Thảo luận Thành viên:MiG29VN
Thêm đề tàiNguồn đủ tiêu chuẩn
[sửa mã nguồn]Mời đọc lại quy định của Wikipedia về nguồn đáng tin cậy. Đoạn quan trọng:
"Nói chung, các nguồn đáng tin cậy nhất là các tạp chí có phản biện (peer review) và các cuốn sách xuất bản tại các nhà xuất bản đại học; sách giáo khoa đại học; tạp chí, tập san, và sách xuất bản tại các nhà xuất bản được kính trọng; và các tờ báo chính thống (mainstream newspaper). Theo quy tắc ngón tay cái, nếu người ta càng kỹ lưỡng trong việc kiểm tra các sự kiện, phân tích các vấn đề pháp lý, và xem xét các bằng chứng và luận cứ của một tác phẩm, thì tác phẩm đó càng đáng tin cậy.
Các ấn phẩm hàn lâm và có phản biện được đánh giá cao và thường là các nguồn đáng tin cậy nhất trong các lĩnh vực chuyên môn, chẳng hạn như lịch sử, y học, và khoa học. Tài liệu từ các nguồn không hàn lâm cũng có thể được sử dụng trong các lĩnh vực này, đặc biệt nếu chúng là từ các ấn phẩm chính thống được kính trọng. Sự phù hợp của một nguồn luôn phụ thuộc vào ngữ cảnh. Khi có sự mâu thuẫn giữa các nguồn, các quan điểm của các nguồn này phải được trình bày rõ ràng trong bài."
- Đậm thứ nhất: Như vậy "Các tờ báo chính thống" nằm trong danh sách nguồn đáng tin cậy nhất theo liệt kê của Wikipedia, khỏi tranh cãi rồi nhé.
- Đậm thứ hai: Đoạn này nói về các ấn phẩm hàn lâm và Wikipedia nhấn mạnh rằng ấn phẩm hàn lâm phục vụ đắc lực đối với các lĩnh vực chuyên môn. Tuy nhiên chủ đề "Hôn nhân đồng giới" là lĩnh vực tổng hợp, trong đó không chỉ có mặt chuyên môn mà còn có mặt xã hội không nhỏ nên rõ ràng, nếu chỉ sử dụng các ấn phẩm hàn lâm mang tính chuyên môn, nghiên cứu thì chưa đủ.
Đọc và suy ngẫm thêm về "nguồn hàn lâm" đi nhé. Hoàn toàn sử dụng nguồn hàn lâm chỉ phù hợp với những bài viết về các lĩnh vực chỉ thuần về chuyên môn và học thuật, ví dụ: "Bệnh tiểu đường", "Khủng long", "Ngô", "Lực ma sát"..., nó không phù hợp với những bài mang tính xã hội cao như đồng tính.
Chân trời Công lý (thảo luận) 18:33, ngày 19 tháng 7 năm 2014 (UTC)
Nguồn hàn lâm
[sửa mã nguồn]Về vấn đề nguồn bài viết Hôn nhân đồng giới
Nguồn hàn lâm chỉ chủ yếu đăng những vấn đề thuộc dạng học thuật, các nội dung nghiên cứu. Còn những thông tin dạng sự kiện như "Ngày 05/7/2014, Liên hợp quốc công nhận hôn nhân đồng giới", ngày X,Y,Z Trung Quốc đặt giàn khoan HD981 tại vùng biển Đông Việt Nam, Ngày XYZ Bộ Y tế Việt Nam có văn bản đề xuất Chính phủ sửa đổi "Luật hôn nhân gia đình công nhận hôn nhân đồng tính", "Ngày XYZ Luxembourg là nước mới nhất ban hành đạo luật công nhận hôn nhân đồng tính"... là sự kiện có thật và mới xảy ra gần đây thì chẳng có nguồn hàn lâm nào đăng cả ợ, trong khi các trang báo, tạp chí uy tín của Chính phủ từ trung ương đến địa phương nào cũng đăng. Cớ sao lại không cho đăng những thông tin này vì lý do ấu trĩ, do nó ... "không phải nguồn hàn lâm"?!
Nên nhớ WIKIPEDIA không bắt buộc nguồn phải là NGUỒN HÀN LÂM. Nguồn hàn lâm chỉ chủ yếu đăng các nội dung dạng học thuật, học thuyết, nghiên cứu. Nhưng một bài viết ngoài nội dung trên còn cần rất nhiều các thông tin khác dưới dạng SỰ KIỆN, TIN TỨC ... bắt buộc phải sử dụng tới các nguồn là các trang tạp chí, báo chí...mang tính thời sự và cập nhật cao. Nó không phải là kết quả của các công trình nghiên cứu.
Có một số người thuộc trường phái cực đoan với vấn đề đồng tính đang dùng cái gọi là "nguồn hàn lâm" làm bình phong để áp đặt vô lý, ngăn chặn cộng đồng bổ sung những thông tin hoàn toàn đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định của Wikipedia (thông tin kiểm chứng được). Hậu quả là tạo ra những chiều hướng "sai lệch" cho các nội dung bài viết, vi phạm "thái độ trung lập". Có thể so sánh đơn giản bài viết này phiên bản tiếng Việt sẽ thấy nó bị "lệch lạc" rất nhiều so với phiên bản tiếng Anh về thái độ trung lập bởi nó bị lái theo chiều hướng cực đoan một cách nặng nề.
Wikipedia chỉ là một dạng từ điển mở, nhưng nó có tính tham khảo khá rộng rãi. Sẽ rất nguy hiểm nếu các nhà chính sách, các nhà làm luật Việt Nam (hiện còn rất nhiều người am hiểu mơ hồ về vấn đề LGBT) đọc và lấy bài này tham khảo để định hướng tư tưởng và hành động, hậu quả đi theo đó là ban hành những chính sách đi ngược với chiều hướng tiến bộ của thế giới đối với vấn đề người đồng tính, song tính và chuyển giới. Chân trời Công lý (thảo luận) 16:55, ngày 18 tháng 7 năm 2014 (UTC)
Không tiếp tục hồi sửa
[sửa mã nguồn]Một lần nữa yêu cầu thành viên MiG29VN không tiếp tục hồi sửa nội dung bài viết Hôn nhân đồng giới và phá hoại các đóng góp của cộng đồng. Nếu bạn là người theo chủ nghĩa cực đoan, bảo thủ đối với vấn đề đồng tính xin không tiếp tục tham gia các bài viết liên quan tới chủ đề này để đảm bảo thái độ trung lập cho các bài viết. Hãy tìm hiểu kỹ các quy định của Wikipedia về vấn đề nguồn dẫn và thái độ trung lập trước khi tham gia hồi sửa. Trân trọng.118.70.128.146 (thảo luận) 03:11, ngày 17 tháng 7 năm 2014 (UTC)
Chỉnh sửa phá hoại
[sửa mã nguồn]Đề nghị không tiếp tục chỉnh sửa phá hoại ở bài viết Hôn nhân đồng giới. Xin đọc kỹ các quy định của Wikipedia và tham gia thảo luận để đạt được đồng thuận trước khi hồi sửa cả một đoạn nội dung 113.190.255.22 (thảo luận) 18:48, ngày 15 tháng 7 năm 2014 (UTC)
Nguồn đáng tin cậy
[sửa mã nguồn]Theo tôi bạn nên là người đầu tiên tìm hiểu lại quy định về Nguồn đáng tin cậy, trước khi đặt biển nguồn đáng tin cậy cho một số đoạn trong bài Hôn nhân đồng giới. Nếu các báo Tuổi trẻ, Công an nhân dân, Website của Bộ tư pháp Việt Nam không được coi là nguồn đáng tin cậy thì có lẽ 60% nguồn dẫn trên Wikipedia này đều thuộc diện rất không đáng tin cậy.
Ngoài ra, trong quy định Nguồn đáng tin cậy có quy định rất đáng lưu ý sau:
"Nguồn không phải tiếng Việt
Vì đây là Wikipedia tiếng Việt, để tiện cho người đọc, người soạn nên ưu tiên sử dụng các nguồn tài liệu tiếng Việt hơn các nguồn ngôn ngữ khác, với giả thuyết có nguồn tiếng Việt chất lượng tương đương, để người đọc có thể dễ dàng kiểm chứng là tài liệu nguồn đã được sử dụng một cách đúng đắn. Khi sử dụng một nguồn không phải tiếng Việt để hỗ trợ một nội dung có thể bị nghi ngờ, hoặc khi dịch một trích dẫn trực tiếp bất kỳ, người soạn cần trích dẫn nguyên văn phần có liên quan từ văn bản gốc tại một cước chú hoặc ngay trong bài, như vậy người đọc có thể kiểm tra xem đoạn đó có thống nhất với nội dung trong bài hay không."
Như vậy, các nguồn tiếng Việt có uy tín luôn được khuyến khích trong Wikipedia tiếng Việt so với các nguồn tiếng nước ngoài có chất lượng tương đương để phục vụ cho việc kiểm chứng của người Việt.
Không chỉ được đăng tải bởi những cơ quan ngôn luận uy tín của Chính phủ Việt Nam, những thông tin như: Liên hợp quốc công nhận hôn nhân đồng giới, Bộ y tế Việt Nam đề xuất sửa điều khoản ủng hộ kết hôn đồng giới trong Luật Hôn nhân & gia đình, kết quả của cuộc Điều tra dân chúng về đồng tính tại Việt Nam... là những sự kiện có thật đã được đăng tải nhiều lần trên tất cả các báo chí, phương tiện thông tin đại chúng khác như truyền hình, phát thanh tại Việt Nam, đều là những thông tin có thể kiểm chứng. Do đó, không có bất cứ lý do gì để đặt các bảng nghi ngờ tính kiểm chứng được của thông tin. 118.70.128.146 (thảo luận) 04:19, ngày 10 tháng 7 năm 2014 (UTC)
- Có vẻ bạn không chịu đọc link thảo luận tôi đã dẫn. Ở đây chúng ta không nói đến "nguồn đáng tin cậy" mà là "Nguồn hàn lâm". Báo mạng là nguồn đủ tiêu chuẩn, nhưng nó không mạnh bằng nguồn hàn lâm. Trong một số bài viết đã thống nhất không dùng báo mạng vì tính hàn lâm của nó rất thấp, tiêu biểu như bài này (tại sao thì xem đường link thảo luận). Quy định đã được đề ra cả năm nay và tôi cũng phải tuân thủ, nếu không tôi đã có thể đưa hàng tá nguồn báo mạng như của bạn vào bài viết rồiMiG29VN (thảo luận) 04:36, ngày 10 tháng 7 năm 2014 (UTC)
Wikipedia không yêu cầu một bài toàn nguồn hàn lâm không phải tiếng Việt. Wikipedia quan trọng tính có thể kiểm chứng được. Các nguồn dẫn đảm bảo tính có thể kiểm chứng được đều có thể được chấp nhận. Luật đã quy định rõ ràng, cứ thế mà làm theo luật.
Ngoài ra, tôi còn chưa nói đến sự thiếu tôn trọng thái độ trung lập của bài viết đầu tiên khi cố tình nhồi nhét gần như toàn bộ những quan điểm chống người đồng tính, phớt lờ các quan điểm tiến bộ ủng hộ hôn nhân và các quyền cơ bản của người đồng tính. Có thể nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữa bài viết này phiên bản Tiếng Việt và Tiếng Anh ở thái độ trung lập. Một số người cố tình chắp vá một số phát biểu, nghiên cứu của một vài học giả nhằm quy kết thành quan điểm chân lý. Trên thế giới có hàng tỷ học giả, quan trọng là mấy học giả kia "là ai", ý kiến các học giả đó có sức nặng hay không, được công nhận tính đúng đắn đến đâu. Những đoạn này cố tình liệt kê chiếm dung lượng quá dài trong tổng thể bài, trong khi dẫn khiêm tốn những nghiên cứu, phát biểu theo chiều ngược lại là vi phạm thái độ trung lập.
118.70.128.146 (thảo luận) 04:47, ngày 10 tháng 7 năm 2014 (UTC)
- Xem ý kiến đã thống nhất link thảo luận. Ngoài ra có thể hỏi các Bảo quản viên, trong một số trường hợp bài quan trọng (thông tin khoa học, phát ngôn nổi tiếng...) cần nguồn hàn lâm chứ không phải nguồn nào cũng có thể dùng, thậm chí có những thông tin cần dẫn tới 2 nguồn hàn lâm mới được đưa vào (ví dụ như bài Hồ Chí Minh, tuyệt đối không được dùng báo mạng để dẫn tiểu sử, câu nói). Đó là quy tắc chung mà các BQV đã đề ra, không phải do tôi tự đặt ra. Thay vì ngồi đây tranh cãi vô bổ, bạn nên tìm kiếm các nguồn đủ hàn lâm để thay thế thì hơnMiG29VN (thảo luận) 05:19, ngày 10 tháng 7 năm 2014 (UTC)
Quy định của Wikipedia là quy tắc cao nhất. Quy tắc của Bảo quản viên hay bất kỳ ai tự đặt ra cũng không được phép trái với quy định của Wikipedia. Tôn chỉ của Wikipedia là cần nguồn thông tin có thể kiểm chứng được. Nguồn hàn lâm chỉ là một phương tiện, là điều kiện cần chưa phải điều kiện đủ, tương tự như bất kỳ các nguồn hợp lệ nào khác. Nó cũng không phải là yếu tố bắt buộc. Xin tìm hiểu kỹ quy định của Wikipedia và đóng góp trên tinh thần xây dựng và tôn trọng thái độ trung lập. 118.70.128.146 (thảo luận) 07:35, ngày 10 tháng 7 năm 2014 (UTC)
Các thông tin đều được viện dẫn bởi các nguồn đáng tin cậy (Báo tuổi trẻ, website Bộ tư pháp Việt Nam, website cơ quan ngôn luận của Bộ y tế Việt Nam), hoàn toàn có thể kiểm chứng được. Đề nghị thành viên không tiếp tục đặt bảng nghi ngờ độ tin cậy.118.70.128.146 (thảo luận) 07:41, ngày 10 tháng 7 năm 2014 (UTC)
Không được dùng báo điện tử
[sửa mã nguồn]Bài Hôn nhân đồng giới Xin chỉ dẫn quy định nào của Wikipedia không cho phép dùng nguồn từ báo mạng làm nguồn dẫn thông tin? Thông tin từ các báo tuoitre, báo Chính phủ, báo công an nhân dân Việt Nam đã đủ làm nguồn dẫn uy tín? Có bao nhiêu bài viết trên Wikipedia đang sử dụng nguồn từ báo điện tử?
- Không có quy định nào cấm sử dụng báo mạng làm nguồn. Quy định chỉ đặt mức là nguồn có thể kiểm chứng, cao hơn là nguồn uy tín (gồm cả nguồn hàn lâm)). Trong trường hợp có tranh chấp nội dung, bạn có thể di chuyển nội dung tranh chấp vào để thảo luận lại. Những thông tin có tranh cãi, nếu cung cấp trên 2 nguồn hàn lâm dẫn chứng, sẽ được xem là thông tin có độ tin cậy cao. Tuy vậy, đây không phải là lý do để bạn lùi sửa cả một đoạn nội dung. Hãy tách từng phần để thảo luận. Thái Nhi (thảo luận) 02:10, ngày 10 tháng 7 năm 2014 (UTC)
Hoan nghênh
[sửa mã nguồn]Xin chào MiG29VN! | |||||
Wikipedia tiếng Việt đến nay đã có 1.293.739 bài, đó là kết quả đóng góp quý báu của rất nhiều thành viên trong Wikipedia, mà mọi người đều bắt đầu như bạn. Bạn đã khởi đầu rất tốt và mong rằng bạn sẽ mang đến những đóng góp có giá trị cho quyển bách khoa toàn thư của chúng ta. | |||||
Xin mời bạn giới thiệu về bản thân tại trang thành viên:MiG29VN. | |||||
Mong bạn nhớ các nguyên tắc: |
Bạn có thể mạnh dạn: | ||||
Những chỉ dẫn có ích: các câu thường hỏi, cách viết bài mới, soạn thảo bài, trình bày bài, sách hướng dẫn. | |||||
Cuối cùng, mong bạn thử, đọc, hỏi rồi viết. Cảm ơn bạn và chúc bạn thành công! |
--Да или Нет (thảo luận) 06:33, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Ra trang tin nhắn bảo quản viên thảo luận. Romelone (thảo luận) 08:34, ngày 10 tháng 1 năm 2013 (UTC)
Hồi âm
[sửa mã nguồn]Cheers! (thảo luận) 09:50, ngày 10 tháng 1 năm 2013 (UTC)
Mai mốt bạn đừng làm thế này nữa nhé !
Romelone (thảo luận) 19:01, ngày 15 tháng 2 năm 2013 (UTC)
Việt -> Anh -> Việt
[sửa mã nguồn]Tôi thấy thật buồn cười khi bạn trích lời Hoàng Phủ Ngọc Tường bằng cách dịch ra tiếng Việt bản dịch tiếng Anh của cuộc phỏng vấn với ông, trong khi lời tiếng Việt của HPNT vẵn được thu âm nguyên văn và đăng chính tại trang đó. Tôi đã chép lại nguyền văn một phần phỏng vấn tiếng Việt, nhưng đã bị bạn thay bằng bản dịch từ tiếng Anh. NHD (thảo luận) 05:25, ngày 5 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Đề nghị bạn ngưng trò chép nguồn từ một nguồn khác, cái thông tin bạn muốn đưa vào có thể tìm ra nguồn uy tín dễ dàng (Sgphoneix đã tìm giúp bạn trong trang thảo luận của anh ta) hãy dùng nó chứ đừng có chép nguồn. Tôi sẽ không chấp nhận những việc như thế.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 05:42, ngày 5 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Mấy cái bài tranh cãi như thế này thì yêu cầu nguồn chất lượng cao 1 tí, đừng dùng nguồn tự xuất bản dễ ăn gạch lắm, khuyên thật đấy. Chắc bạn cũng biết kinh nghiệm ở mấy bài giới tính khi thảo luận với MTD rồi chứ nhỉ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:44, ngày 5 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- GoogleBooks có cái này không ? Nhìn được cái hình sách thế nào thì người ta dễ tin hơn. Đối với tôi chả vấn đề gì, nhưng bài này bị soi rồi, gạch đá đầy thì mua áo giáp dầy 1 tí. Tốt nhất là bài nhạy cảm thì bỏ tí công ra kiếm cái nguồn vững. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:50, ngày 5 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Google Book có cả sách in của hai ông này, vì thế tôi không có nghi ngờ gì nó cả nhưng tôi không xem được vì bị limit!--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 05:56, ngày 5 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Cái này:
Copyright 1973 by Warner Modular Publications, Inc. All rights reserved. No part of this publication may by reproduced, stored in a retrieval system, or transmitted, in any form or by any means, electronic, mechanical, photocopying, recording, or otherwise,without the prior written permission of the publisher.
Không chỉ ra bất cứ cái gì về độ uy tín của trang này. Đây là một câu sáo rỗng của mọi trang web, mọi tài liệu đã xuất bản ở phương Tây, có nghĩa là "cấm in sao dưới mọi hình thức". Bạn cần tìm một cái host đủ uy tín để đảm bảo cái nguồn không bị vặn vẹo hoặc bị sửa. Bạn có hiểu vì sao nó bị gọi là "tự xuất bản" không?--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 06:00, ngày 5 tháng 3 năm 2013 (UTC)
"WEB-PUBLISHER: Mass-Multi-Media Productions. All Rights to the Authors Chomsky and Herman 1973 and 2004"- Thưa bạn, có sách "tự xuất bản" nào lại có dòng này không (nếu đúng là tự xuất bản thì bị kiện là cái chắc rồi đấy) Còn nếu các bạn vẫn vặn vẹo, tôi sẽ dẫn nguồn từ web của tác giả Chomsky, vì wiki có quy định là "nội dung tự xuất bản có thể được chấp nhận khi tác giả của nó là một chuyên gia nổi tiếng về chủ đề của mục từ, và tác giả này đã có công trình thuộc lĩnh vực liên quan được xuất bản bởi các nhà xuất bản độc lập đáng tin cậy"MiG29VN (thảo luận) 06:10, ngày 5 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Tôi mất tầm 1 tiếng có thể tạo ra 1 website có đủ các dòng trên, vậy website của tôi có đủ uy tín không? Bạn cần nhớ là chiếc áo không tạo ra thầy tu, một hai dòng copyright không tạo ra uy tín Website. Nếu bạn có link trực tiếp tới Chomsky cứ việc dùng. Nhưng tôi cảnh cáo là tôi sẽ xóa bất cứ nguồn nào bạn chép từ nguồn của 2 ông tác giả này, xin lỗi nếu bạn có cảm giác bất tiện.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 06:14, ngày 5 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Tôi có người bạn có mấy cuốn sách nước ngoài (không biết nó có sở hữu cuốn này không), không biết can ra rồi tải lên mạng có xài được không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:58, ngày 5 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- OK, tôi nghĩ là được, chỉ cần đủ nhà xuất bản, tác giả.. là được.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 06:00, ngày 5 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Không ai đòi hỏi bạn phải scan sách hay liên kết trến sách trên mạng cả. Nếu bạn có quyển sách, chỉ cần đưa thông tin tác giả, nhà xuất bản, tựa sách, năm xuất bản, và số trang là đủ. NHD (thảo luận) 06:02, ngày 5 tháng 3 năm 2013 (UTC)
3RR
[sửa mã nguồn]Thứ nhất: Bạn đã không bình tĩnh trong việc sửa đổi để dẫn đến 3RR. Theo đúng quy định, bạn sẽ bị cấm sửa đổi nhưng tôi không thực hiện việc đó để bạn có thể tham gia thảo luận về nguồn liên quan. @các BQV khác: Nếu các bạn thấy việc cấm theo 3RR là cần thiết, xin cứ thực hiện theo quy định.
Thứ hai: Về nguồn dẫn trong bài đó. Bạn chỉ cần nêu rõ thông tin đó được trích từ sách nào, nhà xuất bản, năm xuất bản, ISBN và số trang là đảm bảo việc chú thích nguồn theo quy định. Còn việc người đọc muốn xác minh đó là nghĩa vụ của người đọc. Nếu việc xác minh phát hiện rằng nó không trùng khớp thì bạn vi phạm vặn nguồn. Những bài nhạy cảm tôi khuyên đừng bao giờ trích dẫn nguồn blog cho dù bạn có ý tốt muốn độc giả có thể kiểm tra thông tin. Những phản hồi khác tôi đã nêu tại Thảo luận:Thảm sát Huế Tết Mậu Thân#Giải quyết --Cheers! (thảo luận) 16:47, ngày 5 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Mời bạn quay lại trang Thảo luận:Thảm sát Huế Tết Mậu Thân#Giải quyết để giải quyết những thắc mắc về tác giả và nội dung liên quan đến nguồn. Cảm ơn.--Cheers! (thảo luận) 04:48, ngày 7 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Đồng tính luyến ái
[sửa mã nguồn]Mời bạn xem thảo luận bên tiếng Anh mà tôi đang tham khảo ý kiến của họ tại en:Talk:Homosexuality#Sources. Mặt trời đỏ (thảo luận) 11:34, ngày 8 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Biểu quyết chọn bảo quản viên
[sửa mã nguồn]Đang có biểu quyết phong thành viên A làm bảo quản viên. Mời bạn tham gia. Felo (thảo luận) 01:26, ngày 10 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Thông tin bạn đưa vào đang bị thắc mắc
[sửa mã nguồn]Tôi đề nghị bạn trả lời câu hỏi của tôi ở đây Thảo luận:Đồng tính luyến ái#Gay có vài trăm bạn tình !?. Dựa theo Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được#Nguồn không phải tiếng Việt thì tôi được quyền yêu cầu.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 14:58, ngày 15 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Tôi yêu cần lần thứ 2, bạn trích cái đoạn bạn dùng để viết ra cho mọi người có thể tham khảo. Bạn đừng quăng cái Google Books rồi bỏ đi như vậy.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 15:12, ngày 15 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Chép nguồn
[sửa mã nguồn]Đây là nhắc nhở lần thứ 2 về vấn đề chép nguồn. Bạn đã chép rất nhiều thông tin từ các nguồn khác nhau (tiếng Anh) dịch đưa vào kèm theo nguồn trong bài Đồng tính luyến ái thay vì chắt lọc thông tin rồi đưa vào bài. Thứ 2, khi đưa thông tin vào bài cần đảm bảo chính xác như nguồn đã nêu để khỏi bị cho là vặn nguồn và dẫn lái người đọc.--Cheers! (thảo luận) 16:59, ngày 15 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Bạn khi dẫn nguồn cần tránh việc chép lại toàn bộ cùng với việc dẫn nguồn trung gian, nếu dẫn được nguồn trực tiếp là tốt nhất. conbo trả lời 17:30, ngày 15 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Mời cho ý kiến tại Thảo_luận:Đồng_tính_luyến_ái#Synthesising. Cám ơn. Mặt trời đỏ (thảo luận) 10:03, ngày 20 tháng 3 năm 2013 (UTC)
- Tôi đề nghị bạn trả lời tôi tại Thảo luận:Đồng tính luyến ái#Lại vấn đề nguồn. Nếu không chứng minh được là bạn đọc nó, tôi sẽ xóa nguồn này và thay thế = fact. Đừng cố sức đưa nghiên cứu chưa công bố vào, vì việc này rất tai hại cho chính bài viết, và tôi sẽ không bỏ qua cho việc này được.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 14:44, ngày 21 tháng 3 năm 2013 (UTC)
Vặn nguồn
[sửa mã nguồn]Tôi thấy nhiều nguồn bạn đưa vào, ví dụ như sửa đổi này, có dấu hiệu chép thẳng từ nguồn không được chấp nhận nào khác mà không thật sự kiểm chứng. Tôi kiểm tra chả thấy trang đó có thông tin đưa vào. Nếu bạn tiếp tục các hành động như thế tôi sẽ cho rằng là sửa đổi thiếu thiện ý và đang cố tình phá hoại bài viết. NHD (thảo luận) 16:20, ngày 21 tháng 4 năm 2013 (UTC)
APA và đồng tính
[sửa mã nguồn]Về quyết định của APA năm 1973 bạn nên viết riêng ở bài en:Homosexuality and psychology thay vì làm dài dòng bài đồng tính luyến ái; bài viết đã quá dài, khó đọc. Các vấn đề liên quan đến psychology nên viết ở bài riêng. NHD (thảo luận) 16:56, ngày 27 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Lại nguồn
[sửa mã nguồn]Bí nguồn rồi sao lại lôi ra một quyển sách tự xuất bản để làm nguồn? NHD (thảo luận) 07:38, ngày 28 tháng 4 năm 2013 (UTC)
Nguồn
[sửa mã nguồn]Việc bạn liên tục đưa vào những nguồn yếu, tự xuất bản, không chuyên ngành để chứng minh những quan điểm của mình cho thấy bạn sửa đổi bài đồng tính luyến ái chỉ với mục đích thúc đẩy quan điểm cá nhân của mình chứ không phải để cải thiện nội dung bài viết. Nếu bạn tiếp tục làm mất thời gian của các thành viên khác trong các sửa đổi của mình tôi sẽ yêu cầu cộng đồng đưa ra biện pháp cứng rắn để cấm bạn sửa đổi trong lĩnh vực này. NHD (thảo luận) 14:42, ngày 15 tháng 5 năm 2013 (UTC)
- Mời cho ý kiến tại Thảo luận Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên#Chọn lọc nguồn Mặt trời đỏ (thảo luận) 14:10, ngày 22 tháng 10 năm 2013 (UTC)
- Mời đọc và cho ý kiến mới của tôi tại Thảo_luận_Wikipedia:Tin_nhắn_cho_bảo_quản_viên#Chọn lọc nguồn, tôi đã cố đưa ra một quy tắc chung cho tôi và bạn, ngay cả nhiều thứ tôi dịch cũng có thể bị chính quy tắc ấy trảm, nhưng tôi nghĩ như vậy là tốt cho sự tranh cãi triền miên khói lửa. Nếu bạn là người quân tử, hay đọc đó và thêm ý kiến của bạn để chúng ta cùng thống nhất rồi mới bắt tay vào bài. Cám ơn. Mặt trời đỏ (thảo luận) 21:49, ngày 24 tháng 10 năm 2013 (UTC)
3RR
[sửa mã nguồn]
ĐHĐ ®, thảo luận ©_ 03:48, ngày 5 tháng 11 năm 2013 (UTC):Bạn nên bình tĩnh thảo luận tránh vi phạm hồi sửa 3RR - Để tránh việc sửa đi sửa lại, mời bạn vào thảo luận trước về đoạn Bài báo trên NYT vào năm 2012 của tiến sĩ David Blankenhorn. DanGong (thảo luận) 08:10, ngày 6 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Hiện Wikipedia đã có Các Quy tắc ứng xử trong quy trình Giải quyết mâu thuẫn nên mong bạn thực hiện theo đúng quy trình. Nếu không thực hiện đúng quy trình mà thực hiện sửa đổi trực tiếp trong bài nhiều lần như bạn đã làm tại Hôn nhân đồng giới, tôi e rằng bạn sẽ bị cấm sửa đổi. Thân Tuấn Út Thảo luận 13:27, ngày 6 tháng 11 năm 2013 (UTC)
- Mời bạn cho ý kiến tại Wikipedia:Thảo_luận#Thông tin quan trọng và gây tranh cãi, cám ơn. Mặt trời đỏ (thảo luận) 22:54, ngày 7 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Nhắc, bạn đang làm 1 điều hết sức nguy hiểm khi dùng 2 nick trong cùng 1 thảo luận thì phải. TemplateExpert Talk - Help 13:48, ngày 23 tháng 11 năm 2013 (UTC)
Phản hồi về Bất đồng biên tập
[sửa mã nguồn]- Theo thống nhất của các thành viên khi xây dựng quy trình giải quyết mâu thuẫn, việc khóa bài bao gồm việc di dời nội dung tranh chấp ra khỏi bài, nhằm mục đích duy trì tình trạng bài viết ở trạng thái mà cả hai bên chấp thuận được, không thiên vị bên nào, loại trừ tình huống cố trì hoãn trạng thái bất đồng của một bên. Trong trường hợp bài đã bị khóa mà bạn cho rằng vẫn còn một số đoạn bất đồng, bạn có quyền yêu cầu di chuyển vào phần thảo luận để giải quyết.
- Luật chơi là của chung! Trong tranh chấp với các thành viên khác, các BQV không sử dụng quyền cầm chổi để chiếm lợi thế. Vì vậy, trong quá trính thảo luận giải quyết bất đồng, mình tin là Dụng sẽ không dùng quyền BQV để tự tiện lùi sửa trên bài (rõ ràng Dụng cũng không dùng quyền BQV để khóa bài). Bởi vì điều đó sẽ đi ngược lại quy định của cả cộng đồng, tự mình đặt mình ra ngoài cộng đồng. Thái Nhi (thảo luận) 02:54, ngày 25 tháng 3 năm 2014 (UTC)
- Nói thật bạn đừng phiền! Trước đây mình đã từng đụng chạm vụ nguồn có tin cậy hay không rồi. Quan điểm mỗi người mỗi khác. Có người nhìn nhận nó hàn lâm, có người không. Đó chính là lý do vì sao mình đề xuất phải có 2 nguồn hàn lâm độc lập với nhau mới đủ để xác nhận thông tin tranh chấp. Trong trường hợp này, vì thông tin đã có bất đồng, cách giải quyết theo mình là bạn phải chứng minh được thông tin là đáng tin cậy và phổ biến bằng cách bổ sung nguồn thứ 2 độc lập vào. Thái Nhi (thảo luận) 08:35, ngày 25 tháng 3 năm 2014 (UTC)
- Bạn nên bình tĩnh và gỡ từ từ. Dụng cũng là người hiểu chuyện, nên tìm đồng thuận không khó lắm đâu. Thái Nhi (thảo luận) 08:43, ngày 25 tháng 3 năm 2014 (UTC)
- Sinh hoạt ở đây đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn lập luận, không phải bằng cách nổi nóng. Lúc nóng nảy thì ai chẳng quá lời, làm tổn thương người khác. Như lúc bạn buộc tội Dụng, tôi thấy cũng "oan" lắm, vì Dụng không sử dụng quyền BQV để khóa bài hoặc cấm bạn (điều mà en.wiki ra tay rất sát thủ). Bây giờ thì Dụng có hứa sẽ viết lại, bạn hãy bình tâm cùng Dụng tìm đồng thuận trong cách trình bày khác xem sao. Thái Nhi (thảo luận) 08:54, ngày 25 tháng 3 năm 2014 (UTC)
Vấn đề là quan điểm đa số, concensus của giới khoa học thì lèo tèo vài dòng, còn quan điểm thiểu số, của các nhóm tôn giáo hoặc chính trị bảo thủ, cực đoan thì dài vô tận. Như thế là không được trung lập cho lắm. "Quan điểm nào cũng coi như nhau" là một lý luận sai lầm mang tính cào bằng. Như vậy thì việc kéo dài quá nhiều các quan điểm fringe không tốt cho nội dung bài viết, và việc cố chứng minh một quan điểm nào đó không có lợi cho chất lượng bài viết nói chung. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:35, ngày 25 tháng 3 năm 2014 (UTC)
Mời tham gia biểu quyết
[sửa mã nguồn]Mời bạn tham gia biểu quyết ở Wikipedia:Biểu quyết/Biểu quyết về việc đưa thông điệp kêu gọi tham gia lên trang chính. Xin cảm ơn! --ngọcminh.oss (thảo luận) 13:47, ngày 18 tháng 8 năm 2014 (UTC)
Đề nghị cộng đồng cấm thành viên MiG29VN
[sửa mã nguồn]Tôi đề nghị cộng đồng cấm thành viên MiG29VN sửa đổi vì người này sửa đổi mang tính phá hoại. Người này đã thêm đoạn nghiên cứu của Mark Reg vào bài hôn nhân đồng tính, thêm đi thêm lại chắc cũng hơn 10 lần rồi. Nghiên cứu đó không dành cho bài hôn nhân đồng tính vì những bậc cha mẹ trong đó mặc dù là người đồng tính nhưng không có kết hôn đồng tính.
