Bước tới nội dung

Thảo luận Thành viên:Nguyễn Văn Đại

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi Earthshaker trong đề tài Nhớ mật khẩu

cdjcbvjjc

Hoan nghênh

[sửa mã nguồn]

Xin chào Nguyễn Văn Đại, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào Wikipedia tiếng Việt! Xin bạn dành một ít thời gian xem qua các hướng dẫn sau đây trước khi viết bài:

Bạn nên tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù là viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về quyền tác giả, xin đừng chép nguyên văn bài bên ngoài khi viết bài mới. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.

Mời bạn tự giới thiệu về bản thân trên trang thành viên của mình tại Thành viên:Nguyễn Văn Đại. Trang này dành cho thông tin và tiện ích cá nhân trong quá trình làm việc với Wikipedia.

Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào Wikipedia:Chỗ thử, xin đừng thử vào bài có sẵn. Nếu không có sẵn bộ gõ tiếng Việt (Unikey hoặc Vietkey...) bạn dùng chức năng gõ tiếng Việt ở cột bên trái màn hình.

Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Xin cám ơn. An Apple of Newton thảo luận 17:16, ngày 16 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đạo đức vs Luân lí

[sửa mã nguồn]

Bài Luân lý học không nên đưa ra quan điểm cá nhân trong bài. Anh có thể viết ý kiến cá nhân của mình về việc sử dụng luân lí học hay đạo đức học tại trang thảo luận của bài đó, còn trong bài chỉ cần viết về các vấn đề có liên quanh tới ngành khoa học này là đủ. Ngoài ra, theo ý kiến cá nhân tôi thì cả hai từ luân lí (lý) (Trung văn: 伦理) và đạo đức (Trung văn: 道德) đều là từ gốc Hán-Việt, trong đó bài luân lí học của họ có viết: 伦理学...是哲学的一个分支学科, 也称为道德哲学或道德学. (luân lí học...thị triết học đích nhất cá phân chi học khoa, dã xưng vi đạo đức triết học hoặc đạo đức học nghĩa là luân lí học...là một bộ phận của triết học, còn gọi là đạo đức triết học hay đạo đức học). Mời anh cho thêm ý kiến. Vương Ngân Hà 14:11, ngày 17 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hoan nghênh

[sửa mã nguồn]

Trong môi trường mới, không có ai có thể "chạy' mà không qua giai đoạn "tập đi".

Nếu bạn "cảm thấy" thích thú với WWikipedia và móng muốn đóng góp để "phong phú" hơn về nội dung mà sở trường của bạn (hình như) là Triết học, thì xin mời bạn.

Bạn hãy cứ làm những gì mình thích và sẽ có những thành viên "cũ" theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ...để bạn rành hơn với Wikipedia.

Thân mến. Lưu Ly 14:12, ngày 20 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thảo luận

[sửa mã nguồn]

Mời bạn viết các nội dung mang tính chất thảo luận và cá nhân vào các trang thảo luận, xin đừng viết thẳng vào nội dung bài. Tôi vừa chuyển mục "Về các vấn đề của triết học" mà bạn soạn ra trang Thảo luận:Triết học. Tmct 22:21, ngày 22 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Về bài luân lý học

[sửa mã nguồn]

Cảm ơn bạn đã viết bài. Tôi đã sửa một chút về định dạng và thêm các liên kết tới các trang có liên quan. Tôi cũng chuyển hướng Đạo đức học về bài.

Xin hỏi bạn về phần khung chương trình đào tạo đạo đức học mà bạn đưa vào cuối bài. Không rõ đoạn đó là một mục lục tạo sẵn dành để sau này bạn hoặc ai đó sẽ bổ sung nội dung chi tiết vào bài? Hay đó chỉ là danh sách các chủ đề có liên quan, giống như khung chương trình mà sinh viên được phát đầu học kỳ (còn các sách giáo trình là tài liệu khác)?

