Bước tới nội dung

Thảo luận:VoIP

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Tmct

Nên suy nghĩ về tên Điện thoại qua IP? Tên hiện nay hơi lủng củng, gần như một phiến ngữ giải thích hơn là thuật ngữ. Dùng làm lemma có lẽ không hợp.--Baodo 14:07, ngày 11 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đúng là tên của trang hiện nay mang tính giải thích, thuật ngữ chính thức có lẽ nên giữ nguyên là VoIP. Thực tế là từ VoIP đã trở nên thông dụng trên báo chí. Đồng ý là Điện thoại qua IP gọn hơn.--Lxt 16:57, ngày 12 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Từ thường dùng, mặc dù không chính xác vì thừa, là "điện thoại VoIP". Avia (thảo luận) 15:04, ngày 11 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Điện thoại IP hợp lý nhất, không thì điện thoại internet. Nguyễn Thanh Quang 15:03, ngày 3 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Nếu nói là Điện thoại IP hay Điện thoại internet thì tôi sẽ hiểu là cái thiết bị điện thoại sử dụng công nghệ VoIP (không phải cái điện thoại thường, cũng không phải cái phần mềm gọi điện thoại qua Internet). Tmct 12:04, ngày 24 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nội dung mới chưa wikify

[sửa mã nguồn]

VoIP viết tắt bởi Voice over Internet Protocol, hay còn được gọi dưới các tên khác như: Internet telephony, IP Telephony, Broadband telephony, Broadband Phone và Voice over Broadband.

VoIP là 1 công nghệ cho phép truyền âm thanh thời gian thực qua băng thông Internet và các kết nối IP. Trong đó tín hiệu âm thanh (voice signal) sẽ được chuyển đổi thành các gói tệp ( data packets) thông qua môi trường mạng Internet trong môi trường VoIP , sau lại được chuyển thành tín hiệu âm đến thiết bị người nhận.

VoIP sử dụng kỹ thuật số và yêu cầu kết nối băng thông tốc độ cao như DSL hoặc cáp. Có rất nhiều nhà cung cấp khác nhau cung cấp VoIP và nhiều dịch vụ khác. Ứng dụng chung nhất của VoIP cho sử dụng cá nhân hoặc gia đình là các dịch vụ điện thoại dựa trên Internet có chuyển mạch điện thoại. Với ứng dụng này, bạn vẫn cần có một số điện thoại, vẫn phải quay số để thực hiện cuộc gọi như sử dụng thông thường


II. Các kiểu kết nối sử dụng VoIP

Computer to Computer:

Với 1 kênh truyền Internet có sẵn, Là 1 dịch vụ miễn phí được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Chỉ cần người gọi (caller) và người nhận ( receiver) sử dụng chung 1 VoIP service (Skype,MSN,Yahoo Messenger,…), 2 headphone + microphone, sound card . Cuộc hội thoại là không giới hạn.


Computer to phone:

Là 1 dịch vụ có phí. Bạn phải trả tiền để có 1 account + software (VDC,Evoiz,Netnam,…). Với dịch vụ này 1 máy PC có kết nối tới 1 máy điện thoại thông thường ở bất cứ đâu ( tuỳ thuộc phạm vi cho phép trong danh sách các quốc gia mà nhà cung cấp cho phép). Người gọi sẽ bị tính phí trên lưu lượng cuộc gọi và khấu trừ vào tài khoản hiện có.

Ưu điểm : đối với các cuộc hội thoại quốc tế, người sử dụng sẽ tốn ít phí hơn 1 cuộc hội thoại thông qua 2 máy điện thoại thông thường. Chi phí rẻ, dễ lắp đặt Nhược điểm: chất lượng cuộc gọi phụ thuộc vào kết nối internet + service nhà cung cấp


Phone to Phone:

Là 1 dịch vụ có phí. Bạn không cần 1 kết nối Internet mà chỉ cần 1 VoIP adapter kết nối với máy điện thoại. Lúc này máy điện thoại trở thành 1 IP phone.


III. Các thành phần trong mạng VoIP:


Các thành phần cốt lõi của 1 mạng VoIP bao gồm: Gateway, VoIP Server, IP network, End User Equipments

Gateway: là thành phần giúp chuyển đổi tín hiệu analog sang tín hiệu số (và ngược lại)

- VoIP gateway : là các gateway có chức năng làm cầu nối giữa mạng điện thoại thường ( PSTN ) và mạng VoIP.

- VoIP GSM Gateway: là các gateway có chức năng làm cầu nối cho các mạng IP, GSM và cả mạng analog.

VoIP server : là các máy chủ trung tâm có chức năng định tuyến và bảo mật cho các cuộc gọi VoIP .

Trong mạng H.323 chúng được gọi là gatekeeper. Trong mạng SIP các server được gọi là SIP server.

Thiết bị đầu cuối (End user equipments ) :

Softphone và máy tính cá nhân (PC) : bao gồm 1 headphone, 1 phần mềm và 1 kết nối Internet. Các phần mềm miễn phí phổ biến như Skype, Ekiga, GnomeMeeting, Microsoft Netmeeting, SIPSet, ..

Điện thoại truyền thông với IP adapter: để sử dụng dịch vụ VoIP thì máy điện thoại thông dụng phải gắn với 1 IP adapter để có thể kết nối với VoIP server. Adapter là 1 thiết bị có ít nhất 1 cổng RJ11 (để gắn với điện thoại) , RJ45 (để gắn với đường truyền Internet hay PSTN) và 1 cổng cắm nguồn.

IP phone : là các điện thoại dùng riêng cho mạng VoIP. Các IP phone không cần VoIP Adapter bởi chúng đã được tích hợp sẵn bên trong để có thể kết nối trực tiếpvới các VoIP server


IV. Phương thức hoạt động:

VoIP chuyển đổi tín hiệu giọng nói thông qua môi trường mạng (IP based network). Do vậy, trước hết giọng nói (voice) sẽ phải được chuyển đổi thành các dãy bit kĩ thuật số ( digital bits) và được đóng gói thành các packet để sau đó được truyền tải qua mạng IP network và cuối cùng sẽ được chuyển lại thành tín hiệu âm thanh đến người nghe.

Tiến trình hoạt động của VoIP thông qua 2 bước:

Call Setup: trong quá trình này , người gọi sẽ phải xác định vị trí ( thông qua địa chỉ của người nhận) và yêu cầu 1 kết nối để liên lạc với người nhận.Khi địa chỉ người nhận được xác định là tồn tại trên các proxy server thì các proxy server giữa 2 người sẽ thiết lập 1 cuộc kết nối cho quá trình trao đổi dữ liệu voice

Voice data processing: Tín hiệu giọng nói (analog) sẽ được chuyển đổi sang tín hiệu số ( digital) rồi được nén lại nhằm tiết kiệm đường truyền (bandwidth) sau đó sẽ được mã hóa (tính năng bổ sung nhằm tránh các bộ phân tích mạng _sniffer ). Các voice samples sau đó sẽ được chèn vào các gói dữ liệu để được vận chuyển trên mạng. Giao thức dùng cho các gói voice này là RTP (Real-Time Transport Protocol).1 gói tin RTP có các field đầu chứa dữ liệu cần thiết cho việc biên dịch lại các gói tin sang tín hiệu voice ở thiết bị người nghe. Các gói tin voice được truyền đi bởi giao thức UDP . Ở thiết bị cuối, tiến trình được thực hiện ngược lại


V. Các giao thức của VoIP (VoIP protocols) :

VoIP cần 2 loại giao thức : Signaling protocol và Media Protocol.

Signaling Protocol điều khiển việc cài đặt cuộc gọi. Các loại signaling protocols bao gồm: H.323, SIP, MGCP, Megaco/H.248 và các loại giao thức dùng riêng như UNISTIM, SCCP, Skype, CorNet-IP,…

Media Protocols: điều khiển việc truyền tải voice data qua môi trường mạng IP. Các loại Media Protocols như: RTP ( Real-Time Protocol) ,RTCP (RTP control Protocol) , SRTP (Secure Real-Time Transport Protocol), và SRTCP (Secure RTCP)

Signaling Protocol nằm ở tầng TCP vì cần độ tin cậy cao, trong khi Media Protocol nằm trong tầng UDP.


Các nhà cung cấp có thể sử dụng các giao thức riêng hay các giao thức mở rộng dựa trên nền của 1 trong 2 giao thức tiêu chuẩn quốc tế là H.323 và SIP. Ví dụ Nortel sử dụng giao thức UNISTIM (Unified Network Stimulus) Cisco sử dụng giao thức SCCP ( Skinny Client Control Protocol ) Những giao thức riêng này gây khó khăn trong việc kết nối giữa các sản phẩm của các hãng khác nhau.


VI. Bộ giao thức H.323 :

H.323: là giao thức được phát triển bởi ITU-T ( International Telecommunication Union Telecommunication Standardization Sector). H.323 phiên bản 1 ra đời vào khoảng năm 1996 và 1998 phiên bản thế hệ 2 ra đời. H.323 ban đầu được sử dụng cho mục đích truyền các cuộc hội thoại đa phương tiện trên các mạng LAN, nhưng sau đó H.323 đã tiến tới trở thành 1 giao thức truyền tải VoIP trên thế giới. Giao thức này chuyển đổi các cuộc hội thoại voice, video, hay các tập tin và các ứng dụng đa phương tiện cần tương tác với PSTN. Là giao thức chuẩn, bao trùm các giao thức trước đó như H.225,H.245, H.235,…


Các thành phần hoạt động trong giao thức H.323: có 4 thành phần :

Terminal: là 1 PC hay 1 IP phone đang sử dụng giao thức H.323

Gateway: Là cầu nối giữa mạng H.323 với các mạng khác như SIP, PSTN,…Gateway đóng vai trò chuyển đổi các giao thức trong việc thiết lập và chấm dứt các cuộc gọi, chuyển đổi các media format giữa các mạng khác nhau.

GateKeeper: đóng vai trò là những điểm trung tâm ( focal points) trong mô hình mạng H.323. Các dịch vụ nền sẽ quyết định việc cung cấp địa chỉ (addressing),phân phát băng thông (bandwidth),cung cấp tài khoản, thẩm định quyền ( authentication) cho các terminal và gateway…

Mutipoint control unit (MCU): hỗ trợ việc hội thoại đa điểm (conference)cho các máy terminal ( 3 máy trở lên )trong mạng H.323


Phương thức hoạt động của H.323 network:

Khi 1 phiên kết nối được thực hiện, việc dịch địa chỉ (address translation) sẽ được 1 gateway đảm nhận. Khi địa chỉ IP của máy đích được xác nhận, 1 kết nối TCP sẽ được thiết lập từ địa chỉ nguồn tới người nhận thông qua giao thức Q.931 ( là 1 phần của bộ giao thức H.323). Ở bước này, cả 2 nơi đều tiến hành việc trau đổi các tham số bao gồm các tham số mã hoá ( encoding parameters) và các thành phần tham số liên quan khác. Các cổng kết nối và phân phát địa chỉ cũng được cấu hình. 4 kênh RTCP và RTP được kết nối, mỗi kênh có 1 hướng duy nhất. RTP là kênh truyền dữ liệu âm thanh (voice data) từ 1 thực thể sang 1 thực thể khác. Khi các kênh đã được kết nối thì dữ liệu âm thanh sẽ được phát thông qua các kênh truyền này thông qua các RTCP instructions.