Tôi đã nghiên cứu công trình của Mark Reg và trình bày vấn đề này rất nhiều lần một cách rõ ràng và chặt chẽ nhưng thành viên này không trả lời mà chỉ thêm vào sau một thời gian nào đó.
Hành vi của người này mang tính chất "luật rừng", không mang tính xây dựng.
Chân thành cảm ơn. Mặt trời đỏ (thảo luận) 10:41, ngày 20 tháng 9 năm 2014 (UTC)
Ủng hộ Bảo quản viên ban hành lệnh cấm với 2 nick MiG29VN và Thanung123 hồi sửa đối với tất cả các chủ đề liên quan đến đồng tính, với 2 lý do: vi phạm quy định Thái độ trung lập của Wikipedia nghiêm trọng và thường xuyên bút chiến.
Chỉ có như vậy mới mong lấy lại sự bình yên và chính xác, khách quan cho các chủ đề này. Chân trời Công lý (thảo luận) 07:35, ngày 15 tháng 1 năm 2015 (UTC)
- Mình không chủ trương cấm đoán bất cứ ai, nhưng phải nếu hai nick này là một MiG29VN và Thanung123, thì phải có biện pháp, vì anh ta đã không tuân theo quyết định bị cấm 1 tuần của BQV. Ngoài ra nếu cho bạn Saruman (theo phán xét của mình thì anh ta cũng là MiG29VN hay Thanung123) tiếp tục thì phải có người quan sát anh ta để tránh tình trạng bút chiến lan tràn, việc xóa bài người khác mà mình cho là ngang ngược, làm nản chí các thành viên khác có đóng góp xây dựng. Nói chung cấm thì không nên, nhưng để tránh bút chiến, phải có những biện pháp cảnh cáo với các TV tiếp tục cố ý không giữ những qui tắc tối thiểu để giải quyết những ý kiến khác biệt về nội dung bài.DanGong (thảo luận) 07:55, ngày 15 tháng 1 năm 2015 (UTC)
Tôi nghĩ lệnh cấm là phù hợp với thành viên này, từ trước tới nay sự có mặt của anh ta khiến cho các thành viên khác không thể nào can thiệp để cải thiện và nâng cao chất lượng nội dung bài viết. Nếu can thiệp thì y như rằng có đánh nhau sứt đầu mẻ trán. MiG29VN và Thanung123 không có tính cộng đồng và cũng không thiện chí với các thành viên khác trong việc xây dựng bài viết mà chỉ cốt để phục vụ cho quan điểm cực đoan của mình. Chân trời Công lý (thảo luận) 08:32, ngày 15 tháng 1 năm 2015 (UTC)
- Nhắc lần thứ 2 với Mặt trời đỏ và Công lý không nên dùng kiểu này để xa luân chiến nếu các bạn là chung 1 tài khoản. Về nhóm bài đồng tính, nếu xét khía cạnh trung lập, nếu cấm MIG thì trong số các bạn cũng có phần đấy. A l p h a m a Talk - Bot - Page 08:34, ngày 15 tháng 1 năm 2015 (UTC)
Bác ơi, không phải ngẫu nhiên rất nhiều thành viên phẫn nộ với người này, bác Mặt trời đỏ phản ánh đúng hoàn toàn kiểu làm việc của anh ta nên em tán thành thôi. Một người không tham gia Wikipedia, cũng không cần viết bài mà chỉ cần đọc trang thảo luận của các bài về Hôn nhân đồng giới, đòng tính luyến ái...thì cũng phẫn nộ chứ chưa nói đến người trong cuộc. Bởi những người khác có nêu lý lẽ dù thuyết phục hay chặt chẽ đến cỡ nào, có thể dài hàng trang thì thành viên này cũng không trả lời và vô tác dụng. Những hồi sửa của họ sẽ bị hắn lùi với những dòng lý do cụt ngủn và cũng dùng cách tương tự để bảo vệ những thứ anh ta thêm. Đó không phải là cách làm việc ở Wikipedia vì nó không phải là trang cá nhân của một người.Chân trời Công lý (thảo luận) 09:22, ngày 15 tháng 1 năm 2015 (UTC)
Cấm
[sửa mã nguồn]{{bỏ cấm|lý do=Lý do của bạn ở đây ~~~~}}
, nhưng trước tiên bạn nên đọc hướng dẫn chống lại việc cấm. Nguyễn Xuân Minh 💬 13:14, ngày 17 tháng 1 năm 2015 (UTC)Tài khoản này có thể bị cấm do lạm dụng một hoặc nhiều tài khoản.
(Thông tin tài khoản: nhật trình cấm · CentralAuth · các tài khoản nghi là con rối · các tài khoản con rối được khẳng định · trang kiểm định tài khoản) |
Đây là một tài khoản con rối của Thanung123 và đã bị cấm vô hạn. Xem thêm tại lịch sử đóng góp này. Mục quy định này cũng có thể hữu ích. Xem nhật trình cấm – cấm tự động hiện hành – đóng góp – nhật trình – nhật trình sai phạm – trung ương |
Invitation to Medical Translation
[sửa mã nguồn]Medical Translation Project
Invitation to the Medical Translation Project – a joint Wikimedia project started by the English language WikiProject Medicine! Thank you for being one of the top Medical editors! I want to use this opportunity to introduce you to our most ambitious project. We want to use Wikipedia to spread knowledge where it will be used. Studies have shown that Wikipedia is the most common resource of medical knowledge, and used by more people than any other source! We want high quality articles, available to everyone, regardless of language ability. It isn't right that you would need to know a major language to get hold of quality content! That is why in the recent Ebola crisis (which is still ongoing) we translated information into over 70 languages, many of them small African languages. This was important, as Wikipedia was also shown to be the biggest resource used in Africa for information on Ebola! We see tremendous potential, but also great risks as our information needs to be accurate and well-researched. We only translate articles that have been reviewed by medical doctors and experts, so that what we translate is correct. Many of our translators are professionals, but many are also volunteers, and we need more of you guys – both to translate, but also to import finished translations, and fix grammatical or other style issues that are introduced by the translation process. Our articles are not only translated into small languages, but also to larger ones, but as of 2015 this requires users to apply for an article to be translated, which can be done here (full articles, short articles) with an easy to manage google document. So regardless of your background head over to our main page for more information, or to our talk page and ask us questions. Feel free to respond in any language, we will do our best to find some way to communicate. No task is too small, and we need everyone to help out!
Thank you for helping medical information on Wikipedia grow! -- CFCF 🍌 (email) 15:37, 28 January 2015 (UTC) |
Mời bạn tham gia biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Quy định gỡ công cụ Bảo quản viên. Biểu quyết này thực sự cần thiết cho sự phát triển của Wikipedia, thời hạn đến ngày 18/08/2015. Mong bạn cho ý kiến. Cảm ơn bạn rất nhiều. Alphama (thảo luận · đóng góp)
Dự án phát sinh thể loại bán tự động
[sửa mã nguồn]Mời bạn cho ý kiến ở Thảo luận Wikipedia:Dự án/Phát sinh thể loại bán tự động. Cảm ơn bạn.Alphama (thảo luận · đóng góp)
Mời tham gia biểu quyết
[sửa mã nguồn]Mời bạn tham gia biểu quyêt về việc xóa nhanh các bài vi phạm bản quyền tại Wikipedia:Biểu quyết/Xóa nhanh các bài vi phạm bản quyền
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Mời tham gia biểu quyết
[sửa mã nguồn]Mời bạn tham gia biểu quyết về việc thay đổi quy định bài viết tốt tại Wikipedia:Biểu quyết/Thay đổi quy định BVT và cách viết tên tiếng Việt tại Wikipedia:Biểu quyết/Cách viết tên tiếng Việt của những người gốc Việt tại Wikipedia tiếng Việt
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Mời tham gia ý kiến
[sửa mã nguồn]Chào bạn,
Mời bạn tham gia các thảo luận về tên thể loại ở Wikipedia tại dự án Phát sinh thể loại bán tự động. Ý kiến của bạn rất quan trọng đến dự án này cũng như quá trình xây dựng thể loại tự động của Wikipedia nhằm nâng cao chất lượng dự án lâu dài. Cảm ơn bạn! Bot gửi lời mời thay cho Alphama (thảo luận · đóng góp). AlphamaBot4 (thảo luận) 05:06, ngày 17 tháng 7 năm 2016 (UTC)
Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận mở đầu năm 2017
[sửa mã nguồn]Chào bạn,
Wikipedia Tiếng Việt năm 2017 có 1 số thay đổi về mặt nhân sự và quy định. Trân trọng mời bạn tham gia các biểu quyết sau:
- Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên
- Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên
- Wikipedia:Thảo luận/Sửa quy trình đề cử bài viết chọn lọc
Xin cảm ơn trước vì sự quan tâm và tham gia của bạn.
Thành thật xin lỗi nếu tin nhắn làm phiền bạn hoặc trùng lặp với các lời mời trước đó.
AlphamaBot4 (thảo luận) 14:08, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)
Thư mời tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017
[sửa mã nguồn]Trân trọng mời bạn tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017. Xin cảm ơn!
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài
[sửa mã nguồn]Hello, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Xin cảm ơn!
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên
[sửa mã nguồn]Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên. Xin cảm ơn!
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia các hoạt động tháng 05/2018
[sửa mã nguồn]Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ? Trân trọng mời bạn tham gia các hoạt động:
Chúng tôi rất mong muốn lắng nghe ý kiến của bạn. Xin cảm ơn!
Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia biểu quyết các thành viên quản trị Wikipedia tiếng Việt
[sửa mã nguồn]Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:
- Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Q.Khải
- Wikipedia:Biểu quyết chọn kiểm định viên/ThiênĐế98
- Wikipedia:Biểu quyết/Bổ sung quy định Chống rối
Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)
Thư mời tham gia các biểu quyết
[sửa mã nguồn]Chào bạn, bạn khỏe không? Hiện nay có 2 biểu quyết ở Wikipedia. Trong đó biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết có tính quan trọng, ảnh hưởng đến cách hoạt động của dự án, mong bạn bớt chút thời gian để tham gia và nêu quan điểm của bạn.
- Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết
- Wikipedia:Thảo luận/Đề xuất áp dụng quyền Giám sát viên tại Wikipedia tiếng Việt
Tôi mong muốn lắng nghe ý kiến và quan điểm của bạn về các biểu quyết trên. Chúc bạn sức khỏe và nhiều niềm vui khi tham gia đóng góp tại Wikipedia. AlphamaBot2 (thảo luận) 23:51, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)
Thư mời tham gia biểu quyết nhân sự
[sửa mã nguồn]Chào bạn, Wikipedia Tiếng Việt hiện nay đã có hơn 1.2 triệu bài vì vậy cần thiết phải có đội ngũ nhân sự mới để quản lý nội dung cũng như đánh giá lại năng lực các BQV cũ. Mời bạn tham gia các biểu quyết tại: