Bước tới nội dung

Thảo luận Thành viên:Người Lý Hòa

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi P.T.Đ

Xin chào Người Lý Hòa! Chào mừng bạn đến với Wikipedia tiếng Việt!

Hãy luôn nhớ rằng, sau khi viết thảo luận xong thì đừng quên bước quan trọng đó là ký tên ở phía sau thảo luận. Phương thức ký tên được sử dụng trong Wikipedia không phải là viết tên trực tiếp, nhưng xin hãy ký tên bằng cách sử dụng 4 dấu ngã (--~~~~) hoặc bằng cách nhấp vào nút chữ ký () trong cửa sổ chỉnh sửa của phiên bản trình soạn thảo mã nguồn thông thường.

Welcome! If you are not good at Vietnamese or do not speak it, click here.

P.T.Đ (thảo luận) 16:04, ngày 11 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Vĩnh Phước tự - làng Lý Hòa[sửa mã nguồn]

Vĩnh Phước Tự là ngôi chùa thuộc làng Lý Hòa (xã Hải Phú huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình) Theo các sử liệu, chùa được xây dựng từ năm 1738 dưới thời vua Lê Ý Tông, lúc đầu được làm bằng gỗ lợp tranh đơn sơ. Năm 1802, thời vua Gia Long niên hiệu thứ nhất, chùa được xây dựng lại với quy mô lớn trên diện tích khoảng 10.000m2. Năm 1965, máy bay Mỹ phá hủy gần như hoàn toàn ngôi chùa này. Những thập niên sau đó chùa bị bỏ hoang, một phần lớn diện tích khuôn viên cũ chuyển thành đất thổ cư.

Đến những năm 2000, vợ chồng Ông Phan Hải là người gốc Lý Hòa, làm ăn ở TP.HCM đã đầu tư tái thiết lại chùa theo lối kiến không giống với truyền thống vùng miền và gây tranh cãi. Thêm nữa là ông cho phá bỏ cổng chùa cũ, ốp gạch và bỏ khung inox lên mặt giếng cổ của chùa.

Sách “Phủ Biên Tạp Lục” của ngài Lê Quý Đôn thời nhà Lê có viết: “Lý Hòa là làng thương thuyền, giàu nhất nhì tỉnh Quảng Bình, làng ấy còn là làng Văn Vật” Làng văn vật là làng có hệ thống văn hóa Tâm Linh, đền thờ các Linh Thần và Nhân Thần đầy đủ theo truyền thuyết văn hóa giân gian và có thật trước nước hoặc tại làng quê. Hội tụ bởi hai chữ Tâm Linh. Theo các vị Nho sỹ uyên bác xưa của làng Lý Hòa truyền lại:


TÂM LÀ PHẬT LINH LÀ THẦN

         Làng Lý Hòa xưa (Hải Phú nay) có tới ba mươi đền thờ, miếu thờ các vị Linh Thần và Nhân Thần. Tâm linh của làng Lý Hòa tập trung ở chùa Phật và đình làng thờ Thành Hoàng. Đó là hai con mắt của rồng. Với làng Lý Hòa có thế “Hổ phục, rồng chầu”
 Chùa Phật là con mắt Phật biểu thị sự hướng thiện, hiền từ, đức độ của người dân Lý Hòa.
 Đình làng là mắt thần biểu thị cho ý chí của người dân Lý Hòa kiên cường chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, anh dũng chiến đấu chống lại kẻ thù tàn bạo xâm lược. Lao động cần cù sáng tạo, xây dựng bảo vệ tổ quốc để mãi mãi sinh tồn, hưng thịnh.
         Mắt Phật và Mắt Thần phải trong sáng của “Rồng Chầu” thì phát tích cho làng Lý Hòa về học vấn khoa bẳng văn hiến, giàu đẹp, anh hùng, đời đời thịnh vượng. Sáng danh với Lý Hòa: “ĐỊA LINH SINH NHÂN KIỆT”
         Thể hiện ở bốn câu đối về truyền thống mọi mặt của làng Lý Hòa mà tổ tiên và các vị tiền bối lưu quang lại cho con cháu phát huy:

LÝ HỮU ĐA NHÂN ĐỊA LINH SINH NHƠN KIỆT HÒA VI ĐẠI QUÝ HIỂN SÓNG XUẤT ANH TÀI. TỔ TIÊN THẢO HIỀN QUY LỘC CON CHÁU VUI TỔ ẤM LÝ HÒA HIỀN TỪ ĐỨC ĐỘ VINH HIỂN GIỐNG RỒNG TIÊN

Bởi những căn cứ trên, Chùa Phật Vĩnh Phước Tự không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân Lý Hòa hiền từ, đức độ đã lâu đời.

