Thảo luận:Việt Trì
Thêm đề tàiDự án Hành chính Việt Nam | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Untitled
[sửa mã nguồn]Ở Việt trì sao không có đơn vị hành chính quận mà lại liệt kê ngay đơn vị phường ra nhỉ ?? Mth 06:21, ngày 07 tháng 3 năm 2006 (UTC)
Có lẽ bạn không sống ở Việt Nam? Đơn vị "quận" chỉ có ở các thành phố trực thuộc Trung ương. Avia (thảo luận) 08:31, ngày 07 tháng 3 năm 2006 (UTC)
"Nằm ở ngã ba sông Hồng, nơi con sông Thao đỏ phù sa hợp lưu với dòng sông Lô xanh biếc, nên Việt Trì rất có nhiều tiềm năng phát triển công, nông, thương nghiệp và dịnh vụ." Câu này em không hiểu. Các anh, chị giảng cho em với.Mít Đặc 16:06, ngày 4 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Chưa chuẩn xác
[sửa mã nguồn]Thực ra, nói Việt trì có nhiều tiềm năng công, nông, thương nghiệp và dịch vụ theo tôi không hoàn toàn đúng. Ngày xưa, khi quyết định thành lập thành phố công nghiệp, ngoài những lý do về hoàn cảnh lịch sử, có lẽ lý do chính là: địa lý thành phố Việt trì có thuận lợi về giao thông đường sông và đường sắt.
Trong hiện tại, thành phố Việt trì, nếu nói về công nghiệp thì hầu như không phát triển (chỉ còn vài nhà máy cũ với công nghệ đã quá lạc hậu gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Xây dựng mới có khu công nghiệp Thụy Vân nhưng cũng chỉ có một số ít các doanh nghiệp nhỏ hoạt động). Tỷ trọng công nghiệp không thể so sánh với đa số các địa phương trong cả nước. Điều này minh chứng một thực tế: thành phố Việt trì không có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, các thuận lợi về giao thông đường sông, đường sắt không phát huy được do chi phí kho bãi và trung chuyển cao và tồn nhiều thời gian.
Về nông nghiệp, do đặc thù là địa bàn trung du nên diện tích dành cho canh tác ít, cằn cỗi. Hơn nữa lại không được chú trọng phát triển sản xuất hàng hoá, quy hoạch vùng trồng nên nông nghiệp thành phố không phát triển. Đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn.
Theo ý kiến chủ quan của tôi, thành phố Việt trì với thế mạnh là nơi khởi nguồn của dân tộc, nơi có đền thờ các Vua Hùng và rất nhiều các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể thời Hùng Vương (trải dọc theo hai bờ sông Hồng đến gần tỉnh Yên bái).Đây là một tiềm năng rất lớn cho phát triển loại hình du lịch lễ hội và dịch vụ. Tan.tayho (thảo luận) 16:02, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)