Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Bình luận mới nhất: 16 năm trước3 bình luận3 người đã thảo luận
Xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) không phải bao giờ cũng đồng nhất với bão nhiệt đới. Theo giải thích trong Quy chế kèm theo quyết định số: 307/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì XTNĐ là vùng gió xoáy, đường kính có thể tới hàng trăm km, hình thành trên biển nhiệt đới, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, áp suất khí quyển (khí áp) trong xoáy thuận nhiệt đới thấp hơn xung quanh, có mưa, đôi khi kèm theo dông, tố, lốc- theo điều 2 khoản 1). Nó bao gồm áp thấp nhiệt đới (Áp thấp nhiệt đới là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật - theo điều 2 khoản 5) và bão (nhiệt đới) (Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão từ cấp 10 đến cấp 11 được gọi là bão mạnh; từ cấp 12 trở lên được gọi là bão rất mạnh - theo điều 2 khoản 6). Quy chế này rất chắc chắn là của Tổng cục Khí tượng thủy văn trình lên Thủ tướng. Vương Ngân Hà14:06, ngày 23 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đúng thế, bài viết mới là sơ khai và còn nhiều chỗ chưa chính xác. Tuy thế, ngoài định nghĩa theo quy chế ở nước ta cũng cần cập nhật các thông tin quốc tế nữa.
Gọi là xoáy thuận vì nó xoay tròn theo hướng tự quay của Trái Đất. Xoáy thuận (cyclone) không phải chỉ có mỗi bão, chẳng hạn còn có áp thấp khi cấp gió không đủ để gọi là bão, nó được phát triển từ các khu vực có áp suất thấp với lõi nóng. Đối với xoáy ngược (anticyclone) thì nói chung khó xuất hiện ở khu vực nhiệt đới mà chỉ có thể ở vùng áp cao với lõi lạnh và thời tiết lạnh, như ở vùng ôn đới hay hàn đới. 203.160.1.56 (thảo luận) 07:15, ngày 8 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời