Bước tới nội dung

Thảo luận:Việt kiều

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi Tuanhung185 trong đề tài Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 3 tháng 7 năm 2019
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “Việt kiều & tiếng Việt”. Người Viễn Xứ của VietNamNet. 29/12/2005. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)

Thuật ngữ "Việt kiều"

[sửa mã nguồn]

Vì 70.241.101.139 có viết:

Nếu một người Trung Hoa mà sống tại Việt Nam đã được gọi là Hoa Kiều thì một người Việt Xa Xứ Mẹ không thể gọi là "Việt Kiều" được...
Nếu không sửa sai thì các con cháu sau này cũng sẽ lập lại nhầm lẫn này...!
Chữ đúng và nên dùng là "Kiều Bào Hải Ngoại hay Kiều Bào" khi muốn viết ngắn lại...

Chữ Hoa kiều để chỉ người Hoa đang sống tại VN hiện nay không còn được dùng nữa, mà họ được gọi là dân tộc Hoa. Chữ Hoa kiều đó vẫn ám chỉ họ là những người Trung Quốc sống ngoài Trung Quốc. Lý do trước đây dùng chữ kiều cho người Hoa (mà không dùng chữ "H'mông kiều", "Thái kiều",... để chỉ người H'mông, người Thái,...) là vì quá trình hình thành nhóm người Hoa ở VN là quá trình di dân tương đối gần đây (khoảng từ thế kỉ 17). Có thể xem một thí dụ về cách dùng Hoa kiều với nghĩa overseas Chinese qua [1] (華僑銀行(Hoa Kiều Ngân Hàng)=Bank of Overseas Chinese, một ngân hàng đặt tại Đài Loan-->"Hoa kiều" vẫn được người Hoa sống bên ngoài Hoa Lục dùng).

Hiện nay các "chống đối" việc dùng chữ Việt kiều hầu như đều mang màu sắc chính trị.

