Tây khi đó còn phỏng đoán rằng Zhukov còn tham gia vào nhiều vụ thủ vũ khí hạt nhân của Liên Xô. --Двина-C75MT 11:03, ngày 16 tháng 3 năm 2010 (UTC)--
- Mấy vị tướng chính trị, họ sợ Zhukov hạn chế bớt quyền lực của phe cánh mình. --Двина-C75MT 11:37, ngày 16 tháng 3 năm 2010 (UTC)--
Thời Xô Viết là vậy, khi Liên Xô bãi bỏ chế độ chính ủy năm 1943, nhiều chính ủy trở thành tướng chính trị. --Двина-C75MT 13:03, ngày 16 tháng 3 năm 2010 (UTC)--
Sản xuất xe tăng ở Liên Xô
[sửa mã nguồn]- 1- Thực ra thì ở Hoa Kỳ cũng giống như Liên Xô (kể cả Nga hiện nay) về việc có nhiều văn phòng thiết kế của nhiều hãng khác nhau nghiên cứu và chế tạo cac mẫu xe tăng. Có điều người viết đoạn nói trên đã "cài tư duy chính trị" vào đoạn viết đó mà thôi (POV); còn sự cạnh tranh giữa các hãng thiết kế thì ở dâu mà chẳng có, Khov có thể chỉnh lại đoạn này cho trung lập hơn. Cũng như máy bay, xe tăng phát triển theo mọt chuỗi "kế thừa - phát triển", cái sau thừa hưởng ưu việt của các trước và phát triển thêm cho phù hợp mức độ hiện đại hóa của các vũ khí trước, nhất là vũ khí chống tăng.
- 2- Đại đoàn của quân đội Hoa Kỳ là tổ chức cấp sư đoàn binh chủng hợp thành, bao gồm các lữ đoàn (không phải trung đoàn). Mỗi đại đoàn binh chủng hợp thành của Hoa Kỳ thường bao gồm 4 lữ doàn bộ binh cơ giới, một lữ đoàn tăng-thiết giáp, một lữ đoàn pháo binh, một lữ đoàn công binh, một phi đoàn không quân yểm hộ mặt đất - trinh sát (thường là trực thăng). Tổ chức này được phát triển trong chiến tranh Triều Tiên và đạt đến độ hoàn chỉnh trong Chiến tranh Việt Nam. --Двина-C75MT 01:58, ngày 22 tháng 3 năm 2010 (UTC)--
Kutuzov
[sửa mã nguồn]Bên en: dẫn nguồn của Krivishev vô tội vạ mà không để ý rằng Krivishev thống kê thương vong trên toàn bộ một mặt trận hoặc một chuỗi dài các chiến dịch trong một chiến cục lớn. Chẳng hạn như Chiến dịch Kutuzov mà Khov vừa dẫn. Thực ra chiến dịch này bắt đầu từ ngày 14 tháng 7 sau khi quân Đức đã bị đẩy lùi về điểm xuất phát tại mặt Bắc của vòng cung Kursk. Thống kê của Krivoshev là thống kê của cả giai đoạn phòng ngự cũng như tấn công tại các phương diện quân Trung tâm, Voronezh và Briansk suốt từ ngày 3 tháng 7 đến giữa cuối tháng 10, không chỉ bao gồm trận Kursk mà còn của cả các chiến dịch Kutuzov và Thống soái Rumientsev nữa. Từ lâu, mình đã không lạ lẫm gì sự đánh tráo này. Chính Winston Churchill trước khi sang Moskva tháng 9 năm 1942 để thuyết phục Liên Xô đồng ý với Anh vè việc không thể mở mặt trận thứ hai tại Châu Âu trong năm 1942 cũng đã nói toẹt ra rằng ông ta cực kỳ khó chịu khi phải nói chuyện với một nhà nước mà từ lâu, ông ta đã muốn bóp chết nó từ trong trứng. Thế thì còn mong gì sự trung lập bên en wiki???. --Двина-C75MT 01:54, ngày 25 tháng 3 năm 2010 (UTC)--
Donets
[sửa mã nguồn]Mình phải làm cho xong Blau và trận phòng thủ Stalingrad đã. Nếu không sẽ mất tư duy liên tục theo thời gian của Sử học. --Двина-C75MT 06:11, ngày 24 tháng 3 năm 2010 (UTC)--
- "Chiến dịch Braunschweig" chính là Trận phòng thủ Stalingrad. Khov đang làm "Chiến dịch Braunschweig" thì nên tạo một trang đổi hướng "Trận phòng thủ Stalingrad" cho dễ tìm vì quen thuộc với người Việt Nam hơn. --Двина-C75MT 10:34, ngày 24 tháng 3 năm 2010 (UTC)--
Franco
[sửa mã nguồn]Về chính trị thì rất dễ hiểu. Khi đang chống phát xít, Phương Tây coi Liên Xô là đồng minh; khi chống phát xít xong, Phương Tây coi Liên Xô là đối thủ. Riêng với Franco, ông này chưa bao giờ là đối thủ của Anh-Mỹ mà thậm chí còn có công to vì đã bóp chết nước Cộng hòa Tây Ban Nha với sự giúp đỡ của Đức và Ý, tạo thành một tiền đồn anticommunism trên bán đảo Iberia. Nhiều tội phạm chiến tranh khác cũng được hỗ trợ dể trốn sang các nước Nam Mỹ, đặc biệt là Argentina và Chili khiến nguời Israel, người Pháp và cả người Nga phải truy nã mãi cho đến tận cuối thế kỷ 20. --Двина-C75MT 10:37, ngày 27 tháng 3 năm 2010 (UTC)--
Trungda đang xử lý. Người Đài này không rõ có bị "ốm cái đầu" không, ông ta thử xóa Nguyễn Văn Hùng (võ sĩ) xem. Chắc "ăn đòn" ngay. Nguyễn Văn Hùng (phi công) là nhân vật có thật. Nhưng hình như bài chưa được viết (đỏ). Trungda khóa là phải. Đến khi nào ông Đài Nhân này hạ nhiệt thì viết cũng chưa muộn. --Двина-C75MT 11:43, ngày 27 tháng 3 năm 2010 (UTC)--
F. I. Golikov
[sửa mã nguồn]Đúng là Cục tình báo trung ương đấy, viết tắt là GRU (tiếng Nga: ГРУ). Cục tình báo trung ương Nga đến nay vẫn gọi như vậy. --Двина-C75MT 07:01, ngày 5 tháng 4 năm 2010 (UTC)--
Donets
[sửa mã nguồn]Đúng là có một số sư đoàn quân đội Liên Xô lúc này chỉ còn từ 1.000 đến 2.000 quân nhưng đến 52 sư đoàn đều như thế cả thì không thể có. Vì vậy, số liệu do Thomson đưa ra không đáng tin cậy. Cả David Glantz và John Erickson đều tương đối thống nhất là quân đội Liên Xô chỉ mất từ 18 đến 20 sư đoàn, quân số trung bình mỗi sư đoàn khoảng 4.000 người (ít nhất 1.500 người, cao nhất 7.000 người). Ngoài ra, cả en và ru đều thống nhất để số liệu ở phần kết quả. Ngoài ra, chiến dịch Donets là chiến dịch phản công của Đức từ ngày 19 tháng 2 sau hai chiến dịch tấn công Belgorod-Kharkov (Chiến dịch Ngôi sao) và "Chiến dịch Nhảy Vọt", Quân đội Liên Xô tổn thất lớn ở hai chiến dịch này do quân Đức phòng ngự tốt. Còn trong hai đòn phản công vào Donets, quân Đức chỉ đẩy được quân Liên Xô về phía Nam vòng cung Kursk chứ không bao vây được họ. Bên en cũng giấu tịt những tổn thất của quân Đức trong hai chiến dịch Belgorod-Kharkov và Nhảy Vọt. --Двина-C75MT 08:05, ngày 5 tháng 4 năm 2010 (UTC)--
Chiến dịch Ngôi Sao
[sửa mã nguồn]Toàn bộ sách Nga và Việt mình đọc được (đâu khoảng trên chục cuốn Nga và 7 cuốn Việt đều cho biết Chiến dịch Belgorod-Kharkov là "Chiến dịch Ngôi Sao". Các tài liệu của Zhukov, Vasilevsky, Stemenko, Rokossovsky, Yeryomenko, Isaev, Beshanov, Moskalenko, Kazakov và Lịch sử chiến tranh vệ quốc vĩ đại đều thống nhất tên gọi này. Nó diễn ra tiếp ngay chiến dịch Ngôi sao từ ngày 2 tháng 2 đến ngày 16 tháng 2 thì chiếm được Kharkov và kết thúc ngày 18 tháng 3 khi Quân đoàn xe tăng 2 SS và Tập đoàn quân xe tăng 4 (tái lập) phản công chiếm lại Kharkov --Двина-C75MT 10:10, ngày 5 tháng 4 năm 2010 (UTC)--
- Chính nó đấy "Chiến dịch Ngôi Sao" và Chiến dịch Belgorod-Kharkov là một. --Двина-C75MT 10:22, ngày 5 tháng 4 năm 2010 (UTC)--
Việt gian
[sửa mã nguồn]- Việt gian: (còn có thể có Hán gian, Nga gian). Đây là từ cũ của người Trung Quốc và người Việt trước đây dùng để chỉ nhưng người cộng tác với ngoại bang gây hại cho Tổ quốc. Từ này không bách khoa, do đó nó bị loại ra khỏi các từ điển bách khoa hiện nay. Lần cuối cùng, mình thấy từ này xuất hiện trong từ điển là ở trong Từ điển tiếng Việt năm 1974. Tuy nhiên, có thể có một số từ điển trên mạng vẫn còn vì mình không thể đọc hết được.
- Về Donets thì Khov cứ yên tâm. Bạn viết thiên về góc nhìn của Đức thì sẽ khác ngay. Khi chỉnh lại phần bối cảnh bài đó, tôi sẽ dùng các nguồn Đức để Đức hóa nó tuêm một chút. Ngoài ra, còn có một diễn biến nữa ở giai đoạn đầu của chiến dịch mà bên en không đưa vào (do đó Khov không có cái để dịch). Đó là Chiến dịch Bước nhảy vọt của N. F. Vatutin bị thất bại. Mình chỉ nhắc qua trong Belgorrod-Kharkov nhưng sẽ nói rõ và đầy đủ hơn ở Donets. --Двина-C75MT 00:48, ngày 7 tháng 4 năm 2010 (UTC)--
Mình vừa tìm đựoc một số ý kiến về Hán Gian. Khov có thể dọc và thấy rằng người Việt Nam có cụm từ Việt Gian thì cũng là bắt nguồn từ đây. --Двина-C75MT 02:06, ngày 7 tháng 4 năm 2010 (UTC)--