Thảo luận Thành viên:Ha Trong Anh
Thêm đề tàiHoan nghênh
[sửa mã nguồn]Xin chào Ha Trong Anh! | |||||
Wikipedia tiếng Việt đến nay đã có 1.294.268 bài, đó là kết quả đóng góp quý báu của rất nhiều thành viên trong Wikipedia, mà mọi người đều bắt đầu như bạn. Bạn đã khởi đầu rất tốt và mong rằng bạn sẽ mang đến những đóng góp có giá trị cho quyển bách khoa toàn thư mở này. | |||||
Mời bạn giới thiệu về bản thân tại trang thành viên:Ha Trong Anh. | |||||
Bạn hãy nhớ các nguyên tắc |
Đầu tiên bạn nên mạnh dạn | ||||
Những chỉ dẫn có ích: các câu thường hỏi, cách viết bài mới, soạn thảo bài, trình bày bài, sách hướng dẫn. | |||||
2ng bạn
Lời khuyên cuối cùng, bạn hãy làm lần lượt: thử, đọc, hỏi rồi hẵng viết. Chúc bạn thành công. |
Bình Giang--04:47, ngày 1 tháng 8 năm 2008 (UTC)
Về Bài Dịch Lý VN
[sửa mã nguồn]Tôi đã lưu trữ bài Dịch lý VN và được bạn ký tên giúp đỡ vì vi phạm bản quyền; tôi đã nghĩ sai rằng khi đưa tên tác giả viết đoạn văn đó là đủ cho người đọc biết mình trích dẫn , vậy trong Bàn tôi để nghị xin sửa đổi Dich Lý Việt Nam /tạm còn sai gì không xin cho biết! là Thành viên mới còn nhiều lẩm cẩm lắm ! Cám ơn Bạn nhiều lắm.
Ha Trong Anh (thảo luận) 18:21, ngày 30 tháng 8 năm 2008 (UTC)
- Kính Thông Báo với anh , Hội Dich Lý VN ghi nhận và đưa tên HaTrongAnh vào các Bài của tôi trên các WebBlog vndichlyhoi ; bây giờ tôi phải tiếp tục như thế nào ạ .Thân Kính Ha Trong Anh (thảo luận) 02:10, ngày 2 tháng 9 năm 2008 (UTC) :
- Vâng, nếu chính bạn là người viết bài, thì bạn có thể đưa lên wikipedia, và tại trang thảo luân bài bạn cần ghi rõ bạn là tác giả, cũng là người giữ bản quyền bài viết. Tuy nhiên bạn cần lưu ý về văn phong . Chúc bạn thành công. Thân kính. Lê Thy (thảo luận) 07:44, ngày 2 tháng 9 năm 2008 (UTC):
Sau khi sửa Văn Phong
[sửa mã nguồn]Thưa anh Le Thy , nhờ khuyến cáo của anh tôi cố gắng đọc kỹ bài Cẩm nang Văn Phong, nhưng thế nào cũng có sai sót, nên hôm nay mới post bài lên được. Hy vọng lần này sẽ bớt làm anh bận tâm hơn . Thân kính.
Ha Trong Anh (thảo luận) 20:45, ngày 3 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Tác giả và Bản Quyền
[sửa mã nguồn]Thưa các Bạn,
Bài Dịch Lý Việt Nam do tôi viết và là người giữ bản quyền đồng thời xin cống hiến bản quyền tự do này cho các Bạn; mục đích bài viết mong Các Bạn có quan tâm về Dịch Lý chúng ta cùng nhau khai triển nền Dịch Lý độc lập riêng của Dân tộc đồng thời chứng minh nền Văn Minh này của Tổ Tiên Việt; đây cũng là vấn đề mà một số Học giả như Thiên Sứ Nguyễn Vũ Anh Tuấn, Trần Quang Bình đang khai triển .
Thân kính, Ha Trong Anh (thảo luận) 21:29, ngày 3 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Trong bài này tôi cũng muốn cho nó có văn phong đẹp hơn, mọi người đọc dễ hiểu. Cũng như các thành viên đã thảo luận bài này chỉ nói về văn phong, không nên đưa các ý kiến cá nhân hay câu văn dài dòng lủng củng đọc không hiểu. Mong bạn bổ sung và tóm tắt cho súc tích mang tính, Bách khoa thư nhiều hơn. Tôi sẽ cố giắng tìm kiếm nhiều hơn để viết bổ sung vào bài này cho Wiki hơn. Chúc khỏe. --DXLINH (thảo luận) 17:13, ngày 5 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Vâng thưa anh, tôi cũng đã cố gắng vắn tắt nhưng Lý Dịch có tính Triết Học nên rất khó diễn tả, vì thế môn học này đã bị thất truyền Lý Tính và chỉ còn Hình dạng vậy mà cũng còn làm cho người ta thần thánh hoá, dị đoan hoá v.v... Kinh mong quý anh chỉ dẫn thêm,lời khuyên của anh tôi sẽ thực hiện ngay . Đa tạ. --Ha Trong Anh (thảo luận) 17:38, ngày 5 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Rất xin lỗi vì anh vì tôi đã xóa các bài mà anh là tác giả, tôi muốn phục hồi lại nội dung để anh có thể sửa đổi, nhưng nội dung của nó ở đâu? Tôi đã xóa hai trang là Dịch lý Việt Nam/tạm và Dịch lý Việt Nam/tạm/tạm, anh cứ nhắn tin cho tôi và tôi sẽ phục hồi rồi chuyển nội dung của nó sang bài Dịch lý Việt Nam rồi xác nhận lại tình trạng bản quyền của nội dung. Cảm ơn anh. Tân (trả lời) 01:02, ngày 6 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Vâng thưa anh, tôi cũng đã cố gắng vắn tắt nhưng Lý Dịch có tính Triết Học nên rất khó diễn tả, vì thế môn học này đã bị thất truyền Lý Tính và chỉ còn Hình dạng vậy mà cũng còn làm cho người ta thần thánh hoá, dị đoan hoá v.v... Kinh mong quý anh chỉ dẫn thêm,lời khuyên của anh tôi sẽ thực hiện ngay . Đa tạ. --Ha Trong Anh (thảo luận) 17:38, ngày 5 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Cám ơn
[sửa mã nguồn]Thân mến cám ơn anh, tôi đã đưa Bài lên lại, xin anh tiếp tục hướng dẫn cho, tôi vẫn chưa hiểu treo Tiêu bản là thế nào!.Kính.--Ha Trong Anh (thảo luận) 11:45, ngày 6 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Dùng tiêu bản sơ khai
[sửa mã nguồn]Thay vì dùng tựa đề bài viết là DỊCH LÝ VIỆT NAM/tạm. Bạn nên dọc kỹ các hướng dẫn viết bài với người với đến và sau đó thì bắt đầu viết. Nếu bài viết của bạn được cho là chưa hoàn chỉnh nội dung thì nên dùng tiêu bản sơ khai: {{sơ khai}} đừng nên dùng kiểu .../tạm. Tên bài viết cũng cần tuân thủ các quy luật chính tả tiếng Việt. Chẳng hạn nhu bài viết có bạn có thể lấy tên là Dịch lý Việt Nam.--Silviculture (thảo luận) 13:34, ngày 6 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Dịch lý Việt Nam
[sửa mã nguồn]Tôi muốn hỏi và cũng đồng thời là góp ý với Ha Trong Anh một số điều liên quan tới bài Dịch lý Việt Nam.
- Dịch lý là gì? Dịch lý có phải là Kinh Dịch? Hiện Wikipedia tiếng Việt chưa có mục từ Dịch lý và một thành viên đang tạm chuyển hướng Dịch lý về Kinh dịch. Nếu Dịch lý và Kinh dịch đại thể là một thì việc chuyển hướng trên là chấp nhận được. Nhưng nếu không phải là một, thì Dịch lý là gì cần được viết thành bài riêng.
- Mục đích của mục "Vũ trụ và Khoa học" trong bài Dịch lý Việt Nam là gì? Có phải để dẫn dắt người đọc tới ý nghĩa và vai trò của môn khoa học Dịch lý? Nếu đúng vậy thì nên đưa vào bài Dịch lý thì hơn.
- Nếu có thể trả lời trong vòng 3-5 câu cho một người chưa biết gì về Dịch lý Việt Nam nhưng thắc mắc muốn hỏi, thì 3-5 câu đó có thể là thế nào? (Kiểu như xem TV thấy phát thanh viên nói loáng thoáng cái gì đó có từ Dịch lý Việt Nam liền quay sang người bên cạnh hỏi Này bác ơi, Dịch lý Việt Nam là gì hả bác?, người hỏi chắc không muốn nghe diễn giải dài cả tiếng đồng hồ đâu.) 3-5 câu đó mới chính là đoạn nhập đề cần có cho bài Dịch lý Việt Nam.
- LM trong LM Lương Kim Định nghĩa là gì? Nếu theo đường dẫn Lương Kim Định rồi suy đoán thì LM có phải là Linh Mục? Trừ phi cả một cụm từ dài hoặc được lặp đi lặp lại nhiều lần, còn thì không nên viết tắt. May mà đã có mục từ Lương Kim Định, không thì làm sao đoán ra LM là gì, phải không ạ.
--Bình Giang (thảo luận) 08:21, ngày 9 tháng 9 năm 2008 (UTC)
- Kính anh; Đây là một Vấn đề mà rất nhiều người bị hiểu lầm, vậy xin tạm trình bầy với anh như sau
- Hai chữ Dịch Lý nói lên ý nghiã là một Bộ môn mô tả,diễn nghĩa một Lý lẽ, một Lý thuyết hay một Nguyên lý và ở đây Lý Lẽ ấy là DỊCH = là Biến đổi, Biến hoá, Biến động của Vũ Trụ Vạn Vật và cũng là Lý Lẽ cuả Cấu Tạo Hoá Thành Vũ Trụ ; có thể ví dụ cho dễ hiểu khi ta có một Lý Thuyết về Cơ Học Lượng tử thí chúng ta có Bộ Môn Cơ Học Lượng Tử; như vậy nếu chúng ta minh xác được có một Nguyên Lý của sự Biến Hoá Biến đổi Biến động thì chúng ta có Bộ Môn Dịch Lý. Khi chúng ta dùng các Công thức của Cơ Học Lượng Tử để chế tác, sản xuất, phát minh ra một sản phẩm nào đó thì đó là Sản phẩm của Lý thuyết Lương Tử, Kinh Dịch là một sản Phẩm của Dịch Lý Trung Quốc .Dịch Lý Việt Nam có Lý Thuyết riêng và Sản phẩm riêng.
- Khi tôi viết mục Vũ trụ và Khoa học là đưa ra ý niệm rằng Khoa học hiện đại đang cố gắng giải thích Tại sao có Vũ Trụ? Và Lý thuyết nào có thể trả lời câu hỏi Cấu Tạo Hoá Thành ra Vũ Trụ này? Cho tới nay vẫn không giải thích thoả đáng được! Nên họ đã đưa ra Lý Thuyết Vụ Nổ Lớn (Big Bang); thế nhưng cũng vẫn mù mờ vì thế Các nhà Khoa Hoc như tôi đã giới thiệu đã khuyến cáo các Khoa Học Gia Tây phương nên tìm về Lý Thuyết Vũ Trụ Đạo Học của Đông Phương; và họ đã tìm đến Kinh Dịch của người Trung Hoa đồng thời say đắm nghiên cứu (Richard Wilhelm là người đã bỏ 20 năm sống ở Trung Quốc để tìm hiểu). Đây cũng là sự so sánh về ĐIỂM ĐẾN của hai nền Văn Minh Âu Á.
- Viết về Dịch Lý cho tới nay chưa có một Quốc gia nào viết được, tạo được một Lý Thuyết có tính Khoa học khả chấp về Lý lẽ Biến Dịch, trong Kinh Dịch của TQ thì chỉ lướt qua Lý lẽ này với một câu huyền hoặc : Thái cực sanh Lưỡng Nghi,Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng,Tứ tượng sanh Bát Quái...và để chứng minh tại sao có Bát quái thì nói là do con Long Mã hiện lên trên mặt nước có đốm xoáy trên lưng ý để dâng cho Vua Phục Hy vẽ ra các Tượng Dịch vô tự ! Và cứ thế tiếp nối Vô Tự Tượng Dịch người ta chấp nhận những Ý Lý và cách hiểu về Các Vô Tự Tượng Dịch ấy của Văn Vương diễn nghiã rồi tới Khổng Tử san định mà tạo các Sản phẩm Văn học, Y Học, Bói Toán, ...Như vậy viết một bài đầy đủ cho Dịch Lý đúng nghiã thì cũng giống như viết một bài Triết lý cho toàn thể nền Triết Học của Nhân loại trong thế giới. Thế nên dùng hai chữ Dịch Lý để chỉ một Bộ môn mà mỗi Quốc gia đều có nền Triết Lý Dịch học riêng, Dịch Lý Trung Hoa,Dich Lý Đại Hàn, Dịch Lý Nhật bản, Dịch Lý Việt Nam thì đúng nghiã nhất...giống như Bộ môn Triết Học chúng ta có Triết Hoc Hy Lạp, Triết Học Đức quốc...Do đó không nên đồng hoá DỊCH LÝ=KINH DỊCH. Tôi hoàn toàn đồng ý với anh khi coi Dịch Lý Việt Nam là một Tiểu Thể loại của Thể Loại Dịch Lý và Kinh Dịch cũng là Tiểu Thể loại của Dịch Lý vì Kinh Dịch tương đương với nghiã Dịch Lý Trung Hoa.
- Anh có đề nghị nên viết 3-5 câu làm nhập đề cần có cho Dịch Lý Việt Nam, vâng rất cám ơn ý kiến quá hay của anh, tôi sẽ cố gắng suy nghĩ để viết; sở dĩ lúc đầu tôi không dám nghĩ đến là vì e rằng tôi sẽ viết giống như viết một Quảng cáo hay có ý khoe khoang tự cao ; thật vậy và đã xẩy ra sự ngộ nhận này anh NguyenThanhQuang đã nói e đây là một nghiên cứu chưa được công nhận rộng rãi để có thể đưa vào Wikipedia thành một khái niệm được công nhận rộng rãi may mà tôi có chứng minh. Thưa anh, Hơn nữa xưa nay ai cũng nghĩ Dịch Lý là của Người Trung Hoa, nhiều Học Giả đã nổi danh nhờ nghiên cứu và viết về Dịch Lý Trung Hoa vì thế thật là khó khăn với những định kiến và thành kiến cố hữu này khi chúng ta cố gắng xây dựng cho một Nền Văn Minh Đặc thù của Dân Tộc!.Thân kính.-Ha Trong Anh (thảo luận) 17:33, ngày 9 tháng 9 năm 2008 (UTC)