--Á Lý Sa 01:19, 28 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi không đồng ý với cách giải thích theo kiểu "vú lấp miệng em" trong bài viết rằng "kiều" (僑) chỉ đến việc đi đến một nước khác để sinh sống Những người Việt di dân, nhất là vì lý do chính trị, thường dùng "người Việt hải ngoại" để nói về mình và thường chống đối, cũng mang tính chính trị hơn là ngữ nghĩa, cách gọi "Việt kiều".. Đây là gọi là tuy dẫn chứng nhưng lại vặn vẹo nó theo ý mình.
Chữ "Kiều" trong tiếng Hán có nghĩa là "khách ở nhờ", theo từ điển Thiều Chửu thì nó có nghĩa là "Ở nhờ tại làng khác hoặc nước khác" (còn dẫn chứng trong bài viết hiện nay không biết rằng vô tình hay cố ý mà lại bỏ quên cái phần quan trọng nhất là "ở nhờ"). Với những người đã có quốc tịch tại quốc gia khác thì liệu còn có thể nói rằng họ "ở nhờ" tại nơi đó nữa không? Báo chí còn phạm phải sai lầm nặng hơn khi dùng cái tên gọi "cầu thủ Việt Kiều" cho các thanh niên gốc Việt sinh ra tại nước ngoài và gọi các nước đó là nhà. Không lẽ họ sinh ra ở Mỹ, ở Czech mà mình lại bảo rằng họ đang "ở nhờ" tại quốc gia của họ à? Sao lại có lý luận lạ đời thế?
"Người Việt Hải Ngoại" có nghĩa là người Việt đã định cư ở nước ngoài, cũng như là "Người Việt Quốc Nội" có nghĩa là định cư trong nước, không có gì là "chống đối" ở đây cả. Việc mà chính phủ ngày nay quay 180 độ để dùng cái khái niệm "kiều bào" hay là "khúc ruột dặm trường" để gọi chính những người Việt Nam từng bị mạt sát là "phản bội tổ quốc" chẳng qua cũng là một chiêu bài ngoại giao thôi chứ chẳng dính dáng gì đến ngữ nghĩa.
Arkain2K (thảo luận) 01:58, ngày 19 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đề nghị bạn thảo luận trước khi làm một sửa đổi lớn như thế. Có phải theo bạn, "Việt kiều" và "người Việt hải ngoại" đáng có hai bài khác nhau, hay đây chỉ là một khái niệm, nhưng bạn không đồng ý với tên gọi "Việt kiều"? Nếu là hai khái niệm khác nhau, tại sao bạn lại chép nguyên nội dung bài "Việt kiều" vào bài "người Việt hải ngoại"? Còn nếu bạn chỉ không đồng ý với tên gọi, bạn nên thảo luận yêu cầu đổi tên bài thay vì tách ra thành hai bài khác nhau. Việc đổi tên bài như cách bạn vừa là là không đúng quy định của Wikipedia, vì nó sẽ làm mất lịch sử bài. Để đổi tên theo quy định, bạn phải dùng nút "di chuyển" ở đầu bài. NHD (thảo luận) 02:35, ngày 19 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nếu như xét theo ngữ nghĩa thì đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tương tự như là "thành phố Hà Nội" và "quốc gia Việt Nam". Hà Nội có thể là một thành phần quan trọng của nước Việt Nam, nhưng Hà Nội không phải là Việt Nam.
Bài này mang tên "Việt Kiều", tức là đang nói đến những người Việt đang "ở nhờ tại xứ lạ quê người" nhưng không có quốc tịch nước đó, giống như là các "Hoa Kiều" ở Chợ Lớn ngày xưa một mực giữ quốc tịch Trung Quốc chứ không chịu lấy quốc tịch Việt Nam, và muốn mọi người gọi họ là "Hoa Kiều" để khẳng định rằng họ chỉ là khách chứ không phải là công dân VN (sau 1975, rất nhiều Hoa Kiều quay trở lại nước họ, những người quyết định ở lại và lấy quốc tịch Việt thì trở thành "Người Việt gốc Hoa"). Thế nhưng nội dung của bài "Việt Kiều" thì từ trên xuống dưới lại đề cập đến tất cả những người Việt Hải Ngoại (Vietnamese Overseas) nói chung, kể cả người không còn giữ quốc tịch Việt Nam hoặc sinh ra và lớn lên tại nước ngoài, ví dụ như là thành phần người Mỹ gốc Việt (có quốc tịch Mỹ) mà còn gọi họ là "khách" trên đất Mỹ thì rõ ràng là sai bét nhè. Những chi tiết đó thì bỏ vào bài "Người Việt Hải Ngoại" thì mới hợp lý, còn bài "Việt Kiều" thì chỉ nên chú thích ngắn gọn là "Những người Việt sinh sống tại nước ngoài, nhưng chưa phải là công dân chính thức của các quốc gia đó", cũng giống như là thành phần Hoa Kiều sinh sống tại Việt Nam trong thập niên 60 vậy.
Arkain2K (thảo luận) 05:09, ngày 19 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Bạn có nguồn có thể kiểm chứng được nói rằng cách sử dụng "Việt kiều" là sai như bạn nói không? NHD (thảo luận) 01:54, ngày 20 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Địa chỉ của Thiều Chửu: http://www.viethoc.org/hannom/tdtc_intro.php
Chú thích thứ 20 trong bài: http://pagesperso-orange.fr/dang.tk/langues/&h9-4.htm#20689
Hãy tự tra ý nghĩa của từ "Kiều" để thấy rằng cách giải thích trong bài viết hiện nay là hoàn toàn bị bẻ cong theo cảm tính chứ không phải là "dịch đúng theo ngữ nghĩa theo Thiều Chửu" như là tự xưng (Thiều Chửu dịch là "ở nhờ"). Tôi không hiểu vì sao cách giải thích lệch lạc trong bài hiện nay lại có thể được chấp nhận một cách dễ dàng, ngoại trừ khả năng những người khác nghe bùi tai nên chịu ngay mà không thèm tra lại dẫn chứng đi kèm. Một khi đã biết được "kiều" là "khách ở nhờ" thì sẽ nhận thấy rằng bỏ tất cả mọi thành phần người Việt Hải Ngoại dưới mục "Người Việt đang ở nhờ nước khác" thì nó cũng nực cười như là bỏ tất cả các loại xe gắn máy vào dưới mục "xe Honda" vậy.
Ngoài ra thông tin rằng những người Việt di dân dùng cái tên "Người Việt Hải Ngoại" thay vì "Việt Kiều" vì lý do chính trị của thành viên Á Lý Sa được chuyển vào bài viết cũng chỉ là cảm tính cá nhân, bởi vì ngay trong bài wiki tiếng Anh cũng dùng tên gọi chính thức là "Overseas Vietnamese" chứ không phải "Vietnamese Sojourner". Sở dĩ nó được chọn là vì "Overseas Vietnamese" là khái niệm liên quan địa lý (nước ngoài), chứ hoàn toàn không dính dáng gì đến màu sắc chính trị (như là "Người Việt Tự Do"), tình trạng cư trú (Việt Kiều), hay là tình cảm giả tạo (như là "Kiều Bào").
Arkain2K (thảo luận) 07:58, ngày 20 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tham khảo để hiểu thêm cảm tính, lệch lạc, biết được kiều là gì

  • [2] tra chữ 侨 (hoặc 僑)
  • [3]

--Á Lý Sa (thảo luận) 11:32, ngày 20 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

:D Mượn lời Mekong: Bravo Á Lý Sa! Tmct (thảo luận) 18:49, ngày 20 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Liên kết thứ nhì của A Lý Sa cho thấy mục từ "Hoa kiều" của zh.wiki được chuyển hướng đến "Hải ngoại Hoa nhân". Vậy ta có nên đổi tên mục từ này thành "người Việt hải ngoại"? NHD (thảo luận) 18:54, ngày 20 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ là không. Vì đây là Wikipedia tiếng Việt, và trong tiếng Việt tên "Việt kiều" thông dụng hơn.Tmct (thảo luận) 18:56, ngày 20 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Ở Wikipedia ta coi trọng chính xác trước, và thông dụng sau. Nếu chữ "kiều" có nghĩa là "sống ở nước ngoài", thì những người là công dân hay sinh đẻ ra tại nơi họ cư ngụ có thể coi nơi đó là "nước ngoài" không? Như tôi được thấy, chữ "Việt kiều" ít khi được chính những người này tự gọi chính mình (thường chỉ trong ngữ cảnh họ đang thăm viếng Việt Nam), trong khi chữ "người Việt hải ngoại" thì không thấy ai phản đối. NHD (thảo luận) 19:05, ngày 20 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Mình cũng vừa định đề cập đến cách dùng từ "Kiều" của TQ. Hoan hô thành viên Á Lý Sa đã tự mình khám phá ra được rằng khái niệm "Hoa Kiều" (vốn rất thông dụng một thời đối với người Hoa) ngày nay đã trở thành lỗi thời và được thay thế bởi bài "Hải Ngoại Hoa Nhân" cho chính xác hơn.
Ta nên chú ý rằng tại Trung Quốc thì khái niệm "Hoa Kiều" (華僑) chỉ được áp dụng cho những người [b]còn mang quốc tịch Trung Quốc[/b] đang "ở nhờ" bên ngoài lãnh thổ Trung Hoa, còn nếu như muốn nói đến tất cả mọi người gốc Hoa tại nước ngoài, không kể họ đang tạm trú hay là thường trú nhân, có quốc tịch hay không có quốc tịch, thì các cơ quan truyền thông TQ dùng cụm từ "Hải ngoại Hoa nhân" (海外華人), chứ không phải ai ở ngoài lãnh thổ TQ cũng bị dán cái mác "Hoa Kiều" lên trán một cách bất đắc dĩ.
Đó là vì người Trung Quốc đủ nhận thức để chấp nhận sự thật hiển nhiên rằng không phải tất cả mọi người Hải Ngoại Hoa Nhân ngày nay đều còn giữ quốc tịch Trung Quốc như xưa, và đa số di cư ra nước ngoài là ở luôn và gọi nơi đó là nhà mới chứ chẳng phải là ở tạm qua ngày. Liệu báo chí Việt Nam còn cần bao nhiêu năm nữa để đủ ý thức nhận ra điều này đối với Người Việt Hải Ngoại?Arkain2K (thảo luận) 00:13, ngày 21 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi không cần hoan hô. Arkain2K có thể tự hoan hô vì đã nhận thức thêm một bước nữa. Nhưng tiếc rằng giai đoạn nhận thức này vẫn đang nửa vời:
  • Bằng chứng "Hoa kiều" là lỗi thời? (Tạm xem một ví dụ về cái ngân hàng đã đề cập ở thảo luận trang này).
  • Lỡ "Hoa kiều" lỗi thời thì "Việt kiều" cũng lỗi thời?
  • Tất cả các thuật ngữ bị redirect là lỗi thời?
Tôi rất hi vọng Arkain2K có thể tự hoan hô hay tự tung hô thêm một lần nữa.--Á Lý Sa (thảo luận) 00:25, ngày 21 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đã không muốn tham dự vào thảo luận này vì nó mang nhiều tính chất chính trị mà các phe đều có lý do và đều cho mình là đúng. Nhưng tôi muốn đưa các principle sau đây để mọi người đọc:

  • Nghĩa chính xác của từ và cách dùng từ đó trong đời sống hàng ngày là 2 khái niệm khác nhau và có nhiều khi chống đối nhau. Một thí dụ mà chung ta đều biết là "Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ" vs. "Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ". Một thí dụ khác là cách dịch từ league, như trong Premiere League; league có nghĩa là một liên đoàn mà các thành viên trong nó là hội đoàn nhưng đa số các bài tại đây vẫn cứ dịch là "Giải Ngoại hạng". Cái đó không sai vì một hội đoàn bóng đá, như Liverpool FC, khi tham gia Premiere League thì mục đích chính là cái giải của Premiere League nên cái nghĩa "Giải Ngoại hạng" có thể dùng cho trường hợp đó. Nhưng khi Premiere League họp báo để thông báo là, thí dụ, họ sẽ mở một buổi quyên góp trong mùa Giáng sinh để giúp trẻ em nghèo thì không thể nào dịch Premiere League thành "Giải Ngoại hạng" được, mà phải viết là "Liên đoàn bóng đa ngoại hạng Anh đã họp báo để tuyên bố..."
  • Từ "Việt kiều" cũng vậy. Bẻ vỡ nó ra thành từng thành phần chữ Hán để dùng nghĩa chính xác của từ không có nghĩa là sai (mà là một việc phân tích từ ngữ trong ngôn ngữ học) nhưng khi tổng hợp chúng lại thì có thể đúng với cách dùng phổ thông nhưng cũng có thể sai. Một thí dụ mà chúng ta đều biết là từ "khốn nạn". Cái cụm từ "Việt kiếu", theo cách dùng thông dụng, thì đã là đồng nghĩa với "người Việt hải ngoại" dù chúng ta chẻ tóc cho đến khi Mặt Trời hết nhiên liệu chúng ta không thay đổi được nó (cho đến khi đa số thay đổi). Một thí dụ khác là từ "học máy" mà chúng ta biết là theo ngữ nghĩa thì sai, nhưng nó đã thành cách dùng phổ thông (hãy đọc thảo luận thật dài tại Thảo luận:Học máy).
  • Một cách khác, khi muốn dùng cái nghĩa "sống tại nước ngoài" của từ "kiều" thì hãy xem "Việt kiều" có cái nghĩa "người Việt sống tại ngoài nước Việt" thì thấy nó không phải là không có nghĩa.

Tôi muốn nói rõ là vì không là người Việt nên tôi không có impression chính trị về cách dùng từ "Việt kiều" hay từ "người Việt hải ngoại", tôi chỉ viết bên trên để giải thích là trong ngôn ngữ chúng ta dùng thì không chỉ có prescriptivism mà còn có descriptivism nữa.

Mekong Bluesman (thảo luận) 19:54, ngày 20 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nguồn uy tín nào nói từ Việt kiều không chính xác đâu? Kể cả từ điển Thiều Chửu cũng chỉ là tham khảo, vì quyển đó quá cổ, nhiều từ hiện đại đã biến đổi lệch nghĩa so với nghĩa trong Thiều Chửu.
Ngoài ra, Dụng thử link đầu tiên của Á Lý Sa và tra chữ thứ nhất mà xem nghĩa trong tiếng Trung. Thậm chí chữ "kiều bào" như giải nghĩa trong đó không có tình cảm nào, lấy đâu ra để mà có "tình cảm giả tạo" như giải nghĩa của Arkain2K.
Còn về nghĩa tiếng Việt hiện đại thì xem trong cách sử dụng hiện đại là chính xác nhất.
Tmct (thảo luận) 20:00, ngày 20 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi đã sửa lại nội dung của bài để chép lại nguyên văn định nghĩa chữ "kiều" theo Thiều Chữu. Tôi cũng đã xóa đoạn nói việc chống đối cách sử dụng "Việt kiều" là vì lý do chính trị thay vì chữ nghĩa vì không có nguồn dẫn chứng (chắc cũng nên xóa luôn đoạn nói là có chống đối nếu không tìm ra được dẫn chứng). Tôi vừa tham khảo định nghĩa của từ 華僑 tại Wiktionary, và định nghĩa là: một người có quốc tịch Trung Quốc sống ngoài Trung Quốc. NHD (thảo luận) 18:42, ngày 22 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ vấn đề khúc mắc ở đây là có rất nhiều người thời nay thường học theo báo chí thành ra lầm lẫn giữa hai khái niệm "Công dân nước Việt Nam" và "Người Việt Nam", hoặc cố tình không hiểu là không phải người Việt nào ở nước ngoài cũng có quốc tịch nước Việt Nam, trong khi người Trung Hoa thì lại hoàn toàn có khả năng phân biệt rõ ràng một cái điều đơn giản như thế.
"Hoa Kiều" là những người có quốc tịch Trung Quốc sống tạm ở ngoài Trung Quốc, còn "Hải ngoại Hoa nhân" là bao gồm tất cả mọi người Hoa ở nước ngoài. Tất cả mọi Hoa Kiều đều là Hải ngoại Hoa nhân, nhưng chỉ có vài phần trăm những người Hải ngoại Hoa nhân là Hoa Kiều, hai thứ không phải đồng nghĩa với nhau, điều đó đã rõ mười mươi.
Vậy nhưng theo "cách định nghĩa thông dụng" của một số thành viên Việt Nam thì những người Anh/Pháp/Mỹ/Úc gốc Việt cho dù không có quốc tịch VN cũng là "Việt Kiều", thậm chí sinh ra tại hải ngoại thì cũng là "Việt Kiều", trong khi chính những du học sinh VN đang theo học tại các quốc gia Tây phương và những công dân VN đang lao động tại Đài Loan lại "không được xem là Việt Kiều theo đúng nghĩa"! Không phải chính họ mới là các công dân Việt Nam đang "ở nhờ" tại nước khác đó sao???
Việt kiều thì lại chẳng được xem là Việt kiều, không phải là Việt kiều thì lại gọi là Việt kiều, giá trị đảo lộn lung tung lên cả! Phải như tất cả mọi người đều biết hỏi "tại sao?" thay vì cứ nhắm mắt học theo báo chí mà không cần biết đúng sai thì tốt biết bao.
Trong tương lai tôi sẽ cố gắng dịch bài wiki tiếng Anh "Overseas Vietnamese" ("Người Việt Hải Ngoại") sang tiếng Việt trong một bài mới và để yên trang này lại cho những thành viên vẫn một mực cho rằng tiêu chí của các bài trên Wikipedia là thông dụng quan trọng hơn chính xác.Arkain2K (thảo luận) 21:56, ngày 28 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đồng ý hoàn toàn với Arkain2K. Theo tôi nghĩ để xảy ra cớ sự này là vì tính lười biếng dễ dãi của người Việt. Cái gì mà dài dài chút là không chịu đâu, người Việt hải ngoại có tới 4 tiếng, nói lâu tốn thời gian, còn Việt kiều chỉ có 2 tiếng nói rất mau. Cũng như Moskva thì toàn bị nói là Mát, Facebook thì nói là Phây, rất rất nhiều ví dụ từ bị cắt khác nữa.Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 19:24, ngày 17 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tôi thấy nhiều người Việt ở hải ngoại không cảm thấy thoải mái khi ai đó gọi họ là "Việt kiều". Vậy tôi đề nghị đặt tên trang là "Người Việt hải ngoại".Xuanloc (thảo luận)

Người Việt Tự do

[sửa mã nguồn]

Tại sao "Người Việt Tự do" lại được redirect về đây? Mekong Bluesman 22:52, ngày 06 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Một số tổ chức Việt kiều tự xưng là "người Việt tự do" [4]. Nguyễn Hữu Dng 22:53, ngày 06 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Do đó không phải tất cả Việt kiều là "người Việt Tự do", và không phải tất cả người Việt tự do là Việt kiều. Hai khái niệm này, giống như chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, thường bị lạm dụng để dùng lẫn lộn nhưng là hai khái niệm khác nhau. Mekong Bluesman 22:58, ngày 06 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ đây không phải là một khái niệm mà là một tên gọi, tương tự như MTDTGPMNVN, có người không tin rằng đó là một "mặt trận dân tộc", hay "mặt trận giải phóng", nhưng đây chính là tên những người này tự đặt ra. Nguyễn Hữu Dng 23:09, ngày 06 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi hiểu Nguyễn Hữu Dụng muốn nói nhưng equating a part to the whole is the same as saying other parts of that whole don't belong. Redirect "người Việt Tự do" về Việt kiều giống như redirect Democrat American về American, hay Mexico về Latin America... Democrats chỉ là khoảng 50% của American, Mexico chỉ là một trong nhiều quốc gia thuộc về Latin America. Mekong Bluesman 23:42, ngày 06 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Người Việt ở Đài Loan

[sửa mã nguồn]

Theo [5] thì có 85.528 người Việt đang lao động tại Đài Loan. Bring Vietnam to the world 07:53, 16 tháng 11 2006 (UTC)

我感謝Thái Nhi先生的網址連結,其實居住台灣的越南人數量可能不是只有「八萬五千五百二十八」人,應該也要把逃亡台灣的越南難民(所謂的「越南華人」)算數在內才對,這樣居住台灣的越南人數量絕對有大約「十五萬」人了!--影武者 09:05, 16 tháng 11 2006 (UTC)
現在的「[6]」連結已經消失了。--Vivian1975 (thảo luận) 12:19, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Việt Kiều

[sửa mã nguồn]

Nếu các đồng chí gọi tôi là Việt Kiều thì đó là quyền của quý vị. Thực tế, theo đúng văn chương Việt Nam thì chỉ có người Mỹ ở đây họ có thể gọi tôi là Việt Kiều trong 1 năm đầu tiên khi tôi chưa được nhận Thẻ Xanh tức là thường trú dân của Mỹ. Sau một năm thì đối với người Mỹ ở đây, tôi không còn là Việt Kiều nữa mà là "Cư Dân Mỹ" (nói theo văn chương VN). Cư dân Mỹ có nhiều loại: công dân Mỹ hoặc không phải công dân, gốc da đen, gốc VN, gốc Tàu, gốc Âu Châu, gốc Mễ Tây Cơ...

Chỉ khi nào các đồng chí ở VN sang đây để tham quan, du lịch, du học, chạy mánh hay công tác (tuyên truyền) trong một thời gian ngắn rồi trở về thì chính các đồng chí mới là Việt Kiều. Bởi vì Việt Kiều là người VN cư trú ở ngoại quốc. Nhưng khi trở thành thường dân (thường trú dân) bình thường ở đây, thì xã hội ở đây không gọi chúng tôi là Việt Kiều nữa. Thường trú dân là những người chính thức và cư ngụ vĩnh viễn ở đây. Nhưng ngay cả khi mới đến đây, nếu chúng tôi là dân vượt biên thì xã hội ở đây gọi chúng tôi là Tị Nạn (refugee) chứ không gọi là Việt Kiều.

Nhất là người Việt Hải Ngoại trở về VN chơi càng không phải là Việt Kiều. Trên Pháp lý, chúng tôi là Mỹ Kiều, Pháp Kiều, Úc Kiều,... tùy theo cái passport của chúng tôi của nước nào cấp. Bởi vì nhà nước VC có bổn phận đối với Việt Kiều, và chính phủ Mỹ, Pháp, ...thì có bổn phận với Mỹ Kiều hoặc Pháp kiều... Cho nên khi tôi có vấn đề gì khó khăn khi đến VN thì tòa đại sứ Mỹ có bổn phận phải can thiệp cho tôi. Khi tôi sang Tàu gặp khó khăn gì thì tòa đại sứ VC không có nhiệm vụ chi cả bởi vì tôi không phải Việt Kiều, mà tòa đại sứ Mỹ mới có nhiệm vụ bảo vệ tôi. Còn các đồng chí ở VN nếu sang Tàu bị họ làm khó dễ thì tòa đại sứ VC có nhiệm vụ bảo vệ các đồng chí, vì chính các đồng chí mới là Việt Kiều.

Xét về tâm lý, một người tị nạn VN cứ giữ bản sắc VN, không hòa đồng và coi xã hội hải ngoại là nơi xa lạ, họ đến đây làm ăn 1 giai đoạn ngắn rồi hồi hương về VN thì tôi có thể coi họ là Việt Kiều (nhưng trên pháp lý và định nghĩa thì họ không phải Việt Kiều).

Tóm tại ở Việt Nam không bao giờ có Việt Kiều (vì đó là ở trong nước), mà chỉ có Mỹ Kiều, Pháp Kiều, Úc Kiều, Hoa Kiều,...Nếu VC quan niệm những người vượt biên qua Mỹ và Tây Âu vẫn là "công dân nước CHXHCNVN" thì những người vượt biên này càng không phải là "vượt kiều" nữa. Có rất nhiều người VN (như tôi hồi xưa) sống trên đất VN, là công dân của nước CHXHCNVN trên pháp lý, nhưng họ sống vong thân ngay trên quê hương của họ, họ sống ở VN nhưng tâm hồn của họ được những người vượt biên mang sang Mỹ rồi, thì quý vị có thể coi họ là người Việt được nữa không? LeKhaPhieuBat207.233.67.128 18:38, ngày 9 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi khuyên bạn không nên dùng từ đồng chí, những người không đồng chí hướng với bạn không được trả lời sao? Nói cho vui thôi. Tôi hiểu một số từ ngữ liên quan như sau:

    1. Kiều bào Từ người trong nước dùng để gọi đồng bào của mình trú ngụ ở nước ngoài. Ví dụ: Kiều bào ở Pháp.
    2. Kiều cư Trú ngụ ở nước ngoài. Ví dụ: Người Việt kiều cư ở Pháp.
    3. Kiều dân Dân của một nước trú ngụ ở nước ngoài. Ví dụ: Kiều dân Pháp ở Việt Nam.

Thaisk 20:46, ngày 9 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trình bày bài

[sửa mã nguồn]

Ai sửa lại phần dẫn chứng giùm với, dẫn chứng nguyên một danh sách kiểu thô sơ khó tham khảo quá =) Magnifier () 13:20, ngày 15 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đã sửa Knight Wolf (thảo luận) 19:46, ngày 20 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Người Việt tại Ukraine

[sửa mã nguồn]

Người Việt tại Ukraine News4viet (thảo luận) 19:12, ngày 10 tháng 4 năm 2012 (UTC)NewsNews4viet (thảo luận) 19:12, ngày 10 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

tổng trị giá sản phẩm

[sửa mã nguồn]

Năm 2004, tổng trị giá sản phẩm của khoảng 3,5 triệu Việt Kiều ở nước ngoài được định giá khoảng 70 tỷ đô-la, tương đương với GDP của 83 triệu người Việt Nam trong nước lúc đó [1].

đoạn trên nguồn ko đáng tin cậy nên tôi tạm để riêng ra đây, vì nguồn đó chỉ là dự tính của giám đốc một ngân hàng nhỏ đc thành lập năm 2005 và giải thể năm 2009. Nếu ai kiếm được nguồn nào của một tổ chức thống kê cụ thể thì mình nghĩ mới nên đưa vào. --113.165.130.179 (thảo luận) 04:56, ngày 5 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bản mẫu

[sửa mã nguồn]

Bản mẫu cũ hiện nay quá bê bối nên tôi đã thay thế bản mẫu mới, số liệu thì giữ nguyên 陈庆创 (thảo luận) 08:26, ngày 21 tháng 10 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bản mẫu mới có rất nhiều lỗi chú thích, bạn phải giải quyết những lỗi này trước khi thay, còn không chất lượng bài sẽ bị giảm xuống. NHD (thảo luận) 08:31, ngày 21 tháng 10 năm 2012 (UTC)Trả lời

Phần có nguồn vững tại sao lại xóa?

[sửa mã nguồn]

Sau khi mình xem lại phần so sánh giữa hai bản (https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Vi%E1%BB%87t_ki%E1%BB%81u&type=revision&diff=37095698&oldid=36057733) mình nhận thấy đều có nguồn vững gồm VOV, báo quê hương (cơ quan ngôn luận của Ủy ban Người Việt ở nước ngoài) và từ chính website của chương trình trại hè

Bạn Thành viên:Tuanminh01 và bạn Thành viên:Alphanam cho biết vì sao bạn lại xóa? Các nguồn này đều vững. Bạn nói là chép từ bài Hòa hợp và hòa giải, mình nghĩ nó có nội dung song trùng một chút thì cũng có sao đâu. Mong các bạn vào thảo luận.10:10, ngày 28 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Phần Ủy ban người Việt ở hai bài Việt kiều và hòa hợp hòa giải là khác nhau. https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B2a_gi%E1%BA%A3i_v%C3%A0_h%C3%B2a_h%E1%BB%A3p_d%C3%A2n_t%E1%BB%99c_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam#%E1%BB%A6y_ban_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Vi%E1%BB%87t_%E1%BB%9F_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_ngo%C3%A0i,_B%E1%BB%99_Ngo%E1%BA%A1i_giaohttps://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_ki%E1%BB%81u#%E1%BB%A6y_ban_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Vi%E1%BB%87t_%E1%BB%9F_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_ngo%C3%A0i,_B%E1%BB%99_Ngo%E1%BA%A1i_giao. Nên không thể nói là chép của nhau được.Anhhunghanquoc (thảo luận) 10:13, ngày 28 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Phần thông tin về trại hè thì cũng chỉ giống một phần là phần giới thiệu ban đầu. Phần trong bài Việt Kiều rõ ràng là cụ thể hơn hẳn (https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_ki%E1%BB%81u#Ch%C6%B0%C6%A1ng_tr%C3%ACnh_%22Tr%E1%BA%A1i_h%C3%A8_d%C3%A0nh_cho_thanh_thi%E1%BA%BFu_ni%C3%AAn_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Vi%E1%BB%87t_%E1%BB%9F_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_ngo%C3%A0i%22) với (https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B2a_gi%E1%BA%A3i_v%C3%A0_h%C3%B2a_h%E1%BB%A3p_d%C3%A2n_t%E1%BB%99c_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam#%E1%BB%A6y_ban_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Vi%E1%BB%87t_%E1%BB%9F_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_ngo%C3%A0i,_B%E1%BB%99_Ngo%E1%BA%A1i_giao) nên cũng không nên coi là chép của nhau toàn bộ.

Chưa kể, bạn có thể nêu quy định là nội dung thuộc các bài của wiki không được giống nhau bất chấp nội dung đó có chung 1 nguồn được không?Anhhunghanquoc (thảo luận) 10:17, ngày 28 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa đổi trang bị nửa khóa ngày 3 tháng 7 năm 2019

[sửa mã nguồn]

Số người Việt ở Nhật năm 2019 đã hơn 300,000 người ManhKhoa (thảo luận) 06:39, ngày 3 tháng 7 năm 2019 (UTC)Trả lời

Số người Việt ở Nhật tính đến cuối năm 2019 là 411968 người. --Tuanhung185 (thảo luận) 13:31, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

  1. ^ Nguyễn Trí Hiếu: Người lập ngân hàng Việt đầu tiên ở Mỹ