Ngoài ra, xin bạn đừng viết ý kiến cá nhân vào bài (mời bạn ghi ý kiến cá nhân vào trang thảo luận của bài), và đừng ký tên (nội dung đưa vào là tài sản chung của cộng đồng, ai cũng có quyền sửa đổi). Tmct 14:24, ngày 28 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hồi đáp

[sửa mã nguồn]

Phần khung chương trình đào tạo đạo đức học đó về cơ bản đã có nội dung trong "giáo trình chuẩn Quốc gia" (chừng 70%). Chỉ có điều nó được xếp đặt theo trật tự hơi khác. Có thể lý giải lôgíc của nó sau này, khi có thời gian.

Các thành viên khác có thể góp ý vào chương trình này, cũng có thể hoàn thiện nó. Riêng tôi sẽ điều chỉnh thêm. Nếu có dịp và bạn đọc hưởng ứng thì sẽ gõ vào.

Nguyễn Văn Đại 16:30, ngày 28 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ấy, tôi không thắc mắc về chuyện chương trình khung đó sai-đúng/đủ-thiếu như thế nào.
Nếu đó đúng là chương trình khung của giáo trình, thì chuyện thế này:
Wikipedia là từ điển bách khoa chứ không phải giáo trình, nội dung cho mỗi mục từ là thông tin bách khoa về khái niệm tương ứng chứ không cung cấp chương trình khung để đào tạo. Cho nên một mục lục kiểu như vậy nên có nội dung nằm dưới mỗi đề mục. Mời bạn xem qua trình bày bài tại trang về đạo đức học ở wiki tiếng Anh. Danh sách đề mục duy nhất không có nội dung là phần "See also" (Xem thêm) - liên kết đến các mục từ có liên quan đến chủ đề chính.
Vậy nên, nếu "chỉ là chương trình khung" thì tương lai sẽ có người sửa hoặc thậm chí xóa, không phải sửa vì thông tin đúng-sai-thiếu-đủ, mà vì sửa cho phù hợp với văn phong một bài bách khoa toàn thư. Tmct 19:04, ngày 28 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trường phái ích kỷ

[sửa mã nguồn]

Tôi đọc bài luân lý học của bạn, thấy nhắc đến "trường phái ích kỷ" - lạ quá. Xin hỏi thuật ngữ tương đương tiếng Anh/Pháp/Nga/Đức/Hán....là gì vậy? Tư tưởng chính của trường phái này là gì ạ?Tmct 19:15, ngày 28 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ đây là Egocentrism (en) / Égocentrime (fr) / Egozentrk (de). Mekong Bluesman 21:49, ngày 28 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời


Hồi đáp

[sửa mã nguồn]
Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm. Tôi tìm mãi vẫn chưa thấy bộ sách có trình bày về sự hình thành và những đại biểu đầu tiên của nó, những câu chuyện trong nó... (Sách ở trong nhà mà có khi tìm cả tuần chẳng thấy. Không biết các bạn có thường bị rơi vào tình huống như vậy?). Đành lòng giải thích vắn tắt vậy.
Người Anh và người Nga đều có tên gọi cho trường phái (sau thành chủ nghĩa) này. Đó là Egoism. Đây là một lý thuyết, một học phái có nguyên tắc: lấy lợi ích cá nhân làm động cơ cơ bản của mọi hoạt động và coi nó là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá xã hội và mọi vấn đề chung quanh.
Egoism xuất hiện từ khi xã hội cộng sản nguyên thủy tan rã. Trong cộng đồng xã hội tách ra những cá nhân độc lập, những tập đoàn khép kín. Ở Hy Lạp (và Trung Quốc, Ấn Độ cũng vậy)có những vị chán xã hội, chán người đời, bỏ vào rừng sâu, núi cao lánh mình. Tại nơi tĩnh lặng ấy, họ chiêm nghiệm, lý giải cuộc đời, và thấy rằng ai cũng chỉ đuổi theo cái lợi thôi. Mọi sự đầu môi khóe mép về nhân nghĩa, vị tha chỉ là che đậy, giả dối. Nhưng khác với người thường, họ xây dựng lý thuyết bài bản, lớp lang, thành nguyên tắc.
Khi nền sản xuất hàng hóa trở nên thống trị. Những nguyên tắc trên thừa nhận và thậm chí tán tụng các động cơ phổ biến của hoạt động kinh doanh.
Một thuyết tương tự như egoism, nhưng xuất hiện sau, đó là thuyết vị lợi(utilitarianism), với các đại biểu là J.Bentham, S.Mill cho rằng hạnh phúc lớn nhất là những gì có lợi nhất. Sự có lợi là nguyên tắc tối cao của hành động con người.Một hành động được coi là đúng về mặt đạo lý hay chính trị khi nó có lợi.
Thế kỷ XX có học thuyết của W.James (thực dụng) cũng là sự biến thái của egoism, thuyết này cho rằng cái gì thành công là chân lý.
Nhưng xin mọi người đừng cho những người nói trên là xấu xa, tồi tệ. Họ chỉ bóc mẽ người đời thôi. Về nhân cách họ chẳng có gì đáng chê trách. Cũng giống như Tuân tử ở Trung Quốc, người nổi tiếng với thuyết nhân chi sơ tính bản ác (=con người sinh ra vốn sẵn tính ác), giống như Flobe (tác giả của Bà Bôvary, nhưng bản thân sống rất khắc khổ), giống như Vũ Trọng Phụng (viết giỏi về cờ bạc, đĩ điếm nhưng không hề sao đọa chơi bời)... họ là những người đáng kính trọng.
Hegel có nói đại ý rằng: người ta tưởng rằng đã nêu ra một chân lý vĩ đại là con người vốn tính thiện. Nhưng người ta quên rằng việc phát hiện ra chân lý con người vốn tính ác còn vĩ đại hơn. Điều này F.Ăngghen rất tán thưởng.
Trong chừng mực chưa tìm đích thị sách viết về trường phái egoism, xin bạn đọc tạm chấp nhận với những thông tin trên.

Nguyễn Văn Đại 01:36, ngày 29 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời


Cám ơn Tmct

[sửa mã nguồn]
Cám ơn sự chỉ dẫn của Tmct, và mình cũng đã đọc trang Luân lý qua bản tiếng Nga. Chúng ta có thể tiếp nhận triển khai của họ. Như thế chỉ cần lược dịch là xong.
Nhưng theo vậy thì chúng ta khó mà đóng góp được gì, và người đọc sẽ kém quan tâm đến trang của chúng ta.
Tmct đã kịp thời nhắc mình rằng đây là từ điển. Suýt nữa thì khổ công viết như kiểu giáo trình (bởi vì tất cả các tài liệu của mình đều đánh trên hệ TCVN3, không chuyển trực tiếp sang đây được). Song chúng ta làm từ điển theo từng chuyên ngành khoa học, chẳng nên viết theo mục từ abc, mà theo một mạch lôgíc nào đó. Có thể theo dòng lịch sử đạo đức học (như trang bằng tiếng Nga, tiếng Anh. Nhưng như vậy chúng ta khó tham gia, đóng góp lắm) cũng có thể theo một chương trình bất kỳ nào. Các thành viên cứ thoải mái sửa đổi, bàn luận. Điều này thuận lợi với cộng đồng nói tiếng Việt chúng ta.
Mình nghĩ rằng cứ đưa đại một chương trình ra. Song tất nhiên không trình bày nó như một giáo trình, mà theo mạch lôgíc triển khai chương trình đó (chương trình nào cũng được, và chương trình nào cũng cần sửa đổi, trong khoa học chân chính không có "thánh chỉ", không có bất cứ áp đặt nào) chúng ta "thả" ra các khái niệm, các phạm trù, các trường phái, các chủ nghĩa, các vấn đề, các điển tích. Rồi sau đó là các cuộc luận bàn, trao đổi...
Mình không có tham vọng chương trình của mình được dùng nguyên bản đâu. (Thậm chí như vậy là tai họa: sách đã "chót dại" in ra làm sao mà bán được. Hà hà. Đùa thôi, người mua duy nhất chỉ là sinh viên các lớp tại chức; học có sách in hẳn hoi, có cái mà lưu giữ, lại chẳng dễ chịu hơn đọc bản photo sao?). Nhưng như vậy rất thuận tiện để "đưa chuyện". Xin anh em cho thêm ý kiến. Kiểu gì mình cũng tham gia tích cực, vui vẻ mà.

Nguyễn Văn Đại 09:04, ngày 29 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Các tài liệu đánh bằng TCVN3 thì bạn có thể chuyển sang Unicode được bằng một số phần mềm miễn phí. Ví dụ như VietPad Vương Văn Hường 09:10, ngày 29 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời
Anh đang nhầm tôi với một thành viên khác vừa lấy tên thật của tôi ra đăng ký để sử dụng. Cụ thể anh có thể xem trang đóng góp của thành viên đó.Vương Ngân Hà 11:55, ngày 29 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cảnh báo

[sửa mã nguồn]

Bạn chỉ được phép sửa đổi / trao đổi bằng cách viết vào phần Thảo luận Thành viên chứ ko được viết lên trang Thành viên. Những sửa đổi như vậy được coi là phá hoại cá nhân và bạn có thể bị cấm một thời gian nếu lặp lại điều này. Vietbio 12:24, ngày 29 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

@Vietbio: Bạn này là thành viên mới, chưa thạo wiki nên viết nhầm chỗ thôi mà.
Tôi đã chuyển câu hỏi của bạn Đại vào đúng chỗ: trang Thảo luận Thành viên:VVH (tên mới của người đã gợi ý bạn dùng VietPad). Tmct 12:41, ngày 29 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin lỗi Vương Ngân Hà, Vietbio

[sửa mã nguồn]

Xin lỗi vì đặt câu hỏi "nhầm chỗ", nghe cái cảnh báo khiếp quá. Mọi người phản ứng khẽ khàng mà quyết liệt gớm. Cứ như thấy kẻ lấn chỗ mua vé tàu Tết. Mình vào đây cũng vì chẳng ham tranh giành ngoài đời thực, theo gương vua Thái Vương nước Mân trong sách Mạnh tử.

Nói thế "nghĩ ra lại thẹn với ông Đào" (Nguyễn Khuyến).

Nguyễn Văn Đại 00:24, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

trực tiếp sửa/soạn bài

[sửa mã nguồn]

Thấy bạn chỉnh sửa phần Thảo luận:Luân lý học, tôi đoán là bạn vẫn ngại chưa viết thẳng vào bài chính. Nếu đúng như vậy thì mong bạn đừng ngại nữa. Mời bạn trực tiếp soạn sửa nội dung các bài chính. Nếu có gì sai do chưa thạo cú pháp Wiki thì sẽ có người khác chỉnh lại giúp bạn.

Về chuyện nhầm lẫn và cảnh báo ở trên, mong bạn đừng xem nặng vấn đề. Lý do là gần đây có một số thành viên liên tục phá trang thành viên của người khác, làm các quản lý tốn nhiều công hồi sửa, nên mọi người hơi bị cảnh giác một chút thôi. Tmct 12:35, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chúc Tết

[sửa mã nguồn]

Xin chúc anh Đại và gia đình năm mới gặp nhiều may mắn.

Thaisk 13:35, ngày 16 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chúc mừng Năm mới

[sửa mã nguồn]

Cám ơn lời chúc của Thaisk, chúc bạn cùng gia đình, cũng chúc luôn các thành viên của Wiki đã quan biết trên mạng luôn vui vẻ và thấy tên nhau là hồ hởi như gặp người thân.Nguyễn Văn Đại 14:42, ngày 16 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Triết học Việt Nam

[sửa mã nguồn]

Bài này mình đã biên tập lại cho đúng phong cách wiki. Mời bạn viết tiếp. Soranto (thảo luận) 09:35, ngày 15 tháng 9 năm 2012 (UTC)Trả lời

Nhớ mật khẩu

[sửa mã nguồn]

Chúc mừng bác đã quay trở lại sau 5 năm vắng bóng. Bác thật có trí nhớ tốt khi vẫn nhớ được mật khẩu sau 5 năm :D Earthshaker (thảo luận) 21:20, ngày 26 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời