Thảo luận:Virus/Lưu 1
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Lưu 1 |
Không có tiêu đề
Tại sao gọi virus là siêu vi khuẩn là sai?--Á Lý Sa 06:50, 11 tháng 4 2005 (UTC)
- Các từ siêu vi khuẩn, siêu vi trùng bây giờ không dùng nữa có lẽ do không chính xác chứ không hoàn toàn là sai. Avia 09:38, 11 tháng 4 2005 (UTC)
- Tại sao không chính xác?;-) --Á Lý Sa 09:44, 11 tháng 4 2005 (UTC)
Xin xem Talk:AIDS. Tôi vẫn nghĩ là virus = siêu vi khuẩn, như thế tôi đúng hay sai? Mekong Bluesman 10:02, 11 tháng 4 2005 (UTC)
- Gọi "virus" là "siêu vi khuẩn" là hoàn toàn sai về mặt khoa học.
Từ "siêu vi khuẩn" chỉ có tính lịch sử khi trước kia các nhà khoa học (chỉ ở VN) sử dụng. Việc này hàm ý là con virus này nhỏ hơn con vi khuẩn rất nhiều. Việc này xuất phát từ chữ "siêu" có nghĩa là "phi phàm", mô tả sự khác biệt có tính hơn hẳn về mặt chất lượng, cấp bậc.
Việc này dẫn đến các hiểu sai sau:
1. Virus là 1 loài vi khuẩn nhưng nhỏ hơn rất nhiều. Thứ nhất về đặc thù cấu trúc và mọi đặc tính sinh học khác, virus có hoàn toàn khác biệt với vi khuẩn, và với tất cả các loài sinh vật khác. Trong nhóm vi khuẩn có những vi khuẩn có kích thước siêu nhỏ (so với kích thước vi khuẩn thông thường).
2. Virus có cấu trúc siêu việt hơn vi khuẩn. Cấu trúc của virus là cực kỳ đơn giản và chỉ có các dấu hiệu của sinh vật sống khi nó nằm trong tế bào vật chủ. Do vậy, nguồn gốc của virus, vị trí phân loại của virus trong cây phát sinh vẫn là dấu hỏi lớn của các nhà sinh học.
Ngoài ra, còn một sai khoa học nữa mà ko nên tiếp tục là gọi vi khuẩn là vi trùng. Vì nó cũng dẫn đến cách hiểu sai sau.
1. Vi khuẩn là gây hại, độc. Điều này sai vì rất nhiều loài vi khuẩn là có ích. Ví dụ vi khuẩn cố định nitơ trong rễ cây họ đậu. và rất nhiều nữa chứ ko muốn nói là đa số.
2. Vi khuẩn là một con sâu nhỏ, hoặc một động vật đơn bào (vì một số từ trùng dùng để gọi động vật nguyên sinh ví dụ trùng đế giày, trùng roi xanh) nhỏ. Điều này sai vì vi khuẩn nằm ở nhánh dưới và khác hoàn toàn so với các động vật kể trên.
Có ý lại nói là đấy ko phải là sai mà là chưa chính xác, hay hàm ý khoa học chưa hiểu hết được. Nhỡ ra sau này chứng minh nó đúng thì sau. Tôi thì cho rằng đây là khoa học sai. Và không nên lặp lại nó mà nên tách bạch rõ ràng.
Các bạn có thể tham khảo tại Diễn đàn Sinh học Việt Nam [[1]] Vietbio 16:59, 11 tháng 4 2005 (UTC)
Tóm tắt:
- Vi khuẩn thuộc Thực vật
- Vi trùng (= Động vật nguyên sinh) thuộc Động vật
- Virus đứng riêng một cõi.
Rite? Avia 02:25, 12 tháng 4 2005 (UTC)
Siêu vi khuẩn nên được hiểu là "khuẩn" có thể quan sát được ở mức siêu vi thể; chứ không phải là con "vi khuẩn" cao siêu; càng không có ý nghĩa "siêu vi khuẩn" phải là "vi khuẩn". ("siêu-vi khuẩn", không phải "siêu vi-khuẩn".)
Chữ "trùng" liên quan gì đến việc gây hại hay không gây hại? Chữ "trùng" chỉ có ý nghĩa là "con sâu"?
Tóm lại, gọi "siêu vi khuẩn" hay "siêu vi trùng" cho virus là chấp nhận được.
Ngoài ra, để nói đây là cách gọi sai trong phần định nghĩa, cần phải đưa ra dẫn chứng có chỉ rõ nguồn trích dẫn (vì đây là bài viết khoa học).--Á Lý Sa 02:31, 12 tháng 4 2005 (UTC)
Á Lý Sa viết: "siêu-vi khuẩn", không phải "siêu vi-khuẩn" -- My point, exactly! Thank you for pointing it out.
Avia viết: Vi khuẩn thuộc Thực vật/Vi trùng thuộc Động vật/Virus đứng riêng một cõi -- Theo sự hiểu biết của tôi thì khó ai có thể xác định bacteria là động vật hay thực vật. Còn virus thì các nhà khoa học đang còn bàn cãi là chúng có thực sự "sống" hay không! Mekong Bluesman 02:47, 12 tháng 4 2005 (UTC)
- Không đâu. Các bạn xem lại cây phát sinh chủng loại ở bài Sinh học nhé. Đầu tiên sinh giới chia làm 2 nhóm chính là eukaryote và prokaryote. Prokaryote là chưa có màng nhân chính thức trong cấu tạo tế bào, có loại ribosome đặc thù. Đây là đặc điểm phân loại chính và quyết định các sự khác biệt khác. Trong prokaryote thì có 2 nhóm lớn là vi khuẩn (eubacteria) và vi khuẩn cổ (archae). Nhóm eukaryote thì gồm tất cả các sinh vật còn lại gồm cả đơn bào và đa bào. Trong đó lại phân thành mấy giới (kingdom] lớn là Nấm, Thực vật, Động vật và Protista (mấy con trùng đế giày, trùng roi xanh..). Còn virus thì chưa ai dám đặt nó vào đâu cả. Nó chỉ được gọi là dạng sống vì không có biểu hiện đầy đủ đặc tính cần thiết của sinh vật. Đấy là mấy kiến thức cơ bản mà bạn có thể tìm thấy trong mục Sinh học. Các bạn có thể yêu cầu tôi viết thêm phần nào thì tôi có thể bố trí thời gian.
- Trở lại vấn đề vì tôi viết ko được rõ ràng lắm. Arisa muốn nói về "siêu - vi khuẩn" thì tôi cũng đang muốn nói virus không thể tương đương hoặc đồng cấp để so sánh với "vi khuẩn". Bạn yêu cầu bài khoa học thì tôi chưa sưu tầm được vì thuật ngữ "siêu vi khuẩn" chỉ có ở VN, tôi ko tìm được từ tiếng Anh tương ứng:(. Cái cụm từ vi khuẩn siêu nhỏ thì để chỉ một nhóm vi khuẩn khác.
- Chữ "trùng" nếu theo Hán thì là con sâu, như tôi đã nói. Nó cũng có từ nào tương đương của tiếng Anh đâu. OK nếu bạn bảo là ta có thể quy ước 2 từ này là đồng nghĩa trong tiếng Việt chẳng hạn. Nhưng tôi muốn nói rằng từ "vi trùng" được sử dụng nhiều trong y tế và nó gây phản cảm đối với ng dân vì sẽ dẫn đến quy kết. "Mọi vi khuẩn đều là có hại hay gây bệnh". Thực tế, từ "siêu vi khuẩn" và "vi trùng" ngày nay có còn được sử dụng phổ biến nữa đâu. Bạn có thể search trên google thì biết. Vậy tôi muốn khuyến cáo là đừng nên sử dụng danh pháp này nữa. Rất mong nhận được các ý kiến của các bạn, đặc biệt là các bạn ngành y tế. Vietbio 09:48, 12 tháng 4 2005 (UTC)
Bài viết ở trên không nói về sự đồng cấp hay không giữa vi khuẩn và siêu vi khuẩn, mà muốn nói là trong chữ "siêu vi khuẩn", chữ "siêu-vi" đi chung với nhau, chứ không phải "vi-khuẩn". Đây cũng là cách được áp dụng để đặt tên cho vi khuẩn (thay vì gọi luôn là bacterium bằng tiếng Việt). Nếu đã từng làm quen với việc quan sát vi thể và siêu vi thể, sẽ dễ hiểu hơn.
Trong ngành y vẫn có nói tới vi trùng (vi khuẩn) cộng sinh có lợi, không phải chỉ có loài có hại. Và trong ngành y vẫn chưa thấy ai bác bỏ tên gọi siêu vi khuẩn, siêu vi trùng.--Á Lý Sa 10:21, 12 tháng 4 2005 (UTC)
Có thể tham khảo việc sử dụng này trong ngành y ở đây cũng như ở các website y khoa khác. Còn trước mắt có lẽ khoan nói là sai ở bài viết chính.--Á Lý Sa 10:39, 12 tháng 4 2005 (UTC)
- OK, tôi ủng hộ cách làm của bạn ở các mục từ virus và vi khuẩn, mặc dù không đồng ý với cách diễn giải và sử dụng từ như đã nói ở trên. Tôi sẽ trở lại vấn đề này khi có thời gian thích hợp Vietbio 21:56, 12 tháng 4 2005 (UTC)
Tôi không giỏi về chuyện này nhưng theo tôi học đọc và hiểu (bỏ qua các tranh luận)
Môt điều còn nhớ là:
Bacteria được dịch nghiã là vi trùng
virus được dịch thành vi khuẩn
Tiếp đầu ngữ "siêu" chỉ những loại có "tính cấu trúc đặc biệt dơn giản" hay/và về kích thước cực nhỏ của chúng. (Đây đã là những bàn cãi về thuật ngữ khoa học đã có từ thập niên 70 -> 80)
- Còn định nghiã Anh ngữ của chữ "VIRUS":
(virology) ultramicroscopic infectious agent that replicates itself only within cells of living hosts; many are pathogenic; a piece of nucleic acid (DNA or RNA) wrapped in a thin coat of protein hay là gọn hơn: A microorganism composed of a piece of genetic material (RNA or DNA) surrounded by a protein coat. To replicate, a virus must infect a cell and direct its cellular machinery to produce new viruses.
- Định nghiã Anh ngữ về "VI TRÙNG""
A large group of single-cell microorganisms. Some cause infections and disease in animals and humans. The singular of bacteria is bacterium. hay là: Tiny, single-celled, prokaryotic organisms that reproduce by cell division and usually have rigid cell walls. Bacteria are very diverse. They can be shaped like spheres, rods or spirals and can be found in virtually any environment. The earliest fossils found on Earth are bacteria, almost 3.3 billion years old.
Và chữ "virus" đã dịch là "vi khuẩn" là vì nó không có tế bào mà chỉ mượn tế bào chủ (host) để sống và sinh sôi.
Thuật ngữ "siêu" chỉ dùng trong trưòng hợp cở kích thước nhỏ, hay "nhỏ" về mặt cấu trúc hoạt động của các chủng loại này là thích hợp nhất.
Như vậy "vi khuẩn" nhỏ cở nào hay có cấu trúc kiểu nào thì đưọc định là "siêu" ? Câu hỏi tương tự cho vi trùng
Rất tiếc tôi đã không thể nhớ nổi cách phân chia như thế nào đẻ có thể cho thêm tiếp đầu ngữ "siêu" vào. Tôi nghĩ thuật ngữ này là KHÔNG SAI... nhưng nó chỉ là một các phân thành "subclass" cuả lớp vi khuẩn và "subclass" của vi trùng và có thể rằng ngày nay sự phân chia như vậy không còn giữ vai trò quan trọng nên không cần dùng tới (cũng không có nghĩa là khẳng định thuật ngữ này sai!)
Hy vọng điều này sẽ giúp phần làm gọn nhẹ lại các tranh luận.
Võ Quang Nhân 15:24, 2 tháng 7 2005 (UTC)
- Nhận xét của anh không hề làm gọn nhẹ các tranh luận trên mà lại còn mở rộng thêm. Tôi có một số câu hỏi muốn anh giải đáp.
1. Anh đã học hoặc biết điều này ở đâu, vào năm nào? "Bacteria được dịch nghiã là vi trùng, virus được dịch thành vi khuẩn"
2. Anh Nhanvo viết "Như vậy chữ vi trùng dịch từ bacteria là hoàn toàn chính xác vì bản thân con vi trùng có riêng tế bào của nó (chữ "trùng" là tiếng Hán việt chỉ các sinh vật nhỏ -> gốc động vật???)." "Và chữ "virus" đã dịch là "vi khuẩn" là vì nó không có tế bào mà chỉ mượn tế bào chủ (host) để sống và sinh sôi."
điều gì là sự khác biệt giữa chữ "trùng" và chữ "khuẩn" trong Hán Việt?
Tôi chỉ biết theo khoa học là:
- Bacteria không có gốc từ động vật. Đây là một nhánh tiến hóa riêng. Tổ tiên của các eukaryote (gồm thực vật, động vật và nấm) gần với archae hơn là eubacteria.
- Virus là dạng sống chưa rõ nguồn gốc xuất phát và định hướng tiến hóa.
3. "Rất tiếc tôi đã không thể nhớ nổi cách phân chia như thế nào đẻ có thể cho thêm tiếp đầu ngữ "siêu" vào. Tôi nghĩ thuật ngữ này là KHÔNG SAI... nhưng nó chỉ là một các phân thành "subclass" cuả lớp vi khuẩn và "subclass" của vi trùng và có thể rằng ngày nay sự phân chia như vậy không còn giữ vai trò quan trọng nên không cần dùng tới (cũng không có nghĩa là khẳng định thuật ngữ này sai!)"
Trong virus không có phân nhóm nào có kích thước siêu nhỏ so với các virus thông thường. Tuy nhiên, trong bacteria thì có một phân nhóm có kích thước cực nhỏ và nhiều điểm đặc biệt là en:Mycoplasma. Vấn đề ở đây là có người sử dụng "siêu vi khuẩn" = virus.
Lập luận của User:Arisa là cần phải hiểu "siêu vi khuẩn" = "siêu vi + khuẩn". Với lập luận là "siêu vi" = cực nhỏ, cực tinh vi. (cấp độ: bình thường > vi _ > siêu vi _) Tôi muốn chỉ ra rằng "virus" không phải là một "vi khuẩn" có kích thước và cấu tạo tinh vi. Và virus cũng không phải là "sinh vật" chính thức, nên cần có thuật ngữ tách rời không cùng gốc với các thuật ngữ khác.
4. Trong tiếng Latin và tiếng Anh, người ta cũng dùng bacterium, virus và archae là những từ có gốc từ khác nhau. tiếng việt ta muốn gộp chúng thành 1 chuỗi vi khuẩn, siêu vi khuẩn và vi khuẩn cổ là đúng hay là sai??
Và cùng vì những rắc rối và khả năng sử dụng lẫn lộn thuật ngữ, khả năng đưa các suy luận sai khoa học đối với các học sinh, sinh viên khi bắt đầu học về các thuật ngữ này, tôi mới đề xuất sự thống nhất thuật ngữ:
- vi khuẩn = bacteria (cái này sách giáo khoa các cấp của Việt Nam hiện vẫn dùng
- vi rút -> virus = virus (điều này sẽ đơn giản hóa và hỗ trợ học sinh, sinh viên mới tiếp cận sinh học với các nguồn thông tin từ các ngôn ngữ khác. Việc sử dụng này hiện nay khá phổ biến ở các trường ĐH ở Việt Nam cũng như các nguồn tài liệu trên mạng)
- Riêng về archae trước đây thường dùng tương đương với vi khuẩn cổ và tôi cũng có ý định đề nghị dùng từ gốc "archae".
Vietbio 23:23, 2 tháng 7 2005 (UTC)
- Anh vietBio đã không đọc kĩ chổ tôi đánh dấu ??? là chổ tôi nghi ngờ chớ không phải tôi xác định. Điều được xác định theo tôi, vi trùng là giống tự nó có màng tế bào riêng mà không "mượn" host! Chỉ có thế. Chữ trùng Hán việt không có nghiã phải là động vật mới được. (tinh trùng có phải là động vật hay chưa?,...
Nếu cho vi khuẩn= bacteria thì chữ vi trùng anh ám chỉ con gì hay cái gì?
Nhưng cái đó là quyết định của các anh tôi không muốn cản trở, trước 1975 có thể trong Nam đã định nghiã khác! việc định nghiã tốt nhất là nên dựa vào gốc từ và ý nghiã cuả từ. Tôi chỉ tôn trọng sự biến chuyển của ngôn ngữ.
Tốt nhất là hãy xem từ điển Y-học Anh -Việt định nghiã thế nào và xem xem bên ngoài đa số người họ dùng thế nào từ đó mà đặt tên chứ không nên tự ý được
Đây là một số dữ liệu tôi tìm ra trên google:
- Chữ "vi trùng" có 10,900 Web site dùng tới trong đó chữ "vi trùng Lao" chiếm đa số - đây là bacteria.(chữ chiếm tỉ lệ cao là khoa "vi trùng học". Từ khoá
"vi trùng" -"siêu vi trùng"
- Chữ "siêu vi trùng" chỉ có 834 trang (viêm gan!). Từ khoá
"siêu vi trùng"
- Chữ "vi khuẩn" chỉ có 179 trang. Từ khoá
"vi khuẩn" -"siêu vi khuẩn"
- Chữ "siêu vi khuẩn" có 936 trang. Từ khoá
"siêu vi khuẩn"
- Chữ "vi khuẩn cổ" có 78 trang. Từ khoá
"vi khuẩn cổ"
Như vậy thử nghĩ xem dùng chữ và định như thế nào tuỳ Nhưng vi trùng còn rất thông dụng áp dụng cho vi trùng lao.
Như vậy, bạn hày nghĩ xem nên xếp chữ vi trùng vào chổ nào (đồng nghiã với chữ nào) chứ loại bỏ chữ này không "thuận" lắm
- Tôi biết việc sử dụng chữ "vi trùng" vẫn rộng rãi. Nhưng dường như nó bị gắn với ngành y tế và hàm ý là có hại hay gây bệnh. Nếu thế thì đã loại bỏ phần lớn bacteria ra khỏi vi trùng. Có thể bản thân thuật ngữ ko chỉ ra nghĩa đấy nhưng quá trình sử dụng lại khiến từ "vi trùng" có thêm nghĩa gán, ngầm hiểu. Bác thử search với chữ "vi trùng" và "vi khuẩn" cùng 1 lúc sẽ thấy.
VD. Thứ nhất: Không khí thành phố thường có nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh ...
Ví dụ: Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn sống trong đường ruột động vật lợi dụng ...
ở trang phổ biến kiến thức của Cục bảo vệ môi trường
Nếu bác khẳng định chữ "trùng" có nghĩa là có màng tế bào thì chữ "trùng" = sinh vật. Và "vi trùng" = vi sinh vật (microorganism). Phiền bác tra cứu và đưa hộ lên đấy toàn bộ ngữ nghĩa của chữ "trùng" trong tiếng Hán được ko?
Việc loại bỏ 1 thuật ngữ đã được sử dụng rộng rãi là không thể. Nhưng phân định rạch ròi, làm trong sáng thuật ngữ, đưa các khuyến cáo cần thiết để bà con nông dân, những người trong và ngoài ngành y tế, các em học sinh mới đi học hiểu được là cần thiết.
Vietbio 07:56, 3 tháng 7 2005 (UTC)
Tôi đâu có nói chữ trùng có nghĩa là màng tế bào! Như vậy anh định nghiã chữ vi trùng là gì? Còn nữa các thuật ngữ sau đây cần xác dịnh: "cầu trùng", "trực trùng", "xoắn trùng", nhừng chữ này chắc chắn không do tôi chế ra đâu.. khi loại bỏ một chữ như vậy là đã gián tiếp loại bỏ một họ từ liên qua... Toi chưa nghe tới chữ "cầu khuẩn" "trực khuẩn".... có thể anh sẽ định nghiã nó nhưng mức độ bao nhiêu người biết về các chữ này?
Bởi vậy, có thể người ta dùng không chính xác nhưng đã trở thành 1 quy ước thì phải giải thích chính xác chữ đó và các họ chữ tương thuộc chứ không phải phớt lờ hay bỏ nó.
tôi chưa bao nói các khái niệm anh đề nghị là sai nhưng phải chú ý đến các chữ quá phổ biến khác chưa kể "khoa vi trùng học" cuả các đại học anh tính sao và "micro biology" anh định áp vào nghiã nào?
Ơ đây tôi chỉ thêm ghi ý để người chuyên môn như anh giải quyết chứ không có ý tranh biện vì ngay từ đâu tôi đã ghi rõ tôi không chuyên về ngành này. Hiện tôi đang tạm chưa có cuốn tự diễn ở chô này nhưng sẽ đem nêu thêm vào cho anh tham khảo vài ngày nữa.
chúc vui vẻ User:Nhanvo 13:51, 3 tháng 7 2005 (UTC) 70.248.190.22
- Just some links: "cầu khuẩn", "trực khuẩn", "xoắn khuẩn".
- Anh Nhân đã chỉ ra số lượng trang web dùng vi trùng, vi khuẩn; vậy anh cũng có thể xem họ dùng 2 thuật ngữ này khác nhau như thế nào.--Á Lý Sa 3 tháng 7 2005 18:16 (UTC)
- Vâng, anh nói đến khoa Vi trùng ở các bệnh viện, trường ĐH. Xin anh cho biết tiếng Anh của nó là gì? Nếu tôi không nhầm thì đấy là khoa vi sinh vật, hay bộ môn Vi sinh vật (microorganism). Nếu vậy thì thật là nhầm lẫn tai hại vì vi sinh vật là bao hàm ko chỉ bacteria, mà còn vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh.
- Tôi rất vui khi được thảo luận với các anh vì tôi ko rành về từ nguyên và các từ gốc Hán. Do vậy rất cần các kiến thức của các anh để truyền tải vào các thuật ngữ chuyên môn của chúng tôi. Cám ơn rất nhiều. Vietbio 3 tháng 7 2005 18:32 (UTC)
Anh Álýsa rất có lý, tôi đang ở nhà máy hơi chậm và phải phụ việc nhà nên kẹt tôi có thể làm chuyện này nhưng ít hôm nữa.
- chữ "trực trùng" có 1020 trang; chữ "trực khuẩn" có 2020 trang
- chữ "cầu trùng" có 925 trang; chữ "cầu khuẩn" có 1110 trang
- chữ "xoắn trùng" có 128; và "xoắn khuẩn" có 502 trang
Như vậy các chữ này đều tồn tại và được dùng khá rộng: Rõ ràng điều này là một bằng chứng "vi trùng" (tương tự Cầu,trực,xoắn trùng được dùng như là nghiã "bacteria" mặc dù trong những từ phân loại nó có ít hơn.) Có thể đây là các nghĩa cũ đã được giảng dạy nên vâ7n còn được dùng và đặc biệt là chữ "vi trùng" phổ biến hơn cả chữ "vi khuẩn" nhiều lần. "vi trùng" và các phân loại vẩn dược dùng trong nghiã bacteria.
Bây giờ là tuỳ muốn giữ hay bảo nó sai là ở các nhà chuyên môn nhưng nên lưu ý chữ vi trùng, và họ của nó vẩn được ngưòi ta cho là các loại bacteria. Và bằng cách nào đó vẩn phải giải thích chúng như nghiã cuả nó vì đây là từ điển chứ không phải sách giáo khoa nên hy vọng đừng loại bỏ nó mà giải thích nó (thí dụ dùng câu "điện thư" là cách dùng không chính xác của "thư điện tử", hay câu cách dùng cũ của chữ ZZZZ là "vi trùng"!)
Thể theo lời yêu cầu của anh Á-Lý-Sa xin trích ra đây việc dùng từ. Để test việc dùng từ tôi chỉ chon hai loại bệnh phổ biến nhất trong ngưòi Việt một do bacteria là TB (lao) và một do virus là hepatitis (viêm gan siêu vi).
- từ khoá
"vi trùng lao" OR "vi trùng TB"
có 1120 trang dùng tới. (trong tổng số 10,900 trang dùng chữ vi trùng, nhưng kẹt cái tôi không biết có bao nhiêu loại bệnh phổ biến do bacteria làm ra nên không làm chính xác hơn được. "vi khuẩn lao" OR "vi khuẩn TB"
có 653 hits. (bệnh do phổ biến nhất do bacteria)"siêu vi trùng lao" OR "siêu vi trùng TB"
có 0 hits. Điều này hoàn toàn đúng vì siêu vi trùng chỉ dùng cho virus"siêu vi trùng viêm gan" OR "siêu vi trùng hepatitis"
có tới 76 hits (bệnh này phổ biến nhất do virus)"siêu vi khuẩn viêm gan" OR "siêu vi khuẩn hepatitis"
có 81 hits.- Trong khi chữ
"viêm gan siêu vi"
có tới 3560 hits! (Nói bóng gió coi bộ dể hơn nói huỵch toẹt!)
Như vậy cho thấy chữ "siêu vi" dùng trong các bệnh còn rất phổ biến. (lại wên kí tên sợ ông Xanh la nên vào kí Võ Quang Nhân 5 tháng 7 2005 17:15 (UTC))
- Còn có cách nói virus viêm gan A, B, C... (cách này khá phổ biến) hay siêu vi viêm gan A, B, C...--Á Lý Sa 5 tháng 7 2005 17:45 (UTC)
"virus viêm gan"
có 676 hits."siêu vi viêm gan"
292 hits
Võ Quang Nhân 5 tháng 7 2005 17:53 (UTC)
Tôi định kết thúc vụ gọi virus = "vi khuẩn" vì đây là mục tiêu dễ đạt được nhất. Bằng việc search khoá từ "vi khuẩn viêm gan" (bệnh này chắc chắn là do virus) bỏ "siêu vi" thì được 30 hits. Trong đấy ngoài các diễn đàn, còn lại 2 trang khá nổi tiếng là của Bác sĩ Phạm Hoàng Trung [2] có đoạn "nhưng hiện nay phần lớn bệnh viêm gan bị nhiễm là do các con vi khuẩn (virus) xâm nhập cơ thể. Có 3 loại vi khuẩn viêm gan chính: loại A, loại B và loại C." và của Thư viện Hoa Sen [3]. Điều này chứng tỏ thực tế vẫn có một số ng gọi virus = vi khuẩn và vi trùng = bacteria TTVN. Coi bộ vẫn khó, hy vọng với sự lớn mạnh của Wikipedia thì mọi ng đều tiệm cận với các thuật ngữ để giảm dần dị biệt và hiểu nhầm Vietbio 5 tháng 7 2005 22:28 (UTC)
Tôi lặp lại search của anh Nhân:
- "vi khuẩn lao": 626 hits
- "vi khuẩn lao" -"vi trùng": 537 hits
- "vi trùng lao": 379 hits
- "vi trùng lao" -"vi khuẩn": 276 hits
- "vi khuẩn viêm gan" -"siêu vi": 30 hits
- "vi trùng viêm gan" -"siêu vi": 2/3 hits
- "viêm gan" +virus: 8.400 hits
- "viêm gan" +"siêu vi": 4.650 hits
- "viêm gan" "siêu vi" -virus: 754 hits
- "viêm gan" virus -"siêu vi":6.300 hits
Vietbio 5 tháng 7 2005 22:48 (UTC)
Nếu có thể nêu được lý do chính đáng để thay đổi cách dùng từ thì sự thay đổi bên ngoài chỉ là vấn đề thời gian. Chúng ta chỉ cần giải thích rõ những chữ không còn thích hợp như là một cách dùng cũ, cách dùng không chính xác, hay không thích hợp.
Chúc vui vẻ Làng Đậu
- )
- Cám ơn anh đã ủng hộ. Mong rằng anh giúp đỡ chỉnh lại các văn bản anh đã viết có sử dụng cụm từ "vi khuẩn máy tính" thành "virus máy tính". VD. Virus (máy tính), Thư điện tử, Máy truy tìm dữ liệu, và một số bài trên VietScience. Vietbio 6 tháng 7 2005 17:13 (UTC)
Tôi làm thêm search:
- "vi khuẩn": 25.800 hits
- "vi khuẩn" -"vi trùng": 23.400 hits
- "vi trùng": 13.700 hits
- "vi trùng" -"vi khuẩn": 11.300 hits.
- "vi trùng" "vi khuẩn": 702 hits và trang thảo luận này xếp thứ 2 trong danh sách.
Vietbio 6 tháng 7 2005 17:25 (UTC)
OK! sẽ thay đổi những gì có thể làm với thời gian cho phép. Làng Đậu
Tôi sửa (chữ vi khuẩn) xong các bài ở đây rồi. Còn bài bên VS là bài đã cũ, phải tùy theo ý muốn người chủ nhiệm. Bên đó, họ không dùng kiểu làm việc dân chủ bàn thảo như bên này. Ngày trước, khi nhận được thư điên tử mời cộng tác của Minh Nguyễn gửi tới BBT Vietsciences, chính tôi là người đề nghị Vietsiciences tham gia đóng góp bài vở cho wikipedia. Nhưng cũng vì thế mà có sự phản đối rất kịch liệt và bất ngờ của người chủ nhiệm (có lẽ tinh thần "bản quyền" đã khiến xảy ra chuyện đó). Nay, nếu vì từ điển này mà dề nghị điều chỉnh bài cũ tôi e không tiện. Thì giờ tôi có rất ít (vì còn đi làm lãnh lương) để khi có đủ thì giờ thì chỉ việc viết bài mới gửi cho họ đăng và đề nghị điều chỉnh lại luôn thể.
Làng Đậu
Quên! Sẵn đây tôi có ý kiến đề nghị Anh VietBio và các bạn theo hệ thống tên mới viết luôn 1 bài về phân loại các vi sinh vật. Bài này sẽ làm tiêu chuẩn xác định tên gọi, tên phân lớp, phân hạng các loại vi sinh phức tạp này cho mọi giới tra cứu. Bài sẽ có thể ảnh hưởng ít nhiều đến cách dùng chữ của nhiều người.
Tôi cũng muốn update lại kiến thức đã cũ. Trong tương lai các thế hệ máy tính có thể ứng dụng thế giới vi sinh nên có dịp học lại các cách dùng cho đúng các chữ này cũng cần lắm. (cảm ơn) Võ Quang Nhân 6 tháng 7 2005 20:01 (UTC)
- Vâng, tôi sẽ trình bày điều này trong bài Vi sinh vật, tôi cũng đã sửa bài Vi trùng thành một trang định hướng để người đọc dễ tra cứu, hiểu đầy đủ, chính xác. Vietbio 7 tháng 7 2005 09:35 (UTC)
Vấn đề trong hình "3 loại virus"
Phân loại virus vẫn còn đang là vấn đề đau đầu của nhiều nhà phân loại và virus học, còn rất nhiều virus vẫn chưa biết phải xếp vào loại gì, nhóm nào. Bởi thế tôi thật sự ngạc nhiên khi thấy trong chú thích của hình hùng hồn tuyên bố có 3 loại virus là thực khuẩn thể, virus của động vật và retrovirus. Thế retrovirus như HIV không xâm nhiễm tế bào động vật à? và nếu xếp theo tế bào chủ (host range) thì còn virus của thực vật, nấm đâu? và còn nhiều virus có thể xâm nhiễm nhiều giới thì sao? tôi đề nghị loại hình này ra khỏi bài hoặc nếu không phải sửa lại chú thích, chẳng hạn: "sơ đồ cấu tạo của một số loại virus quan trọng..." Kinurev 02:13, ngày 13 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Câu văn không thấy có gì hùng hồn, có lẽ người đọc hùng hồn khi đọc;). Anyway, tôi đã bỏ chữ "có", hy vọng rõ nghĩa hơn; bạn vẫn có thể điều chỉnh lại.
- Người tạo hình gốc (nguồn gốc có ghi ở en:Image:Virus-types.png) có lẽ hướng về virus trong y khoa (không đề cập đến các loại virus khác).
- Bạn có thể sửa đổi wiki này. Các bài viết về các đề tài này còn rất thiếu và đơn giản. --Á Lý Sa|✍ 02:31, ngày 13 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Bổ sung
Tôi đã thêm dấu gạch nhỏ cho "siêu-vi khuẩn", "siêu-vi trùng" để tránh nhầm lẫn. Có người đã nhầm ở đây (phần bình luận), có lẽ do đọc từ wiki. P.T.Đ (thảo luận) 12:51, ngày 16 tháng 12 năm 2016 (UTC)