Thảo luận Thành viên:Bình Giang/Lưu1
Thêm đề tàiCó phải bài này tương tự với bài en:IS/LM model bên Wikipedia tiếng Anh không? An Apple of Newton thảo luận 04:16, 15 tháng 9 2006 (UTC)
- Giống một phần thôi bạn ạ. Tôi định trình bày IS riêng, LM riêng, sau đó mới tới IS/LM vì ngại rằng trình bày IS/LM mà bắt đầu diễn giải từ đầu thì dài quá.Bình Giang 06:57, 15 tháng 9 2006 (UTC)
- Wikipedia có một ưu điểm mà các từ điển mở khác không có là khả năng liên kết Wikipedia các ngôn ngữ khác nhau. Nếu anh trình bày IS riêng cũng không sao nhưng thật khó cho người đọc có thể tra cứu bằng các ngôn ngữ khác. --An Apple of Newton thảo luận 13:39, 15 tháng 9 2006 (UTC)
Khi nào đến bài Phân tích IS-LM thì tạo liên kết sang ngôn ngữ khác, được không bạn?Bình Giang 03:41, 16 tháng 9 2006 (UTC)
Hình ảnh ở Commons
[sửa mã nguồn]Bạn đã truyền lên hình:DauSumo.jpg. Tuy nhiên, việc làm của bạn là không cần thiết vì ở Commons đã có hình JapanSumoMatch.jpg. Chúng ta có thể sử dụng trực tiếp các tập tin có sẵn ở Commons. Hình bạn truyền lên sẽ bị xóa, và tôi sẽ đổi tên hình trong bài Sumo. Còn trong trang thành viên của bạn, bạn nên đổi tên hình theo tên hình trên Commons. An Apple of Newton thảo luận 02:06, 1 tháng 10 2006 (UTC)
Hình:ThuvienHitotsubashi.jpeg anh truyền lên cũng trùng với Image:Hitotsubashi-library.jpeg ở Commons. An Apple of Newton thảo luận 10:41, 10 tháng 10 2006 (UTC)
- Bạn có thể sử dụng hình ở Commons như là nó ở đây. Bạn chỉ việc dùng tên đúng của hình bạn muốn đưa vào. Nguyễn Hữu Dụng 15:48, 11 tháng 10 2006 (UTC)
- Bạn có thể tham khảo Trợ giúp:Hình ảnh hoặc Trợ giúp:Truyền lên tập tin#Sử dụng để hiểu hơn về cách dùng hình ảnh trong Wikipedia. An Apple of Newton thảo luận 16:40, 11 tháng 10 2006 (UTC)
đổi tên bài
[sửa mã nguồn]Bạn chú ý khi đổi tên một bài nhớ kiểm tra các trang liên kết đến trang có tên cũ (bằng cách ấn nút "các liên kết đến đây" ở cột công cụ khi đang ở trong trang viết liên quan) để sửa lại các trang đổi hướng để chúng đổi hướng về tên mới. Ví dụ, tôi vừa giúp bạn [1]. Nếu trang không được sửa như vậy, người đọc sẽ gặp khó khăn khi tìm đển đúng trang cần đọc.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:32, 20 tháng 10 2006 (UTC)
- Bạn có thể tham khảo thêm Trợ giúp:Di chuyển trang. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 16:05, 20 tháng 10 2006 (UTC)
Từ điển mở tiếng Việt
[sửa mã nguồn]Trong Wiktionary tiếng Việt, từ "doanh thu" vẫn chưa có ai viết. An Apple of Newton thảo luận 12:11, 30 tháng 10 2006 (UTC)
Di chuyển bài
[sửa mã nguồn]Đúng ra, bạn nên chuyển tên bài trước khi sửa bài, làm như vậy sẽ giữ được lịch sử cho cả 2 bài. Đầu tiên, bạn chuyển (bằng nút "di chuyển" ở phía trên) tên bài thành một tên khác. Sau đó bạn sửa chữa nội dung của bài ban đầu (lúc này chỉ còn dòng mã "#redirect xxxxx") thành một bài có nội dung hoàn toàn khác. Như vậy, lịch sử cả 2 bài đều có quá trình bạn chuyển tên bài và sửa bài. An Apple of Newton thảo luận 15:55, 31 tháng 10 2006 (UTC)
Trang định hướng
[sửa mã nguồn]Chỉ cần bạn để tên bài "Sông Hương" cho sông Hương của Huế thì sẽ khỏi mất công sửa lại các liên kết vì sông Hương tại Huế được biết đến nhiều hơn, còn trang định hướng sẽ là sông Hương (định hướng) như trước khi bạn đổi tên. Nguyễn Thanh Quang 03:10, 25 tháng 11 2006 (UTC)
Còn thiếu
[sửa mã nguồn]Bình Giang có thể là:
- Huyện Bình Giang của Hải Dương
- Xã Bình Giang của Quảng Nam
- Xã Bình Giang của Kiên Giang
- Tên cũ của sông Thiên Đức
- Một thành viên wiki
Kiểm tra bài
[sửa mã nguồn]Bạn để lọt bài Thanh Miện rồi. Bài này chép nguyên văn từ bên ngoài nên cần được gắn biển {{vi phạm bản quyền 2}}. An Apple of Newton thảo luận 09:58, 27 tháng 11 2006 (UTC)
Incoterm
[sửa mã nguồn]Có một số bài mới được viết về một số Incoterm. Tôi đã đưa chúng vào Thể loại:Incoterm nhưng chưa kiểm chứng thông tin. Nhờ Thành viên:Bình Giang xem lại và wiki hóa giùm. Cảm ơn. Nguyễn Hữu Dụng 23:18, ngày 7 tháng 1 năm 2007 (UTC)
Vùng hành chính Pháp
[sửa mã nguồn]Tôi không hiểu bạn định nói tới bộ máy chính quyền gì, nhưng theo tôi biết thì nước Pháp là Etat unitaire, vì vậy vùng của Pháp sẽ không giống với bang của Mỹ đâu.
Interwiki
[sửa mã nguồn]Để dễ tra cứu, khi bạn tạo một bài mới bạn nên tạo liên kết đến bài tương đương ở ngôn ngữ khác. Bạn có thể tham khảo cách tạo liên kết để ngôn ngữ khác tại Wikipedia:Interwiki. Bạn không cần phải liên kết đến mọi ngôn ngữ, chỉ cần một là đủ (tiếng Anh), rồi con bot của tôi sẽ liên kết đến những bài còn lại. Nguyễn Hữu Dụng 10:16, ngày 4 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Nội dung không cần phải tương ứng 100%. Chỉ cần đề tài giống nhau thôi. Nếu bạn muốn tạo ra bài định hướng thì tôi hoan nghênh. Nguyễn Hữu Dụng 10:38, ngày 4 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Giang giúp wiki hóa bài này đi. Thân. --Tò Mò 13:51, ngày 10 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Kẻ đi xe không trả tiền
[sửa mã nguồn]Mời bạn xem trang thảo luận của bài này, cảm ơn. 212.139.60.231 10:32, ngày 21 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Silviculture
[sửa mã nguồn]Chào anh, vâng, em muốn xây dựng loạt bài về võ thuật Việt Nam trên wiki, em muốn mời anh Việt hà tham gia cùng, và còn những ai có quan tâm đến võ thuật nữa. Việc anh nhờ, em sẽ cố gắng ạ, nếu như có thời gian (vì em đang còn là sinh viên, dạo này em còn bận ôn thi ạ). Thân ái! --silvi 09:43, ngày 23 tháng 3 năm 2007 (UTC)
- Em rất cảm ơn ạ! Quả thật ý tưởng của em thì to nhưng mà năng lực của em thì nhỏ xíu ạ, tựa như hạt cát trước đại dương võ học. Rất mong sự đồng tình ủng hộ của các anh chị, cô chú ạ --silvi 14:24, ngày 2 tháng 4 năm 2007 (UTC)
Thanh khoản
[sửa mã nguồn]Mình đã sửa đổi bài viết về Thanh khoản, nhờ Giang nhận xét tiếp để mình có thể hoàn thiện bài viết hơn.Cảm ơn nhiều Nhắm mắt đi thăng bằng trên dây 06:18, ngày 4 tháng 4 năm 2007 (UTC)
Một số thuật ngữ kinh tế học
[sửa mã nguồn]Earnings per share nghĩa là gì (theo tôi đoán có phải nó là cổ tức không?).Và từ high-margin products nghĩa là gì? Bạn có danh sách các thuật ngữ kinh tế học Anh-Việt hay không.Nếu có, nhờ bạn đưa lên cho mình và mọi người biết với.Kinhlup 16:31, ngày 17 tháng 4 năm 2007 (UTC)
Re: Thuật ngữ tài chính
[sửa mã nguồn]Cám ơn bạn nhiều lắm. Có gì mình sẽ liên hệ sau Kinhlup 04:40, ngày 18 tháng 4 năm 2007 (UTC)
Em cũng không chuyên về lĩnh vực này, nhưng theo em nghĩ thì khái niệm Kinh tế hàng hóa thì sản phẩm làm ra để trao đổi, có thể trực tiếp vật phẩm với vật phẩm hay gián tiếp thông qua phương tiện trung gian là tiền. Khái niệm này để phân biệt với nền kinh kế tự cung tự cấp, nền kinh tế tự cung tự cấp thì sản phẩm sản xuất ra chỉ để phục vụ cho nhu cầu nội bộ như trong một gia đình, một địa phương nhất định nên vật phẩm sản xuất ra không phải là hàng hóa. Khái niệm "kinh tế thị trường" có thể cũng trùng với khái niệm kinh tế hàng hóa nhưng khái niệm "kinh tế thị trường" đề cập đến tính chất của nền kinh tế là vận động theo cơ chế thị trường không có sự điều tiết nào cả, khái niệm này có ý nhấn mạnh đến sự "Tự do" của nền kinh tế, mức độ tự do của một nền kinh tế, không chịu bất cứ điều chỉnh nào từ Nhà nước hay chính phủ. Hiện nay chúng ta xác định không chỉ thị trường có chức năng điều chỉnh về kinh tế mà Nhà nước hay Chính phủ cũng có thể điều chỉnh cho nền kinh tế phù hợp hơn và phát triển hơn thông qua các chính sách của mình. Nếu chỉ để nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường không có định hướng nào cả nhiều khi cũng có mặt tiêu cực. Doanvanvung 12:35, ngày 20 tháng 4 năm 2007 (UTC)doanvanvung
- Em đã đọc thêm sách về lĩnh vực kinh tế chính trị nói về hai khái niệm: kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường em post lên đây để anh tham khảo nhé:
- Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều đựoc thực hiện trên thị trường, thông qua quá trình trao đổi, mua bán. Quan hệ "hàng hóa-tiền tệ" phát triển đến một mức độ nhất định sẽ đạt đến nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển của kinh tế hàng hóa dựa trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất. Kinh tế hàng hóa là một sản phẩm của quá trình phát triển của lực lượng sản xuất xã hội loài người, nó xuất hiện và tồn tại ở nhiều phương thức xã hội khác nhau và đạt đến trình độ cao hơn đó là kinh tế thị trường Doanvanvung 15:14, ngày 20 tháng 4 năm 2007 (UTC)doanvanvung
- Em cũng dang định viết bài về sản xuất hay nền sản xuất và một vài bài liên quan đến lĩnh vực kinh tế, bác xem có gì chỉnh sửa các bài về kinh tế giúp em Doanvanvung 15:18, ngày 20 tháng 4 năm 2007 (UTC)doanvanvung
Cổng tri thức Việt Nam
[sửa mã nguồn]Xin mời bạn cùng xây dựng Cổng tri thức VN.
- Bạn không quan tâm đến chủ đề này sao? Trình Thế Vân thảo luận 06:30, ngày 10 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Bình Giang có thể cho thêm ý kiến về đề nghị màu của tôi tại Thảo luận Wikipedia:Trang chính Việt Nam không? Mekong Bluesman 02:31, ngày 14 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Silvi
[sửa mã nguồn]Chào anh, thời gian tới, chắc là sẽ rất lâu, em không dùng internet được. Đầu tuần sau, em đi phẫu thuật chân ở bệnh viện Việt Đức-Hà Nội. Em bị đứt dây chằng chéo trước chân phải. Thỉnh thoảng xin nhớ các anh giúp đỡ anh Hà trong dự án võ thuật Việt Nam. Nếu như anh thời gian, anh ghé vào Việt Đức chỗ em nhé, em sẽ rất là vui. Thân ái--silvi 04:47, ngày 12 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Ngân phiếu thanh toán
[sửa mã nguồn]Xin cho hỏi "ngân phiếu thanh toán" được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành là gì? (Xin dịch ra tiếng Anh). Nó có gì khác tiền? Cảm ơn. Nguyễn Hữu Dụng 06:26, ngày 14 tháng 5 năm 2007 (UTC)
- Cảm ơn Bình Giang đã trả lời. Tôi chỉ muốn biết sơ qua, thông tin của Bình Giang đủ rồi. Nguyễn Hữu Dụng 05:03, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Các thảo luận hiện nay
[sửa mã nguồn]Mời anh tham gia các thảo luận về việc thay đổi số hít của Google trong tiêu chuẩn đưa vào và cấm truyền hình ảnh lên Wikipedia tiếng Việt. An Apple of Newton thảo luận 14:55, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Tiền
[sửa mã nguồn]Tải các hình về tiền lên Wikipedia hoàn toàn không bị cấm. Tiêu bản cho hình về tiền là {{tiền}}. An Apple of Newton thảo luận 08:48, ngày 22 tháng 5 năm 2007 (UTC)
- Có thể dùng những hình từ đây. Nguyễn Hữu Dụng 22:01, ngày 22 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Re:Sách Dacy
[sửa mã nguồn]Không có chi. Tôi thấy quyển này còn có nhiều thông tin khác ngoài thông tin Hoa Kỳ viện trợ (chỉ một chapter). Nó có các chapter khác nói về giá trị đồng, GNP, CPI, v.v, cho nên nếu Bình Giang cần thông tin gì khác, cứ nói cho tôi biết để tôi lục xem trong quyển này có không. Nguyễn Hữu Dụng 10:13, ngày 26 tháng 5 năm 2007 (UTC)
- Tôi đã đưa thông tin bạn yêu cầu vào Table 11.1 và Table 11.2. Nguyễn Hữu Dụng 00:08, ngày 27 tháng 5 năm 2007 (UTC)
khu công nghiệp
[sửa mã nguồn]Anh đổi lại đi--Kd 03:47, ngày 28 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Tên gọi các lĩnh vực công nghiệp
[sửa mã nguồn]Chào Bình Giang, Randall uob đây.
Bạn là thành viên tích cực trong lĩnh vực kinh tế học nên tôi muốn trao đổi với bạn. Chắc không phiền chứ?
Tôi vừa bổ sung mục Công nghiệp (dịch từ bản tiếng Anh). Tôi băn khoăn về cách dịch các khu vực công nghiệp sao cho phù hợp với cách hiểu của Việt Nam. Với Mỹ và Anh, họ xác định bốn khu vực công nghiệp khá rạch ròi: thứ nhất, thứ hai,... thứ tư. Việt Nam mình thì chưa chặt chẽ như vậy (có thể vì quy mô còn nhỏ, chưa thành "khu vực" cụ thể). Tuy nhiên, tôi tin rằng Việt Nam mình sẽ trưởng thành và những khu vực công nghiệp trên sẽ rõ nét. Về tên các khu vực, tôi đề xuất chỉnh lại một chút:
- "khu vực sơ khai - khu vực thứ nhất của nền kinh tế" (lấy nguyên trong Khu vực chế tạo) nên dịch là khu vực nguyên liệu cơ bản. Thật ra Việt Nam mình chưa xác định khu vực này trong các thống kê kinh tế, nên thuật ngữ chưa mang tính học thuật.
- "khu vực chế tạo" chuyển thành "khu vực chế tạo, xây dựng" (hoặc lĩnh vực chế tạo, xây dựng). Mình đã nghe cách dùng này một lần ở Việt Nam rồi. Lý do là chế tạo thì bao gồm cả lắp đặt, xây dựng những nhà máy, công trình lớn. Như trong bài khu vực chế tạo, nói khu vực này không có xây dựng là không đúng.
- khu vực thứ ba - có lẽ mọi người dễ đồng thuận là khu vực dịch vụ
- khu vực thứ tư: mình dịch là khu vực tri thức.
Tôi muốn biết ý kiến của bạn trước khi có các sửa đổi. Thật ra thì cũng không tự tin lắm vì những khái niệm này ở VN vẫn chưa phổ biến và chưa hình thành chắc chắn. - Randall uob 22:23, ngày 29 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Re: Công nghiệp
[sửa mã nguồn]Bình Giang thân,
Cảm ơn bạn nhiều vì đã trả lời sớm. Hơn thế, bạn còn giúp tôi giải đáp khúc mắc từ mấy hôm nay. Từ khi dịch bài en:Industry, tôi thấy không ổn chút nào. Đúng là industry dịch sang tiếng Việt là “công nghiệp”, nhưng đọc bài đó thấy không phải “công nghiệp” theo cách hiểu của mình. “Ngành kinh tế” thì đúng hơn với nội dung bản tiếng Anh. Có lẽ lĩnh vực thứ hai của nền kinh tế (theo cách hiểu Anh-Mỹ) thì sát nghĩa với “công nghiệp” hơn cả. Tuy vậy, lĩnh vực này lại không bao gồm khai mỏ (than, khoáng sản, dầu, khí thậm chí cả khai thác đá xây dựng) vốn vẫn được hiểu ở Việt Nam là thuộc “công nghiệp”. Mình định rằng sẽ sửa bài khu vực chế tạo thành “công nghiệp” cho đúng với cách hiểu ở Việt Nam. Nói rõ thêm là "công nghiệp" là gồm cả khai mỏ, khai khoáng. Bạn nghĩ sao? Vì không ở trong nước nên mình không có từ điển, tài liệu nào để tham khảo. Cách hiểu của mình (hình thành từ sách vở, từ giao tiếp với mọi người tại Việt Nam) thì công nghiệp là gắn liền với máy móc, làm việc với máy móc, là nếp sống kỷ luật, là quần áo lao động, găng tay, giầy, mũ (nón) bảo hộ, v.v.. Tất nhiên, đây là biểu tượng của cá nhân thôi và phải được khái quát, đưa vào tiêu chí cụ thể khi phát biểu thành định nghĩa.
Về xây dựng và lắp đặt, theo mình, chúng đi liền với nhau đến mức gần như không thể tách rời. Khi còn làm việc ở Việt Nam, mình và đồng nghiệp đã phải giải quyết việc phân định đâu là xây dựng, đâu là lắp đặt. Ví dụ: xây dựng một tòa nhà vẫn có phần lắp đặt. Đó là lắp đặt những thứ rất cỏn con như ống nước, dây điện, đèn, quạt, điều hòa, cho đến những thứ rất “công nghệ, kỹ thuật” như máy phát điện dự phòng, thang máy, điều hòa không khí trung tâm, bơm nước chính. Mặt khác, lắp đặt một nhà máy thép, xi măng hay nhà máy điện vẫn có phần xây dựng. Những hạng mục như tạo móng (có khi sâu đến 70 m), lát đường, bể chứa ngầm, cảng xuất nhập sản phẩm, v.v.. thuộc về “xây dựng”, phải không? Kết cục, cách định danh của tụi mình là: “lắp đặt” – trên 50% giá trị công việc thuộc về lắp đặt; và ngược lại, “xây dựng” - ...
Bên cạnh đó, ngay cả công việc lắp đặt vẫn có phần chế tạo. Rất nhiều cơ cấu thép phải gia công, chế tạo ngay tại “site” (như bệ máy, giá treo, giàn nâng hạ); rất nhiều máy móc, thiết bị siêu trường phải lắp ráp ngay tại nơi nó vận hành (tổ máy thủy điện, dây chuyền cán thép, thiết bị xử lý nhiệt, v.v..). Những thứ trên xuất phát từ thực tế làm việc, khiến mình tin rằng khu vực chế tạo/chế biến và xây dựng/lắp đặt cần gộp chung. Trong bản tiếng Anh en: Secondary sector of industry, khu vực này gồm cả xây dựng (construction) đấy.
Hệ thống ngành kinh tế quốc dân tại trang web bạn gửi, theo mình, phục vụ quản lý Nhà nước trên cơ sở quy mô, tầm quan trọng với xã hội (việc làm, cơ cấu lao động) và nền kinh tế (thuế, tỷ trọng GDP). Cách phân ngành sẽ thay đổi khi cán cân ngành nghề phát triển. Ví dụ: mục H – Khách sạn và Nhà hàng sẽ giảm tương quan với các ngành khác rồi bị nhập vào mục L – Các hoạt động.... tài sản & DV tư vấn; mục N – Giáo dục và Đào tạo sẽ thành một mục lớn (không nhỏ bé, sơ sài như hiện nay). Cụ thể ra sao thì còn lâu mới ngã ngũ, nhưng tựu chung là mình thấy “Hệ thống....” này sẽ được sửa đổi và không nên lấy nó làm căn cứ tin cậy. Tất nhiên là trang này rất có ích (cảm ơn lần nữa), song nó sẽ thay đổi cho phù hợp thực tế.
Randall uob 07:58, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)
Re:Hình cũ
[sửa mã nguồn]Để phần miêu tả cho hình mới được hiện ra, bạn chỉ cần sửa đổi trang miêu tả cho hình đó. Nguyễn Hữu Dụng 04:13, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Hình:Phancaphanhchinh VN.png
[sửa mã nguồn]Trong bài Phân cấp hành chính Việt Nam, có
của bạn vẽ, thành phố trực thuộc trung ương không có thị xã đâu. Aterux 02:18, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Chưa có, chứ không phải là không có. Lưu Ly 02:48, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Vậy hả, tôi chưa thấy bao giờ, nếu có thì sorry vậy, nhưng đã là TP thuộc trung ương mà lại có thị xã thì hơi bị kỳ đó :D Aterux 05:50, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Thành phố Hải Phòng có Thị xã Đồ Sơn. An Apple of Newton thảo luận 19:10, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Vậy hả, tôi chưa thấy bao giờ, nếu có thì sorry vậy, nhưng đã là TP thuộc trung ương mà lại có thị xã thì hơi bị kỳ đó :D Aterux 05:50, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Công nghiệp - Chủ đề cũ!
[sửa mã nguồn]Chào Bình Giang, lại mình đây Randall uob 18:19, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Mấy hôm vừa rồi không có thời gian tập trung về chủ đề "công nghiệp". Bạn vui lòng quay lại vấn đề này chứ? Mình nghĩ khá lâu khi viết "CÔNG NGHIỆP". Làm sao để phản ánh nội dung tiếng Việt đồng thời "link" sang tiếng Anh (xin lỗi, mình chỉ biết mỗi thứ này). Mình định rằng thế này:
- Viết một bài "CÔNG NGHIỆP" riêng.
- Bài khu vực sản xuất (bạn sửa tên thay mình) sẽ còn mang tên "ngành kinh tế" nữa. Tất nhiên có sửa một chút để khớp với tên là ngành kinh tế. Sẽ bổ sung một đường dẫn ở đây đến "CÔNG NGHIỆP" cho thuận với cách dịch Industry - Công nghiệp.
- Vẫn để bài khu vực chế tạo và khu vực thứ hai của nền kinh tế.
Bạn cho ý kiến nhé. Mình kèm theo đây bản viết cho bài Công nghiệp:
Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học, kỹ thuật.
Ở Việt Nam, "công nghiệp" bao gồm các hoạt động:
- Khai thác khoáng sản, than, đá và dầu khí
- Chế biến, chế tạo (kể cả chế biến thực phẩm, gỗ)
- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước [2].
Một nghĩa rất phổ thông khác của công nghiệp là "hoạt động kinh tế quy mô lớn, sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa". Theo nghĩa ngày, những hoạt đột kinh tế chuyên sâu khi đạt được một quy mô nhất định sẽ trở thanh một ngành công nghiệp, ngành kinh tế như: công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp giải trí, công nghiệp nghiệp thời trang, công nghiệp báo chí, v.v..
Lịch sử công nghiệp
[sửa mã nguồn]Công nghiệp, theo nghĩa là ngành sản xuất hàng hóa vật chất, trở thành đầu tàu của nền kinh tế ở Châu Âu và Bắc Mỹ trong Cách mạng công nghiệp. Nó đã thay đổi trật tự nền kinh tế phong kiến và buôn bán qua hàng loạt các tiến bộ công nghệ liên tiếp, khẩn trương như phát minh động cơ hơi nước, máy dệt và các thành tựu trong sản xuất thép và than quy mô lớn. Các quốc gia công nghiệp khi đó tiến hành chính sách kinh tế tư bản. Đường sắt và tàu thủy hơi nước nhanh chóng vươn tới những thị trường xa xôi trên thế giới, cho phép các công ty tư bản phát triển lên quy mô và mức độ giàu có chưa từng thấy. Hoạt động chế tạo, chế biến trở thành lĩnh vực tạo ra của cải cho nền kinh tế. Sau cách mạng công nghiệp, một phần ba sản lượng kinh tế toàn cầu là từ các ngành công nghiệp chế tạo – vượt qua giá trị của lĩnh vực nông nghiệp.
Những ngành công nghiệp đầu tiên khởi nguồn từ chế tạo những hàng hóa có lợi nhuận cao như vũ khí, vải vóc, đồ gốm sứ. Tại Châu Âu thời Trung cổ, sản xuất bị chi phối bởi các phường thợ ở các thành phố, thị trấn. Các phường hội này củng cố quyền lợi hội viên, duy trì chất lượng sản phẩm và lối cư xử có đạo lý. Cách mạng công nghiệp mang đến sự phát triển những nhà máy có quy mô sản xuất lớn và những thay đổi xã hội tiếp theo. Ban đầu, các nhà máy sử dụng năng lượng hơi nước rồi chuyển sang sử dụng năng lượng điện khi lưới điện hình thành.
Sản xuất dây chuyền cơ khí hóa xuất hiện để lắp ráp sản phẩm, mỗi công nhân chỉ thực hiện những động tác nhất định trong quá trình sản xuất. Sản xuất dây chuyền mang lại hiệu quả sản xuất nhảy vọt, giảm chi phí sản xuất. Sau này, tự động hóa dần thay thế thao tác của con người. Quá trình này được gia tốc hơn nữa nhờ có sự phát triển của máy tính và người máy.
Về mặt lịch sử, một số ngành sản xuất dần đi xuống bởi nhiều yếu tố kinh tế, bao gồm việc phát triển những công nghệ thay thế hay việc mất đi lợi thế cạnh tranh. Ví dụ, sự giảm dần tính quan trọng của ngành chế tạo toa xe đường sắt bởi ô tô trở nên thịnh hành.
Phân loại
[sửa mã nguồn]Bởi hoạt động công nghiệp là vô cùng đa dạng, có rất nhiều cách phân loại công nghiệp:
- Theo mức độ thâm dụng vốn và tập trung lao động: Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ
- Theo sản phẩm và ngành nghề: công nghiệp dầu khí, công nghiệp ô tô, công nghiệp dệt, công nghiệp năng lượng, v.v..
- Theo phân cấp quản lý: công nghiệp địa phương, công nghiệp trung ương.
Hệ thống phân loại hoạt động kinh tế của Anh [3] và Mỹ [4] không có mục công nghiệp riêng. Thay vào đó, cách phân loại dựa vào hoạt động kinh tế. Cũng theo cách sắp xếp các ngành kinh tế, công nghiệp là thành phần chủ yếu của khu vực thứ hai của nền kinh tế. Việc xếp chung công nghiệp chế biến với xây dựng, lắp đặt vào khu vực thứ hai này là do đặc thù hoạt động khá giống nhau và khó xác định ranh giới giữa chúng.
SNG
[sửa mã nguồn]SNG là tên viết tắt Latinh hóa của tiếng Nga: Содружество Независимых Государств (СНГ), Latinh hóa: Sodruzhestvo Nezavisimykh Gosudarstv (SNG), tiếng Anh là Commonwealth of Independent States (CIS). Xem [5]
--Nguyễn Việt Long 14:46, ngày 8 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Bộ chữ cái tiếng Nga gọi là Bộ chữ cái Kiril (tiếng Anh: Cyrillic alphabet), lấy theo tên tu sĩ Kiril là người sáng tạo bộ chữ. Nó có nhiều chữ giống chữ cái Hy Lạp. Vì thế khi chuyển sang Latinh, có những bất nhất tùy theo cách viết và đọc của từng nước. Ví dụ Putin sang tiếng Anh là Putin, nhưng sang tiếng Pháp là Poutine (đọc là Pu-tin, nếu viết Putin thì tiếng Pháp đọc là Puy-tanh). Pu-skin tiếng Anh là Pushkin, nhưng tiếng Pháp là Pouchkine. Đồng hồ Nga mác Polyot (nghĩa là Chuyến bay), nhưng Nga phiên tên trên đồng hồ theo kiểu Đức: Poljot, do đó người Việt không biết tiếng Nga đọc là Pôn-giốt.--Nguyễn Việt Long 15:13, ngày 8 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Hôi xưa mình học ở Nga mà, lại tự học thêm tiếng Anh, tiếng Pháp...--Nguyễn Việt Long 15:21, ngày 8 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Đô thị cấp quốc gia của Nhật Bản?
[sửa mã nguồn]"Đô thị cấp quốc gia của Nhật Bản" nghe dễ hiểu lầm, như là thành phố loại này thuộc đặc biệt tương đương một quốc gia. Trong wiki tiếng Việt có một mục đề là Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam có ghi các đơn vị hành chánh như huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh vào trong cùng một cấp đó là cấp huyện. Như vậy từ cấp ở đây được dùng để so sánh các đơn vị hành chánh tương đương huyện. Thế thì cấp quốc gia phải là các đơn vị hành chánh tương đương quốc gia? Tôi cho rằng "đô thị trực thuộc trung ương Nhật" thì dể chấp nhận hơn vì trong tiếng Nhật tên gọi đó có âm Hán-Việt là chánh lệnh chỉ định đô thị (政令指定都市) tạm gọi là thành phố chịu lệnh trực tiếp từ quốc gia, không phải là cùng cấp với quốc gia. Đó là ý kiến của tôi mong các bạn cho ý kiến xây dựng. Lê Sơn Vũ 16:22, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Vậy thì bỏ bớt một từ cấp có ổn không? - Đô thị quốc gia? Chào thân ái Lê Sơn Vũ 16:07, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Ảnh
[sửa mã nguồn]Lưu ảnh dưới đuôi *.PNP sẽ đỡ tốn tài nguyên hơn bạn ơi. Xem Trợ giúp:Truyền lên tập tin#Định dạng. Lưu Ly 15:28, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Mấy ổng tham gia wiki trước bày tui cách này. Hihi. Lưu Ly 15:47, ngày 10 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Re: Quân kỳ
[sửa mã nguồn]Dạo này bận quá, em mới chuyển công tác, lâu không có thời gian vào mạng. Câu anh hỏi, em mô tả hình có lẽ không chính xác. Ở đây, tận một tỉnh xa, thông tin lại không được tốt lắm, nên em không thể kiểm tra lại, có lẽ anh xem tài liệu ở các thư viện hay các nhà sách ở đó thì chuẩn hơn. Doanvanvung 15:59, ngày 13 tháng 6 năm 2007 (UTC)Doanvanvung
Re:An Lộc
[sửa mã nguồn]An Lộc là thị trấn huyện lị huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước. Trước đây từng là thị xã Hớn Quản, tỉnh lị tỉnh Bình Long cũ.--Nguyễn Việt Long 14:08, ngày 19 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Các bài danh sách
[sửa mã nguồn]Ý bạn là mình đổi dấu phẩy thành dấu chấm và ngược lại ư? VD:Từ 123,45.67 thành 123.45,67 Như vậy mất khá nhiều thời gian đấy bạn ạ.Mà đó là quy ước chuẩn của Wikipedia tiếng Việt phải không? Kinhlup 12:27, ngày 20 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Đồng thống nhất
[sửa mã nguồn]Bình Giang cho tôi hỏi điều này về đồng tiền Việt Nam khi được thống nhất vào ngày 3 tháng 5 năm 1978: Một số tài liệu tiếng Anh cho rằng tỷ giá là: 1 đồng miền bắc = 0,8 đồng miền nam (hay 1 đồng miền nam = 1,25 đồng miền bắc) [6][7][8], trong khi đó, trang này của báo Quê Hương lại nói rằng 1 đồng giải phóng miền nam = 8 hào tiền miền bắc. Bình Giang có thể tìm tài liệu để biết rõ thực hư về vấn đề này không? Cảm ơn. Nguyễn Hữu Dụng 09:28, ngày 24 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Cảm ơn bạn đã đưa tôi các link để tham khảo. Tôi đã đọc các link bạn đưa. Tôi lại thấy có hai thông tin trái ngược nhau. Theo trang NHNNVN [9], tỷ giá hoán đổi là:
- 1 đồng bắc = 1 đồng thống nhất
- 0,8 đồng nam = 1 đồng thống nhất
- -> 1 đồng bắc = 0,8 đồng nam.