VII. Bộ giao thức SIP :

SIP: (Session Initiation Protocol) được phát triển bởi IETF ( Internet Engineering Task Force) MMUSIC ( Multiparty Multimedia Session Control) Working Group (theo RFC 3261). Đây là 1 giao thức kiểu diện ký tự ( text-based protocol_ khi client gửi yêu cầu đến Server thì Server sẽ gửi thông tin ngược về cho Client), đơn giản hơn giao thức H.323. Nó giống với HTTP, hay SMTP. Gói tin (messages) bao gồm các header và phần thân ( message body). SIP là 1 giao thức ứng dụng ( application protocol) và chạy trên các giao thức UDP, TCP và STCP.


Các thành phần trong SIP network :

Cấu trúc mạng của SIP cũng khác so với giao thức H.232. 1 mạng SIP bao gồm các End Points, Proxy, Redirect Server, Location Server và Registrar. Người sử dụng phải đăng ký với Registrar về địa chỉ của họ. Những thông tin này sẽ được lưu trữ vào 1 External Location Server. Các gói tin SIP sẽ được gửi thông qua các Proxy Server hay các Redirect Server. Proxy Server dựa vào tiêu đề “to” trên gói tin để liên lạc với server cần liên lạc rồi gửi các pacckets cho máy người nhận. Các redirect server đồng thời gửi thông tin lại cho người gửi ban đầu.


Phương thức hoạt động của SIP network :

SIP là mô hình mạng sử dụng kiểu kết nối 3 hướng ( 3 way handshake method) trên nền TCP. Ví dụ trên, ta thấy 1 mô hình SIP gồm 1 Proxy và 2 end points. SDP ( Session Description Protocol) được sử dụng để mang gói tin về thông tin cá nhân ( ví dụ như tên người gọi) . Khi Bob gửi 1 INVITE cho proxy server với 1 thông tin SDP. Proxy Server sẽ đưa yêu cầu này đến máy của Alice. Nếu Alice đồng ý, tín hiệu “OK” sẽ được gửi thông qua định dạng SDP đến Bob. Bob phản ứng lại bằng 1 “ACK” _ tin báo nhận. Sau khi “ACK” được nhận, cuộc gọi sẽ bắt đầu với giao thức RTP/RTCP. Khi cuộc điện đàm kết thúc, Bob sẽ gửi tín hiệu “Bye” và Alice sẽ phản hồi bằng tín hiệu “OK”. Khác với H.232, SIP không có cơ chế bảo mật riêng. SIP sử dụng cơ chế thẩm định quyền của HTTP ( HTTP digest authentication), TLS, IPSec và S/MIME ( Secure/Multipurpose Internet Mail Extension) cho việc bảo mật dữ liệu.


MGCP và Megaco/H.248

MGCP ( Media Gateway Control Protocol) được sử dụng để liên lạc giữa các thành phần riêng lẻ của 1 VoIP gateway tách rời. Đây là 1 protocol được bổ sung cho 2 giao thức SIP và H.323. Với MGCP, MGC server có khả năng quản lý các cuộc gọi và các cuộc đàm thoại dưới sự hỗ trợ của các dịch vụ ( services).

MGCP là 1 giao thức master/slave vớic các ràng buộc chặt chẽ giữa MG ( end point) và MGC ( server ).

MEGACO/H.248 : (còn được gọi là Gate way Control Protocol)

Có nguồn gốc từ MGCP và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp. Sự phát triển MEGACO/H.248 bao gồm việc hỗ trợ đa phương tiện và các dịch vụ hội thoại nâng cao đa điểm ( multipoint conferencing enhanced services ) , các cú pháplập trình được nâng cao nhằm tăng hiệu quả cho các tiến trình đàm thoại, hỗ trợ cả việc mã hoá text và  binary và thêm vào việc mở rộng các định nghĩa cho các packets.

Megaco đưa ra những cơ cấu bảo mật ( security mechanisms) trong các cơ cấu truyền tải cơ bản như IPSec. H.248 đòi hỏi sự thực thi đầy đủ của giao thức H.248 kết hợp sự bổ sung của IPSec khi hệ điều hành (OS) và mạng truyền vận ( transport network) có hỗ trợ IPSec.


VIII. Tính bảo mật của VoIP:

VoIP được đưa vào sử dụng rộng rãi khi công nghệ tích hợp giọng nói và dữ liệu phát triển. Do sử dụng chung các thành phần thiết bị chung với môi trường truyền dữ liệu mạng ( data network), VoIP cũng chịu chung với các vấn đề về bảo mật vốn có của mạng data. Những bộ giao thức mới dành riêng của VoIP ra đời cũng mang theo nhiều vấn đề khác về tính bảo mật

Nghe lén cuộc gọi ( EavesDropping of phone conversation): Nghe lén qua công nghệ VoIP càng có nguy cơ cao do có nhiều node trung gian trên đường truyền giữa 2 người nghe và người nhận. Kẻ tấn công có thể nghe lén được cuộc gọi bằng cách tóm lấy các gói tin IP đang lưu thông qua các node trung gian. Có khá nhiều công cụ miễn phí và có phí kết hợp với các card mạng hỗ trợ chế độ pha tạp ( promiscuous mode) giúp thực hiện được điều này như Cain&Abel, Ethreal, VoMIT

Truy cập trái phép ( Unauthorized access attack) : Kẻ tấn công có thể xâm phạm các tài nguyên trên mạng do nguyên nhân chủ quan của các admin. Nếu các mật khẩu mặc định của các gateway và switch không được đổi thì kẻ tấn công có thể lợi dụng để xâm nhập. Các switch cũ vẫn còn dùng Telnet để truy cập từ xa, và clear-text protocol có thể bị khai thác 1 khi kẻ tấn công có thể sniff được các gói tin. Với các Gateway hay switch sử dụng giao diện web server (web server interface) cho việc điều khiển từ xa ( remote control) thì kẻ tấn công có thể tóm các gói tin HTTP trong mạng nội bộ để lấy các thông tin nhạy cảm này thì kẻ tấn công còn có thể sử dụng kỹ thuật ARP cache poisoning để tóm lấy các gói tin đang lưu chuyển trong 1 mạng nội bộ

Caller ID spoofing :Caller ID là 1 dịch vụ cho phép user có thể biết được số của người gọi đến. Caller ID spoofing là kỹ thuật mạo danh cho phép thay đổi số ID của người gọi bằng những con số do user đặt ra. So với mạng điện thoại truyền thống, thì việc giả mạo số địên thoại VoIP dễ hơn nhiều, bởi có khá nhiều công cụ và website cho phép thực hiện điều này, ví dụ như www.spooftel.com,www.telespoof.com, www.callnotes.net,www.spoofcard.com.

IX. Hướng khắc phục và biện pháp giải quyết :

Việc mã hoá các gói tin theo công nghệ IPSec sẽ giúp tránh được các cuộc nghe lén. Công nghệ SRTP đang dần thay thế cho RTP để bảo vệ các tín hiệu âm thanh và hình ảnh lưu thông trên mạng

Đối với Gateway và switch, công nghệ SSH nên được thay thế cho clear-text protocol, và HTTPs nên được dùng thay cho HTTP, và tốt nhất là các mật khẩu mặc định nên được thay đổi một khi hệ thống được triển khai. Việc nâng cấp hệ thống định kỳ cũng nên được xem xét một cách chính đáng.

Mô hình mạng trong công ty có sử dụng VoIP cần phải được xem xét. Vấn đề tốt nhất có thể làm là phân chia các máy sử dụng VoIP và data ra làm 2 mạng khác nhau. Đối với các voice gateway ( nơi có sự nối ghép giữa PSTN và IP ) cần phải chặn các gói SIP, H.323 hoặc bất cứ gói dữ liệu nào được gửi đến từ mạng data. Việc mã hoá các gói tin tại Router và Gateway sử dụng IPSec là 1 lựa chọn tốt cho việc bảo mật.

Không nên sử dụng Softphone khi mà vấn đề về virus và worm đang một ngày một đáng quan tâm. Liên tục nâng cấp phần mềm – Nếu hãng phần mềm cung cấp các bản vá cho hệ điều hành thì bạn nên cài đặt chúng ngay lập tức. Việc đó sẽ ngăn chặn được các tấn công đang lợi dụng yếu điểm trong lỗ hổng phần mềm .

Sử dụng và cập nhật phần mềm chống virus – Phần mềm chống virus có thể nhận ra và bảo vệ máy tính chống lại các virus đã được định nghĩa. Mặc dù vậy kẻ tấn công luôn tìm mọi cách để viết ra các virus mới, chính vì vậy bạn phải thường xuyên cập nhật phần mềm virus .

Tận dụng triệt để các tùy chọn bảo mật – Nhiều nhà cung cấp có thể cung cấp dịch vụ cho phép mã hóa. Nếu công việc của bạn liên quan đến nhiều vấn đề riêng tư và bảo mật thì cũng nên cân nhắc đến các tùy chọn có sẵn này.

Cài đặt và kích hoạt tường lửa –Tường lửa có thể ngăn chặn nhiều kiểu xâm nhập bằng việc khóa lưu lượng nguy hiểm trước khi chúng xâm nhập vào máy tính của bạn.

	Đánh giá các thiết lập bảo mật – Cả máy tính của bạn và các thiết bị/phần mềm VoIP cung cấp nhiều tính năng khác nhau có thể trang bị cho yêu cầu của bạn. Mặc dù vậy, việc cho phép các tính năng cụ thể có thể để lại cho bạn nhiều lỗ hổng dễ bị tấn công. Vì vậy vô hiệu hóa một số tính năng nếu bạn cảm thấy không cần thiết. Kiểm tra các thiết lập của bạn, thiết lập bảo mật riêng và chọn các tùy chọn mà bạn cần để tránh mang lại những rủi ro không đáng có.


X. Tổng kết :

- VoIP viết tắt bởi Voice over Internet Protocol - VoIP là 1 công nghệ cho phép truyền âm thanh thời gian thực qua băng thông Internet và các kết nối IP VoIP có 3 dạng sử dụng : Computer to computer, computer to phone và phone to phone. - Các thành phần cốt lõi của 1 mạng VoIP bao gồm:

+ Gateway: là thành phần giúp chuyển đổi tín hiệu analog sang tín hiệu số
+ Voice Server : là các máy chủ trung tâm có chức năng định tuyến và bảo mật cho các cuộc gọi VoIP .http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Quy%E1%BB%81n_t%C3%A1c_gi%E1%BA%A3
+ End User Equipments: bao gồm PC, điện thoại để bàn có IP adapter, IP phone,..

- Phương thức hoạt động của VoIP : tín hiệu voice sẽ được chuyển thành tín hiệu số, được nén lại, rồi mã hoá. Sau đó các gói data này đến người nhận qua môi trường IP, được giải nén, rồi chuyển thành tín hiệu âm thanh đến tai người nghe. - VoIP cần 2 loại giao thức :

+ Signaling Protocol điều khiển việc cài đặt cuộc gọi. Các loại signaling protocols bao gồm: H.323, SIP, MGCP, Megaco/H.248 và các loại giao thức dùng riêng như UNISTIM, SCCP, Skype, CorNet-IP,…
+ Media Protocols: điều khiển việc truyền tải voice data qua môi trường mạng IP.  RTP  ,RTCP , SRTP  và SRTCP 

Signaling Protocol nằm ở tầng TCP vì cần độ tin cậy cao, trong khi Media Protocols nằm trong tầng UDP. - Có 2 bộ giao thức VoIP được dùng rộng rãi trên thế giới là : H.323 và SIP - Vấn đề bảo mật của VoIP gắn liền với vấn đề bảo mật mạng Internet thông thường kết hợp với các nguyên tắc cẩn trọng của người sử dụng. Các nhà cung cấp ngày càng ra sức xây dựng các mạng VoIP an toàn và chất lượng cao hơn.