Cổng chùa Chùa Phật “Vĩnh Phước Tự” được xây dựng vào năm Đinh Tỵ 1737 thời vua Lê Y Tông (Duy Thuận) niên hiệu Vĩnh Hữu thứ ba, bằng tranh tre đơn sơ với khu viên rộng trên hai héc ta. Gồm có khu chùa thờ Phật, khu vườn sau chùa, khu hò sen.

 Đến năm Canh Dần 1770 thời vua Lê Hiển Tông (Duy Diêu) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 31 chùa được làm bằng cột, kèo, đòn tay, rui, mèn, cửa ra vào bằng gỗ tốt, tường xây gạch, lợp ngói vảy tương đối khang trang.
 Năm 1941, thời vua Bảo Đại, chùa được trùng tu lại cùng lúc với đình làng. Họa tiết đẹp đẽ, khang trang và uy nghi.
  Trong chiến tranh chống Mỹ, chàu bị máy bay địch bắn phá hư hỏng, chỉ còn lại cổng chùa, đất quanh khu viên chùa. Dặc biệt là đất vườn phía sau chùa đất hồ sen đã bị dân lấn chiếm làm nhà ở sau năm 1975.
         Chùa Phật “Vĩnh Phước Tự” là nơi hướng thiện của dân làng Lý Hòa thiên về văn hóa dân gian, không có tổ chức phật tử như các nơi khác.
 Năm 1947, giặc Pháp đóng tại đồn Đôống Bơi đinh tổ chức hội Phật học tại chùa “Vĩnh Phước Tự” để chống lại phong trào kháng chiến của ta đã bị sư thầy trụ trì Đặng Gia Khien từ chối theo sự chỉ đạo của Việt Minh tại Lý Hòa.
         “Vĩnh Phước Tự là một công trình văn hóa kiến trúc được xây dựng từ thời nhà Lê, trùng tu thời nhà Nguyễn nên năm 1962, UBND tỉnh Quảng Bình công nhận xếp hạng di tích văn hóa kiến trúc cùng với đình làng được gắn biển công nhận di tích bằng thép mạ kẽm.
 Chùa “Vĩnh Phước Tự” chẳng nhữn luôn gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh của người dân Lý Hòa mà còn gắn liền với lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Lý Hòa xưa và Hải Trạch nay.
 Thời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 36 (Ất Mùi 1775) có ngài Nguyễn Văn Duyệt thuộc họ Nguyễn Duy ở Lý Hòa được vua Thành Thái (1901) sắc phong “Tiền hiền khai khẩn duyệt hòa hầu dực bảo trung hưng linh phò chi thần”. Vua Khải Định niên hiệu năm thứ 9 (1924) gia tặng “ĐOAN THÚC TÔN THẦN”.
Ngài cùng vợ là bà Hoàng Thị Lý giàu có trong làng đã bỏ ra một trăm quan tiền làm quỹ cho nhà chùa, ba mươi quan tiên khai phá ba đám ruộng tại đầm lầy trước mặt chùa, thuê người canh tác thu lợi cúng cho chùa hương khói. Khi ông bà mất được thờ trong chùa. Từ “Ruộng chùa” (Ruộng tam bảo) hai chữ Lý Hòa ra đời. 里和

Trong đó chữ Lý bao gồm: chữ 田(điền – ruộng) và chữ 土(thổ – đất) ghép lại Chữ Hòa bao gồm chữ 禾(mễ – lúa gạo) và chữ 口(khẩu – miệng) ghép lại (Lưy ý, máy cần cài Font tiếng Hoa để hiển thị font chữ Hán Nôm) Với ý nghĩa: Có điền thổ (có ruộng đất) Làm ra lúa gạo, mồm ăn của trời Phật thì phải nói giọng hòa thuận. Đó là lý do hai chữ Lý Hòa ra đời. Đổi tên làng Lý Ninh thành làng Lý Hòa và từ đây: Làng Lý Hòa Sông Lý Hòa Biển Lý Hòa Đèo Lý Hòa Cầu Lý Hòa Chợ Lý Hòa Mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm của người dân Lý Hòa thế hệ này đến thế hệ khác, Lý Hòa trở thành địa danh, địa lý và lịch sử của đất nước trên con đường QL 1A xuyên suốt Bắc Nam theo chiều dài đất nước.