- Còn theo BKTT [10] thì:
- 1 đồng nam = 1 đồng thống nhất
- 1 đồng bắc = 0,8 đồng thống nhất
- -> 1 đồng bắc = 0,8 đồng nam
- Tuy cả hai đưa đến kết luận như nhau về giá trị tương đương giữa đồng bắc và đồng nam, nhưng giá trị so với đồng thống nhất thì lại khác. Nguyễn Hữu Dụng 19:10, ngày 24 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Cảm ơn bạn, vậy thông tin trên sách này lại trái ngược với thông tin ở hai trang web bạn đưa à? Nguyễn Hữu Dụng 02:04, ngày 25 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Xin chào
[sửa mã nguồn]Chào bạn, tôi thấy bạn có nhiều đóng góp rất có giá trị. Mong bạn ứng cử làm quản lý vi.wiki để mảng kinh tế/tài chính/ngoại thương được chăm sóc tốt hơn. Genghiskhan 11:02, ngày 27 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Tôi dự định viết một loạt bài về tiền tệ các nước, nhờ bạn tạo giúp tiêu bản tiền tệ giúp. Genghiskhan 14:26, ngày 6 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Cảm ơn đã trợ giúp tiêu bản tiền tệ. Hôm trước tôi có đề nghị bạn ứng cử làm quản lý nhưng không thấy bạn có ý kiến. Bạn có thể tạo một tiêu bản thành viên kinh tế không ? Nếu có Nhóm này thì có thể làm việc theo nhóm để hoàn thiện các bài viết về kinh tế. Cảm ơn và chúc bạn khỏe và đóng góp nhiều hơn cho vi.wiki.Genghiskhan 11:28, ngày 8 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Cảm ơn bạn đã góp ý. Kể ra 42.000 người mà tìm người để làm theo nhóm cũng khó nhỉ. Vậy thì cứ tạm phối hợp chừng này thành viên cũng được. Hy vọng lúc bí có thể tham khảo ý kiến của nhau. Chúc bạn khỏe và mong có dịp hẹn gặp HN trao đổi thêm. Nếu bạn có dịp công tác Tp.HCM xin hãy liên lạc.Genghiskhan 07:49, ngày 9 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Tôi và bạn thử thuyết phục ông sỹ quan quân đội này xem sao. Ông ấy nhiệt tình nhưng có vẻ rất bận rộn. Cảm ơn bạn đã hiệu đính các bài về kinh tế cho hoàn thiện hơn. À cụm từ "trade-weighted basket of currencies" trong bài dollar Singapore dịch sao nhỉ ? tôi đang bí, bạn xem dịch dùm cụm từ này giúp với. Genghiskhan 15:20, ngày 10 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Nhờ trợ giúp
[sửa mã nguồn]Tôi thấy thành viên:Vinhtantran vừa hoàn thiện bài tiếng Nhật Bản dịch từ bản tiếng Nhật. Tôi biết bạn là chuyên gia ngôn ngữ này, bởi vậy nhờ bạn kiểm tra hiệu đính giúp bài này. Nội dung bài này khá đầy đủ, bao quát (hơn hẳn 3 bài đã được chọn lọc là tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp), nên tôi tin tưởng nếu được bạn hiệu đính thì có thể ứng cử làm Bào viết chọn lọc. Cảm ơn.Genghiskhan 09:35, ngày 15 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Về Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ
[sửa mã nguồn]Mong bạn xem lại bài viết về THTNDC để xem có đạt yêu cầu không, mình đang rất cố gắng — thảo luận quên ký tên này là của Hibou107 (thảo luận • đóng góp).
Bản quyền hình ảnh/bài viết
[sửa mã nguồn]Về bài viết, khi phát hiện có sự vi phạm, mời bạn dùng các thẻ như {{Vi phạm bản quyền}}, {{Vi phạm bản quyền 2}}
Về hình ảnh, nếu phát hiện có vấn đề bản quyền, mời bạn sử dụng các tiêu bản về bản quyền hình ảnh có trong thể loại này. Vương Ngân Hà 11:21, ngày 4 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Nhờ trợ giúp
[sửa mã nguồn]Tôi thấy thành viên:Vinhtantran vừa hoàn thiện bài tiếng Nhật Bản dịch từ bản tiếng Nhật. Tôi biết bạn là chuyên gia ngôn ngữ này, bởi vậy nhờ bạn kiểm tra hiệu đính giúp bài này. Nội dung bài này khá đầy đủ, bao quát (hơn hẳn 3 bài đã được chọn lọc là tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp), nên tôi tin tưởng nếu được bạn hiệu đính thì có thể ứng cử làm Bào viết chọn lọc. Cảm ơn.Genghiskhan 09:35, ngày 15 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Re:Cảm ơn
[sửa mã nguồn]Những lời tôi nói ở trang thành viên của mình đều là sự thật đó. Việc dịch bài tiếng Nhật chỉ là sở thích và để dợt lại cho khỏi quên nên mới đầu tư công sức vào. Bao nhiêu đó tôi phải dịch hết 2 tuần lễ cộng với sự giúp đỡ của anh Genghiskhan mới xong. Nếu bạn biết tôi dịch từng chữ một cách ngô nghê đến thế nào chắc bạn không dám nhờ tôi nữa đâu. Rất cảm ơn bạn về những lời khen ở trang Thảo luận của bài. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 07:55, ngày 17 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Public company
[sửa mã nguồn]Anh dịch hộ tôi cụm từ "en:Public company" sang tiếng Việt. Tôi đang sửa bài Tupolev và tắc ở 2 chữ này. An Apple of Newton thảo luận 12:12, ngày 17 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Cảm ơn bạn đưa ảnh vào bài Oyama Masutatsu
[sửa mã nguồn]Là một bậc thầy tôi biết và tôn kính từ thuở được học bài Empi (Yến Phi quyền) của Karate cách đây hàng chục năm, tôi viết bài này như một kỷ niệm (vì sắp đến ngày sinh của thầy trong tháng 7 này) Chiều tối hôm qua trên cơ quan viết, biên soạn trong vòng hơn 2 tiếng, sáng nay tôi mới post lên được và có sửa đổi thêm. Cảm ơn bạn đã đưa ảnh vào bài. Trân trọng! Khương Việt Hà 08:37, ngày 19 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Nói thêm chút chút: trong những ngày tới nếu rảnh rỗi tôi cố gắng viết bài tổng quát về Võ cổ truyền Việt Nam, và bài về Miyamoto Musashi, người mà Oyama Masutatsu tôn kính và tôi rất khâm phục khi đọc tiểu thuyết Musashi của Eiji.Khương Việt Hà 08:41, ngày 19 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Bình Giang quá khen, thật ra tôi hơi cầu toàn nên hầu như ko bao giờ đưa lên một bài mà chỉ có vài ba dòng. Tuy nhiên, cũng có những bài tôi bế tắc vì ko có tư liệu. Về đề nghị của bạn (Aikido và Karate) thú thiệt tôi nhận lời rồi...để đấy, chưa ngó được tí nào, xin lỗi nha :-). À, cái món chả rươi tôi cũng hơi nghiện (tôi hay thích những món ăn lạ lạ thuộc loại mà người thích người ko, ví dụ Sầu riêng, Chả rươi, Cà cuống), nhưng chưa từng ăn món đó ở ngoài làm bao giờ, chỉ toàn tự tay mình làm, hoặc ăn ở nhà mấy vị trên cơ quan. Thế nên tôi cũng nghi ngờ ba cái vụ chả rươi gia truyền lắm. Về món rươi tôi viết ba bài là Chả rươi, Mắm rươi và Củ niễng xào rươi nhưng thú thiệt, cái món Mắm rươi tôi toàn viết theo sách, chưa xài bao giờ. Khương Việt Hà 11:26, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Chọn bài viết chọn lọc
[sửa mã nguồn]Tôi đã đề cử bài đầu tiên là bài tiếng Nhật. Mời Bình Giang cho ý kiến tại Wikipedia:Bài viết chọn lọc/Ứng cử viên/Tiếng Nhật. Nguyễn Hữu Dụng 02:12, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Cảm ơn bạn Bình Giang
[sửa mã nguồn]Tôi là một người mới bắt đầu tham gia, và thực sự mong muốn đóng góp chút gì đó cho Wikipedia Tiếng Việt. Mặc dù vậy tôi chắc hẳn còn khá nhiều bỡ ngỡ trong cách viết bài cho Wiki. Rất mong nhận được sự quan tâm của bạn cho những bài viết tiếp theo để tôi có thể quen dần với các quy tắc của Wiki. Ironwill 13:49, ngày 20 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Cách gõ Romaji trường âm
[sửa mã nguồn]Trước giờ tôi cũng toàn copy/paste, khổ cực. Tôi có tìm được trang này [11] bày cách gõ, nhưng tôi lại đang dùng laptop nên không xài được (phím số nằm chung chỗ với phím chữ). Có lẽ cần phải đề nghị thêm các ký tự đặc biệt đó vào khung phía dưới bài viết, để tiện thêm vào bài. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 09:21, ngày 23 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Tôi toàn gõ mấy ký tự đó trong Microsoft Word một cách đơn giản bằng cách dùng menu Tools\AutoCorrect Option, và thay o1 = ō, u1 = ū để khi gõ o1 hay u1 nó tự động ra (chữ hoa thì O1, U1). Còn trong Wikipedia thì chịu khi gõ trong ô "Tìm kiếm", cho nên tôi mới đổi hết chữ Natsume Sōseki thành Natsume Soseki trước khi đưa bài lên, cũng như trước đó đã đổi Matsuo Bashō thành Matsuo Basho vì sẽ tiện cho người ta tra cứu hơn. Khi bạn đổi mục Natsume Soseki thành Natsume Sōseki, tôi lại ngồi hì hục tìm và thay thế để tất cả đều thống nhất là Sōseki. Tuy nhiên, nhiều mục từ tôi đưa lên đã ko dùng cái trường âm ō, ū nữa. Ko biết có nên thống nhất tất cả về một kiểu hay ko, chứ tôi thấy thế thì lộn xộn quá! À mà tôi thấy trong cái tài liệu hướng dẫn mà Trần Vĩnh Tân đưa lên có cả ī nhưng thú thiệt chưa bao giờ tôi dùng cái này và tôi cũng chưa thấy ai dùng bao giờ, tôi toàn gõ là 2 chữ ii, ā tôi cũng ko thấy có. Khương Việt Hà 11:30, ngày 23 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Tôi vội và ẩu quá nên hướng dẫn bạn không đúng, có lẽ chỉ có thể dùng phím tắt nào đó cho một symbol, kiểu như ctrl+shift+o = ō và ctrl+shift+u = ū. Cách thiết lập là: bạn vào Insert\Symbol, chọn ký tự muốn thiết lập, nhấn chuột nút Shortcut Key và giữ tay ở 3 phím bấm đó khi con trỏ ở ô Press New... (việc này ko khó lắm nếu bạn gõ được 10 ngón, 2 ngón út và đeo nhẫn tay trái giữ hai phím ctrl và shift, ngón tay phải gõ ký tự o, hoặc u), nhấn nút Assign để thiết lập. Để tôi tìm hiểu xem còn cách nào tốt hơn nữa ko. Năm ngoái tôi phải gõ văn bản có romanji tiếng Nhật rất nhiều (các bài viết), có cách nào đó nhanh lắm tôi đã thiết lập mà giờ cài lại máy quên tiệt mất Khương Việt Hà 18:10, ngày 23 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Đã thấy có các ký tự đó được bổ sung. Cũng tốt, thao tác ctrl+c (copy) và ctrl+v (paste) sẽ được dùng thường xuyên. Vậy thì tới đây có lẽ chúng ta sẽ thống nhất tất cả những từ tiếng Nhật có trường âm sẽ được sử dụng đúng nguyên bản romanji. Bản thân tôi khi viết bài công trình, tạp chí vẫn chưa thống nhất lắm (ví dụ có bài tôi dùng ô, có bài dùng ò, có bài lại là ō. Thời gian gần đây, bắt đầu từ giữa năm ngoái, bài tạp chí của tôi luôn dùng dạng thứ ba: ō). Vấn đề sẽ không khó với những bài viết mới, nhưng sửa lại những di sản quá khứ, kể cả những cái đã đưa lên Wiki, ko hề đơn giản chút nào vì số lượng những danh từ riêng nhiều như hoa rắc. Khương Việt Hà 07:24, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Các anh xem có thể dùng bot để sửa tự động không? An Apple of Newton thảo luận 07:31, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Tôi chưa bao giờ viết một con bot mà cũng chưa có thời gian để tìm hiểu xem nó vận hành như thế nào. Nhưng theo cảm giác của tôi, thì bot sẽ tải các trang web về, tìm kiếm và thay thế các cụm định sẵn để thay đổi. Như vậy, đối với tiếng Nhật, để biết được các chữ "ô" hay "o" có phải tiếng Nhật không, có phải trường âm hay không, ko chắc bot có làm được không. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 07:54, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Có cách nào sửa tự động được là tốt nhất. Nhưng thú thiệt tôi thạo vi tính ở phương diện chủ yếu là sửa chữa, cài đặt, bảo trì... chứ wiki thì chịu! Bản thân tiếng Nhật với hàng vạn danh từ riêng từ tên người cho đến tên đất. Một bài như Matsuo Basho, Akutagawa Ryunosuke, Oyama Masutatsu, Kano Jigoro có thể sửa bằng cách find and replice, nhưng nhiều bài khác nữa (ví dụ mảng Thiền tông, Nhật Bản v.v. ) sửa cách nào đây?
- Các anh chỉ cần tìm ra quy luật sửa (sửa nhưng ko ảnh hưởng đến các ký tự khác) rồi báo cho anh Dụng (hình như Dụng có vài con bot chứ ko phải 1). An Apple of Newton thảo luận 13:17, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Hãy tin tôi ... cái quy luật đó (nếu có) không phải là một quy luật đơn giản. Mekong Bluesman 00:58, ngày 25 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Các bài về chứng khoán
[sửa mã nguồn]Bình Giang có thể giúp trộn các bài trong Thể loại:Chỉ số thị trường chứng khoán vào thành 1, 2 bài được không? Người viết các bài này đã viết các bài giống nhau, tôi nghĩ là để tăng số lần sửa đổi để đạt được quyền bầu cử. Ôi con người!™ Mekong Bluesman 00:58, ngày 25 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Chào anh, để các tiêu chuẩn về phiên âm tiếng Nhật qua một bên, tôi có ý định đề cử bài này làm bài viết chọn lọc, vì tôi thấy bài dịch tốt, và đầy đủ các thông tin. Nhờ anh cho ý kiến về nội dung bài viết. Cám ơn anh. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 06:47, ngày 25 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Kata
[sửa mã nguồn]Có điều, danh sách bài kata từ tài liệu tiếng Anh có những bài mà tài liệu tiếng Nhật không nhắc đến và lại có bài mà tài liệu tiếng Nhật nhắc đến nhưng tiếng Anh thì không. Hì, có khi tài liệu tiếng Việt nói đến nhưng...cả tiếng Nhật và tiếng Anh ko có ấy chứ :-) Tôi ko rõ có giúp được bạn ko, nhưng cũng ko khó vì tư liệu trên mạng rất nhiều. Rất tiếc ngày xưa tôi ko học môn này vì ko có cơ duyên (mười lăm mười sáu tuổi, thấy võ là theo, đâu có biết môn nào hay môn nào dở, mất đến 6 năm cho cái môn Taekwondo), sau này tôi chỉ được học có 3-4 bài quyền của Karate từ một cậu bạn mang huyền đai nhị đẳng (Tekki, Empi, Heian, Meikyo). Ở VN thì có cuốn 25 bài quyền Karate đó, tôi lỡ cho mất bộ này từ lâu nên phải đi tìm mua lại, trong hiệu sách có bán. Khương Việt Hà 03:28, ngày 26 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Tôi sửa nhanh cái mục từ đó của bạn bằng cách thay đổi vị trí một hai câu mà ko thay đổi gì nhiều về nội dung. Tuy nhiên, tôi khẳng định Kyodo ko có kata (tôi có một cuốn Thiền trong nghệ thuật bắn cung Nhật Bản ở nhà ko hề nói về các bài hình gì, mặc dù có những nghi thức nghiêm ngặt múa cung, dương cung và bắn). Judo thì tôi ko biết hệ thống hiện đại của nó nhưng tôi cho rằng tiền khởi, khi nó còn là một hệ thống gắn với Jujutsu, thì có. Có điều cái kata của Judo rất có thể khá khác biệt với Kata trong KarateKhương Việt Hà 05:09, ngày 29 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Thảo luận Kinh tế Trung Quốc
[sửa mã nguồn]Đang có một số ý kiến góp ý bài Kinh tế Trung Quốc, mong bạnn vào trang thảo luận và trả lời những thắc mắc giúp. Cảm ơn. Chúc bạn cuối tuần vui vẻ !Genghiskhan 08:27, ngày 27 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Re:Đồng Việt Nam
[sửa mã nguồn]Bình Giang có ISBN của quyển Kinh tế Việt Nam 1955-2000: Những tính toán mới, phân tích mới không? Còn nguyên văn của quyết định chính phủ Bình Giang lấy từ sách nào, hay nguyên từ báo Nhân Dân? Nguyễn Hữu Dụng 05:00, ngày 30 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Cảm ơn Bình Giang đã giúp đỡ. Thông tin này đã đủ rồi, Bình Giang khỏi cần phải vào thư viện tìm số gì đó cho quyển sách. Nguyễn Hữu Dụng 15:29, ngày 30 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Biểu quyết bài viết chọn lọc !
[sửa mã nguồn]Xin bạn hãy cho ý kiến về việc chọn các bài Israel, Berlin, Pháp làm bài viết chọn lọc. Tower 10:11, ngày 1 tháng 8 năm 2007 (UTC)
- Mình xin lỗi đã làm bạn bối rối. Mình đề cử ba bài nhưng cả ba bài đều có chất lượng từ khá tốt đến rất tốt, do vậy mình đều mong cả 3 bài là bài viết được chọn. Nếu bạn thấy hợp lý thì bạn có thể bỏ phiếu cho cả 3 bài cũng được. Tower 07:31, ngày 2 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Thảo luận off-line
[sửa mã nguồn]Cảm ơn bạn hiệu đính bài Kinh tế Ấn Độ. Bài này tiếng Anh nó trình bày hay thật nhưng hơi khó dịch. Bạn đang ở Nhật hay HN. Nếu HN thì hẹn gặp offline tuần tới trao đổi qua với bạn tý, vì lúc đó tôi ra HN vài hôm.Genghiskhan 09:01, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)
- Có gì trao đổi qua YM cũng được.Genghiskhan 09:07, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)
- Thứ 3 này tôi ra HN, mong bạn dành chút thời gian gặp mặt trao đổi tý. Cảm ơn.Genghiskhan 15:58, ngày 5 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Tối qua rất vui. Cảm ơn anh Giang nhé. Dung005 15:43, ngày 8 tháng 8 năm 2007 (UTC)
- Chia tay các bác sau buổi nhậu RTC mê tơi, tôi còn lọ mọ ngồi với bác thành viên:Genghiskhan thêm mấy vụ nữa, trưa hôm nay cũng đi hết gần chai sau khi đưa bác ấy đi bắt xe ra sân bay (giờ này bác ấy đã yên bề bên vợ con rùi). Xin xem thêm diễn đàn tại thảo luận các thành viên thành viên:Vương Ngân Hà, thành viên:Lưu Ly, thành viên:Casablanca1911, thành viên:conbo, mấy đồng chí trách anh em chả có cái ảnh nào lưu lại những khoảnh khắc vàng của lịch sử :-) Khương Việt Hà 16:36, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Hôm nay tôi được nghỉ bù nên có thời gian, không có trò giải trí nên lên wiki lướt qua tý thôi mà. Còn món nợ Kinh tế Ấn Độ - dự án chung của Nhóm KT (sắp thành lập). Bài này chắc mất khá nhiều thời gian. Hôm trước TM thảo luận bổ ích lắm. Mọi người đang trách sao không có ảnh để sau này đưa vào Wikimuseum.Genghiskhan 03:07, ngày 10 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Cám ơn
[sửa mã nguồn]Cám ơn đã chỉ bảo, tôi mới truyền file lên lần đầu nên không biết xin cám ơn. — thảo luận quên ký tên này là của Liemnt1981 (thảo luận • đóng góp).
Thông báo truyền hình ảnh thiếu thông tin
[sửa mã nguồn]Bình Giang có thể nhắn cho thành viên truyền hình ảnh thiếu thông tin bằng 1 trong 2 tiêu bản {{subst:Tin nhắn về bản quyền và nguồn gốc hình ảnh|Hình:TÊN CỦA TẬP TIN}} ~~~~ {{subst:Tin nhắn về bản quyền hình|Hình:TÊN CỦA TẬP TIN}} --~~~~. An Apple of Newton thảo luận 07:43, ngày 6 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Không đổi tên Iceland
[sửa mã nguồn]Tôi nghĩ bạn không nên đồng ý việc đổi tên Iceland thành Ísland. Thứ nhất, đây là tên gọi không phổ biến trong truyền thông của cả Việt Nam và thế giới. Bạn đã thấy bài báo nào ở Việt Nam dùng Ísland chưa ? Thứ hai, nhiều người không biết sẽ tưởng đây là cách viết khác của từ hòn đảo (island trong tiếng Anh), chứ không phải nước Iceland. Thứ ba, tên gọi Iceland có liên hệ với một tên gọi khác của nước này trong tiếng Việt là Băng Đảo. Dùng Iceland sẽ giúp nhiều người suy luận được nước này (Ice --> băng, land --> đảo). Tôi mong bạn rút lại việc ủng hộ đổi tên Iceland. Tower 09:02, ngày 6 tháng 8 năm 2007 (UTC)
- Tôi vẫn bảo lưu quan điểm của tôi. Tên bài chính ta nên dùng Iceland vì Iceland là tên gọi được sử dụng phổ biến trong giới truyền thông Việt Nam ngày nay. Bạn có thể lên một số tờ báo điện tử và tra các từ Iceland, Ai-xơ-len, Băng Đảo... thì có thể thấy Iceland được sử dụng phổ biến nhất. Tôi cũng không hề phủ nhận các tên gọi kia, chúng cũng sẽ được viết vào bài để mọi người đều biết chứ không bị vứt đi. Tôi hiện phụ trách phần lớn về bài viết này nên bạn thông cảm cho. Người Việt Nam bây giờ ít viết tên nước ngoài theo cách đọc (Ca-na-đa, Vê-nê-xu-ê-la...) nên tên gọi Ai-xơ-len không nên là tên bài viết chính. Còn tên Băng Đảo thì không phổ biến cho lắm. Nhưng các tên gọi này đều đã có mặt trong bài về Iceland. Tôi cũng tái khẳng định rằng dùng tên Iceland là phù hợp nhất, riêng tên Ísland thì không nên vì nhiều người Việt sẽ bị nhầm lẫn. Hy vọng bạn sẽ xem xét kĩ và ủng hộ tôi. Tower 09:52, ngày 7 tháng 8 năm 2007 (UTC)
cam on
[sửa mã nguồn]Cảm ơn anh đã góp ý cho tôi về lỗi sai của mình. Không phải là tôi không tôn trọng người đọc đâu! Mà tôi vừa mới làm việc trên Wiki nên có đôi điều tôi chưa rõ. Tôi quen cách soạn thảo văn bản Word, không biết chỗ anh sọan thảo văn bản thể nào, còn ở nơi tôi công tác anh em họ soạn thảo văn bản thường sau dấu chấm là bắt đầu câu mới luôn mà không gõ cách. Vì vậy tôi soạn thảo văn bản như vậy! Thành thật cảm ơn anh đã góp ý, tôi sẽ giúp kinh nghiệm. Bây giờ vào năm học rồi tôi bận lên lớp và hướng dẫn sinh viên nên tôi khá bận, mong anh khi nào có thời gian rảnh rỗi giúp tôi sửa những lỗi sai. Còn về Bí thư Phạm Quang Nghị, tôi có liên kết ngoài " TS. Phạm Quang Nghị - những câu chuyện nhỏ mà tôi đã biết " và một số thông tin về hoạt động của ông tại một số trang báo, dựa vào đó tôi nhận xét thôi. Chứ tôi không công tác ở thành ủy và cũng không có quan hệ nào với ông Phạm Quang Nghị cả, tôi chỉ nhận xét với tư cách là công dân của Hà Nội thôi.Hungbkct 15:04, ngày 15 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Bài về Mường Khương bị đánh dấu vi phạm bản quyền, từ đó một thành viên nào khác tạo trang tạm như vậy để sửa, nó không phải là một trang chính thức và sẽ bị xóa sau 1 tháng. Cho nên, theo tôi nghĩ ta không cần phải để biển Vi phạm bản quyền ở trang đó, cứ để đó cho thành viên họ sửa. Mình chỉ cần để tiêu bản {{trang tạm}} vào đấy. Thân. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 02:14, ngày 13 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Đề nghị
[sửa mã nguồn]Bình Giang có chấp nhận đề nghị của tôi đưa Bình Giang ra ứng cử quản lý không? Mekong Bluesman 13:07, ngày 13 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Nó chỉ là một thôi, tuy nhiên bài 24 thế có thể là Dương gia Thái cực quyền giản hóa (nhà tôi có CD phân thế bài này), hoặc cũng có thể là Thái cực trường sinh đạo Việt Nam (Tôn gia). Bài 36 thế thì đi trên 4 hướng, hơi khác một chút so với bài giản hóa do có thêm một số thế mới nhưng về tổng thể là lặp lại nhiều chiều thức mà bài giản hóa đã lược bỏ bớt. Tôi chưa học bài 36 thế (dù có sách ở nhà là cuốn 37 thế Thái cực quyền), nhưng đã học 2 bài giản hóa nói trên. Khương Việt Hà 15:07, ngày 13 tháng 8 năm 2007 (UTC) À, tôi mới được Shaolin Kungfu tặng cuốn Thái Cực quyền toàn tập (với đủ đặc trưng, phân thế, đầy đủ bài Thái cực các dòng Trần, Tôn, Ngô, v.v.) đang xem thấy khá phức tạp. Khương Việt Hà 09:30, ngày 15 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Ứng cử viên quản lý
[sửa mã nguồn]- Tôi đã nhận được góp ý của bạn và có cùng một quan điểm như bạn. Thành viên Trần Vĩnh Tân hội tụ đủ các tố chất mà một người quản lý vi.wiki đang cần: trẻ, hoạt bát, có kiến thức vững vàng, có trình độ IT, có thái độ rõ ràng và trung lập, trăn trở những vấn đề vi.wiki đang phải đối mặt. Bởi vậy tôi đề nghị Bình Giang cùng tôi và Mekong cùng đề cử cho Trần Vĩnh Tân làm quản lý (cũng hơi khó xử khi cả hai chúng ta từ chối lời đề nghị đầy thiện chí của anh Mekong). Mong bạn ủng hộ. Cảm ơn.Genghiskhan 15:45, ngày 13 tháng 8 năm 2007 (UTC)
- Tôi đã có lời đề nghị anh Mekong rồi, mong bạn vào đó nói giúp thêm một lời với anh Mekong, nếu anh Mekong đồng ý thì chúng ta cùng đề cử Trần Vĩnh Tân.
- Mời Bình Giang xem đề cử Trần Vĩnh Tân của tôi ở đây và có ý kiến.Genghiskhan 06:55, ngày 14 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Tiết canh
[sửa mã nguồn]Hehe, man rợ là một chuyện, ngon và bổ là một chuyện khác. Xem bát trân của Từ Hi Thái Hậu, mấy con dòi bò lổm ngổm gọi là Sơn dương trùng, mấy con chuột ngọ ngoạy gọi là Tinh tượng, mấy cái óc khỉ phạt ra từ đầu những con còn đang cắn nhau choe chóe, ghê hơn nhiều. Kiểu này khéo tôi phải viết bài Tiết canh này mất! :-) Khương Việt Hà 03:24, ngày 14 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Re: Inkscape
[sửa mã nguồn]Bạn có thể tải xuống phần mềm Inkscape tại đây, hình như đây là phần mềm mã nguồn mở, vì tôi không thấy trả tiền, không tìm hiểu kỹ lắm về vấn đề này. Bạn có thể dùng thử xem Việt hóa được đến mức độ nào. Nguyễn Thanh Quang 07:24, ngày 14 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Phái Tây Sơn
[sửa mã nguồn]Hehe, bài này chắc khủng khiếp lắm nên tui chỉ khái quát ko thì rắc rối quá. Cứ có ý định làm cả bài sau đó post lên, nhưng như thế chắc...chả bao giờ làm được. Đành quyết định đưa lên giữ chỗ và viết dần dần ko lại như các mục Võ Cổ truyền Việt Nam bị cụ Hồ Tường...viết mất. Phái Tây Sơn thì tan thành mây khói từ hậu kỳ Tây Sơn roài. Trước đây nó là một môn phái chiến đấu trong đó gươm là vũ khí hữu dụng nhất. Do ảnh hưởng của chiến tranh, quan điểm là càng giết được nhiều càng tốt. Hiện nay có phát triển tại Pháp do Phan Toàn Châu chấp chưởng, nhưng có thay đổi triết lý một chút cả về kỹ thuật và về triết lý võ học. Khương Việt Hà 08:48, ngày 15 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Đề cử Iceland làm bài viết chọn lọc
[sửa mã nguồn]Mời bạn tham gia biểu quyết về việc chọn bài Iceland làm bài viết chọn lọc.
Tower 07:56, ngày 15 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Re:Chữ đ
[sửa mã nguồn]Mời Bình Giang đọc bài en:D with stroke (disambiguation). Chữ Đ trong tiếng Iceland là eth, viết hoa thì giống, nhưng viết thường thì khác chữ đ trong tiếng Việt. Nguyễn Hữu Dụng 08:23, ngày 15 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Ẩm thực
[sửa mã nguồn]Chà, chuyên gia kinh tế học lại bỏ sân chạy qua đá sân ẩm thực rồi. Đúng là có thực mới vực được kinh tế học.Genghiskhan 14:47, ngày 15 tháng 8 năm 2007 (UTC)
- Ái chà, có vẻ không tin. Hôm đó thấy ông thưởng thức cẩu nhục rất chuyên nghiệp, không like a virgin, to be touched for the first time gì cả. Cũng may tôi ra HN sớm đấy, nếu 40 năm sau mà ra thì chắc ông không có cơ hội thưởng thức món "bạn cần phải thưởng thức ít nhất một lần trước khi nhắm mắt xuôi tay". Nên thử hết đi, ẩm thực = khám phá, không nên gói gọn trong customary diet. Theo ông KV Hà có nên viết lại bài tiết canh đã bị xóa mất không, hay lại sợ ảnh hưởng quốc thể ?.Genghiskhan 16:00, ngày 15 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Hêhê, vợ tui trước cũng ko khoái món này, ngày xưa thì cấm có đụng đũa. Nay tui huấn luyện vợ chén tì tì, mắm tôm quẹt mỏ như chảo chớp. Tội nghiệp bác thành viên:Bình Giang wá, đụng đũa dược có tí ti, thế mà hôm đó tôi bảo gọi thêm một đĩa chả nướng nữa thì mấy pác cứ bảo thôi. À cái món tiết canh tui vừa post lên roài, vỡ kế hoạch cái bài này, vì ko định viết về ẩm thực do đang tập trung vào mấy cái bài võ vẽ. Khương Việt Hà 17:21, ngày 15 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Hỏi về hình ảnh
[sửa mã nguồn]Tôi là la_communista, cảm ơn bạn Bình Giang đã nhắc tôi về phần hình ảnh, nhưng tôi vẫn không biết thao tác thế nào, đọc hướng dẫn thì không hiểu, nếu bạn Giang muốn giúp xin giúp cho chót, xin bày cho tôi các bước để tôi có thể đưa ảnh từ bài tiếng Anh vào bài tiếng Việt theo các bước chi tiết hơn, cảm ơn bạn Bình Giang rất nhiều.La communista
Cảm ơn cốc bia của Bình Giang!
[sửa mã nguồn]Tôi sẽ cố gắng hơn, còn nhiều điểm không rõ ràng về lịch sử Nhật Bản, nếu có thời gian, mong Bình Giang chỉ giáo thêm. Tôi cũng đã tham gia Dự án bóng đá của wikipedia tiếng Việt, một dự án mà theo tôi là rất thú vị. Hy vọng sẽ có hôm được đi uống bia thật với Bình Giang.La communista 14:00, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Khà khà, phải dành đất cho người khác viết chứ, viết hết thì đâu còn là wikipedia. Tôi thấy trên mạng tài liệu về cái này cực nhiều đấy! Ví dụ 2 link sau là 2 bài chất lượng:
- http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/Am-thuc/2006/11/3B9F0CB7/
- http://www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/vanhoaamthuc/2004/08/229152/
Bác Bình Giang viết đi thui, rồi lúc nào rảnh tui mời bác đi lên gần cơ quan tui có cửa hàng chất lượng cao. Khương Việt Hà 03:45, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Mời thảo luận
[sửa mã nguồn]Mời Bình Giang thảo luận tiêu chuẩn đưa vào tại Tân Khánh Bà Trà (bài do tôi đưa lên, và hình như Lưu Ly gán cờ ko đủ tiêu chuẩn) và Hồ Tường (bài này do Hồ Tường viết), cũng bị gán cờ không đủ tiêu chuẩn. Cũng xin mời tham gia thảo luận về võ sư, võ phái tại Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào. Khương Việt Hà 12:34, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Bot hoan nghênh thành viên mới
[sửa mã nguồn]Hiện nay chúng ta đã có một con bot thực hiện việc hoan nghênh thành viên mới với chữ ký ngẫu nhiên. Tôi thấy anh cũng thường xuyên hoan nghênh thành viên mới nên tôi muốn đưa chữ ký của anh vào danh sách. Anh đồng ý để chữ ký của anh vào danh sách? An Apple of Newton thảo luận 19:25, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Nói nhảm xả stress
[sửa mã nguồn]Hôm nay hình như là ngày đặc biệt lắm đó, tôi lên trang thành viên của anh kiếm lại câu bye-bye của anh, mà anh xóa mất tiêu rồi. Chúc mừng anh quay lại với Wikipedia Tiếng Việt sau vài tháng vắng bóng (như anh tự nói), ha ha, anh phải đóng góp gấp đôi thời gian nghỉ trước đây đấy nhé. Anh vừa sửa bài và hình về người thành lập công ty Toyota, tôi mong thành viên khởi thảo bài này sẽ có lúc quay lại, nhìn cách anh sửa bài, sửa hình mà làm theo, như vậy người bon chen như tôi sẽ ăn không ngồi vì không còn có thể bon chen được nữa. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 02:58, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Ảnh
[sửa mã nguồn]Nếu anh hướng dẫn tôi cách đưa ảnh vào Wikimedia Commons, tôi sẽ đưa lên thêm ảnh về Hội An và Mỹ Sơn, vì tôi chụp rất nhiều ảnh lấy tư liệu hai địa phương này, vả lại, thấy Wikimedia Commons hai di sản này chưa có mấy ảnh đẹp.
Hì, bài haiku, cũng do tui viết hơi...ẩu, ko...đếm chữ. Nhưng bài nổi tiếng của Basho Matsuo, bài quạ đậu chiều thu, câu giữa còn dài hơn 8 chữ. Khương Việt Hà 03:46, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Commons
[sửa mã nguồn]Tôi đã đăng ký thành viên viethavvh, nhưng vội phải đi ngay bây giờ có chút việc, mua 20 kg ớt Hàn Quốc cho cái thằng bạn nghiện kim chi gửi về Việt Trì để nó làm. Cảm ơn anh hướng dẫn. Tôi về sẽ tìm hiểu. Khương Việt Hà 03:58, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)
- À mà bác Bình Giang bảo nhớ thêm đề tài vào nữa là sao. Ví dụ, tôi truyền lên một số ảnh (trong máy của tôi hiện có khoảng 15GB với hàng chục nghìn ảnh do tôi và thằng em tôi chụp ở nhiều nơi trên đất nước) và muốn bảo rằng Wikimedia Commons có các hình về đề tài xyz gì đó, thì làm thế nào (ví dụ đưa một số ảnh vào đề tài Vịnh Hạ Long chẳng hạn). Khương Việt Hà 10:23, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Bình Giang mến!
[sửa mã nguồn]Tại vì nhiều khi anh lang thang trên wiki chứ không có chủ định viết, rồi khi ngẫu hứng lên viết luôn và quên luôn đăng nhập, tật xấu này đã bị Lưu Ly sửa lưng hoài mà vẫn cứ quên hoài. Lê Long Shaolin Kungfu 11:10, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)
- Tôi sẽ phục hồi vài phát cho khiếp là nhớ ngày thôi mà.Lưu Ly 03:40, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Xoá
[sửa mã nguồn]Người ta biểu quyết xoá vì tiêu chuẩn, còn bạn đồng ý xoá vì chất lượng. Mẫu thuẫn. Phạt.Lưu Ly 03:40, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)
- Một cái gì đó ngon mà không bổ, chẳng hạn thế. Lưu Ly 03:43, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Cố tìm xem.Lưu Ly 03:51, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Bản quyền tại Việt Nam
[sửa mã nguồn]Luật SHTT Việt Nam còn khá sơ sài và nhiều điểm không rõ ràng nên câu hỏi bạn đặt ra thực sự là khó trả lời.
Về câu hỏi chẳng hạn tin thời sự của VnExpress trong đó có hình ảnh thì câu trả lời một cách rõ ràng là không thể, do luật SHTT và các văn bản khác không định nghĩa thế nào là đưa tin không có tính sáng tạo và thế nào là đưa tin có tính sáng tạo, ví dụ đưa tin không có hình kèm theo là không sáng tạo, nhưng có hình kèm theo thì lại có thể coi là có sáng tạo-do các đài, báo khác không có những hình ảnh như thế. Do vậy, việc lấy hình từ đó có thể gây ra tranh chấp về bản quyền.
Việc lấy hình ảnh/tin tức từ các trang Web chính quyền, nhưng các trang Web này lại sử dụng hình ảnh/tin tức từ nguồn khác thì cần kiểm chứng xem nguồn ban đầu của nó có thực sự có bản quyền hay không. Nếu nó đã được đăng ký/bảo hộ thì việc sử dụng không là tự do, phải xin phép từ chủ sở hữu của nguồn ban đầu, do họ có thể cho phép trang web này sử dụng nhưng lại không cho trang khác sử dụng. Về lý thuyết, nếu các trang web chính quyền sử dụng từ các nguồn khác thì bao giờ họ cũng phải có ghi chú rõ ràng, nhưng xem ra điều này chưa được tuân thủ chặt chẽ tại VN.Vương Ngân Hà 03:02, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)
- Đã đưa đường link bài của Giáo sư Vũ Đức vào bài Nga Mi Võ Phái rồi. Lê Long - Shaolin Kungfu 09:52, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Ảnh võ
[sửa mã nguồn]Hehe, ảnh thì khối, mỗi tội ko phải...võ Việt Nam, và cũng ko phải ảnh kỹ thuật số để tiện đưa lên, toàn ảnh ngày xưa hồi thi đấu công phá Taekwondo, biểu diễn bài Ngũ hình quyền của Vịnh Xuân quyền. Dự án võ thuật Việt Nam thì thế thôi, sửa bài cũ ý mà, tôi cũng ko còn hứng viết mới. Khương Việt Hà 06:31, ngày 25 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Nữ sĩ và...tiền
[sửa mã nguồn]Trên tờ 5000 Yen mới, sau Natsume Sōseki là nữ sĩ Ichiyō Higuchi (1872-1896) có tên thật là Natsuko Higuchi, chuyên viết về những phụ nữ bất hạnh, tôi biết tác phẩm Ichiyō nikki (Nhật ký Ichiyō, 10 tập) và Jūsanya (13 đêm) của bà. Khương Việt Hà 01:41, ngày 29 tháng 8 năm 2007 (UTC)
- Tôi vừa rà rất nhanh tập 2 và tập 3 Lịch sử văn học Nhật Bản của Suichi Kato, ko hiểu sao ko có tên tác giả này thời tiền Minh Trị, ko có một chữ. Khương Việt Hà 01:56, ngày 29 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Hìhì, bên Wiki mình còn...thiếu nhiều. Hàng trăm mục từ về văn học Nhật Bản có thể viết được, nhưng thôi cứ từ từ, nhiều cái tôi chưa muốn đưa lên wikipedia vì chưa xuất bản. À, sáng nay tôi cố gắng làm cái Thuật ngữ văn học Nhật Bản, vừa đưa lên nhưng tự dưng thấy thiếu cực nhiều vì tôi dựa vào lịch sử văn học Nhật Bản cho đến giữa thế kỷ 20, phần thế kỷ 20 chưa viết được mấy. Anh xem có sửa đổi được gì ko? Dạo này tôi đang tìm hiểu cái vụ làm bảng, làm được rồi nhưng thấy nhập liệu vào bảng cũng dễ sơ sót, sai, hơi lắt nhắt mất thì giờ nên tạm thời tôi chưa trình bày bài này dưới dạng bảng (và có thể cả những bài khác nữa, như thuật ngữ Vịnh Xuân quyền chẳng hạn, cái này tôi đã làm xong vào máy tính trên 10 trang nhưng chưa đưa lên được vì vướng cái vụ trình bày bảng). Khương Việt Hà 04:14, ngày 29 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Hình Ý Quyền, Lục Hợp Quyền, Tâm Ý Bả
[sửa mã nguồn]Anh vừa đưa thêm nhiều thông tin chi tiết về Lục Hợp Quyền. Mời Bình Giang vào xem và hồi âm cho anh biết có gì còn lấn cấn không. Anh cảm ơn Bình Giang đã giúp anh nhiều, nhân tiện anh cũng nhờ luôn Bình Giang theo dõi các bài anh đang viết để hỗ trợ anh thêm nhé. Cảm ơn nhiều. Lê Long - Shaolin Kungfu 02:17, ngày 30 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Anh nhận được email của tôi rồi chứ? Vì anh không trả lời nên tôi chưa biết thư cho phép sử dụng hình ảnh như thế nào? An Apple of Newton thảo luận 15:16, ngày 30 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Khen
[sửa mã nguồn]Hi, dạo này bác Bình Giang chăm chỉ ghê, quan tâm đến võ thuật thế. Mảng võ thuật Trung Quốc đúng là chuyên môn của anh Shaolin rồi, tôi chỉ chờ anh ấy đưa bài lên là đọc thôi còn có lẽ sau này nếu có sửa chỉ là những cái lặt vặt. Tôi cũng đã nhận lời bái sư qua email với Shaolin Lê Long, rảnh vào thành phố Hồ Chí Minh sẽ thụ giáo anh ấy một số bài quyền.
A, bác cũng chăm chỉ cái dzụ lịch sử Nhật Bản và nhiều nhiều thứ về Nhật ghê. Bác xem bài Murakami Haruki viết tiếp được hông? Tui ko hợp với nhà văn này lắm mặc dù có đọc nhiều tác phẩm đã dịch của ông và có một số tư liệu về ông? Hay bác viết tiếp hộ cái, cấu trúc bài định viết nhưng hôm nay hơi mệt.
Một cái nữa muốn nhờ, tôi muốn đặt câu: đã trả lời trong các thảo luận của mình có link đến phần đã trả lời trong các thảo luận của người khác thì làm thế nào nhỉ? Bác giúp hộ cái mã để làm điều đó nào? Tôi đã xem có người làm điều này ở đâu đó mà chưa tìm ra. Còn cái vụ ảnh common wiki, tôi đang phải sửa lại mạng, Internet ở nhà và ở cơ quan đều có vấn đề. Sáng nay tôi phải dùng kìm bấm lại toàn bộ các đầu dây mạng LAN và cả dây điện thoại ở nhà vì bị rỉ sét, nhiễu, toàn rớt mạng nên tạm thời đã nhận lời với bác mà tôi chưa làm được tí nào phần wikimedia đấy cả, chán thiệt.
Khương Việt Hà 03:41, ngày 31 tháng 8 năm 2007 (UTC)
- Hì, cái thánh địa Cát Tiên tui thấy hay hay thì viết chơi chơi thôi, toàn biên soạn lại cái người khác viết ý mà. Hôm qua có hỏi mấy bác Lê Cảnh Lam bên Viện Khảo cổ học các bác ấy bảo cũng đi khai quật ở đó mấy lần, bảo các bác viết một bài quảng bá cho cái thánh địa đó, các bác bảo viết ko ra xiền thì...viết làm gì. :-) Khương Việt Hà 15:44, ngày 2 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Xem giúp
[sửa mã nguồn]Bác xem giúp bài Yokosuka D4Y. Hai ký tự Nhật trong bài đó... em bí rồi. Bác dịch giúp dùm sẽ có hậu tạ. Dieu2005 03:13, ngày 3 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Cám ơn Bác nhiều lắm lắm. Dieu2005 03:21, ngày 3 tháng 9 năm 2007 (UTC)
2 tháng 9
[sửa mã nguồn]Ah, biết Bình Giang đi đâu chơi hôm mùng 2 tháng 9 rồi nhé ;) Casablanca1911 14:40, ngày 3 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Thì hôm đó mưa mà, với lại mới được nghía mấy cái ảnh Bình Giang upload nên cứ suy diễn bừa, có thể trúng. Casablanca1911 15:22, ngày 3 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Nhiếp ảnh gia
[sửa mã nguồn]Tôi nghĩ nên sử dụng từ "Nhà nhiếp ảnh" thay cho từ "Nhiếp ảnh gia". Anh nghĩ thế nào? An Apple of Newton thảo luận 16:26, ngày 3 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Không cần xóa các thể loại như vậy, chúng ta có thể sử dụng tiêu bản {{Đổi hướng thể loại|Nhà nhiếp ảnh Nhật Bản}}. An Apple of Newton thảo luận 16:37, ngày 3 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Ảnh
[sửa mã nguồn]Ảnh thì tốt nhưng không hiểu sao lại có tên tác giả to chình ình giữa ảnh. Đã đưa vào Wikipeida mà còn muốn lưu danh thế thì khó chấp nhận. Anh hỏi lại người gửi ảnh họ có ảnh nguyên gốc không, chúng ta sẽ ghi công/tên tác giả ở phần giấy phép hoặc miêu tả. An Apple of Newton thảo luận 09:22, ngày 4 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Híhí, tui...chán võ vẽ, nên trao đổi với Hồ Tường mới bảo ông ấy gửi ảnh cho anh để anh đưa vào bài, vì ông ấy chưa rõ cách làm. Thế mà anh lại forward cho tui, khổ roài! Khương Việt Hà 12:03, ngày 4 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Vào yahoo mail mấy lần không được Bình Giang ạ, mạng chậm quá, để mai tôi thử lại xem sao. Khương Việt Hà 14:29, ngày 4 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Cai ?
[sửa mã nguồn]Trịnh Công Sơn nói rồi "cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ". Tại sao lại bỏ những thứ mà mình đam mê. Trong thời gian "cai" (không log in), tôi có viết một loạt bài về chính trị các nước như quốc hội, tổng thống và thủ tướng. Còn nợ ông kinh tế Ấn Độ nữa. Bài này phải mất nhiều công phu mới chơi hết được. Bài dài và hay. Còn kinh tế gần 200 nước, lại còn tiền tệ của 200 nước nữa, quá nhiều đồ chơi.Genghiskhan 13:51, ngày 4 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Dạo này Bình Giang đóng góp dữ dội quá. Đã nếm thử món tiết canh man rợ chưa ? Tháng 9 này tôi lại ra Hà Nội, lại làm phiền Bình Giang và cộng đồng ngoài đó.Genghiskhan 14:57, ngày 5 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Hêhê, :-) bác này tranh thủ giờ làm việc, máy tính cơ quan để vào wiki buôn hả? Nói dzậy chứ, em cũng đang ở Viện Văn học, nhờ máy cơ quan tí ti. Khương Việt Hà 02:35, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Các bác nên cai hết đi, toàn sử dụng máy móc nhà nước phục vụ cho wiki nhá :)) conbo 02:48, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)
À trong thời gian chờ chương trình chạy thì CB duyệt web tí tị ti, phải tận dụng tối đa công suất máy móc của nhà nước, Hồ Chủ tịch đã dạy thế :)) conbo 02:53, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Haha, tui viết ẩm thực, võ thuật, hay cả...khảo cổ học, thì cũng là...viết một dạng văn. Chất văn trong các bài đó, nói cách khác là chất nhân văn, luôn rõ rệt. Khi nào mà bác đưa được tiết canh vào kinh tế học thế giới hay Tân Khánh Bà Trà vào...chính trị học thế giới, như em đưa nó hiển lộ dưới phong cách khoa học văn học...liên ngành, là thành công, và em ủng hộ bác. Khương Việt Hà 03:03, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Ảnh của Khương Việt Hà
[sửa mã nguồn]Hi, đó là đá ở chợ đá đỏ Lục Yên, chụp trong một đợt đi, hè hè, ko có xiền để vác được ít về, chỉ lôi được mấy cục đá vẫn còn nguyên những viên nho nhỏ ở trong không nậy ra. Mỗi đợt tôi (hoặc thằng em nhà báo của tôi) đi đâu là chụp hàng trăm ảnh bây giờ phải có đến hàng vạn cái, nhưng đưa lên wiki cũng chỉ ít ít thui vì tốn xiền upload ADSL ở nhà lắm. Khương Việt Hà 14:37, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- À, mà trong cái ảnh chụp hồng ngọc tại Lục Yên đó, mấy cái đống nhạt nhạt thì ko nói, nhưng có những viên đỏ đậm giá chát phết, mấy triệu đồng trở lên thậm chí hàng chục triệu, thế mà ở trên đó họ bày bán cứ như mớ tôm mớ cá. Khương Việt Hà 14:40, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Hê, ảnh đó là quang cảnh của Mẫu Sơn nói chung, đỉnh ở gần nơi tôi đứng chụp thì làm sao mà chụp được đỉnh hả giời. Chọn cái ảnh đẹp đẹp đưa lên, nhưng miêu tả nó thì...chịu. Có lẽ tui nên thay bằng cái ảnh đường lên Mẫu Sơn thì hơn. Để tôi upload một cái như dzậy. Còn tranh luận trong trang về Mẫu Sơn là do các bác ấy nhầm với Lão Sơn. Khương Việt Hà 15:26, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Upload và review lại ảnh, từ tối đến giờ đưa lến có mấy cái mà thấy máy đã xài download và upload đến gần 180MB, ko hiểu tại sao, tốn wá, tốn wá :-) hehe, tạm dừng ở đây thui. Có lẽ rảnh tôi sẽ copy ra đĩa CD mang lên nhờ máy khác thì hơn, hoặc convert ảnh cho nhỏ bớt lại trước khi post lên wiki. Khương Việt Hà 15:34, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Hôm nay tôi truyền ít lên commonds vào hai bài Hội An và Mỹ Sơn. Để thư thả tôi sẽ copy ảnh một số chủ đề ra CD đưa lên cơ quan truyền cho tốc độ nhanh hơn và đỡ...tốn :-). Nhiều mục từ ở vi.wikipedia chưa có (ví dụ Ải Chi Lăng, Tháp Bình Sơn, chè Suối Giàng, Mù Cang Chải v.v.) nên dù có rất nhiều ảnh tôi cũng chưa đưa lên được mấy, tạm thời sẽ đưa lên cho những mục từ đã có. Khương Việt Hà 07:50, ngày 8 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Câu lạc bộ kinh tế
[sửa mã nguồn]Đề nghị Bình Giang cùng với Randall và tôi thành lập Câu lạc bộ kinh tế đi, như bên hàng không và bóng đá vậy.Genghiskhan 03:14, ngày 9 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Bác Bình Giang thân mến, lại có việc nhờ cậy bác rồi. Tựa bài trên có một loạt chữ Nhật nên mình không tài nào hiểu hết ý hay dịch chính xác được. Nếu rảnh, nhờ bác cứ cách ít ngày thì ghé liếc qua một cái nhé. Cám ơn bác trước. Bài này còn dài lắm. Dieu2005 15:25, ngày 11 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Hội thảo
[sửa mã nguồn]Chiều nay ở cơ quan tôi chi đoàn mời Phạm Xuân Nguyên thuyết trình về Hậu hiện đại, tiếp nối buổi nói chuyện cách đây chưa lâu của Bùi Văn Nam Sơn, tôi ko biết số điện thoại của anh để mời anh đi nghe cho vui. Khương Việt Hà 14:56, ngày 14 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Lịch sử kinh tế VNCH
[sửa mã nguồn]Xin hỏi Bình Giang đã viết xong bài Lịch sử kinh tế Việt Nam Cộng hòa chưa? Tôi thấy nó khá đầy đủ nhưng vẫn còn cái tiêu bản {{Bổ sung}} cho nên chưa dám đem ra đề cử chọn lọc. Nguyễn Hữu Dụng 01:54, ngày 15 tháng 9 năm 2007 (UTC)
GDP Deflator
[sửa mã nguồn]Bình Giang thân mến! tôi cũng có xem lại một số tài liệu của Việt nam và thấy rằng quả là gần đây người ta dùng "Chỉ số giảm phát GDP" nhiều hơn thật. Điều này có lẽ là do GDP danh nghĩa hầu như bao giờ cũng lớn hơn GDP thực tế do lạm phát. GDP Deflator dùng để đưa GDP danh nghĩa về GDP thực tế nên hàm ý "giảm phát" là đúng. Tôi đồng ý với cách gọi "Chỉ số giảm phát GDP".tieu_ngao_giang_ho1970 16:44, ngày 15 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Xóa bài sau 7 ngày không cần biểu quyết
[sửa mã nguồn]Mời Bình Giang cho ý kiến về tính khả thi và hiệu quả của việc xóa bài sau 7 ngày không cần biểu quyết. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 10:22, ngày 16 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Bài Đô thị loại Đặc biệt
[sửa mã nguồn]Chào Bình Giang, trong bài Đô thị loại đặc biệt có một chi tiết nhỏ là mật độ dân số tối thiểu của đô thị loại đặc biệt là 15.000người/km2. Tôi thắc mắc quá, vì theo chỉ tiêu như vậy thì cả 2 thành phố lớn Hồ Chí Minh và Hà nội cũng không bao giờ đạt được (vì mật độ dân số bình quân của TP.HCM là 2.560người/km2, còn Hà Nội là 3.086ng/km2). Rất mong bạn kiểm tra giúp mình nhé. Cảm ơn bạn thật nhiều và luôn mong bạn đóng góp nhiều nữa nhé.--A.Thai 18:42, ngày 16 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Cảm ơn bạn Bình Giang đã hồi âm và mình cũng có xem Nghị định này theo đường link của bạn cho, mình cũng thật bất ngờ đó. Chắc có thể khi biên tập lại trang này họ (rất có thể) dư 1 con số "0" đó. Tuy nhiên mình cũng đã hỏi về tính chính xác của Nghị định này ở trang web bạn cho và sẽ chờ họ trả lời. Xin chúc bạn vui nhiều nhé.--A.Thai 05:06, ngày 17 tháng 9 năm 2007 (UTC
Lãi suất
[sửa mã nguồn]Bình Giang thân mến, tôi vừa viết một bài về lãi suất danh nghĩa nhưng thuật ngữ mà trong tiếng Anh gọi là "effective interest rate" tôi không biết nên gọi bằng tiếng Việt là gì cho chính xác. Tôi đã tạm dùng "lãi suất hiệu quả". Bình Giang có thể cho ý kiến thêm được không? Xin cảm ơn.tieu_ngao_giang_ho1970 06:36, ngày 17 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Cảm ơn
[sửa mã nguồn]Rất cảm ơn anh, em đã post lại ảnh và sửa lại thông tin: Đình Thổ Tang mong anh đóng góp. Nguyễn Văn Hữu 19:57, ngày 17 tháng 9 năm 2007 (UTC)