Thảo luận Thành viên:Plantaest/Lưu 1
Hoan nghênh
Xin chào Plantaest/Lưu 1! | |||||
Wikipedia tiếng Việt đến nay đã có 1.293.921 bài, đó là kết quả đóng góp quý báu của rất nhiều thành viên trong Wikipedia, mà mọi người đều bắt đầu như bạn. Bạn đã khởi đầu rất tốt và mong rằng bạn sẽ mang đến những đóng góp có giá trị cho quyển bách khoa toàn thư của chúng ta. | |||||
Xin mời bạn giới thiệu về bản thân tại trang thành viên:Plantaest/Lưu 1. | |||||
Mong bạn nhớ các nguyên tắc: |
Bạn có thể mạnh dạn: | ||||
Những chỉ dẫn có ích: các câu thường hỏi, cách viết bài mới, soạn thảo bài, trình bày bài, sách hướng dẫn. | |||||
Cuối cùng, mong bạn thử, đọc, hỏi rồi viết. Cảm ơn bạn và chúc bạn thành công! |
Tuankiet65 (thảo luận) 15:05, ngày 7 tháng 7 năm 2016 (UTC)
Chào bạn, tôi thấy cái tên bãi biển Ninh Chữ mới đúng chính tả, chớ không phải là bãi biển Ninh Chử đâu, bạn xem một số nguồn: [Biển Ninh Chữ], Bãi biển Ninh Chữ - Phan Rang, Biển Ninh Chữ, Ăn gì, chơi đâu ở biển Ninh Chữ? ㅡ ManlyBoys 23:19, ngày 18 tháng 7 năm 2016 (UTC)
- Mình là dân sống ở đây. Trước đây cũng hay viết là Ninh Chữ, nhưng 2-3 năm nay chính quyền tỉnh đã thay đổi lại cách viết đúng bản chất hơn (1, 2), nhưng công tác sửa đổi chưa mạnh, còn luộm thuộm, thành ra có 1 bộ phận viết tên này, 1 bộ phận viết tên kia, nên tên Ninh Chữ hiện vẫn phổ biến. Việc đổi tên bài thì tùy bạn, riêng mình vẫn muốn sửa lại cho đúng. P.T.Đ (thảo luận) 06:44, ngày 19 tháng 7 năm 2016 (UTC)
- Thật ngạc nhiên khi có 2 cách viết cho một địa điểm nổi tiếng như vầy ㅡ ManlyBoys 09:28, ngày 21 tháng 7 năm 2016 (UTC)
- Hihi, bình thường mà, giống như trường hợp Hợp chúng/chủng quốc Hoa Kỳ thôi :)) P.T.Đ (thảo luận) 09:34, ngày 21 tháng 7 năm 2016 (UTC)
- Thật ngạc nhiên khi có 2 cách viết cho một địa điểm nổi tiếng như vầy ㅡ ManlyBoys 09:28, ngày 21 tháng 7 năm 2016 (UTC)
BCB
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Lục lạp mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.
Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người! |
— Damian Vo (thảo luận) 03:03, ngày 1 tháng 8 năm 2016 (UTC)
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Sắc lạp mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.
Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người! |
— Damian Vo (thảo luận) 04:11, ngày 11 tháng 8 năm 2016 (UTC)
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Android Ice Cream Sandwich mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.
Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người! |
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Roboto mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.
Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người! |
— Damian Vo (thảo luận) 11:34, ngày 18 tháng 8 năm 2016 (UTC)
- Bài Android Ice Cream Sandwich mình chỉ sửa sơ sơ thôi, còn người viết chính là thành viên X3cafe cơ. P.T.Đ (thảo luận) 15:10, ngày 18 tháng 8 năm 2016 (UTC)
Một ngôi sao dành cho bạn!
Ngôi sao Cần mẫn | |
Cảm ơn bạn vì những đóng góp tích cực cho mục BCB, thân mến! Mintu Martin (thảo luận) 13:35, ngày 2 tháng 9 năm 2016 (UTC) |
Sóng bập bềnh: UCVBVT
Nhờ bạn dịch giúp nốt phần chú thích trong bài bởi dạo này mình rất bận nên chắc sẽ có ít thời gian chăm chút cho bài này. Mintu Martin (thảo luận) 14:22, ngày 2 tháng 9 năm 2016 (UTC)
- Đầu năm học bận bịu là phải rồi :)) Còn về bài viết đó thì để xem lại, dạo này cũng đang bận. P.T.Đ (thảo luận) 04:25, ngày 3 tháng 9 năm 2016 (UTC)
Biểu quyết xóa bài
Do bài đặt biển độ nổi bật tồn quá nhiều, mong bạn có ý kiến tham gia tại không gian biểu quyết xóa bài. Thân ái! Morning (thảo luận) 15:01, ngày 23 tháng 10 năm 2016 (UTC)
- Mình sẽ cố gắng thu xếp thời gian để tham gia Wiki nhiều hơn. Cũng yêu và nhớ Wiki lắm, nhưng khả năng quản lý thời gian của mình tệ quá, không làm được gì lâu dài cả... Chúc vui! P.T.Đ (thảo luận) 15:05, ngày 23 tháng 10 năm 2016 (UTC)
Ảnh
hình của bạn chọn Cấu trúc vi khuẩn lam chỉ có phụ chú bằng tiếng Anh, nếu có thể bạn hãy làm lại hình và thêm chữ Việt. Nên tạm thời tôi chọn hình khác cho ngày hôm nay. Mong bạn thông cảm.--2A02:908:1A2:660:F84E:EE44:2E0:615B (thảo luận) 00:19, ngày 29 tháng 10 năm 2016 (UTC)
- Không sao, tại tôi thấy dạo này nhiều ảnh cầu cống quá nên đổi gió tý, sau này tôi sẽ cố gắng dịch cả seri ảnh sinh học, tha hồ mà thêm. Mong bạn giúp đỡ khâu thêm Hình ảnh chọn lọc, sao tôi làm theo chỉ dẫn rồi mà ảnh vẫn chưa chịu hiện lên trang chính. Cảm ơn! P.T.Đ (thảo luận) 02:10, ngày 29 tháng 10 năm 2016 (UTC)
BVT
"Lục lạp" mà bạn đã tạo ra hoặc mở rộng đáng kể đã được cộng đồng bình chọn là bài viết tốt, là một trong những bài có chất lượng tốt của Wikipedia tiếng Việt. Hãy cùng tham gia phát triển các bài viết cũng như đề cử và thảo luận chúng. Wikipedia là dành cho tất cả mọi người! |
Chúc mừng với BVT đầu tiên của bạn tại Wikipedia tiếng Việt. Mintu Martin (thảo luận) 10:07, ngày 31 tháng 10 năm 2016 (UTC)
- Cảm ơn bạn và mọi người! P.T.Đ (thảo luận) 12:08, ngày 31 tháng 10 năm 2016 (UTC)
UCVBVT
Mời bạn cho ý kiến tại trang ứng cử bài Dead Inside. Đợi lâu quá rồi mà chẳng thấy ai bỏ phiếu gì cả! Mintu Martin (thảo luận) 01:32, ngày 6 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- Ok, để mình đọc thử xem sao. Tại trước giờ ít đọc mấy bài về âm nhạc nên cũng không quan tâm mấy. P.T.Đ (thảo luận) 13:32, ngày 6 tháng 11 năm 2016 (UTC)
BCB
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Lạp thể mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.
Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người! |
— Damian Vo (thảo luận) 09:59, ngày 7 tháng 11 năm 2016 (UTC)
Re
Hoan nghênh bạn tham gia cải thiện chất lượng bài DNA. Trong suy nghĩ của mình lúc đầu cũng định để toàn bộ chữ ADN thành DNA, rồi các thuật ngữ khác, nhưng do đây là wiki mở cho nên mình cũng muốn có ý kiến của các thành viên khác, không muốn tùy tiện sử dụng thuật ngữ. Có được ý kiến của bạn mình thấy an tâm hơn về các thuật ngữ đang dùng trong bài. Có thời gian, mời bạn tham gia Việt hóa một số hình ảnh, rà soát lại các câu từ cho gần với chủ đề sinh học hơn. Cảm ơn những ý kiến của bạn. Thân! —Earth and MoonTalk 14:56, ngày 8 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- Như vậy theo bạn thì ngoài từ viết tắt ADN theo tiếng Pháp in đậm ở đoạn mở đầu, thì còn lại trong bài viết sử dụng DNA. Ngoài ra các tên riêng như histon -> histone, nucleotit -> nucleotide, cặp bazơ -> cặp base, enzym -> enzyme, gen -> gene (về từ 'gen', 'gien', 'gene' thì theo bạn nên dùng cái nào?)...—Earth and MoonTalk 15:38, ngày 8 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- Chuyện bên lề một tí: Cũng vì kiến thức hạn chế về sinh học và việc sử dụng các thuật ngữ và dịch chúng sang hơi khó nên việc dịch bài này của mình kéo dài hơn một năm (thường mình không đăng lên wiki khi bài chưa xong), và khi thấy có bạn viết bài Lục lạp quá ngon nên mình đã speed up lên khá nhanh, tâm trạng khi đọc bài của bạn cũng thấy vui, do có thể có người đồng hành chăng? :) Chúc bạn sức khỏe và vui vẻ. —Earth and MoonTalk 15:43, ngày 8 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- Có chút thắc mắc muốn hỏi bạn: lúc đầu mình cũng sử dụng tập tin [Eukaryote DNA-en.svg] ở Đoạn Chức năng sinh học, nhưng do khi nghiên cứu các sách báo thì thấy DNA thường xuất hiện trong nhân tế bào ở trong cấu trúc của nhiễm sắc thể (chromosome) và nhỏ hơn là chất nhiễm sắc (chromatin) cùng với một số protein khác (như histone). Bình thường thì nhiễm sắc thể không có dạng chữ X hoặc ghép cặp và tồn tại trong nhân tế bào như một búi rối, giống như trong tập tin [Animal cell cycle.svg] mà bạn đã thay (bạn bấm xem ảnh lớn). Chúng chỉ có dạng chữ X trong giai đoạn phân chia tế bào, nguyên phân, giảm phân... Chính vì điều này mà từ hồi học sinh đến giờ mình vẫn luôn nghĩ DNA nằm trong nhiễm sắc thể và nhiễm sắc thể lúc nào cũng có dạng chữ X (hoặc hình que thẳng, hoặc nửa chữ X), làm cho mình băn khoăn không biết lúc DNA sao chép thì nó lại phải tháo xoắn khỏi dạng chữ X của nhiễm sắc thể. Bởi vì mình thường tổng hợp các kiến thức lại với nhau nên khi ghép lại thấy hơi khó hiểu ở vấn đề cấu trúc của nhiễm sắc thể, vị trí của DNA và nó tham gia vào như thế nào cho cấu trúc này. Do vậy mình đã thay tập tin như ở trên để tránh cho người đọc khỏi suy nghĩ là nhiễm sắc thể lúc nào cũng có dạng chữ X. Không biết những thảo luận ở đây của mình có đúng không, bạn cho ý kiến nhé. —Earth and MoonTalk 08:32, ngày 12 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- Hi, bạn cứ sửa đổi tự nhiên vì khi đã đưa lên wikipedia thì bài viết không còn là của một cá nhân ai cả. Mọi người đều có cơ hội tham gia chỉnh sửa miễn là tuân thủ các quy định ở đây. Mình thấy phản hồi của bạn cũng giúp mình hiểu thêm hơn về chromatin và chromosome. Bạn đã diễn đạt lại hộ ý của mình không chỉ ở thảo luận vừa rồi mà ở cả toàn bộ bài chính DNA (nhiều khi dịch là khó như vậy đấy). Ý trao đổi của mình là mong muốn mọi người không còn giữ hình ảnh ở trong đầu về DNA và nhiễm sắc thể giống như ở hình [Eukaryote DNA-en.svg] nữa. Không biết có nhiều người bị ảnh hưởng bởi tấm hình này giống như mình không, hay do kiến thức sinh học hạn chế của mình. Theo mình trước mắt cứ để như bạn sửa, khi nào có thời gian bạn vẽ lại giúp hình giống như trong [Animal cell cycle.svg] nhưng hướng đối tượng hơn vào DNA, chromatin, chromosome cũng như căn chỉnh cho cân đối tỷ lệ. Ví dụ như hình ở đây về cấu trúc 3 chiều của nhiễm sắc thể trong nhân tế bào, còn ví dụ hình ảnh hay gây nhầm lẫn ở đây (mặc dù nếu đọc kỹ bài của họ thì không sai). Chúc bạn cuối tuần vui vẻ. :) —Earth and MoonTalk 14:00, ngày 12 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- Mạn đàm thêm một chút, khi đọc đến đoạn thứ hai ở bài trên mình nghĩ có lẽ do yếu tố lịch sử, lúc đầu các nhà tế bào học chỉ quan sát thấy nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi dạng chữ X trong giai đoạn phân bào (nó được nhuộm màu), còn bình thường thì không quan sát được do vậy hình ảnh này có thể có trước khi có búi rối sau này. Cảm ơn những trao đổi của bạn.—Earth and MoonTalk 14:19, ngày 12 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- Tuần này, tôi có chọn một số hình ảnh về sinh hóa học đưa lên trang chính trong mục Hình ảnh chọn lọc, mục đích là mong người vào WP chú ý một số bài về sinh học. Nhưng vì tôi không có hiểu biết về sinh học lắm, nên mong hai bạn giúp xem lại những chú thích dưới hình, nếu có sai sót hay là chưa rõ, mong hai bạn giúp sửa chữa lại. Cảm ơn trước ! --Langtucodoc (thảo luận) 04:45, ngày 15 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- @Langtucodoc (thảo luận) Mình thấy bạn ghi chú cũng ổn mà, có gì mình xem cho. Mai 16/11 mình vừa thêm một ảnh vector chọn lọc đã dịch sang tiếng Việt. Mong bạn xem thử sao! P.T.Đ (thảo luận) 05:06, ngày 15 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- Tôi nghĩ vì là đưa lên trang chính nên không những cần viết chú thích chính xác mà còn cần dễ hiểu nữa để những người đọc không chuyên sinh cũng có thể nắm sơ được mấu chốt vấn đề và có thể thấy thú vị để vào đọc bài, nếu không thì mục đích ban đầu sẽ không đạt được. Hình ngày mai được mà bạn, hình gốc đó đã được commons chọn là Featured pictures (hình ảnh đặc sắc) và cũng cảm ơn bạn đã việt hóa nhiều hình ảnh sinh học. Tôi đang cân nhắc dùng một số hình gây chú ý hơn.--Langtucodoc (thảo luận) 13:31, ngày 15 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- @Langtucodoc (thảo luận) Cảm ơn bạn đã trả lời, mình sẽ lưu ý hơn về vấn đề chú thích trong các ảnh chọn lọc sau này. P.T.Đ (thảo luận) 13:39, ngày 15 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- Theo bạn, nếu muốn gây chú ý về bài lục lạp, nên chọn ảnh trên (Hình:C4 photosynthesis is less complicated vi.svg) hay là chọn Hình:Plagiomnium affine laminazellen.jpeg hoặc Hình:Bryum capillare leaf cells.jpg thì sẽ dễ hiểu và gây chú ý cho người không chuyên sinh hơn?--Langtucodoc (thảo luận) 13:46, ngày 15 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- @Langtucodoc (thảo luận) À, mình thấy ảnh 1 so với ảnh 2,3 chứa nội dung khác nhau cũng khó đối sánh (ảnh 3 đã lên HACL của Wiki mình), một cái để chỉ có hai loại lục lạp khác biệt trong thực vật C4, còn hai ảnh còn lại chỉ đơn thuần cho thấy lục lạp có trong tế bào thực vật. Theo mình thì ảnh 1 với 2, 3 giá trị như nhau, mức độ khó hiểu cũng tương đương các ảnh gần đây nên mình nghĩ không ảnh hưởng lắm. Nên có thể cho ảnh 1 ngày mai, ảnh 2 ngày mốt.
- P/S: Trong bài Lục lạp mình thấy ảnh (Hình:Leaf tissue structure flat vi.svg) cũng đạt chất lượng nên định cho lên trong những ngày sau. P.T.Đ (thảo luận) 14:04, ngày 15 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- Vậy đổi Hình:Bryum capillare leaf cells.jpg cho ngày mai và Hình:C4 photosynthesis is less complicated vi.svg cho ngày mốt nhé, đi tuần tự như vậy có thể dễ hiểu hơn? Nếu bạn đồng ý, mong bạn đổi hình và viết chú thích tiếp luôn. Còn Hình:Plagiomnium affine laminazellen.jpeg và Hình:Leaf tissue structure flat vi.svg có lẽ không nên sử dụng kỳ này nữa, vì theo tôi nghĩ, mảng sinh học rất rộng, không nên cùng lúc đưa nhiều hình cùng 1 trọng tâm lên, bạn nghĩ sao?--Langtucodoc (thảo luận) 14:44, ngày 15 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- @Langtucodoc (thảo luận) Vậy thì theo ý của bạn, để mình đổi lại. Nhưng mình để Hình:Plagiomnium affine laminazellen.jpeg cho mai nhé, vì Hình:Bryum capillare leaf cells.jpg lên năm 2014 rồi. P.T.Đ (thảo luận) 15:00, ngày 15 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- Nếu bạn đồng ý, mong bạn đổi lại giúp. Theo tôi, Hình:Plagiomnium affine laminazellen.jpeg dùng cũng được, nhưng chất lượng hơi kém, chỉ có 100KB (mà commons gần đây có quy định là hình trên 2 MB mới được chọn là hình chọn lọc -ngoại trừ diagrams, nhưng quy định này không nhất định phải áp dụng tại WP tiếng Việt và cho những hình đã chọn cũ). Theo tôi, dùng lại hình cũ không sao cả miễn là có mục đích ;) vì WP tiếng Việt không có quy định nào cấm việc đó và từ tháng 3 năm 2016, nhiều hình đã chọn cũ được dùng lại, tôi thấy không có vấn đề gì cả, nếu hình đẹp thì tại sao không được dùng lại. Cảm ơn bạn đã đến và đóng góp, giúp cho WP nhiều bài sinh học có chất lượng.--Langtucodoc (thảo luận) 15:17, ngày 15 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- @Langtucodoc (thảo luận) Mình hiểu rồi, xin lỗi đã làm phiền. Mình đã đổi lại rồi đó! P.T.Đ (thảo luận) 15:29, ngày 15 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- Chuyện nhỏ mà, quá nhỏ so với những đóng góp của bạn. Cảm ơn bạn đã giúp thay đổi hình và mong bạn xem tiếp giúp những chú thích hình sắp tới. Đúng ra là tôi phải xin lỗi vì đã làm phiền bạn.--Langtucodoc (thảo luận) 14:07, ngày 16 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- @Langtucodoc (thảo luận) Cảm ơn sự chân thành của bạn! P.T.Đ (thảo luận) 14:19, ngày 16 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- Chuyện nhỏ mà, quá nhỏ so với những đóng góp của bạn. Cảm ơn bạn đã giúp thay đổi hình và mong bạn xem tiếp giúp những chú thích hình sắp tới. Đúng ra là tôi phải xin lỗi vì đã làm phiền bạn.--Langtucodoc (thảo luận) 14:07, ngày 16 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- @Langtucodoc (thảo luận) Mình hiểu rồi, xin lỗi đã làm phiền. Mình đã đổi lại rồi đó! P.T.Đ (thảo luận) 15:29, ngày 15 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- Nếu bạn đồng ý, mong bạn đổi lại giúp. Theo tôi, Hình:Plagiomnium affine laminazellen.jpeg dùng cũng được, nhưng chất lượng hơi kém, chỉ có 100KB (mà commons gần đây có quy định là hình trên 2 MB mới được chọn là hình chọn lọc -ngoại trừ diagrams, nhưng quy định này không nhất định phải áp dụng tại WP tiếng Việt và cho những hình đã chọn cũ). Theo tôi, dùng lại hình cũ không sao cả miễn là có mục đích ;) vì WP tiếng Việt không có quy định nào cấm việc đó và từ tháng 3 năm 2016, nhiều hình đã chọn cũ được dùng lại, tôi thấy không có vấn đề gì cả, nếu hình đẹp thì tại sao không được dùng lại. Cảm ơn bạn đã đến và đóng góp, giúp cho WP nhiều bài sinh học có chất lượng.--Langtucodoc (thảo luận) 15:17, ngày 15 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- @Langtucodoc (thảo luận) Vậy thì theo ý của bạn, để mình đổi lại. Nhưng mình để Hình:Plagiomnium affine laminazellen.jpeg cho mai nhé, vì Hình:Bryum capillare leaf cells.jpg lên năm 2014 rồi. P.T.Đ (thảo luận) 15:00, ngày 15 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- Vậy đổi Hình:Bryum capillare leaf cells.jpg cho ngày mai và Hình:C4 photosynthesis is less complicated vi.svg cho ngày mốt nhé, đi tuần tự như vậy có thể dễ hiểu hơn? Nếu bạn đồng ý, mong bạn đổi hình và viết chú thích tiếp luôn. Còn Hình:Plagiomnium affine laminazellen.jpeg và Hình:Leaf tissue structure flat vi.svg có lẽ không nên sử dụng kỳ này nữa, vì theo tôi nghĩ, mảng sinh học rất rộng, không nên cùng lúc đưa nhiều hình cùng 1 trọng tâm lên, bạn nghĩ sao?--Langtucodoc (thảo luận) 14:44, ngày 15 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- Theo bạn, nếu muốn gây chú ý về bài lục lạp, nên chọn ảnh trên (Hình:C4 photosynthesis is less complicated vi.svg) hay là chọn Hình:Plagiomnium affine laminazellen.jpeg hoặc Hình:Bryum capillare leaf cells.jpg thì sẽ dễ hiểu và gây chú ý cho người không chuyên sinh hơn?--Langtucodoc (thảo luận) 13:46, ngày 15 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- @Langtucodoc (thảo luận) Cảm ơn bạn đã trả lời, mình sẽ lưu ý hơn về vấn đề chú thích trong các ảnh chọn lọc sau này. P.T.Đ (thảo luận) 13:39, ngày 15 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- Tôi nghĩ vì là đưa lên trang chính nên không những cần viết chú thích chính xác mà còn cần dễ hiểu nữa để những người đọc không chuyên sinh cũng có thể nắm sơ được mấu chốt vấn đề và có thể thấy thú vị để vào đọc bài, nếu không thì mục đích ban đầu sẽ không đạt được. Hình ngày mai được mà bạn, hình gốc đó đã được commons chọn là Featured pictures (hình ảnh đặc sắc) và cũng cảm ơn bạn đã việt hóa nhiều hình ảnh sinh học. Tôi đang cân nhắc dùng một số hình gây chú ý hơn.--Langtucodoc (thảo luận) 13:31, ngày 15 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- @Langtucodoc (thảo luận) Mình thấy bạn ghi chú cũng ổn mà, có gì mình xem cho. Mai 16/11 mình vừa thêm một ảnh vector chọn lọc đã dịch sang tiếng Việt. Mong bạn xem thử sao! P.T.Đ (thảo luận) 05:06, ngày 15 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- Hi, bạn cứ sửa đổi tự nhiên vì khi đã đưa lên wikipedia thì bài viết không còn là của một cá nhân ai cả. Mọi người đều có cơ hội tham gia chỉnh sửa miễn là tuân thủ các quy định ở đây. Mình thấy phản hồi của bạn cũng giúp mình hiểu thêm hơn về chromatin và chromosome. Bạn đã diễn đạt lại hộ ý của mình không chỉ ở thảo luận vừa rồi mà ở cả toàn bộ bài chính DNA (nhiều khi dịch là khó như vậy đấy). Ý trao đổi của mình là mong muốn mọi người không còn giữ hình ảnh ở trong đầu về DNA và nhiễm sắc thể giống như ở hình [Eukaryote DNA-en.svg] nữa. Không biết có nhiều người bị ảnh hưởng bởi tấm hình này giống như mình không, hay do kiến thức sinh học hạn chế của mình. Theo mình trước mắt cứ để như bạn sửa, khi nào có thời gian bạn vẽ lại giúp hình giống như trong [Animal cell cycle.svg] nhưng hướng đối tượng hơn vào DNA, chromatin, chromosome cũng như căn chỉnh cho cân đối tỷ lệ. Ví dụ như hình ở đây về cấu trúc 3 chiều của nhiễm sắc thể trong nhân tế bào, còn ví dụ hình ảnh hay gây nhầm lẫn ở đây (mặc dù nếu đọc kỹ bài của họ thì không sai). Chúc bạn cuối tuần vui vẻ. :) —Earth and MoonTalk 14:00, ngày 12 tháng 11 năm 2016 (UTC)
Vv ảnh
Tôi đang tìm cách khôi phục lại. Morning (thảo luận) 17:22, ngày 13 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- @Goodmorninghpvn (thảo luận) Chúc bạn may mắn nhé, chứ một đống hình như vậy mất hết thật uổng công sức. Good night! P.T.Đ (thảo luận) 17:26, ngày 13 tháng 11 năm 2016 (UTC)
BCB
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết ADN mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.
Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người! |
— Damian Vo (thảo luận) 08:58, ngày 14 tháng 11 năm 2016 (UTC)
Người tự đánh dấu tuần tra
Chào P.T.Đ rất cảm ơn những đóng góp hữu ích của bạn cho Wikipedia tiếng Việt suốt thời gian vừa qua. Tôi vừa cấp cho bạn cờ "tự đánh dấu tuần tra", một nhóm quyền thành viên có khả năng tự động đánh dấu tuần tra vào những sửa đổi của chính mình, cho thấy sửa đổi đó không cần được một tuần tra viên khác kiểm tra lại. Cờ nay cũng giúp minh chứng rằng bạn là một thành viên được tin tưởng đã thông thạo các quy tắc và cách sửa đổi Wikipedia. Cảm ơn bạn một lần nữa. --minhhuy (thảo luận) 04:31, ngày 17 tháng 11 năm 2016 (UTC)
Lục lạp
Vô sắc lạp là hướng khác không hề có chứa diệp lục tố như 2 loại còn lại. Phải sửa là vì điểm đấy ở wiki Eng sai. Giải nghĩa thuật ngữ tiếng Anh chả dính dáng gì đến thuật ngữ "lục lạp" của tiếng Việt thì tại sao phải ghi vào? Ngoài ra có nhiều điểm văn phong chẳng ra tiếng Việt hoặc trình độ tiếng Anh kém. Sao lại dịch máy móc sát sạt như vậy? Squall282 (thảo luận) 14:47, ngày 18 tháng 11 năm 2016 (UTC)
Xin lỗi, thật ra là mình cảm thấy văn phong bản Eng một vài chỗ viết tối nghĩa. Những chỗ mình sửa cũng đều có tham khảo từ chính wiki. Việc sửa từ chữ mỗi thành chữ một là do cách lục lạp di truyền thì mình nghĩ là số bào quan lục lạp mỗi tế bào thật sự chỉ là con số ước lượng tương đối, số lượng có thể thay đổi cực lớn từ lúc phân bào xong đến lúc chuẩn bị phân bào, và số lượng mỗi tế bào con được thừa hưởng. Về chính vấn đề lục lạp thì mình cũng không phải chuyên gia, do đó nếu thật sự ý nghĩa nó là như vậy thì mình xin lỗi. Squall282 (thảo luận) 15:17, ngày 18 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- @Squall282 Mình nghĩ chỗ đó người ta hàm ý so sánh số lượng lục lạp giữa hai nhóm sinh vật là tảo với thực vật thôi, có thể biểu trưng cho sự tiến hóa, chứ không đi sâu đến vậy, cũng có thể do tảo thường đơn bào và thực vật lại đa bào. Còn về bản gốc English thì mình cố gắng dịch sát vì mình nghĩ đơn giản một bài có đầu tư như vậy thì sai sót chắc sẽ thấp, dịch thoát nghĩa sợ lệch đi những diễn dịch ban đầu. Mình cũng không phải chuyên gia lĩnh vực này đâu, chỉ tìm hiểu để biết thôi và đây cũng là bài dịch đầu tiên trên Wiki cộng với tiếng Anh kém nên những đoạn đầu mình dịch có thể không hoàn chỉnh lắm. Nếu thấy có gì sai sót thì bạn cứ cải thiện, mình sẽ không xét nét nữa. Thân mến! P.T.Đ (thảo luận) 15:46, ngày 18 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- @Theo mình đoạn khái quát đầu bài là vô cùng quan trọng. Nếu bạn xem lịch sử sửa đổi của mình thì sẽ thấy mình thưởng chỉ soạn các đoạn này và infobox đầu bài thôi ^^! Về phần đó thì cũng không phải là đi sâu gì, chỉ là mẫu câu "vary from... to...", cộng với phần phân bố trong cây mà chính bạn cũng đã dịch thì chuyện so sánh giữa hai nhóm sinh vật mà bạn nói là vô lý theo phương diện ngôn ngữ. Nếu muốn so sánh bạn hoàn toàn có thể tự viết thêm một câu theo ý bạn để so sánh giữa 2 nhóm sinh vật hoàn toàn không có vấn đề gì (theo mình là càng tốt vì mình thấy khá là khó hiểu đấy ^^! Tảo trong bản tiếng Anh là định nghĩa rộng và có 2 ngành tảo xanh được xếp loại thực vật). Còn nếu muốn dịch theo phiên bản tiếng Anh thì như vậy theo mình là không được. Mình vẫn đang giữ nguyên ý kiến là nên sửa đổi theo như mình đã viết, nếu không có vấn đề gì thì mong bạn lùi về bản sửa đồi của mình hoặc hoàn thiện lại đoạn giới thiệu bài. Squall282 (thảo luận) 17:06, ngày 18 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- @Squall282 (thảo luận) Tóm lại là mình hiểu chỗ đó ý là số lượng lục lạp thay đổi đa dạng, từ 1 trong tảo (trong bài có ghi tảo thường chỉ có 1 lục lạp trong suốt quãng đời của nó nên con số này có thể tuyệt đối) đến 100 (tức ý nói phổ quát là thực vật có nhiều lục lạp hơn tảo, minh chứng cho cái thay đổi đa dạng, tất nhiên con số này là tương đối bởi phụ thuộc vào từng giai đoạn trong quá trình sinh trưởng phát triển tế bào). Còn về phần phân bố trong cây mà lại liên đới đến phương diện ngôn ngữ thì mình không hiểu lắm. Nói tóm lại là không biết bạn có nghĩ giống mình không? Nếu không thì để chấm dứt vòng lẩn quẩn này thì bạn cứ sửa đổi vậy, mình không có ý kiến gì thêm (có thể tinh chỉnh sơ lại chút). Chúc bạn ngủ ngon! P.T.Đ (thảo luận)
- Bạn dịch:
- @Squall282 (thảo luận) Tóm lại là mình hiểu chỗ đó ý là số lượng lục lạp thay đổi đa dạng, từ 1 trong tảo (trong bài có ghi tảo thường chỉ có 1 lục lạp trong suốt quãng đời của nó nên con số này có thể tuyệt đối) đến 100 (tức ý nói phổ quát là thực vật có nhiều lục lạp hơn tảo, minh chứng cho cái thay đổi đa dạng, tất nhiên con số này là tương đối bởi phụ thuộc vào từng giai đoạn trong quá trình sinh trưởng phát triển tế bào). Còn về phần phân bố trong cây mà lại liên đới đến phương diện ngôn ngữ thì mình không hiểu lắm. Nói tóm lại là không biết bạn có nghĩ giống mình không? Nếu không thì để chấm dứt vòng lẩn quẩn này thì bạn cứ sửa đổi vậy, mình không có ý kiến gì thêm (có thể tinh chỉnh sơ lại chút). Chúc bạn ngủ ngon! P.T.Đ (thảo luận)
- @Theo mình đoạn khái quát đầu bài là vô cùng quan trọng. Nếu bạn xem lịch sử sửa đổi của mình thì sẽ thấy mình thưởng chỉ soạn các đoạn này và infobox đầu bài thôi ^^! Về phần đó thì cũng không phải là đi sâu gì, chỉ là mẫu câu "vary from... to...", cộng với phần phân bố trong cây mà chính bạn cũng đã dịch thì chuyện so sánh giữa hai nhóm sinh vật mà bạn nói là vô lý theo phương diện ngôn ngữ. Nếu muốn so sánh bạn hoàn toàn có thể tự viết thêm một câu theo ý bạn để so sánh giữa 2 nhóm sinh vật hoàn toàn không có vấn đề gì (theo mình là càng tốt vì mình thấy khá là khó hiểu đấy ^^! Tảo trong bản tiếng Anh là định nghĩa rộng và có 2 ngành tảo xanh được xếp loại thực vật). Còn nếu muốn dịch theo phiên bản tiếng Anh thì như vậy theo mình là không được. Mình vẫn đang giữ nguyên ý kiến là nên sửa đổi theo như mình đã viết, nếu không có vấn đề gì thì mong bạn lùi về bản sửa đồi của mình hoặc hoàn thiện lại đoạn giới thiệu bài. Squall282 (thảo luận) 17:06, ngày 18 tháng 11 năm 2016 (UTC)
Tế bào mô giậu (lục mô hàng rào) có khả năng chứa đến 30–70 lục lạp trên mỗi tế bào, trong khi các tế bào bảo vệ khí khổng lại chỉ có 8–15 lục lạp trên mỗi tế bào, và cũng chứa ít diệp lục hơn. Lục lạp cũng có thể tìm thấy trong các tế bào bao bó mạch; đặc biệt ở thực vật C4, những tế bào này chính là nơi thực hiện chu trình Calvin. Trong các lớp biểu bì lá, lục lạp hiếm khi xuất hiện.
- Chẳng lẽ P.T.Đ không biết mình đang viết cái gì? Ngay trong cùng một cây số lượng ở các nhóm đã khác nhau rồi. P.T.Đ muốn nói ngành tảo xanh không phải thực vật hay thực vật thì không có chuyện 1 lục lạp/1 tế bào? P.T.Đ nói đây là vòng lẩn quẩn theo kiểu P.T.Đ không góp cái phần chính trong đó? P.T.Đ có hiểu luận điểm và dẫn chứng là gì không? P.T.Đ thậm chí có hiểu thảo luận là cái gì hay không? Những gì P.T.Đ vừa viết làm người đối diện muốn chửi vào mặt P.T.Đ đấy. P.T.Đ muốn chấm dứt tranh luận thì OK. Cuộc tranh luận chấm dứt ở đây. Squall282 (thảo luận) 17:57, ngày 18 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- Con số 100 đó chỉ mang tính phổ quát cho thấy mỗi tế bào thực vật có nhiều lục lạp hơn tảo mà thôi (tất nhiên khi đi sâu vào từng nhóm tế bào thực vật thì sẽ thay đổi số lượng tùy vào đặc điểm từng nhóm, thậm chí có thể có trường hợp 1 lục lạp/1 tế bào nhưng vấn đề ở đây là tính phổ quát khi so sánh nên bỏ qua những chi tiết chi li này, và tảo thì cũng có nhiều nhóm phân loại (không thuộc giới Thực vật), đâu phải chỉ có mỗi Tảo lục). Mình không tranh luận nhiều nên không có kinh nghiệm dẫn đắt đối thoại. Nếu thật sự những tương tác ảo này đã làm phiền đến những suy nghĩ trong đời sống thực của bạn thì mình thành thật xin lỗi. Mình cũng không muốn thành ra như vậy. Xin lỗi lần nữa! P.T.Đ (thảo luận) 18:28, ngày 18 tháng 11 năm 2016 (UTC)
- Chẳng lẽ P.T.Đ không biết mình đang viết cái gì? Ngay trong cùng một cây số lượng ở các nhóm đã khác nhau rồi. P.T.Đ muốn nói ngành tảo xanh không phải thực vật hay thực vật thì không có chuyện 1 lục lạp/1 tế bào? P.T.Đ nói đây là vòng lẩn quẩn theo kiểu P.T.Đ không góp cái phần chính trong đó? P.T.Đ có hiểu luận điểm và dẫn chứng là gì không? P.T.Đ thậm chí có hiểu thảo luận là cái gì hay không? Những gì P.T.Đ vừa viết làm người đối diện muốn chửi vào mặt P.T.Đ đấy. P.T.Đ muốn chấm dứt tranh luận thì OK. Cuộc tranh luận chấm dứt ở đây. Squall282 (thảo luận) 17:57, ngày 18 tháng 11 năm 2016 (UTC)
Ribosome
Chào bạn, lúc nào có thời gian mời bạn qua đọc chỉnh sửa bài Ribosome giùm. Thân.—Earth and MoonTalk 02:38, ngày 20 tháng 11 năm 2016 (UTC)
BCB
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Nồi súp nguyên thủy mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.
Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người! |
— Damian Vo (thảo luận) 08:21, ngày 19 tháng 12 năm 2016 (UTC)
Chúc kỳ nghỉ vui vẻ!
Chúc mừng Giáng sinh và năm mới 2017 thịnh vượng!!! | |
Xin chào P.T.Đ, chúc cuộc sống của bạn luôn tràn ngập bình an, thành công và hạnh phúc trong kỳ nghỉ lễ này. Hãy lan tỏa tình yêu trên Wiki bằng cách gửi lời Chúc mừng Giáng sinh đến một thành viên khác, dù cho đó có thể là người bạn đã từng có bất đồng trong quá khứ, một người bạn tốt, hay chỉ là một thành viên bất kỳ nào đó mà thôi. Gửi tới bạn lời chúc ấm áp và chân thành trong dịp Giáng sinh và năm mới 2017. |
Chúc kỳ nghỉ vui vẻ!
Chúc mừng Giáng sinh và năm mới thịnh vượng!!! | |
Xin chào P.T.Đ, chúc cuộc sống của bạn luôn tràn ngập bình an, thành công và hạnh phúc trong kỳ nghỉ lễ này. Gửi tới bạn lời chúc ấm áp và chân thành trong mùa Giáng sinh và năm mới. Hãy lan tỏa tình yêu trên Wiki bằng cách gửi lời Chúc mừng Giáng sinh đến một thành viên khác, dù cho đó có thể là người bạn đã từng có bất đồng trong quá khứ, một người bạn tốt, hay chỉ là một thành viên bất kỳ nào đó mà thôi. Quang Niên (thảo luận) 07:38, ngày 24 tháng 12 năm 2016 (UTC) Lan tỏa thông điệp này bằng cách chèn {{thế:Seasonal Greetings}} vào trang thảo luận của thành viên khác. |
Re:Chúc kỳ nghỉ
Cảm ơn bạn. Chúc bạn cũng có một kỳ nghỉ thoải mái để lấy năng lượng cho một năm mới nhiều thành công. Én bạc (thảo luận) 20:35, ngày 24 tháng 12 năm 2016 (UTC)
- Tôi có chú ý đến bài DNA và mục BVCL, nhưng vì đang là dịp cuối năm, nên tôi xếp bài DNA vào tuần 2 trên mục BVCL, tôi đã cố giản lược cho vừa phần giới thiệu trên trang chính. Chúc bạn vui vẻ!--Langtucodoc (thảo luận) 01:20, ngày 25 tháng 12 năm 2016 (UTC)
Nhiều vợ
Nhiều vợ là rất ấn tượng đấy chỉ nhỉ, từ trước đến giờ có mấy ai nghèo mà nhiều vợ đâu. Chỉ có vua chúa, đại gia... những người có điều kiện. Morning (thảo luận) 09:24, ngày 30 tháng 12 năm 2016 (UTC)